Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học...

Tài liệu Skkn các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học

.PDF
12
160
87

Mô tả:

Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu MỤC LỤC A. TÊN ĐỀ TÀI ……………………………...…………………………… …...2 .. B. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………...…………………..…… ……2 .... I. Lí do chọn đề tài………………………………………………....……..……...2 II. Mục đích nghiên cứu…….……………………………....……….……… …..3 .. III. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………… ….3 .. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm …………………………………… ……...3 ....... V. Phương pháp nghiên cứu……………………...…………….………. ……....3 ... VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...…….……...………………..…………....3 C. PHẦN NỘI DUNG………………………...…………………..…………….4 I. Hiện trạng……………………………...…………………………..…………..4 II. Giải pháp …………………………………….......………..……….................4 III. Kết quả………….………………………………………….…………….......8 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......………...……………………… ………10 . Tài liệu tham khảo .……………………………………...….…..…………...12 Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu A. TÊN ĐỀ TÀI: HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU B. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Dạy học chuyên sâu là hướng dạy học trong đó mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau. Theo đó, giáo viên sẽ tập trung vào chuyên môn là sở trường của mình. Đồng thời, học sinh sẽ được nâng cao hơn về mặt kiến thức. Đối với học sinh, nếu được tham gia học theo hướng chuyên sâu, các em sẽ có nhiều kĩ năng hơn, lượng kiến thức sẽ được tập trung và được đi sâu một cách kĩ càng. Điều đó đáp ứng với thời đại công nghiệp, công nghệ thông tin như ngày nay, tạo điều kiện để các em có thể theo kịp các bước phát triển của đất nước cũng như quốc tế. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường tiểu học áp dụng hướng dạy học chuyên sâu song song cùng những mô hình dạy học mới. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo hướng chuyên sâu trong dạy học tại các cấp học. 1.2. Cơ sở thực tiễn Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Muốn có chất lượng dạy học tốt nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lí tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu. Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “Dạy theo hướng phân hóa đối tượng” trong nhà trường hiện nay thì việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện tốt. Việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh kéo theo nhu cầu về học cao hơn không chỉ đối với học sinh mà phụ huynh cũng đề cập rất nhiều. Trên địa bàn xã Hướng Phùng, tuy đây là địa bàn vùng bản song rất nhiều phụ huynh làm kinh tế mới luôn đòi hỏi việc học các bộ môn của con em. Đặc biệt là các môn học Tiếng Anh, Tin học, Mĩ thuật,... Không dừng lại ở đó, các phụ huynh vùng bản tuy không có điều kiện nhưng cũng rất mong muốn các em được học các môn học chuyên sâu hơn để từ đó các em sẽ tự tin hơn đối với các lĩnh vực mà mình yêu thích. Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 2 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu II. Mục đích nghiên cứu Tìm một số biện pháp nâng cao chất lượng theo hướng dạy học chuyên sâu. Giúp giáo viên, học sinh ý thức được tầm quan trọng trong việc học học theo hướng chuyên sâu. Giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giúp học sinh học tốt các môn học, đặc biệt là các môn học các em yêu thích. Kiểm nghiệm các giải pháp để thấy được hiệu quả của các đề xuất đưa ra. Xử lí kết quả thực nghiệm. III. Đối tượng nghiên cứu Khái niệm “Dạy học theo hướng chuyên sâu” nói chung. Hiện trạng về việc dạy, việc học của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hướng Phùng. Các biện pháp thực hiện tốt việc dạy học theo hướng chuyên sâu tại trường. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Hướng Phùng. V. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát thực tế dạy - học của giáo viên, học sinh: Qua hai đợt (đầu năm và cuối học kì 1) Phương pháp quan sát: Theo dõi các học động dạy học của giáo viên, học sinh. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục. Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên. Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả đạt được qua các đợt khảo sát. VI. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 6.1. Phạm vi nghiên cứu Để các biện pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả, tôi đã chú trọng đến các vấn đề: - Dạy học theo hướng chuyên sâu. - Các biện pháp theo từng thời gian. 6.2. Kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch này được tiến hành từ tháng 9/2015 đến giữa tháng 3/2016. Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu C. PHẦN NỘI DUNG I. Hiện trạng Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhu cầu thường trực của các nhà quản lí giáo dục. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi người đứng đầu cần vạch ra những hướng đi sao cho phù hợp với thực tế địa phương và đối tượng giáo viên, học sinh của trường. Với trường Tiểu học Hướng Phùng, là một trường còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn trong việc thiếu giáo viên thì việc nâng cao chất lượng là một việc làm rất khó để thực hiện. Song, qua thực tế kiểm tra chất lượng các môn học hàng năm và trong các tiết chuyên đề, nhà trường thấy rằng, các môn như Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc,... ít được các giáo viên quan tâm nên chất lượng, kĩ năng của học sinh trong các môn này còn hạn chế. Nhiều phụ huynh than phiền vì con muốn thích học một số môn nhưng giáo viên chủ nhiệm lại dành quá nhiều thời gian cho các môn Toán và Tiếng Việt. Kết quả kiểm tra khảo sát theo kế hoạch dạy học theo hướng chuyên sâu đối với các môn tại các khối Ba, Bốn và Năm tuy tỉ lệ hoàn thành khá cao, song mức điểm hoàn thành tốt còn rất ít. Cụ thể đối với môn Tiếng Anh: Lớp Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 Dưới điểm 5 4 2 3 2 2 3 2 4 xét vào học bạ 5A 0 0 3 5 4 5B 5 5 7 7 6 3 4A 5 5 6 8 6 3 4B 0 5 3 2 3 1 4H 0 2 2 4 6 5 3A 4 5 6 4 5 3 3B 1 4 6 5 8 4 3H 0 1 3 4 10 6 Các môn Mĩ thuật, Âm nhạc,... được các giáo viên nhận một cách qua loa, không đi sâu vào nội dung các kiến thức. Đồng thời, với mục đích nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Trường học đạt Chuẩn quốc gia, nhà trường đã có nhiều biện pháp và sắp xếp hợp lí để vừa đảm bảo số lượng giáo viên đối với các lớp và các môn học. Với những vấn đề còn thiếu sót trong việc dạy học và mục tiêu đề ra, nhà trường đã lập kế hoạch, đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện việc dạy học theo hướng chuyên sâu. II. Giải pháp thực hiện Như ta đã biết việc dạy học theo hướng chuyên sâu là mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau, để giải quyết những vấn đề được đặt ra như trên, ngay từ đầu năm học, người Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch và đề ra những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm khắc phục những khó khăn khi thực hiện việc dạy học theo hướng chuyên sâu cũng như thực tế trong quá trình giáo viên giảng dạy. Vì vậy, tôi đã đưa ra các Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 4 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu biện pháp sau để thực hiện việc dạy học theo hướng này một cách đảm bảo, chất lượng: 2.1. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho giáo viên Việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ đòi hỏi rất cấp thiết trình độ chuyên môn cũng như các phương pháp dạy của từng giáo viên đối với các môn học. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải thông tin và yêu cầu giáo viên tham gia tập huấn các chuyên đề dạy học theo hướng chuyên sâu do Phòng giáo dục tổ chức một cách đầy đủ và hiệu quả. Sau các khóa tập huấn, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên được tập huấn lên kế hoạch để tập huấn lại cho toàn trường (Nếu nội dung đó cần thiết với mỗi giáo viên) hoặc lập báo cáo về quá trình và nội dung được tập huấn trình Hiệu trưởng. Với cách làm này, giáo viên vừa có trách nhiệm trong mỗi khóa tập huấn, đồng thời có thể chia sẻ những kiến thức đã tập huấn cho mọi người. Qua việc chia sẻ đó, giáo viên sẽ được khắc sâu hơn kiến thức và kĩ năng thực hiện. Một ví dụ cụ thể: Trong những buổi tập huấn chuyên môn đầu năm cho các giáo viên văn hóa, chuyên môn sẽ lập báo cáo để trình Hiệu trưởng về việc tham gia và hiệu quả của các buổi tập huấn. Các giáo viên Tiếng Anh, Mĩ thuật cũng lập kế hoạch và trình bày nội dung được tập huấn để nhà trường nắm rõ. Hoặc đối với các khóa tập huấn về Công nghệ thông tin, về các mô hình dạy học, các giáo viên được đi tập huấn sẽ lập kế hoạch để tập huấn lại cho toàn thể các giáo viên có trình độ liên quan. 2.2. Phân công giáo viên Phân công giáo viên theo tình hình thực tế của trường và chú ý đến việc phân công giáo viên giảng dạy theo hướng chuyên sâu: Trong thời gian cuối năm học, nhà trường đã tổ chức tham khảo ý kiến trong Hội đồng trường, tổ chuyên môn và thống nhất trong Ban giám hiệu phân công giáo viên theo đúng trình độ chuyên môn, sở trường, sở đoản của giáo viên nhằm bàn giao chất lượng cuối năm hiệu quả và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy. Đối với giải pháp này, như ban đầu đã đề cập, nhà trường thiếu nhiều giáo viên nên một bước cần thiết phải thực hiện đó là hợp đồng giáo viên đúng chuyên môn. Cho đến nay, nhà trường đã đáp ứng được số lượng giáo viên trên các lớp học và các môn học theo thực tế và quy định. 2.3. Công tác chỉ đạo Chỉ đạo Phó hiệu trưởng trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Lập kế hoạch tập huấn công tác dạy học theo hướng chuyên sâu, lên kế hoạch thực hiện chuyên đề, kiểm tra giáo viên, kiểm tra chuyên đề, thường xuyên thăm lớp dự giờ… nhằm giúp đỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của giáo viên. Chỉ đạo công tác thư viện: chỉ đạo cán bộ thư viện trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo và những tài liệu chuyên môn cần thiết cho công tác giảng dạy nhất là việc dạy theo hướng chuyên sâu. Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu Chỉ đạo công tác thiết bị: chỉ đạo cán bộ thiết bị trang bị đầy đủ cũng như bổ sung trang thiết bị, phương tiện dạy học, ĐDDH, trang bị máy chiếu ứng dụng công nghệ thông tin … nhằm hỗ trợ tốt công tác dạy và học. Thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh, chia sẻ với phụ huynh những điều họ còn băn khoăn trong việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu của ngành giáo dục nhất là vào buổi họp phụ huynh đầu năm học để từ đó họ sẽ hỗ trợ nhà trường nhiệt tình hơn. 2.4. Nâng cao chất lượng giáo viên trong công tác giảng dạy Hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh, giúp Cha mẹ học sinh hiểu rõ tầm quan trọng và mục đích của việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu và làm tốt công tác chủ nhiệm đối với lớp được phân công chủ nhiệm. Đồng thời thường xuyên liên hệ trực tiếp với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời tình hình học tập và năng lực, phẩm chất của từng học sinh nhằm có hướng rèn luyện, uốn nắn kịp thời. Thường xuyên thăm lớp dự giờ, kiểm tra giáo viên; tổ chức chuyên đề dạy học theo hướng chuyên sâu trong khối Bốn và khối Năm cũng như các tiết thao giảng tại trường, tạo điều kiện cho giáo viên tham dự đầy đủ những chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức để giáo viên có dịp học tập và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau… từ đó giúp giáo viên không còn lúng túng trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu. Thường xuyên bồi dưỡng trong ý thức giáo viên. Giáo viên tiểu học là giáo viên được đào tạo dạy toàn cấp. Do đó, dù được phân công giảng dạy một môn hay một số môn nhưng giáo viên vẫn không ngừng nghiên cứu chương trình khối khác, những môn học khác để tích hợp trong việc giảng dạy những môn mình đảm trách nhằm đạt kết quả cao nhất, cũng như khi được phân công giảng dạy khối khác hay môn học khác vẫn đảm bảo giảng dạy tốt. Nâng cao nhận thức giáo viên trong việc dạy chuyên sâu: ý thức trong việc dạy tốt phân môn mình đảm trách và làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh trong những lớp mà mình giảng dạy theo phương châm “Mỗi giáo viên bộ môn cũng là một giáo viên chủ nhiệm”. Trong công tác soạn giảng, yêu cầu giáo viên lên kế hoạch bài giảng cũng như nội dung bài soạn phải bám sát theo chuẩn kiến thức và kĩ năng… để trong trường hợp giáo viên vắng giáo viên khác dạy thay sẽ sử dụng dễ dàng. Thường xuyên nhắc nhở giáo viên bộ môn nếu có việc cần thiết phải nghỉ dạy, phải gửi trước giáo án cho Chuyên môn nhà trường để kịp thời chuyển đến giáo viên dạy thay. Nâng cao chất lượng cho từng môn học: Yêu cầu giáo viên cần chuẩn bị bài giảng thật chu đáo. Các hoạt động lên lớp được vạch ra rõ ràng và chặt chẽ. Lựa chọn các phương pháp tối ưu để giảng dạy, không dàn trải cũng không ôm đồm kiến thức hầu đảm bảo lượng kiến thức cơ bản trong một lượng thời gian nhất định (35 – 40 phút), nhất là những môn như Tập làm văn, Tập đọc, Toán. Ví dụ: Khi dạy phân môn Tập làm văn với trình độ của học sinh trên địa bàn xã Hướng Phùng hiện nay, có rất ít học sinh có lối hành văn hay, vì vậy nếu Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 6 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu chỉ đơn thuần hướng các em hành văn bằng phương pháp giảng giải thì khó có thể hướng các em viết được những bài văn hay. Thế nên việc hướng dẫn học sinh quan sát cảnh thật việc thật bằng phim ảnh hoặc cảnh vật đang diễn ra trước mắt sẽ giúp các em hành văn tốt. Trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ có một số giáo viên phải nhận xét một lượng bài nhiều hơn những giáo viên chỉ giảng dạy trong một lớp. Tuy nhiên, cũng không đòi hỏi người giáo viên phải nhận xét 100% lượng bài mình đã đưa ra, mà người giáo viên phải biết chọn lọc những bài trong những thời điểm cần kiểm tra lại sự tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như kiểm chứng lại quá trình giảng dạy của người giáo viên nhằm điều chỉnh việc giảng dạy cho tốt hơn. Giáo viên cần dự trù nhiều phương án giảng dạy, phân hoá đối tượng để giảng dạy. Ví dụ: Lớp có học sinh tiếp thu chậm nhiều thì phương án giảng dạy thay đổi, hệ thống câu hỏi có sự gợi mở nhiều hơn. Lớp có nhiều học sinh học tốt thì các bài tập nâng cao phải được chuẩn bị chu đáo. Động viên giáo viên thiết kế nhiều tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm thời gian khi đứng lớp mà hiệu quả giảng dạy cao. Lên kế hoạch phân bổ thời gian hợp lý để tránh có những tiết dạy trùng giờ, với mục đích tất cả các học sinh ở các lớp đều tiếp cận công nghệ thông tin, tất cả các tiết dạy đều đảm bảo thời gian và không bị động khi thiếu phòng nghe nhìn và thiếu máy móc (Lên lịch giảng dạy có ứng dụng CNTT vào đầu tuần, khối trưởng và Hiệu phó chuyên môn kết hợp bộ phận thiết bị điều phối thời gian hợp lí để tránh có các tiết dạy trùng giờ). Tăng cường việc kiểm tra học sinh theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, nhận xét, trả bài thường xuyên nhằm nắm được trình độ học sinh từ đó điều chỉnh cách giảng dạy của giáo viên. Lên kế hoạch phụ đạo học sinh chậm tiếp thu. + Phụ đạo ở 15 phút cuối giờ: Do giáo viên chủ nhiệm đảm trách, rèn học sinh từ một đến hai bài tập căn bản nhằm rèn kỹ năng tính toán hoặc đặt câu... + Phụ đạo trái buổi: Tập trung phụ đạo môn Tiếng Việt và Toán theo lịch đã đăng kí. Sơ kết rút kinh nghiệm định kỳ vào từng giai đoạn thời gian và đề ra phương hướng và những giải pháp cho thời gian kế tiếp: Giữa HKI, cuối HKI, giữa HKII, cuối HKII. 2.5. Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh Đối với học sinh, nhà trường cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong các môn học. Hiện nay, có nhiều tình trạng một số học sinh chỉ thích học môn này nhưng không thích học môn kia thường gây mất trật tự và ảnh hưởng đến chất lượng chung. Vì vậy giáo viên cần phối hợp với nhau, phối hợp với phụ huynh để giáo dục các em một cách triệt để. 2.6. Lên lịch thực hiện cụ thể cho từng thời gian Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu Để thực hiện được kế hoạch một cách xuyên suốt, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể. Những kế hoạch này cần được cụ thể hóa một cách rõ ràng tại kế hoạch tháng, kế hoạch tuần để giáo viên nắm rõ. Đó cũng là những minh chứng cho quá trình thực hiện. Thời gian Tháng 8/2015 Tháng 9/2015 Tháng 10/2015 Tháng 11+12/2015 Tháng 01/2016 Tháng 02/2016 Tháng 3+4/2016 Tháng 5/2016 Công việc Tham dự chuyên đề do PGD tổ chức. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; Phương án dạy chuyên sâu; Khảo sát chất lượng - phân loại đối tượng học sinh. Trao đổi cùng Cha mẹ học sinh về giảng dạy chuyên sâu. Thực hiện chuyên đề giảng dạy chuyên sâu – thao giảng toàn trường. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chuyên đề. Nhận định, đánh giá chất lượng HS sau HKI, rút kinh nghiệm đề ra phương hướng cho HKII. Học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Kiểm tra trình độ học sinh dựa trên chuẩn kiến thức. Chuẩn bị công tác tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dạy học theo hướng chuyên sâu. Công tác tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dạy học theo hướng chuyên sâu. III. Kết quả thực nghiệm 3.1. Kết quả thực hiện 3.1.1. Đối với giáo viên Qua thời gian thực hiện các tiết chuyên đề, giáo viên đã thể hiện được năng lực, sở trường của mình bằng những giờ học sinh động, hấp dẫn nhưng nhẹ nhàng, hiệu quả. Đa số các tiết kiểm tra nội bộ đều đạt loại tốt đã thể hiện được sự tiến bộ về mặt chất lượng giáo viên. Với sự chỉ đạo sát sao nên Thư viện và Thiết bị đều cung cấp đầy đủ các loại sách và thiết bị co giáo viên. Công tác chỉ đạo càng ngày càng nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả. Giáo viên có nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn môn học mình đảm trách. Việc soạn giảng của giáo viên nhẹ nhàng hơn, giáo án được giảm bớt một số môn nên đảm bảo chất lượng hơn. Giáo viên dành được nhiều thời gian hơn để tìm tư liệu hoặc nghiên cứu cho môn mình đảm trách. Cùng một nội dung, có thể thực hiện và rút kinh nghiệm cho những tiết học sau, giáo viên có thể chỉnh sửa ngay những thiếu sót của mình để có thể đạt được kết quả tốt cho các tiết kế tiếp. Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 8 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu Giáo viên vững vàng hơn trong việc giảng dạy một số môn sở trường. Nhận được sự đồng tình và khen ngợi từ phía Cha mẹ học sinh. 3.1.2. Đối với học sinh Học sinh được học đầy đủ các môn học, không bị cắt xén và bỏ bớt những tiết cho là “môn phụ”. Được học tập và rèn luyện các kĩ năng ở tất cả các môn học quy định trong nhà trường. Hứng thú khi được học với nhiều cách dạy của nhiều thầy cô trong khối. Chất lượng học sinh đồng đều hơn giữa các lớp trong cùng khối. Qua khảo sát lần 2 ở lớp các lớp (cuối học kì I), kết quả kiểm tra môn Tiếng Anh so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau: Lớp 5A 5B 4A 4B 4H 3A 3B 3H Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 1 10 10 0 0 10 6 1 1 9 8 7 4 5 5 7 7 5 8 3 2 5 7 5 6 5 5 2 4 6 4 4 10 3 2 2 6 2 3 5 3 2 1 1 4 1 4 4 Dưới điểm 5 2 1 1 1 1 1 1 2 Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến thời điểm hiện tại, bản thân tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của giáo viên cũng như học sinh. Kết quả của tất cả các môn đều đạt kết quả cao hơn so với đầu năm. Đa số các em đều có ý thức tốt trong tất cả các tiết học. Mỗi một tiết học, các em đều thể hiện được tính tích cực và kiến thức của mình trong việc các bạn hỏi đáp lẫn nhau, trong việc các nhóm tự điều hành các kiến thức mới. Phụ huynh học sinh rất vui mừng phấn khởi với kết quả này của các em. Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 9 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Qua quá trình thực hiện, kiểm tra, bản thân tôi nhận thấy nhiều ưu điểm trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu. Đây không chỉ là hướng dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập mà còn tạo điều kiện cho tất cả học sinh phát huy những khả năng cũng như có thời gian để tìm hiểu kĩ hơn các kiến thức trong các môn học. Hay nói một cách khác, dạy học theo hướng chuyên sâu không chỉ đào tạo chất lượng mũi nhọn mà còn tạo đà cho chất lượng đại trà ngày càng tiến bộ hơn. Không dừng lại ở đó, các em còn được hình thành nhiều kĩ năng khác nhau từ các môn học và các thầy cô khác nhau nên nhiều học sinh rất mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, học tập. Mỗi học sinh đều có ý thức, trách nhiệm với từng tiết học, môn học. Đối với giáo viên, chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi giáo viên đều tiến bộ rõ rệt. Các giáo viên luôn hăng say tìm tòi nhiều phương pháp mới để truyền tải những kiến thức theo hướng chuyên sâu. Qua đó, chuyên môn trường cũng đã đánh giá cao về kết quả đạt được và sự tiến bộ của mỗi giáo viên, mỗi tổ khối. II. Kiến nghị Là một hiệu trưởng, tôi cũng rút được cho mình nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác quản lí với việc dạy học theo hướng chuyên sâu này. Mặc dù đạt được nhiều thành công nhưng vẫn còn tồn tại những vẫn đề khó khăn chưa gỡ được. Đặc biệt là vẫn đề thiếu giáo viên. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến kiến nghị sau: - Đối với cấp trên: Cần tăng cường giáo viên đúng chuyên môn cho nhà trường để đảm bảo số lượng giáo viên trên các lớp và các môn học. - Đối với chuyên môn trường: Thường xuyên đổi mới sinh hoạt chuyên môn để học tập, trao đổi kinh nghiệm trong các khối lớp và các môn học. Ngoài ra, cần theo sát, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện. - Đối với phụ huynh: Cần tạo điều kiện cho con em tham gia các buổi học trái buổi. (Đặc biệt là lớp học Bồi dưỡng Tin học, Giải Toán, Tiếng Anh qua mạng Internet). Trên đây là những suy nghĩ của tôi về việc nghiên cứu một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo hướng chuyên sâu. Tôi đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng kể cả giáo viên lẫn học sinh. Rất mong được nhận sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên, phụ huynh để bản sáng kiến của tôi có được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng cho các năm học sau. Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 10 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu Hướng Phùng, ngày 27 tháng 3 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Mai Trọng Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 11 Hiệu trưởng với công tác quản lí việc dạy học theo hướng chuyên sâu TÀI LIỆU THAM KHẢO Các trang web: 1. http://text.123doc.org/document/668394-hieu-truong-voi-cong-tac-quan-lyviec-day-hoc-theo-huong-chuyen-sau.htm 2. http://luanvan.co/luan-van/hieu-truong-voi-cong-tac-quan-ly-viec-day-hoctheo-huong-chuyen-sau-6545/ 3. http://gddt.dateh.lamdong.gov.vn/Hieu-truong-voi-cong-tac-quan-ly-giangday-theo-huong-chuyen-sau.html 4. http://ebook.net.vn/ebook/de-tai-hieu-truong-voi-cong-tac-quan-ly-viec-dayhoc-theo-huong-chuyen-sau-1761/ 5. http://myweb.pro.vn/tailieu/thamkhao/hieu-truong-voi-cong-tac-quan-ly-viecday-hoc-theo-huong-chuyen-sau-31084/ Hiệu trưởng: Nguyễn Mai Trọng Trường Tiểu học Hướng Phùng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan