Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Skkn kinh nghiệm dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh trong ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh trong môn giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở trường thcs phan đình phùng

.DOCX
25
1341
64

Mô tả:

Kinh nghiệm dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở Trường THCS Phan Đình Phùng PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu rộng và mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sử dụng ma túy và hiểm họa AIDS, quan hệ tình dục trước hôn nhân; vấn đề vi phạm an toàn giao thông, bạo lực học đường, lối sống thực dụng, hưởng thụ, tự do vô kỉ luật... đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đang phát động cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên phạm vi cả nước. Mục đích là để khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, góp phần làm cho quan hệ xã hội ngày càng lành mạnh, tiến bộ. Xuất phát từ ý nghĩa đó, từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc tích hợp này được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình của từng môn, thông qua các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp cụ thể. Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọng hoài bão lớn của Bác Hồ, đòi hỏi bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn cải tiến phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy, đồng hành dạy “chữ” với dạy “người”. Đối với chương trình Giáo dục công dân trong trường Trung học cơ sở, là môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ; về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học giúp hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, pháp luật, từ đó hình thành ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung của xã hội. Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 đã đề cập tới hai vấn đề lớn: "Công dân với đạo đức", "Công dân với pháp luật". Với nội dung chương trình như vậy việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn học là hết sức thuận lợi. Vấn đề đặt ra đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân là làm thế nào để việc tích hợp đó đạt được hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Kinh nghiệm dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở Trường THCS Phan Đình Phùng”. 2.Mục đích nghiên cứu Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều quan trọng là các thế hệ sau phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người phù hợp với công việc, lứa tuổi, môi trường sống, học tập và làm việc của bản thân. Đối với học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 7 và 8 nói riêng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Bác. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thông qua đó góp phần giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất nước. Trong phạm vi của đề tài, bản thân tôi mong muốn tìm hiểu thực trạng của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng và từ đó đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp đạt hiệu quả, chất lượng. 3. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp, nội dung tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng. 4.Phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 7 và 8 ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đây là nhóm nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin liên quan thông qua việc sưu tầm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đây là phương pháp dựa vào các vấn đề của đời sống xã hội của học sinh, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thu thập thông tin liên quan đến nội dung bài học. 5.3. Phương pháp trắc nghiệm Phương pháp này giúp giáo viên nắm bắt những thông tin từ học sinh để phân tích, tổng hợp theo mục đích nghiên cứu. 5.4. Phương pháp phỏng vấn Giáo viên thu thập các ý kiến của học sinh thông qua các câu hỏi phỏng vấn. 5.5. Phương pháp thống kê phân loại Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của một số phương pháp trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng. Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng. Đề tài có thể xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng. PHẦN B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận Dạy học là con đường cơ bản nhất giúp người học trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh một khối lượng tri thức, kĩ năng có chất lượng và hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ dạy học là hoạt động được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo viên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của người học. Nhờ vậy, học sinh tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức dễ dàng, nhanh chóng. Chính hệ thống những tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng được học sinh nắm vững trên cơ sở tiến hành những thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức đối với các tài liệu học tập. Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoại khoá, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình môn học thực chất là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa. Nhằm giúp người học vừa lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, vừa hình thành ở các em kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời, vừa thấy được những tư tưởng, phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh, từ đó giúp học sinh có thêm niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Cụ thể là trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 ở Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung môn học, chính là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể. Tuy nhiên, với đặc điểm chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 nặng về lí thuyết, do đó việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài là rất cần thiết và quan trọng. Việc tích hợp đó sẽ có tác dụng làm cho nội dung bài học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, bớt tính khô khan, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng thú với bài học hơn. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân lớp 7 và 8 là phải tìm ra phương pháp tích hợp khoa học, hiệu quả cho từng bài cụ thể. Đối với môn Giáo dục công dân, giáo viên có thể tích hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua hệ thống các phương pháp giảng dạy của môn học. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với nội dung từng bài và phù hợp với chủ đề lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của giờ dạy cũng như của việc tích hợp. 2. Cơ sở thực tiễn Trong nhà trường trung học cơ sở, môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống... qua đó học sinh hình thành và phát triển nhân cách theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông thường bị học sinh, phụ huynh, thậm chí cả một số giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục coi đây là môn học phụ, do đó ít được quan tâm đầu tư như những môn học khác, nhiều học sinh có tâm lí học để đủ điều kiện lên lớp. Cho nên nhiều em không có hứng thú với môn học này. Mặt khác, một số giáo viên giảng dạy môn học này chưa thực sự đầu tư đúng mức, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của từng bài học cụ thể, xem nhẹ việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy. Từ đó làm cho học sinh khó hiểu bài và không gây được hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập môn Giáo dục công dân. Trong chương trình môn giáo dục công dân lớp 7 và 8 có một số bài mang tính trừu tượng, nặng về lí luận với mục đích là trang bị cho học sinh cơ bản về đạo đức và pháp luật... từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, khoa học để nhìn nhận, xem xét và đánh giá các vấn đề của thực tiễn cuộc sống đang diễn ra xung quanh. Qua kinh nghiệm công tác của bản thân, tôi nhận thấy việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung, chương trình giáo dục công dân lớp 7 và 8 có tác dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức trừu tượng, khô khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây được sự hứng thú với học sinh hơn. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo đức của Hồ Chí minh từ đó thôi thúc các em có những hành động tích cực trong việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của bản thân và nó còn có tác dụng thu hút, lôi cuốn học sinh, giúp các em thêm yêu thích môn học, tích cực học tập qua đó càng giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 3. Một số yêu cầu trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chúng ta đều biết chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Môn học này có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường, xã hội. Chính vì thế, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học với chủ đề cụ thể là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tích hợp vừa có những thuận lợi và khó khăn nhất định: + Thuận lợi: Trong chương trình có nhiều nội dung gần gũi với chủ đề tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục bảo vệ môi trường, Giáo dục an toàn giao thông, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục giới tính... + Khó khăn: Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7, 8 chủ yếu là kiến thức nặng về lí thuyết, đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng về nội dung của từng bài học cũng như nội dung của chủ đề cần tích hợp. Hơn nữa, trong một số bài chỉ có một phần hoặc một số nội dung nhỏ có thể tích hợp được, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học đồng thời phải có kiến thức sâu, rộng về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Qua quá trình công tác, tôi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau: 3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định không đúng mục tiêu tích hợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp dẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo, không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học. 3.1.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. 3.1.2. Xác định mục tiêu tích hợp Như chúng ta đã biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình Giáo dục công dân lớp 7 và 8 là nhằm giúp học sinh hiểu được một số phẩm chất đạo đức của Hồ Chủ tịch. Qua đó, hình thành ở các em niềm tin và nghị lực để phấn đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp. Nếu giáo viên xác định nội dung kiến thức tích hợp không phù hợp với nội dung của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống kiến thức của bài học. Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ không đảm bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêu của bài học. Nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽ không thực hiện được mục tiêu tích hợp. Do đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáo viên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau: + Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của bài học. + Nội dung tích hợp phải đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bài học. + Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy định. + Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng học sinh trong lớp, trong trường mình giảng dạy. 3.3.Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học. 3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải: + Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin. + Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên ghi điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo. 4. Lựa chọn phương pháp và nội dung tích hợp Có nhiều phương pháp dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân trung học cơ sở nói chung và Giáo dục công dân lớp 7 và 8 nói riêng, từ các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gương… đến các phương pháp hiện đại như: Thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống… Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham quan dã ngoại. Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đã được đề cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên vận dụng thường xuyên trong các bài giảng của mình. Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của nội dung tích hợp. Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từng nội dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: + Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp. + Căn cứ vào đối tượng học sinh. + Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy. Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp, thường được áp dụng trong dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân lớp 7 và 8. 4.1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câu chuyện được viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. Đôi khinghiên cứu trường hợp điển hình còn có thể được thực hiện qua vi deo hay một băng catset. * Mục tiêu của phương pháp Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lôi cuốn, thu hút được học sinh tham gia nhờ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn. * Cách thực hiện + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện về trường hợp điển hình. + Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm. + Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. + Giáo viên kết luận. * Lưu ý Những trường hợp điển hình phải là những câu chuyện về người thật, việc thật trong cuộc sống hoặc là những trường hợp gần gũi thường xuyên xảy ra cuộc sống. Các trường hợp điển hình phải thể hiện tính da dạng của cuộc sống, tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau. Nội dung trường hợp điển hình phải phù hợp với chủ đề tích hợp và chủ đề bài học Giáo dục công dân, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi học sinh. Câu chuyện có độ dài vừa phải. * Nội dung tích hợp Ví dụ 1 Khi dạy bàiSống giản dị(GDCD lớp 7), với chủ đề Tấm gương sống giản dị của Bác Hồ, giáo viên có thể nêu trường hợp điển hình qua câu chuyện trong sách giáo khoa “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”. - Học sinh đọc truyện: Sáng sớm tinh mơ, ngày 2 tháng 9 năm 1945,…gần một triệu người dân Việt Nam tay cầm cờ hoa, biểu ngữ đã trùng trùng điệp điệp kéo về Quãng trường Ba Đình, tràn ngập cả những phố phường xung quanh. Trong buổi lễ long trọng, người dân Việt Nam náo nức chờ đợi được thấy lãnh tụ, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa mới. Trong trí tưởng tượng của mọi người, vị Chủ tịch nước đầu tiên sẽ không mặc áo hoàng bào , thắt đai thảm ngọc như một vị Hoàng đế ngày xưa, nhưng nhất định phải ăn mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghiêm. Nhưng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên lễ đài, mọi người đã vô cùng ngạc nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào, thân mật giản dị như một người cha hiền về với đàn con. Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su bình dị. Cả một biển người xao động, hò reo như sấm dậy, ai cũng cố nghển cao lên để nhìn cho rõ Người. “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” Vói giọng ấm áp, gần gũi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị Chủ tịch nước với mọi người và Người thật sự là vị “Cha già” kính yêu của dân tộc Việt Nam. - Giáo viên nêu câu hỏi: 1/ Bác Hồ đã có những cử chỉ, ăn mặc và lời nói như thế nào trong ngày Tuyên ngôn Độc lập? 2/ Những điều đó thể hiện đức tính gì của Bác Hồ? 3/ Những biểu hiện của Bác Hồ đã dẫn đến suy nghĩ và tình cảm như thế nào của nhân dân dự lễ đối với Bác. Ví dụ 2 Khi dạy bàiTự lập (GDCD lớp 8), với chủ đề Tấm gương về đức tính tự lập của Bác Hồ, giáo viên có thể nêu trường hợp điển hình qua câu chuyện trong sách giáo khoa “Hai bàn tay”. - Học sinh đọc truyện: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng và mắt bạn, hỏi: - Anh Lê, anh có yêu nước không? Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời: - Tất nhiên là có chứ. - Anh có thể giữ bí mật không? - Có. - Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không? - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi? - Đây tiền đây, - Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay - chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ lại về cuộc phiêu lưu trên, Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa. Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước… - Giáo viên nêu câu hỏi: 1/Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không? 2/Trên đường đi Bác đã làm những việc gì? 3/Em học tập được điềugì ở Bác Hồ qua câu chuyện trên? 4.2. Phương pháp động não Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước khi giới thiệu bài học mới, giới thiệu một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đó. * Mục tiêu của phương pháp Tạo cho học sinhtập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duy độc lập trong sự hướng dẫn của giáo viên, khi cần tìm hiều về một nội dung kiến thức. Tạo cho học sinhlàm quen với môi trường học tập tích cực, không bị áp đặt các luồng tư duy đồng thời phát huy khả năng làm việc sáng tạo. * Cách thực hiện Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. Khích lệ học sinhphát biểu. Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to. Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ. Tổng hợp ý kiến của học sinhvà rút ra kết luận. * Lưu ý Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau. Giáo viên hướng dẫn học sinhphát biểu ngắn gọn. Không nên đánh giá, phê phán trong khi học sinhphát biểu. * Nội dung tích hợp Khi dạy bàiYêu thương con người (GDCDlớp 7), giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não, nêu câu hỏi: Bác Hồ của chúng ta đã có những biểu hiện như thế nào về tình yêu thương con người? Học sinh có thể trả lời về các biểu hiện khác nhau, mỗi em trả lời 1 hoặc 2 biểu hiện. Giáo viên ghi ngắn gọn tất cả các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến trùng lặp. Giáo viên cũng có thể gợi ý để giúp các em suy nghĩ, nói đúng về một biểu hiện nào đó. Giáo viên phân loại ý kiến, kết luận về các biểu hiện đúng. Cuối cùng, giáo viên khen ngợi những ý kiến đúng, không chê bai những ý kiến chưa đúng mà cần động viên, khích lệ để các em hăng hái tiếp tục tham gia vào các câu hỏi sau. 4.3. Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều lợi thế sử dụng trong dạy học Giáo dục công dân nói chung, trong dạy học tích hợp tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng, là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo những nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp; tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm. * Mục tiêu của phương pháp Giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên cho học sinh sẽ mạnh dạn hơn. Thông qua thảo luận tập thể, học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp cho học sinh dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập. Thông qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác. * Cách thực hiện Giáo viên nêu chủ đề thảo luận. Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm. Các nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến. Giáo viên tổng kết và nhận xét. * Lưu ý Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau. Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóm. Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết. * Nội dung tích hợp Khi dạy bàiLiêm khiết (GDCD lớp 8), sau khi học sinh đọc phần Đặt vấn đề1, 2, 3,giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi: 1/Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên. 2/Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? 3/ Trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao? - Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm. - Các nhóm tiến hành thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến. - Giáo viên tổng kết và nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm. 4.4. Liên hệ và tự liên hệ thực tế Liên hệ và tự liên hệ thực tế là phương pháp tích hợp tạo ra điều kiện để học sinh hiểu được vì sao phải học nội dung này và cách vận dụng kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống. * Mục tiêu của phương pháp Làm cho nội dung bào học gắn với thực tế đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu giáo dục “học đi đôi với hành”. Tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ thái độ, tình cảm, ý kiến và cách làm của mình. * Cách thực hiện Trong bài dạy có nội dung tích hợp ở mức độ liên hệ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh liên hệ về tấm gương tôn trọng kỉ luật; tấm gương kính già, yêu trẻ; tấm gương quý trọng thời gian; tấm gương giữ chữ tín;... của Bác Hồ. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự liên hệ với bản thân. * Nội dung tích hợp Ví dụ 1 Khi dạy bàiGiữ chữ tín (GDCD lớp 8), giáo viên có thể thực hiện tích hợp thông qua phương pháp liên hệ về tấm gương giữ chữ tín của Bác Hồ. Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc cho cả lớp cùng nghe câu chuyện về “Cái vòng bạc” trong sách giáo khoa GDCD lớp 8, trang 11. Qua câu chuyện này, học sinh sẽ hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn thế nào là giữ chữ tín. Ví dụ 2 Khi dạy bàiPháp luật và kỉ luật (GDCD lớp 8), giáo viên có thể thực hiện tích hợp thông qua việc liên hệ về tấm gương Bác Hồ thực hiện pháp luật, qua câu chuyện “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền”, trong đó Bác Hồ yêu cầu xe của Bác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan