Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong môn hóa học ở trường thcs...

Tài liệu Skkn dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong môn hóa học ở trường thcs

.PDF
19
161
81

Mô tả:

MỤC LỤC: Nội dung Trang MỤC LỤC: ..................................................................................................................... 1 Danh mục từ viết tắt: ...................................................................................................... 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU: ....................................................................................................... 3 I.1. Lí do chọn đề tài. .................................................................................................. 3 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ........................................................................... 3 I.3. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................................... 4 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 4 I.5. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 4 I.5.1. Phương pháp lí thuyết .................................................................................... 4 I.5.2.Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu. ................................................................ 4 I.5. 3. Phương pháp cố vấn, chuyên gia. ................................................................. 5 II. PHẦN NỘI DUNG:................................................................................................... 5 II.1.Cơ sở lý luận. ....................................................................................................... 5 I.2. Thực trạng............................................................................................................. 5 a. Thuận lợi- khó khăn. ........................................................................................... 5 b. Thành công – hạn chế.......................................................................................... 6 c. Mặt mạnh - mặt yếu ............................................................................................. 6 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động... ............................................................. 7 II. 3. Giải pháp, biện pháp .......................................................................................... 9 a) Mục tiêu của giải pháp biện pháp. ...................................................................... 9 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. .................................... 10 c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp . . ................................................. 15 d) Mỗi quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. ..................................................... 16 e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. ....................... 16 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ : ....................................................................... 17 III.1. Kết luận. : ......................................................................................................... 17 III.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 19 1 CBQLGD: Danh mục từ viết tắt: Cán bộ quản lý giáo dục BTBT: Bài tập bổ trợ GV: Giáo viên GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo CSVC: Cơ sở vật chất GDPT: Giáo dục phổ thông HS: Học sinh HSYK: Học sinh yếu kém PP: Phương pháp PPDH: Phương pháp dạy học DHPH: Dạy học phân hóa THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông SGK: Sách giáo khoa 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. Lí do chọn đề tài. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2000 - 2020), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỷ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi chúng ta phải đổi mới giáo dục nhất là phương pháp dạy và học. Vấn đề này không chỉ của riêng nước ta mà là vấn đề chung cho tất cả các nước đang phát triển. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã và đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới PPDH. Nhưng đổi mới PPDH như thế nào để vận dụng có hiệu quả và khơi dậy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng HS? Câu hỏi này cần được mọi GV đặt ra cho mình và tìm cách giải quyết. Hầu hết các GV chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, nắm được kiến thức cơ bản trong SGK còn đối với đối tượng học sinh khá, giỏi có năng lực tư duy sáng tạo và học sinh lực học yếu kém còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa khuyến khích được sự phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá nhân học sinh. Công cuộc cải cách giáo dục, phát huy tính tích cực là một trong các hướng cải cách nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Nhưng cho đến nay, sự chuyển biến từ phong trào đổi mới PPDH ở trường phổ thông, nhằm phát huy tính tích cực của HS vẫn chưa thực sự hiệu quả như những gì chúng ta mong muốn. Vậy lựa chọn PPDH nào để phát huy tối đa năng lực học tập của HS, phát huy được tính tích cực của các em. Phải tổ chức quá trình dạy học như thế nào để người học không những lĩnh hội được tri thức mà còn biết cách thức, con đường lĩnh hội tri thức, tiếp cận tri thức và tiến tới tự tìm tòi tri thức. Đó là những trăn trở mà mỗi giáo viên chúng ta trực tiếp đứng trên bục giảng luôn muốn đi tìm lời giải. Với những lý do cơ bản trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học phân hóa đối tượng trong môn Hóa học trung học cơ sở” I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Mục tiêu: Góp phần giúp cho GV dạy Hóa học ở các trường trung học cơ sở huyện nhà có thêm cái nhìn bản chất, tổng quan về đổi mới PPDH và dạy học phân hóa như là một hướng đổi mới PPDH, đặc biệt là tăng cường và nâng cao kĩ năng tổ chức dạy học phân hóa nhằm giúp đỡ HSYK để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhiệm vụ: Giáo viên tiếp tục được làm rõ, nhận thức đúng bản chất của đổi mới PPDH và dạy học phân hóa trong bộ môn hóa học, từ đó định hướng và hình thành 3 cho mình một số kĩ năng tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của HS. Nâng cao kĩ năng tổ chức dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh của lớp mình trong các tiết dạy. Thực hiện được các kĩ thuật ra bài tập phân hóa nhằm giúp đỡ HSYK, phát huy được khả năng tư duy đối với học sinh khá, giỏi. I.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 9A1, 9A2 năm học 2015-2016 của trường THCS Lê Quý Đôn, thị trấn Ea Drăng, Ea H’leo, Đắk Lăk. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Trước hết phải khẳng định rằng, DHPH là xu thế tất yếu, là một đòi hỏi khách quan. Bởi lẽ, nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểm giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội, lại vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng; HS trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về nhận thức, tư duy, năng khiếu, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, nền nếp gia đình... DHPH là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập; DHPH là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt. DHPH có thể thực hiện ở 2 cấp độ: Phân hóa ở cấp vĩ mô (phân hóa ngoài), là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại hình trường, lớp khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau (trường chuyên, lớp chọn); Phân hóa ở cấp vi mô (phân hóa trong, nội tại), là tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học, một lớp học có tính đến đặc điểm cá nhân HS, là việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học, cùng một chương trình và sách giáo khoa. Đề tài này tôi tập trung vào nghiên cứu DHPH ở cấp vi mô, lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng; tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung; tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản. I.5. Phương pháp nghiên cứu. I.5.1. Phương pháp lí thuyết Trong quá trình giảng dạy của mình tôi cố gắng để cho học sinh vận dụng tối đa , triệt để các kiến thức đã học, cùng với việc dẫn dắt các em dựa trên cơ sở kiến thức cũ để hoàn thiện, phát triển và cung cấp kiến thức mới cho các em. I.5.2.Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu. Quan điểm của tôi trong giảng dạy là người làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khí thân thiện, tích cực, chủ động giải quyết mọi tình huống bảo đảm yêu cầu sư phạm, có hành vi chuẩn mực, thái độ thân thiện, nắm bắt các đối tượng học sinh của mình để từ đó biết khích lệ tình cảm hứng thú và tinh thần tích cực chủ động trong học tập của các em, đó là chìa khóa mang lại thành công cho chính mình. Bên cạnh việc bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, biết nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh tự giải quyết, bảo đảm kiến và kỹ năng, giáo viên “khai thác thác lỗi” để rèn luyện phương pháp học tập, giảm thời lượng thuyết trình của giáo viên đến mức thấp nhất, tăng hoạt động tìm tòi, tăng tính chủ động, tham gia xây dựng bài của học sinh. 4 I.5. 3. Phương pháp cố vấn, chuyên gia. Giáo viên bên cạnh việc hội tụ các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực thì còn cần phải là một người cố vấn, một chuyên gia giỏi. Biết liệu việc, biết nêu vấn đề phù hợp với đối tượng học sinh của mình và hướng dẫn học sinh giải quyết, dẫn dắt học sinh tự đưa ra kết luận cần thiết. Dạy phải sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và kiên trì giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. II. PHẦN NỘI DUNG: II.1.Cơ sở lý luận. Dạy học phân hóa vi mô (nội tại) là một quan điểm dạy học dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, các điều kiện học tập … nhằm phát triển tốt nhất cho từng người học. Việc kết hợp giữa giáo dục diện “đại trà” với giáo dục diện “mũi nhọn”, giữa “phổ cập” với “nâng cao” trong dạy học hóa học ở trường phổ thông nói riêng, THCS nói chung cần được tiến hành theo các tư tưởng chủ đạo sau: * Lấy trình độ chung trong lớp làm nền tảng: Trong việc dạy học hóa học phải biết lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chung của HS trong lớp làm nền tảng, phải hướng vào những yêu cầu thật cơ bản. Người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với trình độ và điều kiện chung của lớp. * Sử dụng những biện pháp phân hoá đưa diện HSYK lên trình độ chung: GV cần có những biện pháp làm sao đưa những HS yếu kém đạt được những kiến thức cần thiết để có thể hoà nhập vào học tập đồng loạt theo trình độ chung của cả lớp. * Cần có những nội dung bổ sung và biện pháp phân hoá giúp HS khá, giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản. Trong cùng một giờ dạy GV có thể bổ sung những kiến thức nâng cao cho diện HS khá, giỏi sau khi đã hoàn thành xong những yêu cầu cơ bản của giờ học. I.2. Thực trạng. a. Thuận lợi- khó khăn. * Thuận lợi. - Được sự quan tâm, và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện nhà. Cấp ủy Chi bộ và lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm tới các hoạt động của nhà trường đặc biệt là hoạt động chuyên môn; - Có phòng thực hành bộ môn hóa – sinh, trang thiết bị, phương tiện dạy học bộ môn hóa học được trang bị cơ bản đầy đủ và được mua sắm, bổ sung hàng năm; - Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, đặc biệt mấy năm gần đây số lượng học sinh giỏi bộ môn hóa học nhiều; - Ý thức kỷ luật của học sinh tương đối cao đó là một điều kiện rất thuận lợi trong việc tổ chức cho các em làm thí nghiệm theo nhóm; - Số lượng học sinh trong mỗi lớp tương đối ít (khoảng 32 – 35 em) rất dễ để phân nhóm khi cho các em thực hiện các hoạt động, hay dễ quan sát và quan tâm đến các đối tượng học sinh giỏi, học sinh yếu kém; 5 - Các giáo viên bộ môn hóa học trong tổ bộ môn, trong cụm chuyên môn thường xuyên có những chuyên đề dự giờ, kiểm tra hồ sơ… nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong dạy học * Khó khăn. Trong quá trình thực hiện đề tài có rất nhiều thuận lợi, nhưng sau một quá trình thực hiện xuất hiện những khó khăn nhất định cần khắc phục: - Ý thức học tập của một số em chưa cao, còn xem nhẹ việc học, đặc biệt trong quá trình học tập theo nhóm còn dựa dẫm vào bạn mà chưa chịu khó tự giác thực hiện; - Một số học sinh chưa tiếp cận được phương pháp dạy - học tích cực nên còn thụ động trong việc học tập b. Thành công – hạn chế. * Thành công. - Với nội dung của đề tài này sau khi áp dụng vào thực tiễn qua năm học 20142015 và tiếp tục thực hiện ở năm học 2015-2016 tôi nhận thấy học sinh rất có hứng thú trong học tập, tạo được hệ thống về mối liện hệ giữa kiến thức cũ tới kiến thức mới giúp học sinh nắm các kiến thức cơ bản một cách vững chắc; - Học sinh đã kết hợp được việc học tập cá nhân với học tập tương tác, hợp tác, huy động mọi nhóm trình độ (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) tham gia xây dựng bài; - Học sinh rất có hứng thú, tích cực, chủ động xây dựng bài, thắc mắc và đặt ra những câu hỏi khi các em cảm thấy chưa nắm chắc kiến thức; - Học sinh đã tự thực hành trực quan, và tự liên hệ với thực tế cuộc sống; - Các em đã biết cách tự đánh giá, kết hợp với đánh giá của thầy với của trò theo các mức độ nhận thứ (biết, thông hiểu, vận dụng); - Thành công lớn nhất của đề tài là tôi đã rèn luyện được phương pháp tự học, tự nghiên cứu dưới sự dìu dắt của giáo viên đối với đối tượng học sinh giỏi. * Hạn chế. Trong quá trình áp dụng thực hiện đề tài, bản thân còn nhận thấy còn một số hạn chế nhất định - Phạm vi tích hợp nội dung các môn học có liên quan còn bị hạn chế; - Chưa đi sâu giải thích được các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học; - Chưa đầu tư được kiến thức toàn diện cho đối tượng học sinh giỏi c. Mặt mạnh - mặt yếu * Mặt mạnh. Khi vận dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh không còn lúng túng khi gặp kiến thức cũ. Đặc biệt trong chương I, các loại hợp chất vô cơ các em đã rất suôn sẽ khi tiếp cận kiến thức mới và từ đó đã hình thành được kĩ năng viết phương trình hóa học, giải bài tập… một cách nhanh chóng đối với các em học sinh. Phát huy được khả năng tự học, khả năng khai thác những kiến thức chuyên sâu đối với đối tượng học sinh giỏi * Mặt yếu. Thời gian dành cho việc hướng dẫn bài tập bị hạn chế; 6 Nhiều dạng bài tập tương đối đa dạng và phức tạp nên đối tượng học sinh yếu kém vẫn còn lúng túng khi vận dụng và lựa chọn cách giải và phương pháp giải. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động... * Nguyên nhân từ giáo viên: Thực chất của PPDH này là GV chỉ là người tổ chức chỉ đạo, còn HS tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo: - Đối với dạy bài mới: Tôi đã tổ chức, hướng dẫn HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề bằng cách: Hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức cho HS huy động những hiểu biết của bản thân (nhóm HS) lập mối liên hệ giữa vấn đề mới phát hiện với các kiến thức thích hợp đã biết, từ đó tìm cách giải quyết vấn đề; trân trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết của HS, giúp các em lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất; tổ chức cho HS thực hành, vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết dạy học bài mới để HS “học qua làm”, góp phần giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới, bằng cách sử dụng các bài tập vừa sức để tổ chức cho HS tự làm bài theo năng lực của mình. - Đối với bài luyện tập, ôn tập, thực hành: Giúp HS tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập và các kiến thức đã học, từ đó lựa chọn, sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập; Giúp HS tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng em, không dạy học “đồng loạt”, “bình quân”. Đặc biệt lúc này tôi lại quan tâm đến từng đối tượng HS; khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng HS bằng cách phối hợp giữa bài làm của từng cá nhân với trao đổi ý kiến trong nhóm về cách giải của các bạn để rút kinh nghiệm và tự hoàn chỉnh cách giải của mình. Luôn luôn tạo cho các em có thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm khi làm bài và chữa bài. Đối với học sinh giỏi, tôi luôn yêu cầu các em tìm nhiều cách giải một bài toán (nếu có thể) và lựa chọn cách giải hợp lý nhất, không thoả mãn với các kết quả đã đạt được. Luôn tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi HS, tạo cho HS có niềm tin và niềm vui trong học tập. * Đối với học sinh: Huy động mọi khả năng có thể để tự tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới của bài học, tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề; tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề. Từ những kiến thức đã đạt được học sinh tự phân hoá mình theo trình độ nhận thức dựa trên cơ sở các nhiệm vụ giáo viên giao. - Các em sẽ không có kĩ năng viết công thức hóa học, phương trình hóa học, thực hành thí nghiệm nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc khai thác kiến thức mới trong bài học. Từ chỗ không được củng cố kiến thức cũ nhưng vẫn phải tiếp cận kiến thức mới, chẳng khác nào chúng ta bắt các em phải chấp nhận những gì chúng ta đưa ra, tình trạng này kéo dài lâu dẫn đến các em mất đi hứng thú trong học tập, mất đi động cơ học tập. Mất hứng thú, động cơ học tập thì dẫn đến kết quả bộ môn thấp là điều không tránh khỏi. - Bảng chất lượng bộ môn hóa năm học 2014-2015 của các lớp hiện đang được áp dụng đề tài (8A1, 8A2) (thống kê điểm từ 5.0 trở lên) 7 Trung bình Yếu - kém SL % SL % SL % SL % 8A1 33 5 15.2 6 18.2 15 45.5 7 21.2 8A2 38 7 18.4 10 26.3 15 39.5 6 15.8 Tổng 71 12 16.9 16 22.5 30 42.3 13 18.3 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Dạy học phân hóa hay đổi mới PPDH, đòi hỏi giáo viên luôn chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng thời yêu cầu phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ bé của từng HS . Kết quả của cách dạy học như thế không chỉ góp phần hình thành cho HS các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, mà chủ yếu là xây dựng cho HS lòng nhiệt tình và phương pháp học tập để sáng tạo như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”. Dạy học phân hóa xuất phát từ sự biện chứng của thống nhất và phân hóa, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện mục tiêu cùng cho toàn thể học sinh, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa những khả năng của cá nhân. Trong dạy học phân hóa, chúng ta cần tính tới những đặc điểm của cá nhân học sinh, chú ý tới từng đối tượng hay từng loại đối tượng về trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đã đạt, về khả năng tiếp thu, nhu cầu luyện tập, sở thích hứng thú và khuynh hướng nghề nghiệp … để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập. Theo mô hình các phương pháp dạy học tích cực thì phải lấy động cơ học tập đặt lên hàng đầu. Lớp Sĩ số Giỏi Khá Động cơ – nhu cầu Hứng thú Tự giác Sáng tạo Tích cực Độc lập Khi đã tạo cho các em động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo nên hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực, tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập, suy nghĩ độc lập là mầm mống của sự sáng tạo. Ngược lại phong cách học tập tích cực sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, 8 bồi dưỡng động cơ học tập. Như vậy, để đạt được sự tự giác, tích tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập thì phải đảm bảo ba yếu tố quan trọng khởi đầu quá trình học là: Nhu cầu, động cơ và hứng thú. Giúp các em củng cố kiến thức cũ trong quá trình tiếp cận kiến thức mới theo tôi là một nghệ thuật để giúp cải thiện chất lượng, phân hóa được đối tượng học sinh trong quá trình dạy học. Sau khi phân hóa được đối tượng học sinh thì chúng ta phải đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém; Muốn giúp HSYK nắm vững được nội dung kiến thức đã học, từng bước khắc phục tình trạng yếu kém, thì sau khi học xong bài học chúng ta cần giúp cho các em có nhiều bài tập vừa sức để có thể luyện tập được. Nếu được luyện tập nhiều thì HSYK mới nắm vững kiến thức bài học và là tiền đề để có thể học được những bài tiếp theo. Có như vậy mới tạo được động cơ, hứng thú cho HSYK cố gắng vươn lên trong học tập. Việc để học sinh tự mình giải được một số bài tập là rất có ý nghĩa về mặt tâm lý, ngược lại, việc thất bại ngay từ bài tập đầu tiên dễ làm cho học sinh mất nhuệ khí, mất tin tưởng ở bản thân mình. Muốn tạo cho HSYK niềm lạc quan bước vào luyện tập chúng ta phải ra tăng hệ thống bài tập vừa sức với mức độ tăng dần từ dễ đến khó, giúp HSYK được luyện tập nhiều hơn ngay trong các tiết dạy chính khóa và khi làm bài tập ở nhà; luôn luôn phải có các hình thức động viên, khích lệ các em một cách kịp thời như ghi điểm, tuyên dương trước lớp…Phải chú ý tới bảng phân loại của Bloom theo hình thức tháp tam giác dưới đây: Đối với học sinh yếu, chúng ta chỉ chú trọng ở 3 mức độ: + Biết (nên chiếm tỉ lệ khoảng 75%) + Hiểu (chiếm tỉ lệ khoảng 20%) + Vận dụng (chiếm tỉ lệ khoảng 5%) II. 3. Giải pháp, biện pháp a) Mục tiêu của giải pháp biện pháp. Xác định được cách tổ chức dạy học phân hóa và thiết kế được các bài dạy phân hóa, các bài tập phân hóa ở tất cả các tiết dạy chính khóa phù hợp với trình độ của 9 HS, đồng thời sử dụng thành thạo các bài tập phân hóa nhằm giúp đỡ HSYK phát huy tối đa khả năng sáng tạo ở học sinh giỏi. Trong quá trình dạy học ta phải dần dần phân hóa và phân trình độ học sinh thành ba nhóm đối tượng như sau: Nhóm 1: HSYK Nhóm 2: HS trung bình Nhóm 3: HS Khá, giỏi Từ đó xây dựng một bài dạy học phân hóa đối tượng học sinh gồm các phần như sau: 1. Đề ra mục tiêu bài dạy Mục tiêu chung Mục tiêu giúp đỡ HSYK, bồi dưỡng HSG Kiến thức Kĩ năng Thái độ 2. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho tiết học (nếu có) 3. Dự kiến các nội dung hoạt động, nhiệm vụ chính của giáo viên, của từng nhóm đối tượng học sinh. Trong phạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một số minh họa về thiết kế bài dạy phân hóa ở tiết ôn tập mở đầu, tiết dạy bài mới. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Nội dung 1: Ôn tập lớp 8 (tiết 1, chương trình hóa học 9) I. Mục Tiêu: Mục tiêu chung Mục tiêu giúp đỡ HSYK, bồi dưỡng HSG Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức ở lớp 8: Phương trình hóa học, các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối làm cở sở để tiếp thu những kiến thức mới ở chương trình lớp 9 * Củng cố lại cho các em kĩ năng viết công * Nhận và viết được phương trình hóa thức hóa học, kĩ năng viết phương trình hóa học của phản ứng trao đổi học, kĩ năng cơ bản giải toán hóa học * Nêu được hiện tượng của một số phản ứng, thực hiện được các bài tập định tính * Giúp giáo viên bắt đầu phân hóa được đối tượng học sinh. II. Chuẩn Bị: Giáo viên: Hệ thống lại chương trình lớp 8 để có cơ sở giới thiệu với các em. 10 III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp, kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và các phương pháp khác. Kết hợp và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như tia chớp, kĩ thuật mảnh ghép, động não… IV. Bài Giảng: 1/ Ổn định: (2’) 3/ Nội dung bài mới: 1.3 - Chia nhóm học sinh, cử nhóm trưởng, thư ký: Chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận 5 chủ đề theo yêu cầu 2.3 - Phân chủ đề cho các nhóm ôn tập: (phát phiếu học tập cho các nhóm) * Chủ đề 1: Viết công thức hóa học theo hóa trị Viết công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi: a) Tạo bởi nguyên tố Ca và O b) Tạo bởi nguyên tố Fe(II) và nhóm NO3 c) Tạo bởi nguyên tố Fe(III) và nhóm SO4 * Chủ đề 2: Hoàn chỉnh các phương trình hóa học theo các sơ đồ: Cu + O2 CuO Na2O + H 2O NaOH Zn + HCl ZnCl2 + H2 * Chủ đề 3: Cho biết trong các chất sau, đâu là oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối. Đọc tên CO2; BaO; CuO; Na2O; HCl; HNO3; Ba(OH)2; Fe(OH)3; KOH; NaCl; MgSO4; NaHCO3 * Chủ đề 4: Viết công thức hóa học cho các chất theo tên gọi sau: Natri oxit, natri sunphat, axit clohidric, sắt III oxit, sắt II clorua, magie photphat, kali cacbonat, nhom hidroxit, kẽm sunphua * Chủ đề 5: Tính toán Hòa tan hoàn toàn 5,85gam NaCl vào 94,15g nước. Hỏi thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu % 3.3 - Tổ chức cho mỗi nhóm thảo luận một chủ đề, sau 7 phút các em di chuyển vòng tròn và thảo luận chủ đề tiếp theo. Như vậy sau 4 lần di chuyển thì mỗi nhóm đều được thảo luận cả 5 chủ đề. Theo tôi thiết nghĩ trong tiết học này không cần làm nhiều nội dung, mà chỉ xoáy sâu lại cho các em để các củng cố lại các kiến thức thuộc về từng chủ đề trên Nhiệm vụ của giáo Viên Nhiệm vụ của học Sinh Phân chủ đề, hướng dẫn, giúp HS thực Thảo luận theo các chủ đề được phân hiện công Sau mỗi chủ đề, yêu cầu các em nhớ lại Rút ra kiến thức chung của từng chủ và rút ra kiến thức chung đề - Oxit: Hợp chất hai nguyên tố trong đó có oxi - Oxit: Hợp chất hai nguyên tố trong 11 - Axit: Hợp chất có một hay nhiều nguyên đó có oxi tử hidro kết hợp gốc axit - Axit: Hợp chất có một hay nhiều - Bazo: nguyên tử kim loại liên kết gốc nguyên tử hidro kết hợp gốc axit axit - Bazo: nguyên tử kim loại liên kết - Muối: kim lọai liên kết gốc axit gốc axit Bổ sung thêm cách viết công thức hóa học - Muối: kim lọai liên kết gốc axit cho từng loại hợp chất nếu cần Bổ sung thêm cách viết công thức II. Ôn phần phương trình hóa học và tính hóa học cho từng loại hợp chất nếu theo PTHH: cần 1/ Y/c hs lập một số pthh, nhận xét về ý nghĩa của các pthh vừa lập - Nhắc lại các khái niệm về nồng độ 2/ Nếu cho 0,1 mol chất nào đó, suy ra số %, M mol và khối lượng các chất còn lại. - Tính toán ví dụ theo yêu cầu của gv III. Ôn phần nồng độ dung dịch: - 1 em lên bảng thực hiện (0,05M) Y/c hs nhắc lại các khái niệm về nồng độ dung dịch Sau khi thực hiện các nội dung ôn tập củng cố lớp 8, ta nên có một sơ đồ hệ thống lại kiến thức cho các em: Hóa học 8 CTHH AxOy; Hx(gốc axit); A(OH)y; Ax(gốc axit)y PTHH Các loại phản ứng hóa học Tính theo phương trình hóa học Tính các loại nồng độ dung dịch 4.3 - Bài tập về nhà: (5’) Yêu cầu các em thực hiện một số bài tập củng cố khi về nhà, như Bài 1/ Viết CTHH, xác định mỗi hợp chất thuộc loại hợp chất vô cơ nào và gọi tên, các hợp chất tạo bởi: a. Nhôm và Oxi b. Sắt III và nhóm SO4 c. Sắt II và nhóm PO4 c. Natri và nhóm OH d. Hiđrô và nhóm NO3 e. Bari và nhóm CO3 Bài 2/ Cho 6,5 gam Zn tác dụng hết với dd HCl tạo ra muối và giải phóng Hiđrô. a. Viết PTHH và cho biết tỉ lệ số mol giữa các chất tham gia và tạo thành? b. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc Ghi chú: Đưa ra hướng giải cho các em về nhà thực hiện: Tính toán 12 - Viết phương trình phản ứng, có thể xem lại qua bài điều chế H 2, phản ứng thế - Tính số mol của Zn tham gia phản ứng, từ đó suy ra số mol H2 và tính thể tích H2 ở đktc Nội dung 2: Thực hiện dạy học phân hóa bài tính chất hóa học của muối (tiết 14 hóa 9) Ở bài này để học sinh tiếp cận được các tính chất hóa học của muối, phản ứng trao đổi trong dung dịch thì giáo viên phải hệ thống, củng cố lại kiến thức lớp 8 cho các em: Trước hết là khái niệm, thành phần hóa học của muối, các loại muối, tra tính tan của các muối. Bên cạnh còn phải hệ thống lại các tính chất của axit, bazơ, thực hiện qua bài soạn: I. Mục Tiêu: Mục tiêu chung Mục tiêu giúp đỡ HSYK, bồi dưỡng HSG Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các tính chất hóa học của muối: Phản ứng với kim loại, với axit, với dung dịch bazơ, với dung dịch muối, nhiệt phân hủy; nắm định nghĩa và nhận dạng được phản ứng trao đổi xảy ra * Tiếp tục củng cố và rèn luyện cho các em kĩ * Nhận và viết được phương trình hóa năng viết công thức hóa học, viết phương trình học của phản ứng trao đổi hóa học và nhận dạng được phản ứng trao đổi * Nêu được hiện tượng của một số xảy ra phản ứng, thực hiện được các bài tập định tính * Tiếp tục rèn tính cẩn thận, yêu thích môn học II. Chuẩn Bị: HS: Vẽ (in) bảng tính tan trong nước của các axit-bazơ-muối (1lớp/bảng) GV: Dụng cụ, hoá chất thực hiện thí nghiệm tính chất dung dịch muối tác dụng với kim loại, tác dụng với dung dịch muối. Dụng cụ - hóa chất Số lượng CuSO4 1 lọ BaCl2 1 lọ Al lá 1 lọ cốc 100ml 1 cái ống nghiệm 3 cái ống hút nhỏ giọt 2 cái giá ống nghiệm 1 cái III. Phương Pháp: Sử dụng phương pháp vấn đáp, kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và các phương pháp khác. IV. Bài Giảng: 13 1 - Ổn định: 2 - Thay việc kiểm tra bài cũ bằng một hình thức khởi động giờ học theo hướng tích cực hóa nhận thức của học sinh: (8’) Nhiệm vụ của giáo Viên Nhiệm vụ của học Sinh - Mỗi em hãy viết cho 5 công thức hóa học - Viết công thức hóa học của muối của muối bất kỳ và gọi tên? (mỗi em 5 công thức) ra vở nháp - Treo bảng tính tan lên bảng, yêu cầu học sinh tra tính tan của một số muối theo yêu cầu - Theo giõi các em thực hiện và giúp đỡ các em học sinh yếu để hoàn thành nhiệm vụ; - Kiểm tra sản phẩm của một số em và - Nộp sản phẩm của mình nếu được tuyên dương các em kịp thời giáo viên yêu cầu - Yêu cầu một số em xác định được tính tan - Xác định tính tan của một số muối của một số muối như: NaCl, BaSO4, theo yêu cầu FeCl3… (lưu ý HSYK) 3 - Nội dung: Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu các tính chất hoá học của muối: Nhiệm vụ của giáo Viên Nhiệm vụ của học Sinh - Cho HS đọc lại một lần về các tính chấtĐọc TT SGK, nghe yêu cầu hóa học của muối. thực hiện thí nghiệm - Hướng dẫn, thực hiện các thí nghiệm biểu Các nhóm thực hiện thí diễn tính chất của muối theo nhóm nhỏ nghiệm theo phân công + Tác dụng với kim loại Nhận xét, bổ sung cho nhau. Cho đinh Fe vào dung dịch CuSO4, cho hs Tự rút ra kết luận nhận xét (Động viên đối tượng HS khá cho Ghi nhớ: ý kiến) Muối t/d với kim loại + Tác dụng với axit Muối t/d với bazơ Na2CO3 tác dụng với HCl, Muối t/d với axit + Tác dụng với dd bazơ Muối t/d với muối CuSO4 tác dụng với NaOH Một số muối bị phân huỷ + Tác dụng với muối CuSO4 tác dụng với BaCl2 - Cho các nhóm nhận xét về các tính chất hoá học của muối và lên bảng hoàn chỉnh phương trình hóa học (Động viên đối tượng HSYK-TB thực hiện) Nhận xét, bổ sung. Chỉnh sửa PTHH cho các em Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu khái niệm phản ứng trao đổi và nhận dạng: 14 Nhiệm vụ của giáo Viên - Ghi lại một số phản ứng trên làm ví dụ: Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + NaOH NaCl + AgNO3 AgCl NaNO3 CaCO3 + HCl CaCl2 + H2CO3 - Cho HS thảo luận nhóm, nhận xét các tính chất trên có gì giống nhau? và khác nhau? - Cho các nhóm nhận xét kết quả và nêu lênkhái niệm phản ứng trao đổi. - Nhận xét, bổ sung, tuyên dương một số cá nhân, đặc biệt HSYK khi các em có thành quả. Nhiệm vụ của học Sinh Các nhóm thực hiện thí nghiệm Thảo luận nhóm. Nhận xét, bổ sung cho nhau. Tự rút ra kết luận Ghi nhớ: Phản ứng trao đổi là PƯHH giữa hai hợp chất với nhau, trong đó có sự trao đổi lẫn nhau về một thành phần cấu tạo trong nó. Điều kiện: Phải có một chất kết tủa hoặc một chất dễ bay hơi tạo ra 4 - Củng cố: (7’) * Treo tranh bảng tính tan các chất, yêu cầu mỗi nhóm viết 3 PTHH của phản ứng trao đổi có điều kiện xảy ra? GV theo dõi, nhận xét dưới nhiều hình thức, tuyên dương các em. Có thể chỉnh sửa cho các em: NaCl + AgNO3 BaCl2 + H2SO4 NaOH + CuSO4 * Nêu hiện tượng khi: + Ngâm chiếc đinh sắt vào dung dịch CuSO4 + Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4 Gọi đối tượng học sinh khá giỏi trả lời các hiện tượng trên, sau đó điều chỉnh cho các em nếu cần thiết 5 - Dặn dò: - Học lại bài, làm hết bài tập SGK c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện giải pháp, biện pháp như đã nêu trên tôi rất nghiêm khắc trong các hoạt động: - Thu thập các thông tin về học sinh của mình; - Nghiêm túc bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để lựa chọn mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt được khi thực hiện các tiết dạy; - Quyết định số lượng học sinh, cách chia nhóm, cách tổ chức hoạt động nhóm trong việc hệ thống kiến thức cũ hay tiếp cận kiến thức mới, chuẩn bị cơ sở vật chất, tài liệu cần thiết; - Giám sát can thiệp, hỗ trợ giúp đỡ học sinh; - Đánh giá hoạt động của cá nhân, của các nhóm để kịp thời biểu dương, khích lệ. 15 Trên cơ sở các hoạt động trên, tôi còn luôn thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong đổi mới phương pháp dạy học đã được tập huấn qua các chuyên đề: - Liên tục nhấn mạnh những kiến thức cơ bản như là công thức hóa học, phương trình hóa học, tính chất của chất. Đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, nhằm khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau; - Sử dụng các phương tiện trực quan như thí nghiệm thực hành, mô hình, tranh vẽ… khi cần thiết để giúp học sinh tiếp cận được các kiến thức mới; - Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic; - Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những kiến thức cơ bản, tôi thường cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới; - Luôn tôn trọng học sinh. Giải đáp kịp thời cho các em những thắc mắc dù là nhỏ nhất, và được biểu dương, khích lệ kịp thời. - Thái độ của giáo viên cũng là nhân tố rất quan trọng trong việc góp phần vào sự thành công của tiết học vì mọi hoạt động dạy học luôn diễn ra sự tương tác về tâm lý, hoàn cảnh giữa giáo viên với học sinh. Giáo viên ngoài dạy kiến thức còn truyền cho các em sinh khí để học tập. Về phía học sinh tôi luôn trang bị cho các em những kĩ năng thái độ đúng đắn nghiêm túc ngay từ những tiết học đầu tiên của năm học, đó là: - Phải có sự chuẩn bị về kiến thức cũ có liên quan và có sự động não tư duy; - Phải có ý thức tự giác, tích cực chủ động tham gia học tập, làm thí nghiệm; - Tuân theo sự phân công của nhóm trưởng, có tinh thần xây dựng tập thể, thấy được vai trò của mình trong nhóm; - Học sinh được rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành thói quen học suốt đời. - Trang bị cho các em kĩ năng tự đánh giá, kết hợp với đánh giá của thầy với của trò theo các mức độ (biết, hiểu, vận dụng). d) Mỗi quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Các biện pháp giải pháp đã nêu ở trong đề tài có thể dùng cho giáo viên tham khảo khi dạy các tiết tiếp nhận kiến thức mới, tiết luyện tập, ôn tập và kể cả tiết thực hành. e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. * Kết quả khảo nghiệm. Đề tài này được thực nghiệm đối với học sinh các lớp 9A1, 9A2 năm học 2015-2016. Bước đầu thấy được sự thành công ở kết quả nắm kiến thức của các em rất chắc chắn và có tính hệ thống, được thể thiện qua các bài kiểm tra. Bảng thống kê chất lượng học tập của học sinh sau khi áp dụng đề tài. 16 - Kết quả học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt thể hiện qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ; - Khả năng khắc sâu vận dụng kiến thức của đối tượng học sinh khá – giỏi rất tốt - Bảng chất lượng học kỳ I năm học 2015-2016 của các lớp đang được áp dụng đề tài (thống kê điểm từ 5 trở lên) Lớp Sĩ số Giỏi SL 8 9 17 % 24.2 23.7 23.9 Khá SL 9 11 20 % 27.3 28.9 28.2 Trung bình SL % 14 42.4 15 39.5 29 40.8 Yếu - kém SL % 2 6.1 3 7.9 5 7.0 9A1 33 9A2 38 Tổng 71 * Giá trị khoa học. Trong quá trình dạy học, bằng những kinh nghiệm của bản thân trong thực tiễn giảng dạy tôi thấy có hiệu quả nhất định nên đã mạnh dạn đưa ra đề tài về kinh nghiệm “Phương pháp giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cũ trong quá trình dạy học bộ môn hóa 9” và đã đưa vào áp dụng. Với kết quả đạt được như đã thống kê ở trên tuy chưa cao nhưng đã góp phần lớn vào việc giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản vững chắc, kích thích sự hứng thú học tập. Góp phần giảm thiểu số lượng học sinh yếu kém, tăng cường số lượng học sinh khá, giỏi. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ : III.1. Kết luận. Sau một thời gian thực hiện kiểm chứng và hoàn thành đề tài, tôi đã thu được một số kết quả sau đây : - Tiếp tục nắm chắc được các phương pháp dạy học tích cực nói chung, đối với bộ môn hóa học nói riêng, trong đó đi sâu tìm hiểu về kĩ thuật dạy học tích cực và các nguyên tắc tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học; - Đã tiến hành được công tác khảo sát qua quá trình tổ chức dạy học để kịp thời điều chỉnh những lệch lạc của cả thầy và trò trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu dạy – học; - Bản thân tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích từ việc nghiên cứu các tài liệu liên quan. III.2. Kiến nghị. * Đối với các cấp ngành: - Tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho giáo viên; - Tiếp tục cho phát huy hoạt động cụm tổ chuyên môn để tạo cơ hội cho giáo viên được giao lưu, học hỏi lẫn nhau * Đối với nhà trường : - Tiếp tục có sự khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; 17 - Tổ chức thường xuyên các giờ dạy có đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên tham khảo và học tập lẫn nhau; - Tạo điều kiện bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hằng năm cho các bộ môn * Đối với đồng nghiệp: Tiếp tục rèn luyện, phát huy tinh thần tự học, sáng tạo, tìm hiểu các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, các hình thức khởi động giờ học hóa học, hệ thống kiến thức một cách chặt chẽ, logic cho học sinh trong quá trình giảng dạy nhằm ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn. Trên đây là một trong những kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến nhằm ngày càng hoàn thiện mình hơn./. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học trung học cơ sở ; Sách giáo khoa hóa 8, hóa 9 ; Sách giáo viên hóa 8, hóa 9 ; Tạp chí Hóa học và ứng dụng của Hội hóa học Việt Nam ; Tạp chí Giáo dục & thời đại ; Website hỗ trợ dạy học tích cực tại : giaoducphothong.edu.vn; truonghocao.edu.vn 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan