Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học gdc...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học gdcd ở trường thcs

.DOC
22
1370
136

Mô tả:

SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS Sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM THIẾT KẾ, VẬN DỤNG CÁC DẠNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. Lí do chọn đề tài: Bộ môn Giáo dục công dân đã được đưa vào giảng dạy trong các cấp học từ rất lâu. Trong nhiều năm học trước, bộ môn này được nhiều đối tượng người dạy và người học gọi là môn học “3K” (tức là khó, khô và khổ). Nhưng trong vài năm trở lại đây, môn Giáo dục công dân đã có một chỗ đứng quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam, bởi lẽ môn học này là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại đạo đức của các đối tượng học sinh. Không những thế, khi xét về khía cạnh vị trí, ý nghĩa thực tiễn của bộ môn, thì trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông môn Giáo dục công dân còn có tầm quan trọng đặc biệt nữa là ở chỗ nó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải, trái; biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và trong hệ thống các môn học, môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người. Môn Giáo dục công dân mang đến cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -1- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS Đặc biệt, những kiến thức của môn giáo dục công dân giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời: ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật. Mặc dầu có tầm quan trọng như vậy, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chất lượng dạy và học môn học này trong thời gian qua còn có nhiều bất cập. Điều này cần nhìn nhận bằng những nguyên nhân từ phía người dạy lẫn người học, để từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn học này, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Về phía người học, có một thực trạng dáng buồn là có rất nhiều học sinh không nhận thức được hết tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân và cho rằng đây là môn học phụ nên ít quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học. Cá biệt, có một số học sinh tỏ ra thực sự hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này. Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên. Đến khi kiểm tra thì quay cóp, sử dụng tài liệu…Hiện tượng học sinh không mặn mà trong việc học môn giáo dục công dân đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ dàng. Học sinh học tập rất uể oải trong giờ học GDCD Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp xưa cũ: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số giáo viên lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp. Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế, thiếu những phương pháp học tập khoa học và thích hợp, cũng như thiếu những dụng cụ trực quan làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối với học sinh. Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế, tỉ lệ học sinh yêu thích và hứng thú với môn học còn thấp. Do đó, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân trong nhà trường hiện nay, trước hết cần nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trí của môn Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -2- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS học này trong hệ thống các môn học trong trường phổ thông từ đó đề ra các giải pháp cụ thể và có tính khả thi. Xét về ý nghĩa và vị trí quan trọng của bộ môn Giáo dục công dân trong trường Trung học cơ sở, cũng như việc mong muốn tạo ra những phương pháp học tập phù hợp với các đối tượng học sinh, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và tạo cho học sinh một sự yêu thích thật sự đối với bộ môn này là nỗi trăn trở của rất nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn này. Chính vì vậy, qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã kết hợp vận dụng rất nhiều phương pháp học tập. Tuy nhiên, phương pháp tổ chức trò chơi được tôi đầu tư nhiều và tôi thấy có hiệu quả khá cao trong việc đáp ứng yêu cầu của bộ môn. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp một kinh nghiệm “KINH NGHIỆM THIẾT KẾ, VẬN DỤNG CÁC DẠNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Thông qua phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy GDCD, giáo viên tự vận dụng các trò chơi đã có để biến thành trò chơi mới, thiết kế và áp dụng thêm một số dạng trò chơi khác trong quá trình dạy học bộ môn GDCD nhằm tạo hứng thú và say mê học tập bộ môn. Thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, hướng dẫn học sinh tham gia một số dạng trò chơi do giáo viên thiết kế, biên soạn nhằm tăng sự say mê học tập bộ môn và nâng cao hiệu quả, chất lượng môn học. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế và vận dụng một số dạng trò chơi để dạy học môn Giáo dục công dân. I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Kinh nghiệm của giáo viên trong việc thiết kế và vận dụng một số dạng trò chơi trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân khối 6,7,8,9 ở trường THCS DurKmăn trong năm học 2014 – 2015 và học kì I năm học 2015 – 2016. I.5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đặt vấn đề: Sử dụng những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề được đặt ra. - Phương pháp kích thích tư duy: Đưa ra những vấn đề nhằm giúp học sinh phải tập trung suy nghĩ, động não tìm ra giải pháp thích hợp, phát triển khả năng sáng tạo trong suy nghĩ của học sinh. - Phương pháp liên hệ thực tế: Lấy những ví dụ, dẫn chứng trong cuộc sống hằng ngày làm minh chứng cho học sinh. Đồng thời giúp học sinh có khả năng tự tìm hiểu những điều đang diễn ra xung quanh các em, hình thành cho học sinh những nhận thức đúng sai. - Phương pháp điều tra: Thông qua các khối lớp, lựa chọn và tổ chức điều tra các đối tượng học sinh về hứng thú học tập môn Giáo dục công dân trước và sau khi vận dụng các biện pháp, giải pháp đặt ra. - Phương pháp quan sát: Theo dõi trong quá trình học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng giải pháp của vấn đề, đánh giá được sự thay đổi của học sinh về kết quả bộ môn và nhận thức. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -3- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. Cơ sở lí luận: 1.1/ Cơ sở khoa học: Trong tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012) đã chỉ rõ: “Giáo dục công dân là môn học quan trọng, cần thiết, là nền tảng để người công dân làm người, thực hiện bổn phận đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Thông qua đó, không chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội...” Mặt khác, theo PGS.TS Ngô Đình Xây – Ban Tuyên giáo T.Ư - bất kỳ ở đâu và ở bất kỳ thời đại nào, vấn đề giáo dục đạo đức công dân bao giờ cũng phải được chú ý và là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng vận động và sự hưng thịnh của một quốc gia, một chế độ. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức công dân, đặc biệt cho lứa tuổi học sinh càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 15/5/2012, tại Liên Hợp Quốc, UNESCO đã tổ chức hội thảo với tiêu đề “Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng” qua đó khẳng định vai trò quan trọng của việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở tất cả các khu vực trên toàn cầu. Cũng chính vì lẽ đó mà từ năm 2011, UNESCO đã thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội quốc tế về đạo đức trong giáo dục nhằm khuyến khích các nước trên thế giới đưa giáo dục đạo đức trở thành vấn đề học thuật nghiêm túc và quan trọng để đáp ứng những thách thức về tiến bộ khoa học trên toàn cầu. Giảng dạy môn Giáo dục công dân cần vận dụng nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đổi mới. Tuy nhiên, bản thân tôi đã vận dụng rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhưng trong đó có một phương pháp mà tôi nhận thấy có hiệu quả cao nhất có thể làm thay đổi hứng thú và chất lượng bộ môn, đó là phương pháp Tổ chức trò chơi. Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, chữ “trò” được hiểu là một hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người; chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ đó, trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -4- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách, vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ em tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữ họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy, chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em, góp phần lớn trong việc tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng học tập. 1.2/ Cơ sở thực tiễn: Dựa vào đặc trưng của bộ môn, thì dạy GDCD là giảng dạy các chuẩn mực đạo đức và kiến thức pháp luật. Phải dựa vào vốn kinh nghiệm vốn có của học sinh và yêu cầu về nội dung đạo đức, pháp luật của bài học. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy cần dựa vào phương châm: học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn. Mặt khác, dựa vào cấu trúc chương trình và nội dung sách giáo khoa; đặc điểm tâm lí, trình độ và lứa tuổi của học sinh; mục tiêu giáo dục và mục tiêu của môn học. Đồng thời xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên ở các trường THCS giảng dạy bộ môn GDCD không phải là giáo viên chuyên ngành, còn dạy chéo ban. Nên hiệu quả và chất lượng của cả việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh chưa đạt hiệu quả cao, học sinh còn có thái độ coi thường môn học này. Đây là những cơ sở quan trọng để giáo viên dạy bộ môn GDCD phải đắn đo, suy nghĩ và tìm ra những giải pháp quan trọng, hữu ích nhằm thay đổi diện mạo và cách nhìn nhận sai lệch về bộ môn. Đồng thời, đẩy mạnh tầm quan trọng môn học thông qua sự thay đổi chính trong suy nghĩ và kết quả học tập của học sinh. II.2. Thực trạng: Việc giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THCS DurKmăn trong những năm gần đây đã được chú trọng và đầu tư đúng nghĩa, tuy nhiên về chất lượng môn học và hứng thú học tập cũng như sự yêu thích môn học của học sinh chưa cao. Điều này chứng tỏ, việc vận dụng các phương pháp giảng dạy môn GDCD của giáo viên chưa thật sự được đầu tư tối đa. Việc dạy học môn GDCD thông qua các dạng trò chơi còn nghèo, thiếu Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -5- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS sức hấp dẫn, lôi cuốn và đa dạng. Nhìn thấy được điều đó, tôi đã chủ động hơn và đã thiết kế, vận dụng một số dạng trò chơi ý nghĩa vào quá trình giảng dạy GDCD của mình. 2.1/ Thuận lợi – khó khăn: * Thuận lợi: - Trong những năm gần đây, môn học GDCD trong trường THCS đã thật sự có nhiều thay đổi và có những định hướng tích cực. Từ cách nhìn nhận về vai trò, ý nghĩa của nó trong trường học, đến tầm quan trọng trong việc nhận xét, đánh giá quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh. - Đối với trường THCS DurKmăn, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giảng dạy bộ môn GDCD theo hướng chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm phát huy được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học trong nhà trường. - Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục của bộ môn GDCD; thường xuyên xây dựng các chương trình hoạt động có sự phối hợp với bộ môn như Đội TNTP, như Thư viện trường... - Giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD của trường hiện nay gồm 03 đồng chí, được đào tạo chính quy ngành Giáo dục chính trị nên đảm bảo được về nội dung, phương pháp và chất lượng môn học. - Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm, nhìn nhận về tầm quan trọng của môn học, không còn những suy nghĩ sai lệch về bộ môn này như trước kia nữa. - Đa phần học sinh đã hiểu được học GDCD quan trọng như thế nào đối với bản thân mình; ý thức học tập của học sinh đã có nhiều tiến bộ và các em đã yêu thích môn học này nhiều hơn. * Khó khăn: - Phần lớn học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện gia đình còn rất nhiều khó khăn, nhà ở cách xa trường học, gia đình đông con cái…Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bộ môn. - Một số học sinh còn ham chơi, chưa coi trọng môn học, còn hờ hững và xem nhẹ môn học này với các môn học khác. Từ đó dẫn đến tình trạng lười học, xem thường giờ học GDCD, vì vậy kết quả môn học chưa cao. 2.2/ Thành công – hạn chế: * Thành công: Qua quá trình vận dụng những dạng trò chơi trong dạy học bộ môn GDCD, tỉ lệ học sinh yêu thích môn học ngày một nhiều hơn, học sinh yếu kém giảm mạnh, kết quả và chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt. Đồng thời, có sự tác động lớn đến sự thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách trong học sinh: số lượng học sinh hạnh kiểm Tốt cao hơn so với thời gian trước. * Hạn chế: Vẫn còn một số giáo viên và học sinh chưa nhìn thấy rõ tầm quan trọng của bộ môn GDCD trong trường THCS hiện nay; vẫn có những suy nghĩ chỉ là môn học chưa thật quan trọng. Từ đó, có những suy nghĩ và hành vi trái ngược với yêu cầu giáo dục của bộ môn: vi phạm đạo đức; không chuyên cần học tập bộ môn... Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -6- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS 2.3/ Mặt mạnh – mặt yếu: * Mặt mạnh: Phương pháp vận dụng, thiết kế và tổ chức các trò chơi có điểm mạnh là dễ dàng lôi cuốn và tạo hứng thú cho học sinh, hướng học sinh tập trung cao độ vào các trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tiết học. Từ đó, giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn và giờ học sẽ sôi nổi hơn. * Mặt yếu: Có đôi khi phương pháp này sẽ dễ gây nên sự ồn ào nếu giáo viên không làm chủ trò chơi và không quản lí tốt giờ học. Một số học sinh có cơ hội lảng tránh với việc chủ động tham gia các trò chơi, lợi dụng trò chơi để nói chuyện, làm việc riêng, hay tham gia trò chơi còn mang tính đối phó (cho có tham gia với tổ). 2.4/ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động: Đổi mới, đẩy mạnh các phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng môn học GDCD là nhiệm vụ quan trọng mà đề tài hướng tới. Thiết kế một số trò chơi mới phù hợp với nội dung các bài học góp phần tạo hứng thú học tập, chất lượng tiết học và nâng cao sự yêu thích môn học đối với bộ môn. Để làm được điều đó, người giáo viên phải hiểu rõ về tâm sinh lí, nhu cầu và nguyện vọng học tập của học sinh; sự chỉ đạo, quản lí khoa học và óc sáng tạo của người giáo viên. Tuy nhiên, học sinh có nhiều đối tượng, không thể một lúc có thể làm thay đổi được cách nhìn của học sinh đối với bộ môn này. Vì vậy, sự sáng tạo và khả năng sư phạm của giáo viên sẽ giúp học sinh thay đổi cách nhìn sai lệch về bộ môn này và sẽ có hứng thú học tập, sự yêu thích môn học hơn. 2.5/ Phân tích các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT theo Nghị quyết số 29NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -7- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Trong đó, có phương pháp tổ chức trò chơi. Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là chuyển tải mục tiêu của bài học đến các đối tượng người học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học. Trăn trở trước vấn đề làm thế nào để giúp học sinh có hứng thú học tập môn GDCD? Làm thế nào để có thể tạo nên những trò chơi thú vị trong quá trình vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi đối với giảng dạy môn GDCD ở trường Trung học cơ sở? Bản thân tôi đã đi tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng, để từ đó thiết kế và vận dụng một số dạng trò chơi trong dạy học môn GDCD và đã áp dụng tại trường THCS DurKmăn trong năm học 2014 – 2015, trong học kì I năm học 2015 – 2016 ở tất cả các khối lớp 6,7,8,9. II.3. Giải pháp, biện pháp: 3.1/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Sử dụng những giải pháp, biện pháp mà đề tài nêu ra nhằm đẩy mạnh chất lượng bộ môn GDCD trong trường THCS. Đồng thời, tạo hứng thú và sự yêu thích môn học, xóa bỏ suy nghĩ môn GDCD là môn phụ, không quan trọng. - Bên cạnh đó, giáo dục nhận thức của học sinh, tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích mà vẫn học tập tốt. Hình thành những kỉ năng cần thiết cho học sinh như kỉ năng tự quản, năng động, sáng tạo, tự tin… phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. 3.2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: a/ Trò chơi Hái hoa dân chủ: - Mục tiêu: Trò chơi này giúp học sinh nắm được toàn bộ nội dung bài học thông qua việc trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu do giáo viên đề ra. Toàn bộ câu hỏi hoặc nội dung yêu cầu học sinh thực hiện trong trò chơi này đều làm rõ trọng tâm của bài học. - Cách thức tiến hành: Dưới sự quản lí và hướng dẫn của giáo viên (quản trò), học sinh (người chơi) sẽ được phân chia thành các nhóm để tham gia trò chơi. Lần lượt các thành viên của nhóm sẽ được mời lên bốc những câu hỏi, những yêu cầu và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu để lấy điểm cho nhóm mình. - Mục đích đối với bài học: Trò chơi mang tính tập thể cao, tạo được sự hào hứng, nhiệt tình, tinh thần đoàn kết và khả năng ghi nhớ hoặc tư duy những vấn đề liên quan đến bài học. - Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi hái hoa dân chủ là trò chơi được tổ chức trong phạm vi lớp học hay học tập ngoài trời. Có thể chuẩn bị và trang trí, treo câu hỏi lên một cành cây; cũng có thể dán câu hỏi lên bảng phụ hoặc chiếu lên màn hình cho học sinh lựa chọn… - Hình ảnh minh họa về trò chơi Hái hoa dân chủ: Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -8- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS - Ví dụ, khi dạy bài “Quyền và nghĩa vụ của cong dân trong gia đình” (Bài 12 – GDCD 8), trong phần củng cố bài học, giáo viên có thể viết câu hỏi hoặc những yêu cầu vào những tờ giấy nhỏ, bỏ vào bong bóng và treo chúng lên một cành cây nhỏ (đã phân công lớp chuẩn bị trước). Chia lớp thành các nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm lần lượt cử các đại diện lên bảng thực hiện các yêu cầu của giáo viên, thông qua đó giáo viên nhận xét và cho điểm từng nhóm. Có thể đưa ra hệ thống các câu hỏi và yêu cầu như sau: 1/ Em hiểu thế nào là gia đình? 2/ Hãy đọc ít nhất 3 câu ca dao, tục ngữ nói về gia đình. 3/ Trong gia đình, ông bà có những quyền và nghĩa vụ gì? 4/ Hãy hát một bài hát nói lên tình cảm gia đình mà em thích. 5/ Con cháu có bổn phận gì trong gia đình? 6/ Hãy nêu những quyền và nghĩa vụ của Cha mẹ trong gia đình? 7/ Hãy kể ít nhất 5 việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em. 8/ Anh chị em trong gia đình có những bổn phận gì? 9/ Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? 10/ Tự sáng tác 2 câu thơ lục bát nói về tình cảm gia đình. 11/ Hãy nêu 4 hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình mà em biết. 12/ Hãy thể hiện sự yêu thương của mình đối với Mẹ mình bằng một đoạn văn ngắn tự phát. b/ Trò chơi Ô chữ: - Mục tiêu: Trò chơi giúp người học thể hiện được khả năng tư duy, sự hiểu biết của mình thông qua việc lựa chọn và trả lời những câu hỏi xoay quanh nội dung bài học để tìm ra một ẩn số, một thông điệp lớn nhất mà bài học đặt ra. - Cách thức tiến hành: Giáo viên tạo nên một ô chữ với những hàng ngang và dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang tương ứng với một câu hỏi có nội dung xoay quanh bài học. Giáo viên chia lớp thành các nhóm và lần lượt cho các nhóm lựa chọn bất kì câu hỏi hàng ngang nào để trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ hiện ra đáp án của câu hỏi hàng ngang Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn -9- SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS đó. Sau một lượt hoặc khi đã trả lời gần hết câu hỏi hàng ngang, nhóm nào có câu trả lời hàng dọc đúng với câu hỏi thì số điểm sẽ được nhân đôi và giành chiến thắng. - Mục đích đối với bài học: Trò chơi này luôn tạo được tính năng đô nô g, óc tư duy và khả năng tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Đồng thời, thể hiê ôn tốt sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề liên quan đến nô ôi dung đang tìm hiểu. - Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi được tổ chức trong phòng học hoặc ngoài trời, tùy vào nội dung bài học. Có thể tạo câu hỏi bằng bảng phụ hoă ôc thiết kế câu hỏi bằng máy chiếu. - Ví dụ, khi dạy bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” (Bài 7 – GDCD 9), chúng ta có thể sử dụng trò chơi này ngay khi vừa cho học sinh tìm hiểu xong nội dung các truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi bằng cách trả lời các câu hỏi hàng ngang để tìm ra đáp án hàng dọc với nội dung: Một từ ghép có nội dung bao quát những điều tốt đẹp của dân tộc ta từ trước đến nay? Hệ thống câu hỏi như sau: 1/ Ô chữ có 9 chữ cái: “Người đẹp vì lụa” là câu thành ngữ nói đến vấn đề gì của con người? 2/ Ô chữ gồm 7 chữ cái: Một truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam chúng ta được thể hiện trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước? 3/ Ô chữ gồm 7 chữ cái: Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thể hiện điều gì? 4/ Ô chữ gồm 7 chữ cái: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là câu tục ngữ nói về truyền thống gì của dân tộc ta? 5/ Ô chữ gồm 5 chữ cái: Một chuẩn mực đạo đức rất đáng trân trọng của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách”? Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 10 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS c/ Trò chơi: Thi tìm hiểu kiến thức - Mục tiêu: Qua trò chơi, giúp học sinh thể hiện được sự hiểu biết, trí thông minh và khả năng ghi nhớ kiến thức của mình trong quá trình học tập. Đồng thời, hình thành cho học sinh sự nhanh nhẹn, nhạy bén với các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. - Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành các nhóm hoạt động lồng ghép với phương pháp hoạt động nhóm, lần lượt trả lời hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra có liên quan đến nội dung bài học. Khi nghe giáo viên đọc hoặc trình chiếu câu hỏi, các nhóm thảo luận và đưa đáp án sau khi kết thúc thời gian quy định. Nhóm nào trả lời đúng sẽ ghi điểm cho từng câu hỏi theo thang điểm đã nêu sẵn. Kết thúc trò chơi, nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng. - Mục đích đối với bài học: Trò chơi này tạo cho học sinh khả năng tư duy cao, tìm hiểu và nghiên cứu rõ về các nô iô dung liên quan đến bài học. Qua trò chơi, học sinh có thể liên kết được nội dung kiến thức của nhiều môn học khác nhau. - Điều kiện tổ chức trò chơi: Đây là trò chơi mà người học được chia thành các nhóm cùng nhau trả lời chung theo mô ôt hê ô thống câu hỏi liên quan đến nô ôi dung bài học. Dạng câu hỏi có thể là trả lời bằng mô ôt đáp án cụ thể, hay trả lời đúng – sai hoă ôc trả lời bằng hình thức chọn đáp án A, B, C, D… - Ví dụ, khi dạy bài “Ôn tập học kì I” (Tiết 17 – GDCD 6), trong phần củng cố bài học, giáo viên có thể đặt ra một hệ thống câu hỏi cho các nhóm trả lời dưới hình thức trả lời nhanh bằng một đáp án ngắn gọn. Hệ thống câu hỏi và đáp án nhanh có thể được xây dựng như sau: 1/ Đất có lề, quê có thói thể hiện chuẩn mực đạo đức nào? (Tôn trọng kỉ luật). 2/ Việc chặt phá rừng bừa bãi của một số người dân là hành động gì? (Phá hoại thiên nhiên). 3/ Trong văn học, câu tục ngữ “Năng nhặt, chặt bị” là câu nói về đức tính gì của con người? (Siêng năng, kiên trì). 4/ “Đốn củi ba năm, thiêu một giờ” là câu thành ngữ nói lên hành vi gì của con người? (Không tiết kiệm). 5/ Câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” của ông cha ta nói về đức tính nào? (Lễ độ). 6/ Điền từ còn thiếu trong câu tục ngữ sau thể hiện sự Lễ độ: “Lời chào cao hơn …..”? (Mâm cỗ). 7/ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? (Biết ơn). 8/ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? (Tôn sư trọng đạo). 9/ Theo em, vốn quý nhất của con người là gì? (Sức khỏe). 10/ Thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày được chia thành mấy loại chính? Cụ thể? (Hai loại: tươi và khô). - Hình ảnh minh họa về trò chơi: Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 11 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS d/ Trò chơi Hùng biên, â thuyết trình: - Mục tiêu: Dạng trò chơi này phát huy sự tìm hiểu kiến thức của học sinh, phát huy khả năng diễn đạt và phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh. Đồng thời, trò chơi này cũng giúp học sinh rèn luyê ôn tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tâ pô thể. - Cách thức tiến hành: Giáo viên có thể sử dụng dạng trò chơi này ở bất kì phần nào của tiết học. Giáo viên đưa ra cho cả lớp một câu hỏi hay một yêu cầu cụ thể nào đó, chia lớp thành các nhóm và cho các nhòm thời gian nhất định để thảo luận. Kết thức thời gian quy định, các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày nội dung đã được yêu cầu. Cuối cùng, giáo viên nhận xét ưu và khuyết điểm của từng nhóm, ghi điểm từng nhóm. Nhóm nào có điểm cao nhất từ điểm chấm của giáo viên thì nhóm đó giành chiến thắng. - Mục đích đối với bài học: Đây là trò chơi mà người học phải sử dụng khả năng diễn đạt và sự hiểu biết của mình để làm rõ mô ôt nô iô dung, mô ôt chủ đề nào đó trước tâ ôp thể lớp, kết quả có thể đánh giá được tinh thần học tập của cả nhóm. - Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi được tổ chức trong phòng học, ở bất kì phần nào của tiết học, có thể phần giới thiệu bài, phần nội dung chính hay phần củng cố… Trong trò chơi này, học sinh thảo luận nhóm nhưng người trình bày là người duy nhất đại diê ôn cho nhóm của mình thuyết trình mô ôt nô ôi dung, chủ đề mà học sinh không được phép chuẩn bị trước (không cầm giấy ghi sẵn bài thuyết trình). - Ví dụ, khi dạy bài “Bảo vệ Di sản văn hóa” (Bài 15 – GDCD 7), trước khi vào bài mới, giáo viên chia lớp thành các nhóm cùng thảo luận và trình bày với câu hỏi: Em hiểu gì về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên kết luận và dẫn dắt vào bài học mới. Bài thuyết trình của học sinh phải đảm bào nội dung: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản đặc sắc trong kho tàng văn hóa Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phản ánh đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Vì vậy, cần được trân trọng, bảo tồn, giữ gìn và phát huy… - Hình ảnh minh họa về trò chơi hùng biê ôn, thuyết minh: Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 12 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS e/ Trò chơi Viết văn theo chủ đê - Mục tiêu: Trò chơi này giúp học sinh vâ ôn dụng tốt các khả năng của mình như: khả năng vâ ôn dụng sự hiểu biết, khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng kích thích tư duy và khả năng trình bày trước tâ pô thể. Đồng thời, rèn luyê nô cho học sinh tính tự giác, tự tin trước tâ pô thể. - Cách thức tiến hành: Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên có thể vận dụng dạng trò chơi này như một cuộc thi viết văn. Giáo viên đưa ra cho các nhóm một chủ đề cụ thể, yêu cầu các nhóm viết thành một đoạn văn ngắn làm rõ được nội dung mà chủ đề yêu cầu. lần lượt các nhóm cửa đại diện trình bày tại chỗ hoặc đứng trước lớp trình bày bài viết của nhóm mình. Cuối cùng, dựa vào nội dung các bài viết, giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhóm nào có điểm cao nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. - Mục đích đối với bài học: Trò chơi viết văn theo chủ đề là dạng trò chơi mà người dạy nêu ra mô ôt nô iô dung, chủ đề cụ thể nào đó và yêu cầu người học hay tâ ôp thể đô iô thi phải viết thành mô ôt bài văn ngắn để làm nổi bâ ôt nô ôi dung, chủ đề được yêu cầu trong mô ôt khoảng thời gian nhất định. - Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi được tiến hành trong phòng học, các nhóm có quyền thảo luận và viết thành một bài văn ngắn. Người trình bày có thể đứng tại nhóm hoặc đứng trước lớp trình bày bài viết của nhóm mình. - Ví dụ, khi dạy bài “Tự chủ” (Bài 2 – GDCD 9), giáo viên có thể sử dụng trò chơi này trong phần củng cố bài học. Giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu gì về câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”? Bài làm của học sinh phải đảm bảo nội dung sau: Thể hiện lòng tự chủ và lập trường của bản thân mỗi người. Cho dù trong cuộc sống có những khó khăn, chông gai hay cám dỗ thì bản thân ta không dao động, mà vẫn luôn giữ vững lập trường của mình để giải quyết vấn đề… Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 13 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS - Hình ảnh minh họa về trò chơi viết văn theo chủ đề: f/ Trò chơi Sắm vai xử lí tình huống - Mục tiêu: Trò chơi thể hiê ôn sâu sắc khả năng sáng tạo, trí thông minh và đầy tính nghê ô thuâ ôt của đối tượng người học. Đồng thời, trò chơi này luôn lôi kéo được sự nhiê tô tình tham gia của các đối tượng học sinh, phát huy tính mạnh dạn của học sinh. - Cách thức tiến hành: Từ các tình huống đã có trong sách giáo khoa, giáo viên phân công cho học sinh sắm vai thực hiện tình huống trong tiết học. Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự viết lời thoại và phân vai cho các thành viên trong nhóm tập luyện để thực hiện tình huống với một chủ đề cho trước. Trong quá trình sắm vai, giáo viên có thể lấy việc chuẩn bị trang phục, đạo cụ và diễn xuất của học sinh làm căn cứ đánh giá các nhóm. Qua các tình huống, tuyên dương những nhóm có cách sắm vai lôi cuốn và hiệu quả nhất. - Mục đích đối với bài học: Đây là trò chơi mà từ mô ôt tình huống thực tế trong cuô ôc sống có liên quan đến nô ôi dung bài học, người học sẽ sử dụng tình huống đó để phân vai cho các thành viên trong nhóm diễn lại tình huống đó theo hai cách diễn trực tiếp trong tiết học hoặc được tập luyện và chuẩn bị ở nhà. - Điều kiện tổ chức trò chơi: Có thể sử dụng trong phạm vi phòng học hoặc ngoài trời. Người thực hiện tình huống là một người hoặc một nhóm. Đồng thời, để tình huống thêm sinh động và đạt hiệu quả cao hơn thì ta có thể sử dụng thêm trang phúc hóa trang, đạo cụ và âm nhạc. - Ví dụ, khi dạy bài “Thực hiện trật tự An toàn giao thông” (Bài 14 – GDCD 6), giáo viên phân công cho các nhóm tự viết và tập luyện một tình huống nào đó liên quan đến vấn đề thực hiện trật tự An toàn giao thông. Khi sắm vai các tình huống, giáo viên nhận xét những ưu điểm và những hạn chế về diễn xuất, nội dung, công tác chuẩn bị và đánh giá kết quả của các nhóm. - Hình ảnh minh họa về trò chơi Sắm vai xử lí tình huống: Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 14 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS g/ Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: - Mục tiêu: Đây không phải là dạng trò chơi mới, nhưng đây là dạng trò chơi khá thú vị đối với tất cả các đối tượng học sinh. Trò chơi này thể hiê ôn cao khả năng tư duy và sự hiểu biết của học sinh. Bên cạnh đó, trò chơi này thể hiê ôn được sự nhanh nhẹn, thông minh, dí dỏm của học sinh. - Cách thức tiến hành: Bằng hình thức sử dụng máy chiếu hoặc sử dụng các hình ảnh trực quan có nội dung liên quan đến bài học, giáo viên chia lớp thành các nhóm sử dụng bảng phụ, đồng thời gợi ý cho học sinh đoán được nội dung của các bức hình là gì trong khoảng một thời gian nhất định. Kết thúc trò chơi, nhóm nào có nhiều đáp án chính xác nhất là nhóm thắng cuộc. - Mục đích đối với bài học: Trò chơi Đuổi hình bắt chữ là trò chơi mà người học thông qua viê ôc nhìn vào những chi tiết trong mô ôt bức tranh để suy nghĩ và nêu ra đáp án chính xác. Trong đó, đáp án có thể là mô ôt câu ca dao tục ngữ, hay cũng là mô ôt câu nói nổi tiếng hoă ôc đáp án chỉ có thể là mô ôt cụm từ…nhưng tất cả đều liên quan đến chủ đề được yêu cầu tìm hiểu. - Điều kiện tổ chức trò chơi: Chỉ có thể sử dụng máy chiếu hoặc sử dụng hình ảnh trực quan cho học sinh quan sát và đưa ra đáp án. Tuy nhiên, các hình ảnh và đáp án mà giáo viên cùng học sinh đưa ra phải phù hợp với nội dung bài học. - Ví dụ, khi dạy bài “Tôn trọng người khác” (Bài 3 – GDCD 8), trong phần củng cố bài học, giáo viên có thể cho học sinh tham gia trò chơi Đuổi hình bắt chữ với yêu cầu: Quan sát những hình ảnh nói về các mối quan hệ giữa người với người sau đây và nêu ra được ý nghĩa của các hình ảnh đó. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 15 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS Công Cha Đồng cam cộng khổ Há miệng chờ sung Giận cá chém thớt Lá lành đùm lá rách Uống nước nhớ nguồn h/ Trò chơi Vẽ tranh: - Mục tiêu: Trò chơi này thể hiê ôn được khả năng tư duy và óc sáng tạo của học sinh rất cao, đồng thời cũng phát huy được năng khiếu của các đối tượng học sinh. Qua trò chơi này, học sinh cũng có thể thể hiê ôn được tính nhanh nhẹn, tính mạnh dạn khi tham gia các hoạt đô nô g tâ ôp thể. - Cách thức tiến hành: Trong quá trình dạy một bài học nào đó, giáo viên có thể áp dụng trò chơi này. Giáo viên nêu lên thể lệ trò chơi, trong một khoảng thời gian nhất định, các nhóm sẽ trình bày một bức tranh trên bảng phụ hoặc giấy ruki, giấy A3 đã chuẩn bị trước theo nội dung bài học yêu cầu. Kết thức thời gian, các nhóm đem trình bày sản phẩm của mình trên bảng. Giáo viên chấm điểm và có thể hỏi từng nhóm một Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 16 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS câu hỏi phụ để phân biệt kết quả được rõ ràng hơn. Nhóm nào đạt điểm cao thì sẽ là nhóm giành chiến thắng. - Mục đích đối với bài học: Trò chơi vẽ tranh là trò chơi mà người học được chia thành nhiều đô iô chơi để cùng nhau vẽ mô ôt bức tranh nào đó theo nô iô dung bài học đề ra, dưới sự quản lí của giáo viên về nô ôi dung và thời gian. Các nhóm tham gia trò chơi vẽ tranh có thể thực hiê ôn mô ôt bức tranh theo mẫu có sẵn của giáo viên hoă ôc tự vẽ mô tô bức tranh nào đó theo cùng mô ôt nô ôi dung giáo viên yêu cầu. - Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi được tổ chức trong phòng hopcj hoặc ngoài trời. Khi tham gia trò chơi, các nhóm phải chuẩn bị giấy A3, giấy ruki hoặc bảng phụ, kèm theo màu tô. Khi vẽ, nội dung bức tranh phải đúng với chủ đề giáo viên yêu cầu. - Ví dụ, khi dạy bài “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” (Bài 14 – GDCD 7), trước khi vào bài mới, giáo viên có thể cho chia lớp thành các nhóm và cho lớp tham gia cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề: Hãy vẽ một bức tranh thiên nhiên theo ý tưởng của em. Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét và cho điểm các bức tranh. Sau đó, nhấn mạnh và dẫn dắt vào bài mới. - Hình ảnh minh họa về trò chơi Vẽ tranh: c/ Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: - Các trò chơi được giáo viên áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn bài học để vận dụng trò chơi một cách hiệu quả. Không vận dụng tràn lan trong tất cả các bài để tránh sự nhàm chán trong học sinh. - Các trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo, khoa học và phù hợp. - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ về thể lệ nhằm giúp học sinh không cảm thấy nhàm chán khi tham gia các trò chơi. - Nội dung của trò chơi phải bám sát và đi sâu vào nội dung kiến thức bài học, trành sử dụng những nội dung không liên quan đến bài học. - Giáo viên cần quản lí tốt các đối tượng học sinh, khích lệ tất cả các đối tượng học sinh tham gia. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 17 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS - Trò chơi được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, không quá dài dòng làm học sinh nhàm chán và gây mất trật tự. - Người học (người chơi) cần có thái độ nghiêm túc và nhiệt tình khi tham gia các trò chơi, nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên (quản trò). - Giữa giáo viên và học sinh cần có sự phối hợp ăn ý để tăng khả năng thành công trong các trò chơi. d/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Trong một bài học, các giải pháp và biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên sự thống nhất và mang lại hiệu quả cao trong bài học. Vì vậy, để thêm sinh động và có tính hấp dẫn cao, trong một bài học chúng ta có thể sử dụng nhiều giải pháp khác nhau. e/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Qua năm học 2014 – 2015, bằng sự nhìn nhâ ôn chung về chất lượng bô ô môn GDCD của trường trong những năm học trước, nên ngay vào đầu năm học, bản thân tôi đã tiến hành thiết kế và vâ ôn dụng các dạng trò chơi trong viê ôc giảng dạy bô ô môn GDCD ở trường THCS DurKmăn. Và khi mô ôt năm học kết thúc, qua viê ôc thiết kế và vâ ôn dụng các dạng trò chơi trong giảng dạy môn GDCD, bản thân tôi cũng như đồng nghiê ôp cũng đã nhìn thấy được sự thay đổi rất lớn đối với những vấn đề liên quan đến môn học này. Cụ thể như sau: a/ So sánh kết quả bộ môn giữa các năm học: * Bảng 1: Kết quả bô ô môn GDCD năm học 2013 – 2014: Khối lớp TS học sinh Giỏi Khá T. bình Yếu Kém 6 102 04 25 53 20 0 7 112 06 28 60 18 0 8 108 03 26 57 22 0 9 96 04 18 59 15 0 Tổng 418 17 97 229 75 0 * Bảng 2: Kết quả bô ô môn GDCD năm học 2014 – 2015: Khối lớp TS học sinh Giỏi Khá T. bình Yếu 6 107 09 38 52 06 7 116 11 40 53 07 8 112 08 44 43 12 9 106 12 39 48 04 Tổng 420 40 151 196 29 Kém 0 0 0 0 0 * Bảng 3: Kết quả bô ô môn GDCD học kì I năm học 2015 – 2016: Khối lớp TS học sinh Giỏi Khá T. bình Yếu Kém 6 122 22 53 44 03 0 7 98 16 40 38 04 0 8 94 15 43 33 03 0 9 98 19 46 32 01 0 Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 18 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS Tổng 402 72 182 147 11 0 b/ Thu thập phiếu đánh giá kết quả từ học sinh: Vào cuối năm học 2014 -2015, tôi đã phát phiếu điều tra về sự yêu thích của học sinh đối với việc vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học môn GDCD đối với các lớp 6A1; 7A1; 8A3 và 9A3 - đại diện cho các khối 6,7,8,9 với câu hỏi: Điền vào phiếu điều tra ý kiến của em: Em thích hay không thích giáo viên vận dụng các dạng trò chơi trong quá trình dạy học môn GDCD ở lớp mình? Qua tổng hợp phiếu điều tra, tôi thu được kết quả như sau: Lớp TS học sinh Thích Không thích 6A1 35 33 02 7A1 32 31 01 8A3 33 33 0 9A3 32 30 02 Tóm lại: Qua viê ôc đối chiếu kết quả học tâ pô của bô ô môn GDCD trong năm học chưa vận dụng giải pháp này với những năm học khi đã vận dụng giải pháp này, ta cũng nhâ ôn thấy sự thay đổi khá rõ nét về chất lượng bô ô môn: Tỉ lê ô học sinh có kết quả học tâ ôp bô ô môn Khá, Giỏi tăng lên; và ngược lại tỉ lê ô học sinh có kết quả học tâ pô xếp loại Yếu đã giảm xuống. Đồng thời, đa số học sinh đã yêu thích môn học hơn và nhận thấy được tầm quan trọng của môn GDCD trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi người. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiê ôm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Qua thời gian vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học bộ môn GDCD ở trường tôi, bản thân tôi nhận thấy và thu được một số kết quả như sau: - Tỉ lê ô học sinh yêu thích và có hứng thú học tâ pô môn GDCD được nâng cao hơn. - Thái đô ô nhìn nhâ nô phiến diê ôn về vai trò môn học của nhiều học sinh, nhiều phụ huynh hoă ôc mô ôt số đồng nghiê ôp về bô ô môn GDCD đã giảm đi đáng kể. Họ đã xác định thâ ôt sự đúng đắn về vai trò của môn học đối với sự nghiê ôp giáo dục hiê ôn nay. - Học sinh đã tích cực, chủ đô nô g hơn trong quá trình học tâ ôp. Tình trạng không học bài hay không thực hiê ôn những yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tâ pô bô ô môn chỉ còn tồn tại rất ít trong mô tô số học sinh cá biê tô . - Thái đô ô học tâ pô của học sinh tương đối tốt, học sinh tích cực và nhiê tô tình hơn khi tham gia các trò chơi trong bô ô môn và đă ôc biê ôt là đã thâ ôt sự nhiê ôt tình, hứng thú khi tham gia các hoạt đô nô g phong trào của trường, lớp đề ra. - Học sinh dường như mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp và đứng trước tâ pô thể. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: III.1. Kết luâ ôn: Trong suốt mô ôt năm học qua, năm học 2014 – 2015, bản thân tôi đã thâ ôt sự rất nỗ lực để tạo ra được những hình thức học tâ pô tốt dựa trên những định hướng về Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 19 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vânâ dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS phương pháp dạy học. Vì vâ ôy, cũng với phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học GDCD, bản thân đã mạnh dạn nghiên cứu, thiết kế và vâ ôn dụng nhiều dạng trò chơi khác nhau để giúp học sinh có thái đô ,ô ý thức, hứng thú học tâ pô bô ô môn GDCD, đồng thời mong muốn nhằm nâng cao chất lượng bô ô môn GDCD ở trường tôi. Do vâ ôy, trong năm học 2014 – 2015 và học kì I năm học 2015 – 2016, sau mô ôt thời gian dài giảng dạy với viê ôc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, cùng với việc thiết kế và vâ ôn dụng mô ôt số dạng trò chơi trong quá trình giảng dạy của mình, bản thân tôi nhâ ôn thấy, hầu hết các em học sinh đã rất thích thú khi được tham gia vào các dạng trò chơi vui, thú vị; bởi chính trong suy nghĩ của các em, điều này sẽ làm giảm bớt đi sự nhàm chán khi học môn học mà các em cho là khô khan. Cũng chính từ đó, viê ôc vâ ôn dụng các dạng trò chơi trong quá trình giảng dạy đã đem lại những kết quả đáng khích lê ô. Bản thân tôi cũng nhận thấy rằng, phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học GDCD là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, vì vậy khi tiến hành phương pháp này trong các bài dạy của mình, chúng ta nên lưu ý rằng: - Không nên chỉ sử dụng một số trò chơi đã quá quen thuộc với học sinh, mà cần sự kết hợp hay đổi mới các dạng trò chơi. Người dạy có thể bằng khả năng của mình tự thiết kế một số dạng trò chơi mới, phù hợp với đối tượng người học. - Các trò chơi được sử dụng trong quá trình vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi cần nhẹ nhàng, dễ chơi, luôn vui và phù hợp với nội dung bài học cũng như tâm sinh lí của học sinh. Đồng thời, tùy từng bài để lựa chọn và vận dụng các dạng trò chơi chứ không phải bài nào cũng sử dụng để tránh sự nhàm chán đối với học sinh… - Bên cạnh đó, để có thể tổ chức thành công các dạng trò chơi trong phương pháp này, giáo viên cùng học sinh chuẩn bị những nội dung liên quan như trang phục, đạo cụ, vật liệu…nhằm nâng cao tinh thần học tập, thái độ yêu thích và hứng thú học tập của các đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ học, chất lượng môn học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài và trình bày đề tài, cũng như những kết quả đã thu được chắc chắn còn những thiếu sót và chưa đáp ứng tốt một số tiêu chuẩn đề ra. Mặt khác, còn rất nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình áp dụng những giải pháp của mình mà bản thân tôi chưa giải quyết được. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để chúng ta có thể vận dụng hiệu quả hơn nữa phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và hứng thú học tập, cũng như sự yêu thích môn học GDCD của học sinh ở trường Trung học cơ sở. III.2. Kiến nghị: Để bô ô môn GDCD thâ ôt sự trở thành mô tô môn học được tất cả học sinh yêu thích và để chất lượng môn học GDCD và chất lượng dạy học của giáo viên ở các trường THCS đạt kết quả cao thì giáo viên bô ô môn GDCD nói chung cần có lòng nhiê ôt huyết và sự say mê sáng tạo, có như vâ ôy mới có thể tìm ra được nhiều phương pháp giảng dạy mới đạt hiê ôu quả cao. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan