Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn đổi mới hình thức hoạt động nhóm trong giảng dạy lịch sử ở trường thpt theo...

Tài liệu Skkn đổi mới hình thức hoạt động nhóm trong giảng dạy lịch sử ở trường thpt theo định hướng, hướng dẫn học sinh tự học

.DOC
10
157
149

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do -Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số …………………………………………………………. 1.Tên sáng kiến: “ Đổi mới hình thức hoạt động nhóm trong giảng dạy Lịch sử ở trường THPT theo định hướng hướng dẫn học sinh tự học”. (Trần Thanh Xuân, Trần Thị Mặn, @THPT Trần Trường Sinh) 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy. 3.Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: - Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới: Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông nói chung và trong bộ môn lịch sử nói riêng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước. Môn Lịch sử là một môn khoa học có vai trò không chỉ tác động đến trí tuệ, mà còn góp phần hình thành nhân cách cho con người, từ kiến thức Lịch sử giúp các em học sinh biết rõ về nguồn cội dân tộc, biết những gì mà ông cha đã để lại cho thế hệ sau này. Qua đó, các em biết ơn, kính trọng, giữ gìn… và sẽ ý thức được những việc làm của mình ở hiện tại để góp phần xây dựng đất nước hôm nay. Thực tế trong những năm qua, đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường thường than phiền là các em học sinh “ngán” khi đến tiết học Lịch sử, điều này được biểu hiện như: các em không chuẩn bị bài cũ, không soạn bài mới, không chép bài, không tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, các em thường nói chuyện gây mất trật tự trong giờ học. Dù đã tiến hành nhiều giải pháp nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định - Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ: 1 + Ưu điểm: Giáo viên chủ động được thời gian trong tiết dạy và truyền đạt đầy đủ các nội dung kiến thức từ bài học đến học sinh. + Nhược điểm: Một số phương pháp dạy học theo lối truyền thống “đọc chép” hay “giảng ghi” giáo viên làm việc quá nhiều, học sinh chỉ ngồi nghe một cách thụ động, thỉnh thoảng giáo viên nêu một hoặc hai câu hỏi nhỏ yêu cầu học sinh trả lời vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh còn hạn chế. Các em học sinh dễ dàng quên những kiến thức lịch sử đã học trước đó… Chính vì thế, việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho yêu cầu học tập của học sinh, theo bản thân tôi có rất nhiều biện pháp để kích thích hứng thú học tập bộ môn lịch sử của học sinh, trong đó một trong những biện pháp tôi đã sử dụng đạt hiệu quả cao đó là phương pháp “Đổi mới hình thức hoạt động nhóm trong giảng dạy Lịch sử ở trường THPT theo định hướng hướng dẫn học sinh tự học”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích giải pháp: Với mong muốn góp phần vào việc tìm ra những biện pháp để tổ chức học sinh học tập tích cực, giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn Lịch sử. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Trung học phổ thông (THPT). - Nội dung giải pháp: + Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm đã phát huy tính tích cực của học sinh so với phương pháp dạy học cũ “đọc chép”. Phương pháp này là sự tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và chắt lọc về các biện pháp giảng dạy tích cực, nhằm đúc kết thành một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT. Nội dung được đề cập cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện. Phương pháp thảo luận nhóm còn nêu được một số kinh nghiệm 2 giúp giáo viên áp dụng và thay đổi về phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, kích thích giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Kết quả của quá trình nghiên cứu, thực hiện trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử nhằm góp phần đạt mục tiêu đề ra tại đơn vị. + Giải pháp đã thực hiện: Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử thì người giáo viên phải hiểu được những vấn đề cụ thể như: - Cách chia nhóm; - Các kiểu nhóm; - Cơ cấu nhóm; - Những điều kiện cần thiết khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm; - Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy họcLlịch sử thảo luận nhóm. Cụ thể như sau: VỀ CÁCH CHIA NHÓM Phương pháp dạy học thảo luận nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ (2,4,6 em) một cách thích hợp tuỳ vào mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập. Việc chia nhóm nhiều hay ít học sinh là do cách tổ chức của giáo viên. Theo bản thân tôi chúng ta có thể chia nhóm bằng những cách sau: - Gọi ngẫu nhiên: Lần lượt cho học sinh đếm từng số 1 đến số 6 rồi quay lại đếm từ số 1 đến số 6 sau đó cho học sinh cùng số ngồi với nhau thành nhóm (nhóm số 1, nhóm số 2…). - Chỉ định: Giáo viên lần lược gọi tên học sinh theo danh sách lớp và chia vào những nhóm ( các em A,B,C,D chung 1 nhóm; các em Đ, E, F, G chung 1 nhóm …). - Chia theo dãy bàn: Các em có cùng dãy bàn sẽ vào một nhóm, hoặc 2 bàn ( 4 HS) cùng nhóm. Cách chia này tạo sự ngẫu nhiên và thoải mái cho học sinh. 3 - Chia theo đôi bạn: Giáo viên chỉ định cho hai học sinh ngồi gần nhau làm việc cách này thường diễn ra sau khi học sinh làm việc cá nhân. CÁC KIỂU NHÓM Tuỳ thuộc vào nội dung kiến thức của tiết dạy học giáo viên lựa chọn các kiểu nhóm phù hợp. * Nhóm nhiều trình độ: Trong nhóm có cả học sinh giỏi, khá, trung bình và học sinh yếu kém. * Nhóm cùng trình độ: Trong nhóm gồm có các em có khả năng học tập như nhau. * Nhóm tình bạn: Gồm các em kết bạn với nhau, không phụ thuộc vào học lực. * Nhóm cùng sở thích: Gồm các em có cùng sở thích. Trong các kiểu nhóm trên, kiểu 1 và 2 được sử dụng nhiều trong quá trình dạy học lịch sử. Hoạt động nhóm chỉ có ý nghĩa và có tác dụng thiết thực khi nhóm hoạt động có hiệu quả. Tính hiệu quả của nhóm trong dạy học là thước đo chất lượng của hình thức dạy học thảo luận nhóm. VỀ CƠ CẤU NHÓM Để nhóm hoạt động có hiệu quả các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì vậy giáo viên phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em. - Nhóm trưởng: Điều khiển hoạt động của nhóm. - Thư ký: Ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất. - Báo cáo viên: Báo cáo kết quả làm việc của nhóm. - Thành viên khác: Có nhiệm vụ tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Nếu như trong quá trình dạy học thảo luận nhóm, tuỳ thuộc vào yêu cầu của bài giáo viên lựa chọn nhóm nhỏ ( 2-> 4 em) thì chỉ cần phân công nhóm trưởng; thư ký. Lưu ý: Muốn phương pháp dạy học thảo luận nhóm có hiệu quả tốt, cần có những điều kiện thiết yếu sau: - Các thành viên trong nhóm điều hiểu biết công việc của nhóm và của bản thân; cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. 4 - Chọn kiểu nhóm phù hợp với yêu cầu giáo viên đặt ra. Mọi thành viên tích cực tham gia hoạt động nhóm và sẳn sàng đưa ra các ý kiến của mình, cùng tranh luận, trao đổi trước khi đi đến thống nhất ý kiến chung của nhóm. - Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên trong dạy học thảo luận nhóm là hết sức quan trọng, để đạt được kết quả cao trong phương pháp thảo luận nhóm giáo viên: + Trước hết giáo viên lập kế hoạch bài dạy một cách cụ thể, rõ ràng đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. Khi tiến hành phương pháp dạy học sử dụng nhóm giáo viên phải dự kiến: Cách chia nhóm và chọn kiểu nhóm, số lượng nhóm; nhiệm vụ sẽ giao cho các nhóm hoạt động, các nhóm giải quyết mọi nhiệm vụ hay mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ khác; thời gian cho các hoạt động; thời gian cho các nhóm trình bày (nếu có); dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách xử lí. + Chuẩn bị kỹ các câu hỏi : Cần chú ý chuẩn bị kỹ các câu hỏi, nhất là câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao hơn, sâu hơn, không nên sử dụng hệ thống câu hỏi học sinh chỉ nhìn vào sách giáo khoa là trả lời được ngay vì như vậy mất thời gian và không kích thích khả năng tư duy của học sinh. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Giáo viên thiết kế giáo án sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm , trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động gợi mở, không khí và hỗ trợ việc học của học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. - Quản lý giám sát và giúp đỡ hoạt động nhóm: + Khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên quan sát theo dõi kịp thời và giúp đỡ các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp giải đáp khi có thắc mắc của nhóm. + Phát hiện nhóm hoạt động chưa có hiệu quả để kịp thời uốn nắn và điều chỉnh. + Động viên khuyến khích và kịp thời khen ngợi, nhằm tạo không khí phấn 5 khởi, giúp học sinh tự tin vào học tập. + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy và trò. - Giáo viên phải nhanh nhại tiếp nhận ý kiến phản hồi của học sinh, thông qua đó giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của các em và kịp thời uốn nắn bổ sung kiến thức cho học sinh. - Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nhóm . - Để phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm ngày càng đạt hiệu quả cao tôi sử dụng đối với kiểu bài: Cung cấp kiến thức mới, làm bài tập lịch sử, khai thác các tranh ảnh, lược đồ, ôn tập. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA * Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm với kiểu bài cung cấp kiến thức mới. Minh họa 1: BÀI 4:CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP – RÔ MA. (T2) Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình SGK trang 26,27 Bước 2: chia nhóm ( 1 dãy bàn 1 nhóm), thời gian 5 phút với nội dung: - Nhóm 1: Tìm hiểu về: + Những hiểu biết cuả cư dân Địa Trung Hải về lịch và chữ viết? So với cư dân cổ đại Phương Đông có gì tiến bộ hơn ? + Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?  Nhằm phát huy kĩ năng đọc hiểu, trình bày nói, so sánh , phân tích. Thấy được sự tiến bộ của con người - Nhóm 2: Tìm hiểu về: + Những hiểu biết cuả cư dân Địa Trung Hải về các lĩnh vực khoa học ? + Tại sao nói khoa họa có từ lâu nhưng đến thời HyLạp – Rôma khoa học mới thật sự trở thành khoa học?  Nhằm phát huy kĩ năng đọc hiểu, trình bày nói, tư duy phân tích của học sinh. 6 - Nhóm 3: Tìm hiểu về: + Văn học Hylạp – Rôma cổ đại phát triển như thế nào? + Nêu một số ví dụ về tác , tác phẩm mà em biết?  Phát huy kĩ năng tìm hiểu , khai thác kiến thức của học sinh - Nhóm 4: Tìm hiểu về: + Những thành tựu về nghệ thuật văn hóa Hylạp – Rôma cổ đại? + Nêu một số ví dụ về nghệ thuật kiến trúc mà em biết?  Phát huy kĩ năng tìm hiểu , sưu tầm , khai thác kiến thức của học sinh Bước 3: Học sinh thảo luận và đại diện các nhóm báo cáo kết quả Bước 4 : Giáo viên nhận xét ( máy chiếu ), có thể xếp hạng, tuyên dương cho các nhóm hoàn thành tốt yêu cầu giáo viên đặt ra, hoặc cho điểm vào cột kiểm tra thường xuyên. Minh họa 2: Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC 1953 -1954 - Bước 1: Học sinh đọc sách giáo khoa và kết hợp khai thác nội dung kiến thức, kênh hình SGK trang 148,151,152,153. - Bước 2: Giáo viên tổ chức cho các em thảo luận nhóm (gồm nhiều trình độ theo dãy bàn, nhóm 4 học sinh , mỗi dãy bàn có từ 1- 2 nhóm), thời gian 5 phút với nội dung: * Âm mưu mới của Pháp-Mỹ ở Đông Dương. - GV đặt câu hỏi: Em hãy theo dõi sách giáo khoa và tìm hiểu: Sau 8 năm thực hiệc chiến tranh ở Việt Nam Pháp vấp phải những khó khăn gì? -> Nhằm phát huy kĩ năng đọc hiểu, trình bày nói. Về kiến thức HS thấy được những khó khăn của thực dân Pháp. - HS trong nhóm đại diện trả lời câu hỏi. - GV chốt ý: Trình bày những khó khăn của Pháp sau 8 năm chiến tranh ở Việt Nam. - GV đặt tình huống: Nếu đặt địa vị của em vào Pháp lúc bấy giờ em sẽ làm như thế nào? 7 -> Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, đóng vai và phản biện lịch sử. - GV đặt câu hỏi cho nhóm suy nghĩ trả lời: Sau khi Pháp xa lầy chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã có hành động và âm mưu gì? -> Nhằm phát huy kĩ năng đọc hiểu, phân tích sự kiện, hiện tượng lịch sử. Giúp học sinh thấy được âm mưu của Mỹ. - HS trả lời. - GV chốt ý: Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam, viện trợ giúp đỡ Pháp nhằm âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Việt Nam, tịch cực thay thế Pháp. - GV đặt câu hỏi: theo dõi sách giáo khoa và cho biết: Âm mưu của Pháp – Mỹ trong chiến tranh Đông Dương. Theo dõi thường thuật khái quát về kế hoạch Nava. ->Phát triển kĩ năng đọc hiểu, đánh giá phân tích sự kiện, hiện tượng lịch sử, tường thuật lại kế hoạch Nava. Giúp HS hiểu rõ về âm mưu của thực dân Pháp- Mỹ. Hiểu rõ được kế hoạch Nava. Bồi dưỡng lòng yêu nước. - HS trả lời. - GV chốt ý: Âm mưu của Pháp –Mỹ thực hiện kế hoạch Nava gồm 2 bước, nhằm kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng. Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Đông Dương tuyên bố “Sẽ có lối thoát trong danh dự. Chuyển bại thành thắng.” Từ Thu - Đông năm 1953 Pháp đã tập trung 44/48 cứ điểm cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành các cuộc bình định, tấn công nhiều nơi. - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về kế hoạch Nava.? - HS trả lời? ->Phát huy năng lực đánh giá và giải thích các sự kiện hiện tượng lịch sử. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Qua quá trình vận dụng giải pháp này đã mang lại sự chuyển biến tích cực tại đơn vị, vì giải pháp có khả năng áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở cấp Trung học phổ thông. 8 - Áp dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm với kiểu bài: cung cấp kiến thức mới, ôn tập chương, làm bài tập lịch sử, quan sát tranh ảnh và lược đồ. - Ở tại đơn vị: Sáng kiến đã được triển khai thực hiện trong tổ chuyên môn, biện pháp đề cập đã và sẽ tiếp tục được sử dụng rộng rãi, kết quả nghiên cứu của sáng kiến có thể sử dụng với tất cả đối tượng học sinh. Ngoài ra sáng kiến này sẽ có đóng góp tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Đây là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Có thể việc sử dụng phương pháp “ Đổi mới hình thức hoạt động nhóm trong giảng dạy Lịch sử ở trường THPT theo định hướng hướng dẫn học sinh tự học” là vấn đề không mới đối với các đồng nghiệp khác, nhưng đối với bản thân tôi trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường đã mang lại hiệu quả cao, hoạt động thầy và trò có sự phối hợp nhịp nhàng hơn, các em học sinh ngày càng hứng thú học tập bộ môn lịch sử, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, bồi dưỡng các em nhiều kĩ năng như: nói, tự tin trình bày vấn đề, nhận định, đánh giá …chất lượng bộ môn được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Chất lượng bộ môn lịch sử 12: Xếp loại Năm học 2016-2017 (Lớp 12A1) Giỏi(%) 16(35,6%) Khá(%) 28(62,2%) Tb(%) 01(0,2%) Chất lượng bộ môn lịch sử 10: Xếp loại Giỏi(%) Khá(%) Học kỳ I – Năm học 2017-2018 (Lớp 12 A6) 19(48,7%) 20(51,3%) Năm học 2016-2017 Học kỳ I – Năm học (Lớp 10A5) 34(77,3%) 10(22,7%) 2017-2018 (Lớp 10 A5) 46(100%) 9 Bến Tre, ngày 14 tháng 3 năm 2018 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan