Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn hiệu phó mầm non một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ m...

Tài liệu Skkn hiệu phó mầm non một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

.PDF
45
221
132

Mô tả:

*************************************************************************** ®Æt vÊn ®Ò I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 – Cơ sở lý luận Phát triển thể lực và tầm vóc con người là vấn đề rất lớn, cần thời gian dài, ngoài những giải pháp xóa đói giảm nghèo, phòng chống bệnh tạt và nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cao tri thức và mức sống nhân dân… thì nhân tố chính ảnh hưởng đến thể lực và tầm vóc con người theo các quốc gia đã thống kê: dinh dưỡng chiếm 31%, di truyền 23%, thể dục thể thao 20%, môi trường 16% và tâm lý xã hội 10%. Trong khoảng nửa thế kỷ gần đây, ý thức được tầm quan trọng về phát triển thể lực và tầm vóc con người, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã ứng dụng thành công giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao để nâng cao tầm vóc thân thể và phát triển thể lực nhân dân. Song song với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp, chính sách quan trọng cũng như các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhờ đó, thể lực và tầm vóc người Việt Nam đã có sự phát triển khá nhanh trong hai thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, thể lực và tầm vóc người Việt Nam còn có sự thua kém rõ rệt; về chiều cao thân thể, thể lực chung và sức bền ta thua kém rõ rệt Nhật Bản, Trung Quốc và ngay cả Singapore, Thái Lan… Vì những lý do trên,thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân về việc xây dựng và hoàn thiện “Đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2030” tại Thông báo số 292/TB-VPCP ngày 4/11/2010 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đã điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đề án nói trên trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo đó, với mục tiêu cải thiện thể lực, tầm vóc của người Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thời gian thực hiện đề án là 20 năm, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2011 đến năm 2020, thực hiện thí điểm giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao; giai đoạn 2 từ năm 2021 đến năm 2030 thụ *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 1 *************************************************************************** hưởng thành quả của giai đoạn 1 để thực hiện mở rộng trong phạm vi toàn quốc và hoàn thiện đề án. Bốn Chương trình của Đề án là: Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam; Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan; Phát triển thể lực và tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi; Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam. Như vậy, vị trí của giáo dục Mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quân tâm. Vậy sự phát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non hiện nay như thế nào? Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát trển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể. Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ củ sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức. Trong vài thập kỉ và đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tinh trạng thừa cân, béo phì rất nhiều. Trên thực tế, không chỉ do chế độ dinh dưỡng mà còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. Như vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu các biện pháp giúp trẻ phát triển vân động ngay từ lứa tuổi mầm non để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ. *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 2 *************************************************************************** 2 – Cơ sở thực tiễn Thực hiện Kế hoạch số 6594/KH-SGDĐT ngày 19/6/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về kế hoạch triển khai chuyên đề “Nâng cao phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013- 2016”; Kế hoạch 170/KH-GDHK về kế hoạch triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013- 2016, quận Hoàn Kiếm”, Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm, trường mầm non Chim Non cũng từng bước thực hiện kế hoạch triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013- 2016” và có được những kết quả ban đầu rất khả quan. Tôi xin ghi lại kinh nghiệm của mình trong việc chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013- 2016” trong bản Sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp chỉ đạo nhằm thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non – Quận Hoàn Kiếm”, mong nhận được sự chia sẻ từ các đơn vị trong Quận và toàn Thành phố và sự chỉ đạo, định hướng, giúp đỡ từ các cấp lãnh đạo để việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non của trường mầm non Chim Non nói riêng và của toàn ngành nói chung có những bước tiến vững chắc và đạt mục đích đề ra. II - Môc ®Ých cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm Trao đổi kinh nghiệm với các trường mầm non trong công tác chỉ đạo, triển khai việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non của quận Hoàn Kiếm và Thành phố. Nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non tại trường mầm non Chim Non. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người giáo viên mầm non trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non. *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 3 *************************************************************************** Tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. III - §èi t-îng nghiªn cøu Thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” tại trường mầm non Chim Non - Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Giáo viên và học sinh trường mầm non Chim Non quận Hoàn Kiếm. IV - Ph¹m vi nghiªn cøu Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin được trình bày các biện pháp nhà trường đã chỉ đạo nhằm thực hiện tốt việc thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” tại trường mầm non Chim Non - Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội. *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 4 *************************************************************************** néi dung I – NỘI DUNG LÝ LUẬN Phát triển thể lực tầm vóc con người Việt Nam có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên trên thực tế, tầm vóc và thể lực của người Việt còn nhiều hạn chế so với các nước khác trong khu vực. Đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 đang được tập trung triển khai và đặc biệt quan tâm tới lứa tuổi học đường. Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” ra đời cũng nhằm để thực hiện tốt mục tiêu Đề án của Chính phủ. Để thực hiện tốt Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”, người quản lý phải hiểu rõ khái niệm, mục đích, ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào taọ Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm. Mỗi thành viên trong Ban giám hiệu phải luôn thực sự ý thức trách nhiệm, cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu về mục đích, nội dung, phương pháp thực hiện Chuyên đề để có sự chỉ đạo, định hướng cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý và điều hành mọi hoạt động nhà trường, luôn có những chỉ đạo đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên cùng thực hiện tốt Chuyên đề phát triển vận động, đạt mục đích đã đề ra. Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và Phó Hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng được phân công phụ trách chuyên sâu nhưng khi quản lý, kiểm tra thì có sự bao quát toàn diện các hoạt động nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của giáo viên. Bản thân người quản lý phải là người nắm vững về phương pháp tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển vận động thì mới có thể chỉ đạo, định hướng, giúp đỡ giáo viên trong quá trình thực hiện, đặc biệt là để thực hiện Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non. Người quản lý phải có cách nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm, cách kiểm tra chính xác, linh hoạt, phù hợp với đặc thù riêng của nhà trường. Thường *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 5 *************************************************************************** xuyên rút kinh nghiệm công tác quản lý, chỉ đạo hàng tuần, hàng tháng, nhằm kịp thời điều chỉnh bổ sung những trang thiết bị, những điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hiện chương trình cũng như tự đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quản lý của Ban giám hiệu. Nghiêm túc nhận ra những sai sót trong quản lý chỉ đạo, trong kiểm tra, đánh giá để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. II – THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1 - Về qui mô của nhà trường Trường mầm non Chim Non có 4 địa điểm nằm trên địa bàn 2 phường: Lý Thái Tổ và Tràng Tiền. Điểm chính: 42 Hàng Tre (Từ tháng 02/2015 điểm chính xây dựng nên trường chuyển trụ sở về 28 Hàng Vôi) Điểm lẻ: 45 Nguyễn Hữu Huân 24 Hàng Vôi 01 Lê Phụng Hiểu Trường có 9 lớp với 314 học sinh. Từ tháng 02/2014 do điều kiện xây dựng trường phải di chuyển địa điểm nên trường sắp xếp lại thành 8 lớp với 314 học sinh. - Học sinh: Con Số lớp Số HS 02 71 36 MG bé 02 68 MG nhỡ 02 MG lớn Tổng Khối lớp Nữ Dân tộc HS Khuyết tật học hoà nhập Mồ côi cha, mẹ Bán trú Sí số TB Thương binh Nghèo 0 0 0 0 1 71 35.5 33 0 0 0 0 1 68 34 90 39 0 0 0 0 1 90 45 02 85 34 0 0 0 0 1 85 42.5 08 314 142 0 0 0 0 4 314 39 Nhóm trẻ 24-36 tháng *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 6 *************************************************************************** - Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên: Tổng số 39 người Nhân sự Số lượng Đảng viên Biên chế Hợp đồng Đạt chuẩn Trên chuẩn Độ tuổi bình quân SL % SL % 03 100 03 100 42 SL % 03 03 100 03 07 02 29 07 0 07 100 03 43 47.8 MG bé 07 03 43 07 0 07 100 04 57 32.1 MG nhỡ 06 01 17 06 0 06 100 04 67 35.1 MG lớn 06 03 50 06 0 06 100 06 100 35.2 Tổng GV 26 09 35 26 0 26 100 17 65 37.9 NV 10 0 05 05 10 100 01 10 42.8 Tổng 39 12 34 05 39 100 21 54 41 BGH GV Nhóm trẻ 24-36 tháng 31 2 - Tình hình thuận lợi, khó khăn 2.1 - Thuận lợi: Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và các phòng ban chức năng trong Quận và đặc biệt là của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm. Trường mầm non Chim Non có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, say sưa sáng tạo các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ. Giáo viên thực hiện tại các lớp 5 tuổi đa phần là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có nhiều thành tích cao trong chuyên môn. Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, luôn có ý thức học hỏi để trau dồi kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo chuyên môn. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho các giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm và nhà trường tổ chức. *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 7 *************************************************************************** 2.2 - Khó khăn: Trường có nhiều điểm lẻ, trong đó có 3 điểm trường đều ở cùng hộ dân. Các điểm trường còn hạn chế về diện tích sân chơi. Không có nhiều không gian để tổ chức hoạt động ngoài trời và trò chơi vận động cho trẻ. Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng về mục đích và tính cấp thiết cần phát triển vận động cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường còn hạn chế, chưa đảm bảo được tính hiện đại, đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đội ngũ giáo viên có độ tuổi trung bình cao nên có hạn chế trong việc tiếp nhận những chương trình mới. III – CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1 - Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã căn cứ vào kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch thực hiện, hướng dẫn giáo viên thực hiện chuyên đề Phát triển vận động cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp. Kế hoạch sẽ được cụ thể hóa trong từng tháng của năm học. Thời gian Tháng 8/2014 Nội dung Biện pháp Phát tài liệu cho 100% giáo viên các lớp nghiên cứu về mục đích, nội dung thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” của trường mầm non Chim Non. Photo các tài liệu phuc vụ chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm và nhà trường xây dựng. Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu về mục đích, nội dung thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” . Lưu ý *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 8 *************************************************************************** Phiên chế giáo viên Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn vào các lớp phân giáo viên vào các lớp đảm bao mỗi lớp đều có 1 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, đạt giáo viên giỏi cấp Quận trở lên. 100% giáo viên lớp MG 5 tuổi đạt trình độ trên chuẩn. Tháng 9,10/2014 Phân công Phó hiệu Phân công cán bộ quản lý, giáo trưởng phụ trách viên các lớp điểm tham gia các lớp chuyên môn, giáo tập huấn đầy đủ. viên các lớp điểm tham gia các lớp tập huấn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm tổ chức. Phối hợp cùng các trường trong quận mời giảng viên trường Cao đẳng SP Hà Nội về bồi dưỡng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013- 2016” Hướng dẫn giáo viên Phối hợp với các trường MN Bình Minh, MN Họa My, MN 1-6, MN Sao Mai và MG Măng Non tổ chức lớp bồi dưỡng vào ngày thứ bẩy để tạ điều kiện cho 100% CBQL và GV tham gia đầy đủ lớp bồi dưỡng. Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 9 *************************************************************************** xây dựng kế hoạch xây dựng kế hoạch thực hiện tại từng lớp chuyên đề theo đặc thù riêng của trường, của lớp mình. Tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và dân cư trên địa bàn phường Lý Thái Tổ. Chỉ đạo các lớp lồng ghép nội dung chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” vào buổi họp phụ huynh đầu năm học và bảng thông tin của lớp. Phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Lý Thái Tổ tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích và những nội dung căn bản của chuyên đề để nhân dân trên địa bàn cùng biết. Tháng 11,12/2014 Họp rút kinh nghiệm Chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách sau mỗi chủ đề thực chuyên môn tổ chức họp rút kinh hiện nghiệm sau mỗi chủ đề triển khai thực hiện chuyên đề. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc trong khi thực hiện. Tổ chức hội giảng 20-11 và hội thi "Thiết kế đồ dùng dạy học, đồ chơi" với chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” Tháng 01,02/2015 Sơ kết thực hiện Tổ chức sơ kết thực hiện chuyên đề chuyên đề với giáo viên toàn trường. Làm báo cáo nộp phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm. Tuyên truyền tới phụ Chỉ đạo các lớp tiếp tục lồng ghép huynh nội dung chuyên đề vào buổi họp *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 10 *************************************************************************** phụ huynh sơ kết học kỳ I và bảng thông tin của lớp. Thông báo tới phụ huynh những kết quả các con đã đạt được ở học Kỳ I khi thực hiện chuyên đề. Tháng 3,4/2015 Tiếp tục hướng dẫn, Ban giám hiệu thường xuyên kiểm chỉ đạo các lớp thực tra việc thực hiện chuyên đề ở các hiện Bộ chuẩn nhóm lớp. Cùng giáo viên kịp thời giải quyết những vướng mắc và định hướng cho giáo viên thực hiện được tốt hơn Tổ chức các buổi Phân công Phó hiệu trưởng phụ sinh hoạt chuyên trách chuyên môn tổ chức các buổi môn sinh hoạt chuyên môn để trao đổi những kết quả đã thực hiện được và để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. - Tổ chức Hội giảng Mùa xuân. Tháng 05/2015 Tổng kết thực hiện Tổ chức tổng kết một năm thực chuên đề năm thứ 2. hiện chuyên đề với giáo viên toàn trường. Làm báo cáo nộp phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm. Tuyên truyền tới phụ Chỉ đạo các lớp lồng ghép kết quả huynh thực hiện chuyên đề vào buổi họp phụ huynh tổng kết năm học và ngày hội "Vui Tết thiếu nhi 1/6 và Lễ ra trường cho học sinh khối MG lớn. *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 11 *************************************************************************** 2 - Bồi dưỡng đội ngũ Để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả thì các đồng chí trong Ban giám hiệu cũng phải có kế hoạch tự bồi dưỡng. Bản thân tôi cũng phải nghiên cứu mục đích, ý nghĩa, nội dung thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” của Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm để nhằm xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ mầm non” ở trường đạt kết quả tốt nhất. Sau khi tự nghiên cứu tôi đã trao đổi với các đồng chí trong Ban giám hiệu, tổ chuyên môn của nhà trường để lên kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ. Ngoài các lớp tập huấn, bồi dưỡng do phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm tổ chức, trường mầm non Chim Non đã phối hợp cùng các trường trong quận (MN Bình Minh, MN Sao Mai, MG Măng Non, MN Họa My, MN Sao Sáng, MN 1-6) mời giảng viên của Vụ GDMN, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội về bồi dưỡng kiến thức cũng như kỹ năng thực hành cho các cô giáo khi thực hiện chuyên đề. Chỉ đạo, phối hợp với Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với khả năng của trẻ, tình hình của lớp và nhà trường. Tổ chuyên môn xây dựng lịch trình, lựa chọn, phân chia các kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động vào từng bài học, từng chủ đề phù hợp với lứa tuổi. Tổ chức các buổi họp khối, họp tổ chuyên môn để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chuyên đề sau khi thực hiện từng chủ đề, từng tháng và sau mỗi đợt hội giảng, hội thi. Xây dựng các lớp điểm thực hiện chuyên đề để tổ chức các hoạt động học tập cũng như môi trường lớp để giáo viên có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm cũng như học tập ngay tại trường. Lên kế hoạch xây dựng các hoạt động kiến tập theo từng lứa tuổi, từng chủ đề. Tăng cường công tác dự giờ giáo viên, tổ chức kiến tập để đánh giá, góp ý việc tổ chức các hoạt động giáo dục phục vụ chuyên đề. Sau mỗi buổi dự giờ, kiến tập, tổ chuyên môn đều họp rút kinh nghiệm và cùng trao đổi về những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Sau đó sẽ có sự đề xuất, tham mưu, chỉ đạo và điều chỉnh kịp thời để việc thực hiện chuyên đề đạt được kết quả tốt nhất. *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 12 *************************************************************************** Kiến tập giờ dạy thể chất tại lớp mẫu giáo lớn *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 13 *************************************************************************** Để thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả, giáo viên phải thực sự hiểu và thoải mái khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Vì thế, chúng tôi luôn cố gắng cho giáo viên hiểu rằng việc thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” là điều cần thiết và họ tự cảm thấy có nhu cầu thực hiện vì quyền lợi của trẻ, vì sự phát triển của trẻ và cho cả một thế hệ sau này. Đồng thời, chúng tôi luôn khuyến khích tạo cơ hội cho giáo viên được đưa ra những ý tưởng riêng, sự sáng tạo cá nhân trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Từ đó, giáo viên sẽ mạnh dạn, tự tin hơn khi đưa ra ý tưởng, hoạt động xuất phát từ hứng thú, khả năng của trẻ và từ hứng thú của chính giáo viên. Tiếp tục động viên, tạo điều kiện cho 100% giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng tin học cơ bản, tin học nâng cao do nhà trường tổ chức và theo học lớp Đại học chuyên tu chuyên ngành GDMN để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. Lớp bồi dưỡng tin học cho giáo viên Tạo điều kiện cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn cùng các giáo viên lớp điểm được thường xuyên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chuyên đề với cán bộ quản lý trực tiếp và giáo viên các trường trong Quận đã thực hiện điểm như: trường Mầm non 20 -10, trường Mầm non Tháng Tám... *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 14 *************************************************************************** Ngoài ra, Ban giám hiệu luôn khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu tài liệu, băng hình từ nhiều nguồn như Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm, các trường đang và đã thực hiện chuyên đề trong thành phố, truy cập internet… cho giáo viên tham khảo vận dụng. 3 - Đầu tư cơ sở vật chất Hằng năm, nhà trường có kế hoạch rà soát, kiểm kê trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để bổ sung, sửa chữa kịp thời cho các lớp các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã hư hỏng hoặc còn thiếu như: bóng, gậy thể dục, vòng thể dục, bục bật sâu, ghế thể dục, chùy.... Bổ sung thêm đồ chơi ngoài chơi phù hợp với lứa tuổi, diện tích sân chơi của từng điểm trường. Trong năm 2014 - 2015, nhà trường đã chủ động đầu tư thêm góc thể chất cho từng điểm trường phù hợp với diện tích và nhu cầu sử dụng của từng điểm như: Ném bóng trúng đích, ném vòng, thang leo thể dục, bộ leo núi trong nhà, leo dây.... Sân chơi cho trẻ tại điểm trường số 1 Lê Phụng Hiểu *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 15 *************************************************************************** Sân chơi cho trẻ tại điểm trường số 45 Nguyễn Hữu Huân Góc chơi thể chất tại điểm trường số 24 Hàng Vôi *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 16 *************************************************************************** Để hưởng ứng hội thi “Triển lãm đồ dùng sáng tạo” của các cấp, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề “Phát triển vận động”. Tháng 12 năm 2014, nhà trường đã tổ chức thành công hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử Elearning và đồ dùng dạy học sáng tạo” cấp trường và được lãnh đạo đánh giá cao. Nhiều bộ đồ dùng được lựa chọn tham gia triển lãm cấp quận. Hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử Elearning và đồ dùng dạy học sáng tạo” Cấp trường *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 17 *************************************************************************** Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ chuyên đề phát triển vận dộng *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 18 *************************************************************************** Bộ đồ dùng sáng tạo từ bộ lốp được thể hiện trong Hội thi *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 19 *************************************************************************** Các bộ đồ dùng được lựa chọn để trao giải *************************************************************************** Sáng kiến kinh nghiệm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan