Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn bài tập điện tích, điện trường...

Tài liệu Skkn bài tập điện tích, điện trường

.PDF
15
249
79

Mô tả:

SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Bài tập điện tích, điện trường Tác giả sáng kiến: Hoàng Hải Đường Mã sáng kiến: 28.54.01 Năm 2020 1 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Mục tiêu của quá trình dạy học là nhằm giúp cho người học nắm được các kiến thức về thực tiễn đã được chắt lọc viết thành sách để truyền đạt đến người học. Giúp người học hiểu được thực tiễn, biết xử lý các tình huống người học gặp trong đời sống hàng ngày. Trong chương trình học, cuộc sống như được chia nhỏ bằng các góc nhìn khác nhau, được viết theo các lĩnh vực như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, Lịch sử, Địa lí… Người học được tiếp cận cuộc sống thông qua chương trình học một cách nhanh chóng, bao quát, độ sâu và rộng tùy thuộc vào cấp độ học. Trong qúa trình giảng dạy tại trường THPT, tôi nhận thấy rằng các em học sinh thường lúng túng khi gặp phải các bài toán về điện trường gây ra bởi một hệ điện tích điểm và chuyển động hạt mang điện trong điện trường. Nguyên nhân là do các em hiểu còn chưa sâu về phương pháp tọa độ và nguyên lý chồng chất điện trường mà sách giáo khoa đã trình bày. Mặt khác còn có một nguyên nhân mang tính chất thói quen của học sinh là khi giải một bài toán vật lí phần lớn các em chưa định hình được hướng đi của bài (Như để đạt được yêu cầu của bài toán đặt ra ta phải tìm đại lượng nào? và phải sử dụng đến những công thức liên quan nào?...) . Vì vậy tôi chọn đề tài “Bài tập điện tích, điện trường” nhằm mục đích cho học sinh hiểu sâu hơn nội dung của phương pháp tọa độ và nguyên lý chồng chất điện trường mà sách giáo khoa đã trình bày, gây hứng thú học tập cho học sinh và giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất, hiện tượng vật lí của bài toán Đề tài lần đầu được nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy chắc chắn vẫn còn nhiều điều chưa được như mong muốn, rất mong được quý bạn đọc và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn mọi đóng góp của quý bạn đọc và các đồng nghiệp! 2 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ: Hoàng Hải Đường – Trường THPT Yên Lạc 2 – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc, Số điện thoại: 0912740274 hoặc Email: [email protected]. 2. Tên sáng kiến Bài tập điện tích, điện trường 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Hoàng Hải Đường - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc 2 – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0912740274; địa chỉ Email: [email protected]. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - Hoàng Hải Đường – Trường THPT Yên Lạc 2 – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến “Bài tập điện tích, điện trường” được áp dụng trong giảng dạy chương Điện tích, điện trường, chương trình Vật lý 11, ban Cơ bản. Sáng kiến giúp phân loại bài tập vận dụng của chương Điện tích, điện trường nhằm mục đích cho học sinh dễ nhận biết và phân loại nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết bài toán, từ đó có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Ngày 6/09/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung sáng kiến 7.1.1. Các bước thực hiện đề tài Áp dụng vào thực tiễn dạy học chương điện tích – điện trường cho học sinh. Sau khi giảng dạy thực hiện đánh giá hiệu quả của việc đưa kiến thức thực tiễn vào giảng dạy thông qua các bài kiểm tra nhanh 15 phút bằng các câu 3 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 hỏi trắc nghiệm khách quan. Để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức, mức độ khắc sâu kiến thức của học sinh. Từ đó so sánh đối chiếu kết quả với lớp dạy theo phương pháp khác. Rút kinh nghiệm để hoàn thiện cho lần giảng dạy sau. 7.1.2. Khả năng áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng ở các trường THPT trong tỉnh mà không cần điều kiện đặc biệt nào. 7.2. Mô tả nội dung sáng kiến 7.2.1. Cơ sở lý thuyết a. Khái niệm điện trường: - Một điện tích tác dụng lực điện lên các điện tích khác ở gần nó. Ta nói: Xung quanh điện tích có điện trường. - Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. Dưới đây ta chỉ xét điện trường tĩnh, tồn tại xung quanh điện tích đứng yên. b. Cường độ điện trường: - Định nghĩa: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó, kí hiệu là E và được xác định bằng thương của lực điện F tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó và độ lớn của q: E = F . q - Cường độ điện trường là đại lượng vectơ nên nhiều khi để nhấn mạnh ta dùng thuật ngữ vectơ cường độ điện trường. Mặt khác trong trường hợp ta chỉ quan tâm tới độ lớn của vectơ E , ta thường gọi độ lớn của E , kí hiệu là E, E= F là cường độ điện trường. q - Trong trường hợp đã biết cường độ điện trường E , thì từ công thức định nghĩa trên ta suy ra lực điện tác dụng lên một điện tích bất kì q đặt trong điện 4 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 trường đó : F = qE . Nếu q > 0 thì F cùng chiều với E , nếu q< 0 thì F ngược chiều với E . Trong hệ SI, đơn vị cường độ điện trường là Vôn/mét. c. Điện trường đều: Là điện trường có véc tơ cường độ điện trường như nhau tại mọi điểm. d. Cường độ điện trường của điện tích điểm: - Cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại điểm M trong chân không là: E = 9.109 Q , trong đó r là khoảng cách từ điểm M tới Q r2 Nếu điện môi có hằng số điện môi  : E = 9.109 Q  .r 2 - Nếu Q >0 thì E hướng ra xa Q, nếu Q <0 thì E hướng về phía điện tích Q. E E M M e. Nguyên lí chồng chất điện trường: Xét cường độ điện trường (tổng hợp) E của một hệ các điện tích điểm Q 1 ,Q 2 ,.. Q n tại một điểm M bất kì . Cường độ điện trường tại M chỉ của điện tích Q 1 là E 1 , chỉ của điện tích Q 2 là E 2 ,... , chỉ của điện tích Q n là E n . Khi đó ta có: E = E 1 + E 2 +...+ E n . 7.2.2. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN Dạng 1: Xác định cường độ điện trường do một hệ điện tích điểm gây ra tại một điểm cho trước: Phương pháp chung: Bước 1: Xác định từng vectơ cường độ điện trường do từng điện tích điểm gây ra tại điểm cho trước. Bước 2: Tổng hợp vectơ cường độ điện trường do các điện tích điểm gây ra tại điểm cho trước theo quy tắc hình bình hành: E = E 1 + E 2 +...+ E n Lưu ý: - Ngoài các bài toán thuận ( biết E 1 , E 2 ...tìm E ), còn có thể có bài toán ngược: biết E , tìm E 1 , E 2 , ...hoặc phải xác định vị trí, dấu, độ lớn của điện tích gây ra E 1 hoặc E 2 ... 5 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 Khi đó chỉ cần áp dụng công thức xác định cường độ điện trường của một điện tích điểm và tiến hành lập luận , tính toán và giải bài toán. - Nếu đề bài đòi hỏi xác định lại điện trường tác dụng lên điện tích thì áp dụng công thức: F = qE . - Cần xác định chính xác phương chiều, độ lớn của các cường độ điện trường do từng điện tích điểm gây ra. Bài tập ví dụ: 4 3 Hai điện tích điểm q1 = 4.10−8 C ; q2 = q1 , lần lượt đặt tại hai điểm cố định A, B trong không khí (AB = 50cm). 1. Xác định cường độ điện trường tại C, biết CA = 30 cm, CB = 40 cm. 2. Xác định vị trí một điểm M trên đoạn AB để cho khi đặt tại M điệm tích q3 có giá trị thích hợp thì cường độ điện trường tổng hợp tại C bằng 0. Tính giá trị q3 . Giải: 1, Hai điện tích q1 , q2 lần lượt gây ra các vectơ cường độ điện trường E 1 , E 2 tại C: + E 1 có phương nằm theo AC, hướng theo chiều AC và có độ lớn: E1 E E2 C  E1 = 9.10 + E 2 9 4.10−8 (3.10−1 ) 2 = 4.10 V / m , 3 q A1  q 3 M có phương nằm theo BC, hướng theo chiều BC và có độ lớn: q 2 B 16 −8 .10 9 3 E2 = 9.10 = 3.103V / m −1 2 (4.10 ) Chú ý tam giác ABC vuông tại C vì: AB 2 = AC 2 + CB 2 . 6 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 Vậy E 1 vuông góc E 2 do đó vectơ cường độ điện trường tổng hợp E= E 1 + E 2 có độ lớn E = E12 + E2 2 = 5.103V / m. 2, Phương của E cắt đoạn AB tại M: đó là vị trí phải đặt điện tích q3 để triệt tiêu cường độ điện trường E . Trước hết ta xác định vị trí điểm M trên AB: Nhận xét thấy góc  giữa E 2 và cos A = E: cos  = E2 3 = cũng bằng góc A trong tam giác vuông CAB E 5 CA 3 = từ đó dễ dàng suy ra : phương của E vuông góc với AB. Vậy M AB 5 là chân của đường cao CM trong tam giác CAB: CM vuông góc với AB. Độ dài đường cao CM cho bởi: CM. AB = CA. CB  CM = CA.CB = 24cm AB Muốn triệt tiêu cường độ điện trường E ( E + E phải gây ra tại C vectơ cường độ điện trường E 3 3 = 0) điện tích q3 đặt tại M trực đối với E , do đó E 3 có phương nằm theo CM, có chiều hướng từ C đến M, Vậy q3 < 0, E và E 3 phải có cường độ bằng nhau: q3 E.CM 2 E3 = k = 3, 2.10−8 C = E  q3 = 2 k CM Vậy q3 = - 3,2.10 −8 C. Dạng 2: Cân bằng của hạt điện ( điện tích điểm) trong điện trường đều: Phương pháp chung: Bước 1: Xác định các lực tác dụng lên hạt điện, trong đó tất nhiên có lực Fe = q0 E Bước 2: Viết tổng hợp các lực tác dụng lên hạt điện bằng 0. Bài tập ví dụ: Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m= 0,1 g, được treo ở đầu một sợi 7 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 chỉ mảnh trong một điện trường đều, có phương nằm ngang và có cường độ điện trường E =1. 10 3 V/m. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng một góc 10 0 . Tính điện tích của qủa cầu. Lấy g = 10 m/s 2 . Giải: Hạt mang điện chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực P , Lực điện Fe = qE , và sức căng của dây treo T . Khi cân bằng: P + Fe = −T Từ hình vẽ ta có: Tan = F với F = q .E và P =m.g P O  T F P Vậy q = m.g .tan  = 1, 76.10 −7 C. Hay q = 1, 76.10−7 C E Dạng 3: Chuyển động của hạt điện trong điện trường đều: Phương pháp chung: Bước 1: Xác định các lực tác dụng lên hạt điện, trong đó tất nhiên có lực Fe = q0 E , ngoài ra còn có trọng lực P , trong một số trường hợp khi khối lượng quá nhỏ có thể bỏ qua trọng lực so với lực điện . Bước 2: Xác định gia tốc a của hạt điện theo phương trình : a = F trong đó F m là tổng hợp lực tác dụng lên lực điện. Lưu ý: Trong các bài toán thông thường, a có phương không đổi , khi đó ta phân tích chuyển động của hạt điện thành hai chuyển động thẳng : 1) Chuyển động theo phương vuông góc với a : Đây là chuyển động thẳng đều. 2) Chuyển động theo phương của a : Đây là chuyển động thẳng có gia tốc a. Bài tập ví dụ: Hai bản kim loại phẳng đặt song song, cách nhau một khoảng d = 2 cm, được 8 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 nối với nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U = 228 V. Hạt electron có vận tốc ban đầu v 0 = 4.10 7 m/s, bay vào khoảng không gian giữa hai bản qua lỗ nhỏ O ở bản dương, theo phương hợp với bản dương góc  = 600 . a, Tìm quỹ đạo của electron sau đó. b, Tính khoảng cách h gần bản âm nhất mà electron đã đạt tới, bỏ qua tác dụng của trọng lực và hiệu ứng bờ. Giải: a, Chọn hệ trục tọa độ Oxy, trục Oy hướng thẳng đứng lên trên. Vì bỏ qua hiệu ứng bờ nên điện trường giữa hai bản xem là điện trường đều với E = U . d Vì bỏ qua tác dụng của trọng lực nên electron chỉ chịu tác dụng của lực điện hướng ngược chiều với E ( vì electron mang điện âm, q<0). Do đó chuyển động của electron được xem gồm hai chuyển động thành phần: + Chuyển động theo phương Ox là chuyển động đều, có phương trình: x = v0 .cos  .t (1) + Chuyển động theo phương Oy là chuyển động chậm dần đều có phương trình: y = (v0 sin  )t − a.t 2 2 vy = v0 .sin  − a.t Với a = (2) (3) F q.E eU . = = m m m.d Từ (1) ta có: t = x thay biểu thức của t vào (2) ta được phương trình quỹ v0 cos  đạo của electron: y = (tan  ) x − eU . x 2 = 3x − 1, 25 x 2 2 2 2.m.v0 .cos  Như vậy quỹ đạo của electron là đường parabol. 9 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 b, Độ cao H lớn nhất mà electron có thể đạt tới (khi electron ở gần bản âm nhất) tìm được từ điều kiện: v y = 0  t = v0. sin  a y h vo  Thay biểu thức của t vào (2) ta được: H E d x v0 2 .sin 2  mv0 2 sin 2  .d H= = 2a 2eU mv0 2 sin 2  )  0, 48m Từ đó h= d – H = d (1 − 2eU Chú ý: Nếu H  d hay mv0 2 sin 2   2eU thì electron tới đập vào bản âm ( và m sau đó bị đẩy ra khỏi bản âm). 7.3. Một số bài tập tự giải Bài 1. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi quả có điện tích q và khối lượng m=10g được treo bởi hai sợi dây cùng chiều dài l = 30cm vào cùng một điểm O. Giữ quả cầu 1 cố định theo phương thẳng đứng, dây treo quả cầu 2 sẽ bị lệch góc  = 60o so với phương thẳng đứng. Cho g = 10m / s 2 . Tìm q? ĐS: q = l mg = 10−6 C k Bài 2. Cho hai điện tích q 1 =4.10 -10 C và q 2 = -4.10 -10 C đặt ở A,B trong không khí, AB = a = 2cm. Xác định véc tơ cường độ điện trường tại: a) H là trung điểm của AB. b) M cách A 1cm, cách B 3cm. c) N hợp với A,B thành tam giác đều. ĐS: a.72.103(V/m); b.32. 103(V/m); c.9000(V/m) Bài 3. Một hạt bụi tích điện âm có khối lượng m = 10 -8g nằm cân bằng trong điện trường đều có hướng thẳng đứng xuống dưới và có cường độ E=1000V/m. a/ Tính điện tích hạt bụi. b/ Hạt bụi mất một số điện tích bằng điện tích của 5.10 5 electron, muốn hạt bụi vẫn cân bằng thì cường độ điện trường phải bằng bao nhiêu? Cho me=9,1.10-31kg. ĐS: a/ -10-13 ; b/ 5000 V/m 10 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 Bài 4. Một electron bay với vận tốc v=1,2.107m/s, từ một điểm có điện thế V1=600V, theo hướng của các đường sức. Hãy xác định điện thế V2 của điểm mà ở đó electron dừng lại. Bài 5. Giữa hai bản kim loại đặt song song nằm ngang, tích điện trái dấu, có một hiệu điện thế U1=1000V. Khoảng cách giữa hai bản là d=1cm. Ở đúng giữa khoảng hai bản một giọt nhỏ thủy ngân nằm lơ lửng. Đột nhiên hiệu điện thế giảm xuống chỉ còn 995V. Hỏi sau bao lâu giọt thủy ngân rơi xuống đến bản dưới. Bài 6. Một điện tử bay trong điện trường giữa 2 bản của một tụ điện đã tích điện và đặt cách nhau 2 cm với vận tốc 3.107m/s theo phương song song với các bản của tụ điện. Hiệu điện thế giữa các bản phải là bao nhiêu để điện tử lệch đi 2,5 mm khi đi được đoạn đường 5 cm trong điện trường? Khối lượng của điện tử 9,1.10-31kg, điện tích của nó bằng 1,61.10-19 C. 7.4. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm và ở đâu để điện tích này cân bằng, khi q và 4q giữ cố định: A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng r/4 B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng 3r/4 C. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3 D. Q tùy ý đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3 Câu 2: Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm và ở đâu để hệ 3 điện tích này cân bằng: A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng r/3 B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng 2r/3 C.Q trái dấu với q đặt giữa 2 điện tích cách q khoảng r/3 D.Q tùy ý đặt giữa 2 điện tích cách q khoảng r/3 Câu 3: Tại bốn đỉnh của một hình vuông đặt 4 điện tích điểm giống nhau q = + 1μC và tại tâm hình vuông đặt điện tích q0, hệ năm điện tích đó cân bằng. Tìm dấu và độ lớn điện tích điểm q0? A. q0 = + 0,96 μC B. q0 = - 0,76 μC C. q0 = + 0,36 μC D. q0 = - 0,96 μC Câu 4: Một quả cầu khối lượng 10g mang điện tích q1 = + 0,1μC treo vào một sợi chỉ cách điện, người ta đưa quả cầu 2 mang điện tích q2 lại gần thì quả cầu thứ nhất lệch khỏi vị trí ban đầu một góc 30 0, khi đó hai quả cầu ở trên cùng một mặt phẳng nằm ngang cách nhau 3cm. Tìm dấu, độ lớn điện tích q 2 và sức căng của sợi dây: A. q2 = + 0,087 μC B. q2 = - 0,087 μC C. q2 = + 0,17 μC D. q2 = - 0,17 μC 11 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 Câu 5: Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,01g bằng hai sợi dây có độ dài như nhau l = 50cm( khối lượng không đáng kể). Cho chúng nhiễm điện bằng nhau chúng đẩy nhau cách nhau 6cm. Tính điện tích mỗi quả cầu: A. q = 12,7pC B. q = 19,5pC C. q = 15,5nC D.q = 15,5.10-10C Câu 6: Treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m bằng những sợi dây cùng độ dài l( khối lượng không đáng kể). Cho chúng nhiễm điện bằng nhau chúng đẩy nhau cách nhau khoảng r = 6cm. Nhúng cả hệ thống vào trong rượu có ε = 27, bỏ qua lực đẩy Acsimet, tính khoảng cách giữa chúng khi tương tác trong dầu: A. 2cm B. 4cm C. 6cm D. 1,6cm Câu 7: Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,1g bằng hai sợi dây có độ dài như nhau l ( khối lượng không đáng kể). Cho chúng nhiễm điện bằng nhau chúng đẩy nhau và cân bằng khi mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 150. Tính lực tương tác điện giữa hai quả cầu: A. 26.10-5N B. 52.10-5N C. 2,6.10-5N D. 5,2.10-5N Câu 8: Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,1g bằng hai sợi dây có độ dài như nhau l = 10cm( khối lượng không đáng kể). Truyền một điện tích Q cho hai quả cầu thì chúng đẩy nhau cân bằng khi mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 150, lấy g = 10m/s2. Tính điện tích Q: A. 7,7nC B. 17,7nC C. 21nC D. 27nC Câu 9: Ba điện tích bằng nhau q dương đặt tại 3 đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a. Hỏi phải đặt một điện tích q0 như thế nào và ở đâu để lực điện tác dụng lên các điện tích cân bằng nhau: A. q0 = +q/ 3 , ở giữa AB B. q0 = - q/ 2 , ở trọng tâm của tam giác C. q0 = - q/ 3 , ở trọng tâm của tam giác D. q0 = +q/ 3 , ở đỉnh A của tam giác Câu 10: Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau tích điện dương treo trên hai sợi dây mảnh cùng chiều dài vào cùng một điểm. Khi hệ cân bằng thì góc hợp bởi hai dây treo là 2α. Sau đó cho chúng tiếp xúc với nhau rồi buông ra, để chúng cân bằng thì góc lệch bây giờ là 2 α'. So sánh α và α': A. α > α' B. α < α' C. α = α' D. α có thể lớn hoặc nhỏ hơn α' Câu Đáp án 1 D 2 C 3 D 4 B 5 D 6 A 7 A 8 B 9 C 10 B 12 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng dạy học cho học sinh lớp 11 – THPT. Sáng kiến có thể được áp dụng được ở các trường THPT trong tỉnh. 10. Đánh giá lợi ích thu được (kết quả thực hiện) Trong quá trình dạy học sinh khối 11 về phần kiến thức này tôi đã thử nghiệm với hai nhóm học sinh được đánh giá là tương đương về nhiều mặt trước khi dạy như là kiến thức, tư duy, điều kiện học tập, số lượng… Nhóm 1 là nhóm đối chứng tôi cũng dạy kiến thức trên nhưng không phân dạng bài, không hệ thống hóa. Nhóm 2 là nhóm thực nghiệm tôi dạy theo phương pháp trên. Kết quả điểm kiểm tra kiến thức phần Điện tích – Điện trường như sau: Nhóm 1 – Nhóm đối chứng ( Tổng số HS: 15) Giỏi SL 0 % 0 Khá SL 4 % 26,7 TB SL 8 % 53,3 Yếu SL 3 % 20 Kém SL 0 % 0 % 0 Kém SL 0 % 0 Nhóm 2- Nhóm thực nghiệm ( Tổng số HS :15) Giỏi SL 3 % 20 Khá SL 6 % 40 TB SL 6 % 40 Yếu SL 0 Qua thời gian giảng dạy tôi thấy rằng với việc hệ thống hóa kiến thức và phân loại bài tập phần Điện tích – Điện trường trên đã giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn khi gặp các bài toán liên quan. Các em không còn túng túng bỡ ngỡ khi gặp các bài tập này. Sự tự tin được nâng lên đáng kể khi các em tham dự các kỳ thi. Chính vì vậy mà kết quả thi khảo sát theo đề chung của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, thi THPT Quốc gia và thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã có hiệu quả nhất định. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy còn có nhiều câu hỏi đi liền với bài toán này như tìm vị trí có cường độ điện trường tổng hợp cực đại của hệ điện tích điểm, tìm vị trí đặt thêm điện tích điểm để cả hệ điện tích cân bằng... có thể giải quyết được. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên tôi chưa thể đề cập tới các vấn đề một cách sâu rộng, chưa áp dụng được cho nhiều đối tượng học sinh. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, phản biện từ phía độc giả và của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 13 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu STT Tên tổ chức/cá Địa chỉ nhân Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Hoàng Hải Đường Trường THPT Yên Lạc 2 Chương 1: Điện tích, điện trường – Lớp 11 – THPT 2 Lớp 11A1 Chương 1: Điện tích, điện trường – Lớp 11 – THPT Trường THPT Yên Lạc 2 Yên Lạc, ngày tháng năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Yên Lạc, ngày 25 tháng 2 năm 2020 Tác giả sáng kiến Hoàng Hải Đường 14 SKKN – BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan