Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn giáo dục trẻ 5 6 tuổi phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi k...

Tài liệu Skkn giáo dục trẻ 5 6 tuổi phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu

.DOC
78
634
140

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống…..). Biến đổi khí hậu diễn ra trong một thời gian dài và là một thực tế không thể xóa bỏ nó. Vì vậy hiểu biết về biến đổi khí hậu, từ đó con người có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Ngày nay giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của những biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên - giáo dục mầm non. Thực tế trong thời gian gần đây Bộ giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các quyển tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.Và đặc biệt trong kế hoạch nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Trường mầm non A Tứ Hiệp đều xác định việc giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên. Đối với trường mầm non A Tứ Hiệp, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu Trang 1 được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày. Tuy nhiên, trẻ lớp tôi phụ trách. Mặc dù các cháu đã có những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng nóng, sét, lốc, mưa đá…); các cháu biết thực hiện một số hành vi tốt như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nước…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu chưa có như: hiểu biết về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu; ảnh hưởng và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với con người và môi trường; cách phòng ngừa, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng nghép trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên các bạn đồng nghiệp của tôi còn e ngại về nội dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng mới chỉ đại khái qua loa chưa mang lại hiệu quả cao. Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống và có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục trẻ 5-6 tuổi phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu ”. - Mục đích của đề tài: + Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. + Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Trang 2 - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. - Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non A xã GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 3 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ và bão. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước ta nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nước biển dâng và các tác động khác làm cho thiên tai ngày càng gia tăng.Trong các đối tượng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu thì trẻ em là người chịu hậu quả nặng nề nhất, vì chúng còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng. Sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng do không được đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, vui chơi, học hành.Vì vậy có thể nói biến đổi khí hậu sẽ tác động bất lợi tới việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em bao gồm cả quyền sinh tồn, quyền phát triển, quyền bảo vệ, quyền tham gia. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện quyền trẻ em nói riêng vẫn là một bài toán khó đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này, biến đổi khí hậu có thể phá hủy thành quả của hàng chục năm về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của đất nước ta.Trước nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra, khả năng thích ứng tốt nhất và cũng là giải pháp hàng đầu là cần nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường, từ người lớn đến trẻ em phải ý thức được nguy cơ và tác động cũng như nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, từ đó có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên, năng lượng. Giáo dục trẻ mầm non về biến đổi khí hậu là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ... Nội dung giáo dục trẻ về phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong nhà trường mầm non: Trang 4 - Giáo dục trẻ nhận biết các hiện tượng thời tiết, về nguy cơ của mưa bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sạt lở đất, lốc, sét, chớp, nắng nóng,…. - Giáo dục trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa; biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm, biết tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình khi không có được sự giúp đỡ của người lớn như: chạy nhanh tìm nơi trú ẩn an toàn, tìm các vật dụng có thể che chắn cho cơ thể. - Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn khi có thảm họa thiên tai - Hình thành ở trẻ kĩ năng tự bảo vệ mình: Bình tĩnh, không hoảng loạn; không được tự ý ra khỏi nhà hoặc ra khỏi nơi sơ tán; biết tìm nơi trú ẩn an toàn: không trú mưa dưới cây to, hoặc trong lều quán trơ trọi; mặc ấm khi trời giá lạnh. Khi thấy dấu hiệu mưa đá thì tìm cách che đầu và thân thể. Phòng tránh lũ quét (không đi học, đi chơi một mình gần sông suối, khe núi.....), mặc áo phao khi đi trên thuyền, tập bơi,..khi khát nước:uống nước đun sôi - Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn VS cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…). - Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện nước, bảo vệ nguồn nước, cây xanh. Các nội dung trên có thể tiến hành giáo dục trẻ trong các hoạt động học và trong các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi, trong những tình huống, thời điểm thích hợp. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2.1. Mô tả thực trạng: - Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn thôn Cương Ngô xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 3 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ. Trường được xây 2 tầng, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi Trang 5 và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, các trang thiết bị thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khi xảy ra thảm hoạ, thiên tai, đồ dùng chăm sóc bảo vệ môi trường của lớp, của trường cũng được đầu tư tương đối đầy đủ. - Năm học 2012-2013 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non A xã Tứ Hiệp phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn A1 ( 5-6 tuổi) tại khu Cương Ngô 1. Lớp có 4 cô giáo, bản thân tôi đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, 3 cô giáo cùng lớp cũng đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non. - Lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non A xã Tứ Hiệp có tổng số 68 cháu, trong đó có 32 cháu gái và 36 cháu trai. - Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.2. Điều kiện thuận lợi : - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. - 100% trẻ đúng độ tuổi 5-6 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ nên rất có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh. - Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động bảo vệ môi trường. - Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp. 2.3. Điều kiện khó khăn: - Sĩ số trẻ của lớp rất đông 68 cháu nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều trẻ trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Tuy các cháu đã có những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng nóng, sét, lốc, mưa đá…); các cháu biết thực hiện một số hành vi tốt như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nước…Nhưng Trang 6 những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu chưa có như: hiểu biết về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu; ảnh hưởng và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với con người và môi trường; những kỹ năng, hành vi phòng ngừa, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. - Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ tuy nhiên nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện về môi trường để chăm sóc và giáo dục trẻ. - Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế. - Mặt khác, nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả 3. CÁC BIỆN PHÁP: 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ. * Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu ban đầu của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ và cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9) giáo viên phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh đầu Trang 7 năm. Từ đó giáo viên sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém. * Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2012 tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu ban đầu về ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ và cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu cũng như các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non. Sau đây tôi xin minh hoạ bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lớp mình: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ( LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN 5 -6 TUỔI) Họ và tên trẻ:................................................................................................... Ngày sinh:....................................................................................................... Học sinh lớp:....................... Trường mầm non :............................................. TT MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẠT CHƯA ĐẠT VỀ KIẾN THỨC 1 - Trẻ có những hiểu biết về một số dấu hiệu ban đầu về Trang 8 ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường, đến cuộc sống xung quanh bé. - Trẻ có những hiểu biết đơn giản về một số loại hình 2 thiên tai, thảm hạo như: bão, lũ, mưa dông, sét, lốc, mưa đá, hạn hán, hỏa hoạn, nắng nóng...và dấu hiệu nhận biết các hiện tượng đó sắp xảy ra. - Trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vât, thực vật và con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi 3 quanh mình, biết cách chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở, bảo vệ môi trường, tiết kiệm các nguồn năng lượng. Có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện. - Trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm 4 5 sóc giữ gìn sức khoẻ của bản thân. Biết tránh những nơi nguy hiểm, biết tự bảo vệ mình khi xảy ra thảm họa thiên tai. - Biết chấp nhận thực tế, không hoảng sợ và thích nghi với điều kiện sống hiện tại. VỀ KỸ NĂNG, HÀNH VI 6 - Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, trường, lớp học, gia đình, nơi ở như: tham gia 7 chăm sóc vật nuôi, cây trồng , vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa ở gia đình, trường, lớp học....với những công 8 9 10 việc vừa sức với trẻ. - Tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh. - Có thói quen tiết kiệm các nguồn năng lượng: Tiết kiệm nước, tiết kiện điện.... - Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường như; vứt rác bừa bãi, Trang 9 chặt cây, hái hoa, giẫm lên cỏ, bắn, giết động vật, làm ồn... - Có một số kỹ năng, hành vi để tự bảo vệ, chăm sóc bản thân như: Chạy khỏi nơi nguy hiểm ( không trú dưới gốc cây to khi co sấm sét, không chơi gần cửa sổ khi có mưa to, có sét, không chơi ngoài sân khi có mưa 11 đá, biết tìm chỗ trú và dùng vật che chắn bảo vệ cơ thể, không chơi gần hồ ao sông suối)... Biết kêu cứu. Biết bơi. Có thói quen tự phục vụ trong sinh hoạt các nhân. Có thói quen che chăn bảo vệ cho cơ thể ( đội mũ, đeo kính, khẩu trang, mặc quan áo chống nắng, mặc ấm khi trời rét....). VỀ THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM 12 13 - Yêu thích và gần gũi với thiên nhiên. - Dũng cảm, không hoảng sợ trước những thảm họa 14 thiên tai - Quan tâm đến các vấn đề về môi trường của trường, lớp học, gia đình; Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: Vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, gĩư gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá, rác thải ở sân trường…. TỔNG Tứ Hiệp, ngày ….tháng…..năm….... Giáo viên đánh giá ( Kí tên) ........................................................ Trang 10 * Kết quả đạt được: Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu ban đầu ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường, cuộc sống xung quanh trẻ và cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, đã được tổng hợp từ các bảng đánh giá cá nhân từng trẻ như sau: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO LỚN A1 - TRƯỜNG MẦM NON A XÃ TỨ HIỆP ( THÁNG 9/ 2012) Mục tiêu Số trẻ 68 cháu 100 % VỀ KIẾN THỨC Đ 27 39.7 CĐ 41 60.3 VỀ KỸ NĂNG VỀ THÁI ĐỘ HÀNH VI TÌNH CẢM Đ 31 45.6 CĐ 37 54.4 Đ 30 44.1 CĐ 38 55.9 3.2 Biện pháp 2: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện, trò chơi dân gian, các thí nghiệm khoa học có nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. * Các bài thơ, bài hát, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trò chơi, câu chuyện có nội dung gần gũi, dễ nhớ, phù hợp với trẻ. Vì vậy khi trẻ được học tập những kiến thức, kỹ năng mà lại thông qua các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, câu chuyện, trò chơi thì trẻ rất thích, hứng thú. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trò chơi trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và nhớ rất lâu. Từ đó sẽ trở thành một tiềm thức ăn sâu trong ý thức của trẻ. * Cách làm: Tôi sưu tầm các bài hát có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các tuyển tập bài hát dành cho trẻ mầm non. Ngoài ra tôi sử dụng nhạc của một số bài hát để đặt lời mới cho bài hát đó có nội dung giáo dục về thời tiết và bảo vệ môi trường. Các bài thơ, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, câu chuyện, trò chơi tôi cũng sưu tầm trong các quyển tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố. Có những trò chơi, tôi dựa trên lời của các trò chơi dân gian để đặt lời mới cho trò chơi đó có nội dung giáo dục về thời tiết và Trang 11 bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ngày nay công nghệ thông tin hiện đại cập nhật thường xuyên. Nên tôi cũng sưu tầm được một số câu chuyện, bài hát trên mạng. * Kết quả đạt được: Tôi đã sưu tầm và sáng tác được như sau: a. Đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ: Qua các câu đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ này trẻ sẽ học tập được những kinh nghiệm về dự báo thời tiết mà các cụ ta đã đúc kết ra qua hàng trăm nghìn năm. - Số lượng 20 câu. ( Nội dung các câu đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ kèm theo ở phần phụ lục 2.1) b. Bài hát: - Em yêu cây xanh: Hoàng Văn Yến - Bé quét nhà: Hà Đức Hậu - Khám tay: Đào Việt Hưng - Hoa kết trái: Phạm Thị Sửu - Hoàng Thị Lộc - Mưa rơi: Dân ca Xá - Ra chơi vườn hoa: Văn Tấn - Cho tôi đi làm mưa với: Hoàng Hà - Có những hạt nước rơi: Sưu tầm - Những đám mây sẽ kể: Đỗ Trí Dũng - Nhanh tay cất dọn đồ chơi - Sưu tầm: “ Bạn ơi hết giờ rồi, nhanh tay cất đồ chơi, nhẹ tay thôi bạn nhé, cất đồ chơi đi nào” - Em đi trồng cây - Sưu tầm: “ Nào bạn ơi mau đến đến đây. Chúng ta cuốc đất chúng ta trồng cây. Rồi ngày mai cây sẽ lớn nhanh. Góp sức ta bảo vệ môi trường” - Cùng nhau bảo vệ môi trường: Nhạc nước ngoài, dịch Jang Young Soog “ Tôi làm gì đây làm gì đây để bảo vệ môi trường. Nào cùng nhau góp sức thi đua ta cùng làm sạch môi trường. Ta phân loại rác ra bạn ơi rồi mới cho vào thùng. Bạn nhớ luôn luôn dùng lại đồ vật có thể dùng.” c. Thơ ca: Trang 12 - Những bài thơ trong chương trình: + Chổi ngoan: Vũ Thị Minh Tâm + Hoa kết trái: Thu Hà + Cây dây leo: Xuân Tiến + Thỏ bông bị ốm: Sưu tầm - Những bài thơ ngoài chương trình: + Không vứt rác ra đường: Vũ Thị Minh Tâm + Bé quét rác: Hoàng Thị Dân + Ghi nhớ: Hoàng Thị Dân + Chuyện bé Bin: Trần Bích Hà + Tâm sự của bức tường: Minh Hiền sưu tầm + Sân trường em: Thu Phương sưu tầm + Vệ sinh môi trường: Minh Châu + Thỏ nâu và thỏ trắng: Thu Phương sưu tầm + Bé tự bảo vệ sức khỏe: Minh Hiền sưu tầm + Bé ngoan: Quang thị San + Thư của bé: Hoàng Thị Dân + Bé ngoan: Minh Huyền sưu tầm + Chuyện của bạn Bi: Hồng Thu sưu tầm. + Mưa: Trần Đăng Khoa + Cầu vồng: Xuân Quỳnh + Nắng bốn mùa: Mai Anh Đức ( Nội dung các bài thơ kèm theo ở phần phụ lục 2.2) d. Trò chơi: - Dựa vào nhịp điệu bài đồng dao trong trò chơi dân gian tôi đã đặt lời mới một số trò chơi dân gian. + Lộn cầu vồng: lời tự biên + Dung dăng dung dẻ: lời tự biên - Trò chơi về khí hậu và thời tiết - Trò chơi: Nước biển dâng - Trò chơi: Phân loại hành vi nên, không nên Trang 13 - Trò chơi: Trời mưa - Trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ - Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ - Trò chơi: Ai nhanh nhất. ( Nội dung các trò chơi kem theo ở phần phụ lục 2.3) e. Câu chuyện: Tôi đã sáng tác một số câu chuyện để kể cho trẻ, nhằm mục đích giáo dục trẻ bảo vệ môi trường góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. - Chủ đề thực vật : + Truyện: Nỗi đau của lá (tự sáng tác) - Chủ đề động vật: + Truyện: Bạn cá vàng đáng thương (tự sáng tác) - Chủ đề trường mầm non: + Truyện: Đồ chơi của ai (tự sáng tác) - Chủ đề nước và các hiện tượng thiên nhiên: + Con vật rơi xuống hố nước (trong chương trình) + Giọt nước tí xíu ( Nguyễn Linh) ( Nội dung các câu chuyện kèm theo ở phần phụ lục 2.4) g. Các thí nghiệm khoa học: - Thí nghiệm: Hậu quả của hiệu ứng nhà kính: Giáo dục trẻ biết bảo vệ, cải thiện môi trường sống góp phần làm giảm hậu quả của biến đổi khí hậu. - Thí nghiệm: Chìm và nổi: Giúp trẻ nhận biết được những đồ vật nào có thể giúp trẻ nổi được dưới nước. ( Hình ảnh 1 minh họa ở phần phụ lục 1) - Thí nghiệm: Tại sao có mưa?: Giúp trẻ nhận biết vòng tuần hoàn của nước và hiểu tại sao lại có mưa. ( Hình ảnh 2 minh họa ở phần phụ lục 1) - Thí nghiệm: Nước ô nhiễm: Trẻ hiểu về ô nhiễm nước và học cách bảo vệ môi trường. - Thí nghiệm: Bé làm sạch nước: Trẻ hiểu được cách làm cho nguồn nước được trong sạch. Trang 14 - Thí nghiệm: Làm cầu vồng: Trẻ hiểu được vì sao sau khi mưa lại hay có cầu vồng xuất hiện. - Thí nghiệm: Cái nào nóng hơn: Giáo dục trẻ mặc trang phục phù hợp thời tiết - Thí nghiệm: Kính lúp: Giáo dục trẻ cẩn thận khi chơi với kính lúp, kính lúp có thể hội tụ ánh sáng và sức nóng từ mặt trời gây cháy, hỏa hoạn. ( Nội dung các thí nghiệm kèm theo ở phần phụ lục 2.5) 3.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu theo các chủ đề. * Trong chương trình giáo dục mầm non mới, nội dung giáo dục cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ lứa tuổi mầm non được tích hợp trong từng chủ đề, từng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Căn cứ vào nội dung từng chủ đề và các hoạt động trong ngày, giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động dạy trẻ. Nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nội dung giáo dục cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu phải liên quan với nội dung giáo dục, chăm sóc sức khoẻ. - Nội dung giáo dục cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu dựa vào hoạt động có hệ thống, phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động chính. - Những hiện trạng môi trường, khí hậu, thảm họa thiên tai mà cô giáo nêu ra phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, có thể ở trường hoặc ở địa phương thật cụ thể. * Cách làm: Căn cứ vào mục đích yêu cầu và nội dung của từng chủ đề, căn cứ vào nguyên tắc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu. Trang 15 Ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu để xây dựng kế hoạch giáo dục theo các chủ đề phù hợp với lứa tuổi của trẻ. * Kết quả đạt được: Qua thời gian nghiên cứu tôi đã xây dựng được kế hoạch giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu theo các chủ đề như sau: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THEO CHỦ ĐỀ KHỐI MẪU GIÁO LỚN, NĂM HỌC 2012 – 2013. STT TÊN CHỦ ĐỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC - Về con người và môi trường sống: + Hiểu môi trường mầm non bao gồm: Trường có mấy tầng, các phòng, nhóm, phòng chức năng, phòng y tế, nơi để các đồ dùng, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn cần thiết, sân, vườn, cống rãnh, các đồ dùng của lớp, của cô và trẻ, đồ 1 TRƯỜNG MẦM NON chơi, con người trong trường mầm non… + Phân biệt môi trường sạch, bẩn ở trường mầm non và gia đình. + Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp: Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, quét dọn, lau bụi, yêu quý giữ gìn bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi ở nhà, ở trường, chăm sóc các con vật nuôi, cây trồng, tham gia lao động hàng ngày. Trang 16 - Về nhu cầu sống của con người. + Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần. + Có ý thức tiết kiệm điện, nước, lương thực, thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày: + Biết sử dụng đúng mục đích các đồ dùng , dụng cụ cứu hộ, cứu nạn, bảo hộ, che chắn… ( phao, bình cứu hỏa, ô, mũ, kính, tủ y tế bông băng nẹp, …) + Giảm bớt túi nilong, khi đi chợ nên mang theo làn, túi sách, giỏ. + Chọn mua các thực phẩm của địa phương + Ăn nhiều rau xanh, giảm bớt ăn thịt. + Tạo môi trường nhà ở xanh sạch. 2 BÉ VÀ GIA ĐÌNH - Tập bơi, học cách sử dụng các đồ dùng cứu hộ: áo phao, mặc quần áo mưa, sử dụng ô, dù… - Trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa; biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm, biết tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình khi không có được sự giúp đỡ của người lớn như: chạy nhanh tìm nơi trú ẩn an toàn, tìm các vật dụng có thể che chắn cho cơ thể. - Trẻ biết số điện thoại cứu trợ: 114 cứu hỏa, 115 cấp cứu y tế. - Trẻ biết một số nghề như: cảnh sát cứu hỏa giúp dập tắt 3 NGHỀ các ngọn lửa bùng cháy, bác sĩ, y tá cấp cứu, sơ cứu các NGHIỆP bệnh nhân. Một số nghề bảo vệ môi trường: nghề trồng rừng, kiểm lâm, chăm sóc vườn thú, chăm sóc công viên, công nhân vệ sinh đường phố, bác sĩ thú ý, công nhân lái Trang 17 xe rửa đường phố... - Liên hệ với một số nghề gần gũi góp phần bảo vệ môi trường, ví dụ nghề cấp dưỡng trong trường, nghề giáo viên... - Liên hệ trực tiếp tới bản thân: Trẻ có thể làm gì để bảo vệ môi trường và giúp đỡ các bác công nhân đỡ vất vả. - Môi trường trong dịp tết dễ bị ô nhiễm do có nhiều người đi lại thăm hỏi, tham quan, rác thải nhiều hơn, nhiều xe cộ đi lại trên đường, nhiều thực phẩm được sử dụng trong dịp tết...Mùa xuân là mùa lễ hội, nhiều người đi chùa, đi hội, có tập tục ngày xuân đi hái lộc, bẻ cây, bẻ cành... 4 TẾT VÀ MÙA XUÂN - Biện pháp bảo vệ môi trường: Ăn uống hợp lý các loại thức ăn, bánh kẹo, hoa quả. Không vứt rác bừa bãi, không tiểu tiện tuỳ tiện, không khạc nhổ, không nói to nơi công cộng. Không hái lộc xuân, không ngắt lá bẻ cành.... - Có ý thức và nhắc nhở mọi người xung quang mình biết tiết kiệm các nguồn năng lượng, các loại lương thực thực phẩm. Giảm khí thải. Biết giữ gìn sức khoẻ bản thân, trang phục phù hợp thời tiết, ăn uống điều độ hợp lí. 5 THẾ GIỚI - Mối quan hệ của động vật, thực vật với môi trường: Cây ĐỘNG VẬT là thức ăn của động vật, là nơi ở của nhiều loài động vật. VÀ THỰC VẬT Cây cho bóng mát, làm không khí trong lành, giữ cho đất không bị sói mòn khi mưa bão. Nếu chặt phá cây sẽ làm cho các loài động vật mất nguồn thức ăn, nơi ở nên có thể bị chết... - Mối quan hệ giữa con người với động vật và cây cối. + Động vật và cây cối có ích cho con người, cung cấp Trang 18 thức ăn, thuốc chữa bệnh, đồ dùng, đồ chơi, giúp con người vận chuyển hàng hoá... + Con người cần chăm sóc vật nuôi cây trồng: Bảo vệ rừng, không chặt phá, làm đất, chăm sóc, tưới nước cho cây, không chặt cây không bẻ cành, chăm sóc các loài vật nuôi... - Môi trường bị ô nhiễm do giao thông: Các phương tiện giao thông thải ra khói vào không khí, gây ra các tiếng ồn, làm tắc nghẽn giao thông, gây ra tai nạn… PHƯƠNG TIỆN VÀ 6 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GIAO THÔNG. - Cách làm giảm bớt ô nhiễm môi trường do giao thông: Khuyến khích mọi người đi bộ, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt..., không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao thông... - Chấp hành các luật lệ an toàn giao thông. - Tiêt kiệm trong sinh hoạt: Làm đồ dùng, đồ chơi các phương tiện giao thông bằng phế liệu. - Con người với các hiện tượng thiên nhiên: Gió, nắng, mặt trời, hạn hán, mưa, bão lũ, dông, sét, lốc, mưa đá... + Tác hại và lợi ích của gió, các cách tránh gió. +Tác hại và lợi ích của nắng và Mặt trời: Các biện pháp chống nắng +Tác hại và lợi ích của mưa: Cách tránh mưa + Tác hại của hạn hán: Giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm các nguồn nước. +Tác hại của dông, sét, lốc, mưa đá: Các cách phòng tránh + Tác hại của lũ lụt, bão, sạt lở đất NƯỚC VÀ - Tài nguyên nước: Có nhiều loại nước khác nhau, nước CÁC HIỆN Trang 19 7 TƯỢNG không thể thiếu đối với đời sống con người, nguyên nhân THIÊN gây cho nước bị ô nhiễm, biết bảo vệ tiết kiệm nguồn NHIÊN nước, sử dụng nước đúng mục đích. - Trẻ biết được nguyên nhân chính gây nên các thảm hoạ thiên tai là do biến đổi khí hậu. Biết được hậu quả cảu các thảm hoạ thiên tai đó. Trong những năm gần đấy các thảm hoạ thiên tai thường xuyên xảy ra, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với con người và môi trường. - Tự hào về các danh lam thắng cảnh của đất nước, nơi QUÊ HƯƠNG, trẻ sống. ĐẤT NƯỚC, 8 BÁC HỒ, TRƯỜNG TIỂU HỌC - Những việc cần làm để bảo vệ danh lam thắng cảnh. - Trẻ biết được những nơi an toàn trẻ có thể đến khi có những thảm hoạ thiên tai xảy ra. 3.4 Biện pháp 4: Tích hợp các nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong mọi hoạt động học tập, vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ theo các chủ đề. * Nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu không chỉ được lồng ghép tích hợp dạy trẻ trong các giờ học theo chủ đề. Mà còn được tích hợp dạy trẻ trong mọi hoạt động học tập, vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ một ngày. Nhằm ôn luyện củng cố kiến thức, rèn kỹ năng hành vi, thái độ cho trẻ, để nó trở thành một thói quen ăn sâu vào trong ý thức, hành vi của trẻ. * Cách làm: Trong mọi hoạt động của trẻ một ngày, tôi luôn đưa các nội dung giáo dục về cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu vào dạy trẻ một cách hợp lý, nhẹ nhàng. - Ví dụ: Đưa nội dung giáo trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu vào hoạt động một ngày của trẻ 5 - 6 tuổi với chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan