Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn dùng kỹ thuật trích hình trong chứng minh hình học 7, 8...

Tài liệu Skkn dùng kỹ thuật trích hình trong chứng minh hình học 7, 8

.PDF
17
116
55

Mô tả:

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Toán học là một trong những môn học quan trọng nhất của học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng. Đó là môn học rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tính toán, phương pháp suy nghĩ độc lập sáng tạo. Nó cũng giúp cho người học rèn luyện tư duy logic, khoa học làm cơ sở cho việc học tập lên cao cũng như tạo hành trang tốt cho cuộc sống sau này. Hình học là một ngành của Toán học, nhưng đối với phần lớn học sinh thì phân môn Hình học là một gánh nặng đối với các em, các em đang bước vào một mê cung với rất nhiều bài toán có dạng khác nhau, cách chứng minh cũng khác nhau, không tìm ra được lối thoát cho mình. Hình học THCS là nền móng, là cơ sở để các em xây nên ngôi nhà Hình học sau này, chúng ta cần hướng dẫn, giúp đỡ các em xây dựng một nền móng vững chắc. Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu môn Hình học dưới con mắt của các em cho thấy: phân môn Hình học 6 còn dễ, nhưng phân môn Hình học 7, 8 thì các em đang còn lúng túng trong việc chứng minh, khả năng quan sát, khả năng tư duy, tưởng tượng của các em về các hình cần chứng minh còn chưa tốt. Để giúp các em phân tích và dự đoán được phương hướng chứng minh cũng như rèn khả năng tư duy logic, tưởng tượng sáng tạo, tôi đã đi đến nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Dùng kỹ thuật trích hình trong chứng minh Hình học 7,8”. Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng ở nhiều đối tượng học sinh, tôi thấy dùng kỹ thuật này thì học sinh học hiểu bài hơn và kết quả phân môn Hình học cũng cao hơn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Giúp giáo viên tìm ra được kỹ thuật dạy Hình học hay cùng với nhiều kỹ thuật dạy học khác để tạo nên một tiết học hay, hiệu quả, bổ sung thêm kinh nghiệm dạy Hình học phong phú hơn. Giúp học sinh yếu kém trở lên nhìn thấy rõ được vấn đề thông qua việc tách nhỏ hình ra để quan sát, từ đó hình thành rất dễ dàng các phương pháp chứng minh dựa trên những hình ảnh trực quan. - Trang 1 - Giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát, tưởng tượng, tư duy, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen, …, không rập khuôn, máy móc để hình thành sự đam mê, hứng thú học tập và tự mình thiết kế rồi định ra hướng chứng minh và từ đó ngày càng yêu thích học Hình học hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A6 năm học 2017 – 2018 và tất cả các em học sinh ở các khối lớp trước đây tôi đã từng giảng dạy ở Trường THCS Lê Lợi – Ea H’leo – ĐắkLắk 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Vấn đề chứng minh Hình học 7, 8 thì khá nhiều nhưng trọng tâm vẫn là chứng minh tam giác bằng nhau và tam giác đồng dạng. Vì thời gian và điều kiên không cho phép nên ở đây tôi chỉ xin đưa vào áp dụng cho hai phần chính này, còn riêng các dạng khác thì chúng ta cùng nghiên cứu và áp dụng tiếp tục 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu về phương pháp dạy học môn Hình học, đặc biệt là các phương pháp, kỹ thuật chứng minh hình học. Phương pháp phỏng vấn điều tra trực tiếp trên đối tượng học sinh để tìm ra những điểm khó của học sinh, những vấn đề học sinh chưa hiểu, chưa tìm ra phương pháp để chứng minh. Phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp, dự đoán để nghiên cứu ra phương pháp hay nhưng dễ hiểu đối với học sinh. Phương pháp quan sát: sau khi tiến hành áp dụng kỹ thuật này vào bài dạy của mình, tôi tiến hành quan sát học sinh làm, trình bày để rút ra những cái thiếu sót của nó cũng như xem các em hiểu đến đâu và làm được đến đâu để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Con đường đi từ chỗ có tri thức “biết” đến chỗ có tri thức tương ứng “biết làm” là một con đường luyện tập, nội dung của sự luyện tập này rất phong phú, - Trang 2 - nhưng cái cốt lõi là phải có phương pháp và biết vận dụng các kỹ thuật khác vào việc làm đó. Tôi đơn cử việc học lý thuyết về hai tam giác bằng nhau, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác cũng như trường hợp đồng dạng thì có thể học sinh biết được nhưng áp dụng vào một bài toán cụ thể thì chưa chắc đã làm được như hiểu. Đã nói đến Hình học thì đầu tiên phải vẽ được hình, vẽ được hình rồi nhưng phải quan sát cho tốt mới nhìn ra được mối quan hệ giữa góc, cạnh,… trong hình đó, đối với việc này thì Hình dễ đã khó đối với các em, huống gì là những bài toán có hình hơi phức tạp. Với những kinh nghiệm thực tế của bản thân hồi còn đi học, kết hợp với việc nghiên cứu về những khó khăn của học sinh đã thôi thúc tôi tìm tòi và suy nghĩ đến kỹ thuật trích hình thành những hình đơn giản hơn, dễ nhìn hơn từ một hình phức tạp. Vậy thì chính bản thân tôi khi dạy cũng dễ giảng dạy, học sinh học cũng dễ để chứng minh, dễ nắm kiến thức, từ đó hứng thú với phân môn Hình học hơn. Khi đã hứng thú với môn Hình học thì học sinh sẽ yêu thích hơn, cố gắng nỗ lực hơn, lúc đầu là những bài dễ, dần dần đi đến những bài khó hơn, khơi dậy trong các em sự tìm tòi, đam mê. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy và áp dụng kỹ thuật này tôi thấy học sinh của tôi tiến bộ lên hẳn, kết quả học tập cũng cao hơn trước. 2. Thực trạng: Chúng ta thường nge nhiều người nói: tạo hứng thú học tập cho học sinh, hứng thú là ở chỗ này đây, từ chỗ không biết gì vì hình quá phức tạp đến chỗ hình dễ nhìn hơn, dễ phát hiện hơn, dễ phán đoán hơn và dễ để các em chứng minh hơn, từ chỗ không yêu thích môn học đến yêu thích là đây. Nhưng thực trạng hiện nay theo tôi được thấy và qua tìm hiểu ở học sinh thì việc thầy cô giáo tạo ra được sự hứng thú đó vẫn còn ít, mỗi khi đến tiết hình học là một ám ảnh với các em vì không hiểu bài. Vốn dĩ Hình học đã khó nhưng với thực trạng như dưới đây thì Hình học càng trở nên khó hơn: Nhiều học sinh không biết vẽ hình vì một số thầy cô giáo ít hướng dẫn chi tiết, cụ thể để các em nắm chắc về phương pháp vẽ hình, nhiều lúc chỉ gọi học sinh lên bảng vẽ hoặc tự mình vẽ cho nhanh để làm bài kẻo hết giờ. Một số em - Trang 3 - thì ít chịu khó nghiên cứu về phương pháp vẽ hình mà chỉ vẽ theo cảm tính nên độ chính xác của hình vẽ không cao hoặc mất nhiều thời gian. Nếu không vẽ được hình thì khả năng chứng minh vô cùng khó khăn, vẽ được hình rồi nhưng hình phức tạp, khó nhìn thì thầy cô giáo vẫn để như vậy và hướng dẫn cho học sinh cách chứng minh. Nhiều lúc học sinh có thể thấy được nhưng khả năng khắc sâu kiến thức và khả năng trực quan về hình ảnh đang còn thiếu, khiến học sinh còn mơ hồ về phương pháp nhìn và phương pháp chứng minh. Nếu chỉ để một hình chung như vậy thì không rèn cho học sinh khả năng trực quan hóa, khả năng tư duy, tưởng tượng, khả năng phân tích và dự đoán phương pháp, lựa chọn áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế sẽ khó khăn. Nhiều học sinh ham học, muốn tìm hiểu khám phá tri thức, nhưng bên cạnh đó còn còn nhiều em không chịu tiếp thu kiến thức, biết là Hình học khó nhưng nếu mình chịu khó học thì dần cũng dễ hơn, trước biết ít sau biết nhiều hơn, hứng thú hơn. Bên cạnh đó vẫn có một số giáo viên đã áp dụng kỹ thuật trích hình này vào quá trình giảng dạy nhưng chưa thực sự thường xuyên cũng như chưa đầu tư nghiên cứu về sự tiếp thu kiến thức của học sinh mình đến đâu. Vì vậy kết quả chưa cao. Qua tìm hiểu, điều tra, khảo sát đối tượng học sinh mà tôi đã từng dạy ở trường (lúc mới vào nhận lớp) về các vấn đề liên quan đến phân môn Hình học, cùng với việc thống kê kết quả học tập của các em, tôi đã thu được một kết quả không được khả quan cho lắm: Khả năng chứng minh Hứng thú với phân Yêu thích học phân Phân môn Hình học Hình học Khá, tốt môn Hình học Chưa tốt Hứng thú môn Hình học Chưa Yêu thích hứng thú Tỉ lệ 33% 67% 40% - Trang 4 - 60% Chưa yêu thích 42% 58% Mức độ hiểu bài của học sinh Hiểu Hiểu sơ sai Chưa hiểu Tỉ lệ 20% 23% 57% Khá Trung bình Yếu, kém 16% 44% 34% Kết quả học tập phân môn Hình Giỏi học Tỉ lệ 6% Chứng minh hình học là một vấn đề nan giải đối với nhiều thế hệ học sinh, vì vậy cần phải có sự nỗ lực của thầy và trò tìm ra những phương pháp, cách thức để việc chứng minh Hình học được dễ dàng hơn, kết quả học tập cao hơn 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a) Mục tiêu của giải pháp. Tôi muốn nêu lên một số giải pháp, biện pháp giúp học sinh trang bị cho mình kỹ thuật khi chứng minh các bài toán Hình học, giúp các em hứng thú hơn trong khi học phân môn Hình học THCS, giúp học sinh nắm được phương pháp học tập, dễ dàng chứng minh bài toán từ dễ đến khó, tiếp thu kiến thức ở trên lớp một cách hiệu quả và vận dụng những kiến thức đó một cách linh hoạt để giải các bài tập, nâng cao kết quả học tập b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Tôi tạm thời chia những bài chứng minh toán hình ra 2 dạng: những bài toán có hình vẽ đơn giản và những bài toán có hình vẽ phức tạp để có những cách thức khác nhau hướng dẫn học sinh làm bài tập. Đối với những bài toán có hình vẽ đơn giản thì việc nhìn vào hình vẽ để chứng minh là khá dễ đối với các em, tôi chưa cần sử dụng kỹ thuật tách hình, mà chủ yếu hướng dẫn, định hướng để các em phát hiện ra cách làm; đối với những bài toán có hình vẽ phức tạp thì tôi sẽ hướng dẫn cho các em làm bằng cách sử dụng kỹ thuật tách hình để biến những hình vẽ phức tạp đó thành những hình vẽ đơn giản hơn, dễ nhìn hơn. Ở đây tôi - Trang 5 - chỉ hướng dẫn, định hướng cho các em dùng kỹ thuật tách hình để các em tự mình chứng minh. * Đối với những bài toán có hình vẽ đơn giản Bài tập 19 sgk Toán 7 HK1 trang 114: Cho hình 72. Chứng minh rằng: a) ΔADE = ΔBDE D b) DAE = DBE a) Đối với bài toán này, học sinh rất dễ dàng thấy được tam giác ΔADE và ΔBDE sẽ bằng nhau theo trường hợp c-c-c, với DE là cạnh chung của hai A B tam giác b) Muốn chứng minh DAE = DBE thì xuất phát E Hình 72 từ hai tam giác bằng nhau, mà theo chứng minh trên thì ΔADE = ΔBDE . Vậy việc chứng minh này tương đối dễ dàng đối với các em Bài tập 31 sgk Toán 7 HK1 trang 120: Cho đoạn thẳng AB, điểm M nằm trên đường trung trực của AB. So sánh độ dài các đoạn a thẳng MA và MB. M Nhìn sơ qua hình vẽ, học sinh đã thấy được ΔMIA = ΔMIB theo trường hợp c-g-c với góc I = 900 , A I B cạnh MI chung. Vậy nên việc so sánh MA và MB nhanh chóng có kết quả Bài tập 34a sgk Toán 7 HK1 trang 123: Cho hình dưới, có tam giác nào bằng nhau? Vì sao? A n n m B m D C - Trang 6 - Những bài toán có hình vẽ đơn giản thế này thì việc nhận ra cách giải đối với học sinh không phải là một vấn đề khó, nhìn vào hình thì các em có thể kết luận ngay ΔABC = ΔABD (g-c-g) Bài tập 35 sgk Toán 7 HK1 trang 123: Cho góc xOy khác góc bẹt, Ot là tia phân giác của góc đó. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot, nó cắt Ox và Oy theo thứ tự ở A và B. y B a) Chứng minh rằng OA = OB b) Lấy điểm C thuộc tia Ot, chứng O t H minh rằng CA = CB và OAC = OBC Để khắc sâu kiến thức cho HS, A x tôi thường đưa ra câu hỏi: để chứng minh hai cạnh bằng nhau thì các em thường chứng minh từ đâu? Sau khi học sinh nhớ và phát biểu rằng chứng minh hai tam giác bằng nhau. Khi đó là một bước thuận lợi cho tôi và các em vì OA thuộc tam giác OAH, OB thuộc tam giác OBH, mà hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh – góc. Câu b thì cũng tương tự như vậy, các em tiếp tục vẽ hình và tự mình chứng minh. Bài tập 29 sgk Toán 8 HK2 trang 74: Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ có kích thước như trong hình dưới đây. a) ΔABC và ΔA'B'C' có đồng dạng với nhau không? Vì sao? b) Tính tỉ số chu vi của hai tam giác đó. A 9 6 B A' 12 6 4 C B' 8 C' Nhìn vào hai hình này thì học sinh có thể dựa vào độ lớn dần của các cạnh để tính được các tỉ số - Trang 7 - AB 6 3 = = A 'B' 4 2 AC 9 3 = = A 'C' 6 2 ; BC 12 3 = = B'C' 8 2 ; Từ đó HS có thể kết luận được hai tam giác đồng dạng. Dựa vào hình vẽ đơn giản, trực quan, kết hợp với tính chất của dãy tỉ số bằng nhau thì HS tính được dễ dàng tỉ số chu vi của hai tam giác * Đối với những bài toán có hình vẽ phức tạp Bài tập 29 sgk Toán 7 HK1 trang 120: Cho góc xAy. Lấy điểm B trên tia Ax, điểm D trên tia Ay sao cho AB = AD. Trên tia Bx lấy điểm E, trên tia Dy lấy điểm C sao cho BE = DC. Chứng minh rằng ΔABC = ΔADE x E B A D C y Sau khi cho HS tiến hành vẽ hình xong, tôi thấy nếu để HS nhìn vào hình vừa vẽ để chứng minh thì khó cho các em và các em cũng cảm nhận được điều đó, qua nhiều năm kinh nghiệm dạy Hình học, tôi đã nghĩ đến việc hướng dẫn các em trích hình từ hình phức tạp thành hai hình đơn giản như dưới đây: E B B A A D C D Hình ảnh của ΔABC và ΔADE được trích ra từ hình trên nhìn rất đơn giản, rõ ràng, HS dễ dàng nhận thấy được hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp c-g-c, những kí hiệu bằng nhau trên hai hình vẽ đơn giản này đã nói - Trang 8 - lên điều đó. Cũng bài toán này tôi thấy trước khi chưa dùng kỹ thuật trích hình, nhìn vào hình phức tạp ban đầu HS bối rối, không tư duy được, tưởng tượng được và không nhớ hết được những yếu tố bằng nhau trong hai tam giác đó; số lượng các em hiểu được và chứng minh được còn ít. Tuy nhiên, sau khi tôi hướng dẫn để các em trích hai hình đó ra để quan sát thì thật là bất ngờ vì số lượng em nhìn thấy được sự bằng nhau của hai tam giác rất nhiều. Tôi thấy được niềm vui, sự hứng thú, vui vẻ trên mặt của từng em khi chứng minh được bài này. Bài tập 36 sgk Toán 7 HK1 trang 123: Cho hình dưới, có OA = OB, OAC = OBD . Chứng minh rằng AC = BD D A O B C Tương tự bài toán trên, việc chứng minh từ hình vẽ phức tạp này hơi khó với các em, tôi cũng đã hướng dẫn các em trích tam giác OAC và tam giác OBD có chứa hai cạnh AC và BD, đến đây thì dễ dàng để HS nhận thấy được hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp g-c-g, để từ đó suy ra hai cạnh tương ứng bằng nhau D A O O C - Trang 9 - B Bài tập 41 sgk Toán 7 HK1 trang 124: Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau tại I. Vẽ ID ⊥ AB (D  AB) , IE ⊥ BC (E  BC) , IF ⊥ AC (F  AC) . Chứng minh rằng ID = IE = IF. A F D I 1 1 2 2 B C E Hình vẽ và cách chứng minh của bài toán này mới vô cùng phức tạp đối với các em khi nhìn tổng quát vào hình vẽ phức tạp ở trên. Nhưng nếu nhìn vào hình tôi vừa hướng dẫn HS trích ra từ hình phức tạp trên thì việc định hướng cho các em chứng minh không còn phức tạp nữa. Nhìn vào hai hình dưới đây, HS có thể dự đoán ngày sẽ đi chứng minh DI = IE và IE = IF và đi đến kết luận dựa vào tính chất bắc cầu. Riêng việc chứng minh các cạnh này bằng nhau thì bây giờ đã dễ hơn đối với các em rồi, nhìn vào hình các em thấy ngay được tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn F D I 1 I 1 2 2 B E E C Bài tập 43 sgk Toán 7 HK1 trang 125: Cho góc xOy khác góc bẹt. Lấy các điểm A, B thuộc tia Ox sao cho OA < OB. Lấy các điểm C, D thuộc tia Oy sao cho OC = OA, OD = OB. Gọi E là giao điểm của AD và BC. Chứng minh rằng: a) AD = BC b) ΔEAB = ΔECD - Trang 10 - c) OE là tia phân giác của góc xOy x B A 1 1 O 2 E 1 C D y Sau khi tìm ra được hai tam giác OAD và OCB chứa hai cạnh cần chứng minh bằng nhau là AD và BC, tôi hướng dẫn học sinh trích hình vẽ như dưới đây và HS đã tìm được cách chứng minh. Tương tự như vậy đối với câu b, c chúng ta cũng hướng dẫn HS để các em tự mình chứng minh B A O O C D Bài tập 51 sgk Toán 7 HK1 trang 128: Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D thuộc cạnh AC, điểm E thuộc cạnh AB sao cho AD = AE. a) So sánh ABD và ACE b) Gọi I là giao điểm của BD và CE. Tam giác IBC là tam giác gì? Vì sao? A E D I C B - Trang 11 - Cũng giống như những bài toán trên, ở đây tôi trích hai tam giác ADB và AEC để chứng minh bằng nhau, sau đó suy ra được hai góc tương ứng bằng nhau, nhìn lên hình vẽ các em chứng minh được A A E D C B Bài tập 65 sgk Toán 7 HK1 trang 137: Cho tam giác ABC cân tại A (A  900 ) . Vẽ BH ⊥ AC ( H  AC ), CK ⊥ AB ( K  AB ). a) Chứng minh rằng AH = AK b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A. A H K I B C Tam giác AHB bằng tam giác AKC đã giúp các em chứng minh được AH = AK rất đơn giản A A H K C B - Trang 12 - Câu b thường sử dụng một phần kết quả câu a cùng với hình vẽ được trích ra từ hình vẽ ban đầu, HS thấy được ΔAKI = ΔAHI (ch-cgv) từ đó suy ra hai góc KAI và HAI bằng nhau, để kết luận được AI là tia phân giác A H K I Bài tập 32 sgk Toán 8 HK2 trang 77: Trên một cạnh của góc xOy (xOy  1800 ) , đặt các đoạn thẳng OA = 5cm, OB = 16cm. Trên cạnh thứ hai của góc đó, đặt các đoạn thẳng OC = 8cm, OD = 10cm. a) Chứng minh rằng hai tam giác OCB và OAD đồng dạng b) Gọi giao điểm của các cạnh AD và BC là I, chứng minh rằng hai tam giác IAB và ICD có các góc bằng nhau từng đôi một. B x 16 A 5 O 8 I 10 C D y Với câu a, để học sinh nhìn vào hình phức tạp như trên thì khả năng phán đoán, tính toán và chứng minh được bài này là cả một vấn đề. Để đơn giản hơn, - Trang 13 - tôi hướng dẫn các em trích hai tam giác cần chứng minh đồng dạng ra như dưới đây B A 5 16 O 10 D O 8 C Khi hình từ phức tạp trở nên đơn giản như thế này thì có lẽ không cần đến tôi phải hướng dẫn mà các em cũng có thể chứng minh được hai tam giác trên đồng dạng Riêng câu b, thì độ phức tạp hơn câu a, tôi hướng dẫn HS trích hai tam giác cần chứng minh các góc bằng nhau từng đôi một như dưới đây. B A I C D Quan sát vào hình các em có thể thấy rõ: AIB = CID (đối đỉnh) IDC = IBA (vì tam giác OCB và OAD đồng dạng suy ra) Từ đó HS có thể chứng minh được hai góc còn lại cũng bằng nhau - Trang 14 - c) Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp: Biện pháp tôi đưa ra có tính hệ thống, logic, khoa học và có tính ứng dụng cao, giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh được kiến thức một cách dễ dàng ở trên lớp và vận dụng linh hoạt khi làm bài tập ở nhà. d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: Hình học tuy khó nhưng nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu nghiên cứu những phương pháp dạy, áp dụng những kỹ thuật dạy học hay vào mỗi bài học; đưa những bài toán, hình vẽ khó, khái quát, phức tạp về những bài toán, hình vẽ đơn giản hơn thì việc chứng minh những bài toán Hình học không còn khó khăn với các em nữa, khi đó các em ngày càng yêu thích môn học hơn và kết quả học tập có nhiều tiến bộ khả quan: Khả năng chứng minh Hứng thú với phân Yêu thích học phân Phân môn Hình học Hình học Khá, tốt môn Hình học Chưa tốt Hứng thú môn Hình học Chưa Chưa yêu Yêu thích hứng thú Tỉ lệ 66% 34% 82% 18% thích 75% 25% Mức độ hiểu bài của học sinh Hiểu Hiểu sơ sai Chưa hiểu Tỉ lệ 45% 36% 19% Khá Trung bình Yếu, kém 37% 41% 8% Kết quả học tập phân môn Hình Giỏi học Tỉ lệ 14% Tuy kết quả có tiến bộ nhưng học tập là cả một quá trình dài, cần phải có sự giúp đỡ của giáo viên và sự nỗ lực của học sinh thì kết quả học tập mới cao được. - Trang 15 - III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Hình học tuy khó, nhưng dù khó đến đâu thì cũng có thể biến khó thành dễ để giải quyết. Phương pháp dạy và học ảnh hưởng lớn đến kết quả dạy – học, thầy luôn luôn tìm ra những phương pháp mới, những cách dạy mới, cách lí giải mới, trò luôn luôn tự mình nỗ lực cố gắng để chiếm lĩnh kiến thức. Với nhiều năm nghiên cứu, áp dụng và bổ sung cho kỹ thuật trích hình, tôi thấy học sinh của tôi biết cách chuyển những bài toán khó, có hình vẽ phức tạp về những bài toán dễ, có hình vẽ đơn giản để giải, các em tiến bộ rõ rệt trong quá trình chứng minh Hình học, nắm chắc kiến thức, hứng thú, yêu thích môn học và kết quả học tập phân môn Hình học ngày càng cao hơn. Tuy kỹ thuật hay nhưng nó mới chỉ là một kỹ thuật nhỏ trong nhiều kỹ thuật mà mỗi người thầy ứng dụng, qua đây tôi mong được sự góp ý đóng góp, xây dựng của anh chị em đồng nghiệp, cũng như chúng ta cùng nhau nghiên cứu ra thêm nhiều kỹ thuật dạy học hay nữa để giúp học sinh vượt qua nỗi ám ảnh mỗi khi đến tiết Hình học. 2. Kiến nghị: Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy một số thầy cô còn chưa nhiệt tình trong việc tìm ra những phương pháp hay để giúp học sinh của mình nhanh tiến bộ và yêu thích môn Hình học hơn. Tôi khá băn khoăn với việc này, mặc dù vẫn biết học sinh của mình không được yêu thích Hình học, giáo viên mình cũng không có quá nhiều thời gian trên lớp để giúp tất cả học sinh cùng nhau tiến bộ, nhưng dù sao tôi cũng có một mong muốn rằng thầy cô giáo chúng ta cùng nhau cố gắng, cùng nhau chung sức vì học sinh thân yêu. Ea Hiao, Ngày 20 tháng 2 năm 2018 Người viết Hoàng Tấn Thành - Trang 16 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa toán 6, 7, 8, 9 2. Sách giáo viên Toán 6, 7, 8, 9 3. Xây dựng mô hình trường THCS tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 4. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán nhiều chu kỳ - Trang 17 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan