Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn lồng ghép và giáo dục cho trẻ mầm non học tập và thực hiện theo tấm gương đ...

Tài liệu Skkn lồng ghép và giáo dục cho trẻ mầm non học tập và thực hiện theo tấm gương đạo đức hồ chí minh

.DOC
23
1340
143

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Năm học 2011- 2012 Tôi được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách lớp 5 tuổi A1 Trường Mầm non Mỹ Hưng . Để hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi xin trân thành cảm ơn Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Thanh Oai và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, đặc biệt là đồng chí Hiệu Trưởng, xin trân thành cảm ơn các đồng chí đồng nghiệp, cảm ơn các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi rất mong các đồng chí bổ xung góp ý để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được ứng dụng hiệu quả hơn nữa và được phổ biến rộng rãi. Tôi xin trân thành cảm ơn. Mục lục Nội dung - Trang bìa phụ - Sơ yếu lý lịch - Mục lục - Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt - Phần mở đầu - Phần nội dung Chương I – Cơ sở lý luận 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tế 3. Phạm vi thực hiện đề tài Chương II – Thực trạng Chương III – Biện pháp thực hiện 1. Biện pháp 1 2. Biện pháp 2 3. Biện pháp 3 4. Biện pháp 4 Chương 4- Kết quả thực hiện Kết luận Khuyến nghị A. PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo. Vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non mà tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo do vậy giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, là cơ sở để hình thành lên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Như Bác Hồ kính yêu đã viết: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”, Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội. Năm học 2012- 2013 là năm học “ Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, giáo dục mầm non vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Theo chỉ thị số 06/CT-TW ngày 1/11/2006 của Bộ chính trị ban hành. Do vậy là giáo viên mầm non không học tập mà còn phải giáo dục cho tất cả các thế hệ học sinh của mình cần phải: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để góp phần giáo dục cho trẻ biết thể hiện lòng yêu nước lòng kính trọng đối với Bác Hồ kính yêu. Việc làm này đã thực sự trở thành một việc làm thường xuyên trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường của bản thân tôi. Tôi luôn nghĩ và cho rằng việc “ Lồng ghép và giáo dục cho trẻ mầm non học tập và thực hiện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một việc làm cần thiết và quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Bởi vậy tôi cần phải cố gắng hơn nữa để học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để có kết quả tốt nhất và thu thập đựơc nhiều thông tin, kiến thức, nhiều điều bổ ích về tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh để dạy cho trẻ làm người thong qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. B. PHẦN NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận Thời gian đằng đẵng trôi qua bao lâu thì cuộc sống cũng có những thắng trầm và biến động bấy nhiêu. Có những thứ rất dễ bị lãng quên, nhưng cũng có những thứ vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người qua bao thế hệ. Và tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một điển hình. Đó chính là một tài sản vô giá của dân tộc và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam. Trong di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, từ những lời dạy của Bác về giáo dục đạo đức. Hiện nay trong công cuộc đổi mới giáo dục, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề “ Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh đặc biệt là tuổi mầm non, bởi trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu”. Năm học 2012 – 2013 là năm học tiếp tục đổi mới về công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục “ Giáo dục Mầm non và các bậc học khác vẫn tiếp tục thực hiện cuộc sống vận động”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị số 06/CT – TW ngày 07/11/2006 của Bộ chính trị ban hành. Là giáo viên mầm non không thể chỉ học tập và làm theo mà còn phải giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ góp phần giáo dục cho trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng yêu quý đối với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong các nhà trường và trong mỗi người Việt Nam đặc biệt là người giáo viên mầm non. II.Cơ sở thực tiễn Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào, hoạt động như: Phổ biến các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập. Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm các bài hát câu chuyện về Bác để dạy cho trẻ. Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ bản thân đã qua 12 năm giảng dạy thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc các cháu tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi rất thích được nghe cô kể chuyện đọc thơ về Bác Hồ và tham gia hát múa những bài ca ngợi về Bác. Do vậy tôi đã cho rằng mình cần phải dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ và làm theo tấm gương đạo đức của Bác thông qua tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ. Vấn đề này luôn được tôi quyết tâm suy nghĩ để tìm tòi ra những biện phát hữu hiệu để giáo dục trẻ học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. III. Phạm vi thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện tại lớp A3 thôn Thạch Nham. Trường Mầm Non Mỹ Hưng năm học 2012- 2013. C. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài. 1. Đặc điểm của lớp Năm học 2012 – 2013 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp A3. Lớp tôi tổng số 22 cháu trong đó có 11 trẻ nữ và 11 trẻ nam. 18 cháu học qua lớp mẫu giáo nhỡ còn 4 cháu chưa được học qua lớp mẫu giáo nhỡ 2. Những thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: - Được nhà trường tạo điều kiện, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí để mua sắm đầy đủ đồ dùng đồ chơi phụ vụ cho công tác giảng dạy. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các cuộc thi viết “ Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đồng thời nhà trường luôn tuyên truyền những câu nói hay, những mẩu chuyển về Bác đến từng giáo viên. - Đa số trẻ trong lớp đều khỏe mạnh, đi học chuyên cần tiếp thu bài nhanh - Nhà trường đã tạo tủ sách trong đó có các tư liệu tài liệu về Bác cho giáo viên, cho trẻ, cho phụ huynh cùng xem và tham khảo. - Được ban giám hiệu nhà trường thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, góp ý dự giờ và tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các chuyên đề của phòng và nhà trường tổ chức. - Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp, thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc các trẻ tôi nhận thấy trẻ ở lớp A3 do tôi chủ nhiệm rất thích được nghe cô kể chuyện đọc thơ về Bác Hồ và tham gia hát múa các bài hát về Bác Hồ kính yêu các trẻ luôn dành những ánh mắt yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô nói về Bác, và tôi nghĩ mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. b. Khó khăn - Do đặc thù của nhà trường còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất lại xa trung tâm do vậy cũng ảnh hưởng đến việc sưu tầm các tư liệu tài liệu về Bác Hồ để đưa vào chương trình dạy cho trẻ “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Phương tiện đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn sơ sài chưa thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. - Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lồng ghép để giáo dục cho trẻ “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” các hoạt động khi tổ chức còn khô khan và chầm, việc lồng ghép các nội dung giáo dục còn hạn chế chưa linh hoạt. Chưa sưu tầm được nhiều các tư liệu về Bác để dạy trẻ, nên chưa kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động của cô tổ chức. - Môi trường học tập của trẻ chưa đảm bảo theo yêu cầu của chương trình giáo dục hiện nay. - Đa số phụ huynh trong lớp đều làm ruộng do vậy nhận thức của họ còn hạn chế, nên chưa quan tâm đến trẻ. - Đối với trẻ nhỏ lên chưa hiểu được nhiều về tư tưởng và lời dạy của Bác từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi nhận thấy muốn trẻ nhận thức và hiểu rõ hơn về tư tưởng của Bác Hồ kính yêu và hứng thú tham gia vào các hoạt động do cô giao tổ chức, trước hết tôi cần phải tiến hành khảo sát thực tế trên 28 trẻ của lớp tôi theo nội dung sau. STT Nội dung khảo sát Kết quả Số lượng Đạt tỉ lệ 3/22 14% 1 Hiêur về tư tưởng đạo đức của Bác Hồ 2 Biết tự chăm lo sức khỏe cho bản thân 7/22 32% 3 Sống giả dị, biết thực hành tiết kiệm 3/22 14% Ngoan ngoãn, lễ phép, biết yêu thương 9/22 41% giúp đỡ mọi người Từ những kết quả trên tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác “ Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy như thế nào để trò chóng hiểu, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Thầy dạy tốt, trò học tốt để thiết thực góp phần đào tạo những hiền tài cho quốc gia thấu hiểu lời dạy của Bác đã khiến tôi quyết tâm suy nghĩ tìm tòi và cuối cùng đã tìm được hướng đi mình đó là” . Một số biện pháp giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cụ thể như sau. II . CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Các biện pháp : 1. Tích cực nghiên cứu, tìm tòi các tư liệu, tài liệu có liên quan. 2. GD tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường 3. Tạo môi trường học tập tốt cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . 4. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . * Nội dung thực hiện : 1. Biện pháp 1 : Tích cực nghiên cứu, tìm tòi các tư liệu, tài liệu có liên quan. Như chúng ta đã biết, Bác Hồ kính yêu đã đi xa từ rất lâu rồi, nhưng hình ảnh và tâm hồn của Bác vẫn luôn đọng lại trong lòng của tất cả mọi người dân VN, từ người già cho đến trẻ thơ mới bập bẹ biết nói. Tuy các cháu còn nhỏ chưa được 1 lần gặp Bác Hồ, nhưng hình ảnh Bác Hồ đã được in sâu trong tâm hồn trẻ các cháu vẫn thường được gặp Bác trong các giấc mơ qua lời của bài hát : “ Đêm qua em mơ gặp bác Hồ Râu Bác dài tóc Bác bạc phơ Em âu yếm hôn đôi má Bác Vui bên Bác là em múa hát Bác mỉm cười Bác khen em ngoan Bác gật đầu Bác khen em ngoan…” Dù Bác đã đi xa và lâu lắm rồi, nhưng các cháu vẫn luôn cảm thấy Bác rất gần gũi và thân thiết như người ông trong gia đình của mình vì không có ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” . Để giúp các cháu hiểu rõ và sâu sắc hơn về tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách và lối sống của Bác Hồ kính yêu, tôi đã không ngừng đi tìm tòi , nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có liên quan đến tư tưởng, đạo đức, phong cách và lối sống của Bác Hồ trên các phương tiện : như sách báo, tranh truyện, mạng intenet …. Có như vậy mới khai thác được triệt để các nội dung GD về tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ cho trẻ một cách phong phú, đa dạng, nhằm vận dụng vào việc lồng ghép để GD toàn diện về nhân cách cho trẻ . Đức tính nổi bật nhất của Bác Hồ chính là lòng yêu nước, thương dân. Bởi vậy tôi đã tích cực tìm kiếm các hình ảnh, các bài viết, các tư liệu, tài liệu, các câu chuyện về Bác để đưa vào làm nội dung GD cho trẻ trong các hoạt động. Và cuốn Bác Hồ với các cháu tuổi mầm non do tác giả Phạm Thị Sửu và Lê Minh Hà biên soạn sưu tầm và tuyển chọn của nhà xuất bản GDVN, do nhà trường cấp phát là cuốn tài liệu mà tôi tâm đắc nhất, bởi trong nội dung cuốn sách này có rất nhiều các tư liệu, hình ảnh và các câu chuyện, mẩu chuyện nhỏ kể về Bác để tôi có thể lồng ghép vào các hoạt động GD, các chuyên đề….nhằm GD toàn diện cho trẻ như : Đức, Trí, Thể, Mĩ, lao động, tính tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày và lòng yêu nước thương dân giống như tư tưởng và đạo đức của Bác . VD : Câu chuyên “ Tuổi thơ của Bác Hồ” ; “ Quả táo của Bác” ; “ Bác Hồ tắm cho trẻ Việt Bắc” . “ Các cháu còn ở đây ngày nào là Bác ăn chưa ngon, ngủ chưa yên” …. Ngoài ra để thực hiện lời dạy của Bác về tính tiết kiệm chống lãng phí, tôi luôn tìm tòi và tham khảo các cuốn sách về hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên phế liệu để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên phế liệu, đồng thời còn GD cho trẻ biết thực hành tiết kiệm không nên lãng phí thông qua HĐ Tạo hình, HĐ Góc …. Dưới đây là 1 số hình ảnh cô và các cháu đang trong giờ Tạo Hình làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên phế liệu và hình ảnh các mẫu đồ dùng đồ chơi được làm từ các phế liệu do cô và cháu lớp A3 đã tự thiết kế và tạo ra . Ảnh 1 : Trẻ lớp A3 đang trong giờ tạo hình làm §D§Ctừ phế liệu Ảnh 2 : Ảnh một số đồ dùng đồ chơi được làm từ phế liệu do cô và các cháu lớp A3 tự thiết kế trong giờ HĐ Góc và Tạo hình. Tóm lại : Thông qua việc nghiên cứu tư liệu ,tài liệu có liên quan đến việc GD trẻ tư tưởng đạo đức HCM cho trẻ ở lớp tôi, tôi đã thu được nhiều kết quả đáng kể trong quá trình lồng ghép và giảng dạy trẻ : Cụ thể là đa số các cháu đã hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng đạo đức HCM, và học tập được rất nhiều đức tính của Bác như: Biết quan tâm chăm sóc mọi người, biết chia sẻ cùng mọi người trong lúc gặp khó khăn, sống thật thà, giản dị và khiêm tốn đồng thời trẻ còn ngoan ngoãn lễ phép và biết tiết kiệm trong mọi lĩnh vực như lời Bác đã dặn. Ngoài ra đối với giáo viên thì tôi đã tích luỹ được nhiều vốn kiến thức hơn, tìm ra được nhiều biện pháp và hình thức lồng ghép GD sáng tạo và sinh động hơn để dạy trẻ. Từ đó tôi cũng đã mạnh dạn và tự tin hơn khi thực hiện các hoạt động lồng ghép một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, tích cực hoạt động và tiếp thu các kiến thức tốt hơn. 2. Biện pháp 2 : Giáo dục tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường . Bác Hồ là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc VN, Cả cuộc đời Bác chỉ hy sinh cho đất nước cho dân tộc mà không một chút riêng tư. Từ đức tính cao cả và thiêng liêng của Bác Hồ như vậy đã là một tấm gương sáng cho cả dân tộc VN noi theo, đặc biệt là thế hệ măng non. Để các cháu sớm trở thành những công dân có ích trong tương lai có đủ đức, đủ tài góp phần xây dựng đát nước giàu và mạnh, thì ngay từ tuổi MN người GV đã phải đưa nội dung GD cho trẻ “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ để GD . Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc GD trẻ về tư tưởng, đạo đức HCM như vậy, trong các hoatj động hàng ngày của trẻ, tôi đã linh hoạt lồng ghép tư tưởng đạo đức của Bác thông qua các hoạt động sau : * Giáo dục thông qua HĐ có chủ đích : - Đối với chủ đề Trường mầm non: Tôi đã đưa nội dung GD trẻ về tư tưởng và đạo đức của Bác như: Tính đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, kính trọng và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo, các chú bảo vệ….Trong trường MN thông qua lời dạy của Bác đã dặn các cháu thiếu niên nhi đồng nhân lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi ở Trại mồ côi Kim Đồng-Thanh Hoá: Bác nói : “ Thiếu nhi thì phải ngoan, thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải yêu thương nhau như anh em ruột thịt…” Hoặc trong thư gửi các cháu nhi đồng năm 1946 . Có đoạn viết : “… Nay Bác viết mấy chữ khuyên các cháu: 1. Phải siêng học 2.Phải giữ sạch 3.Phải giữ kỷ luật 4.Phải làm theo đời sống mới 5.Phải yêu thương , giúp đơ cha mẹ, anh em”. Thông qua những lời căn dặn của Bác Hồ đối với các cháu như vậy, trong các HĐ có chủ đích của trẻ hàng ngày tôi thường đưa vào để GD trẻ, từ đó trẻ lớp tôi càng hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng đạo đức của Bác Hồ và tỏ ra biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, kính trọng và lễ phép với cha mẹ, cô giáo …. hơn và luôn giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn năp, không vứt rác thải bừa bãi. …. - Đối với chủ điểm Bản Thân : Tôi cần dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn các bô ̣ phâ ̣n, giác quan trên cơ thể, cần ăn uống đủ chất, hăng hái tâ ̣p luyê ̣n thể dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Biết cách ăn mă ̣c gọn gàng, giản dị khi đến lớp. Đó cũng là cách học tâ ̣p về phong cách giản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu. Sau đó tôi cho trẻ xem 1 đoạn phim quay cảnh Bác đang tập thể dục Ảnh Bác Hồ đang tập thể dục Ví dụ: Tôi thực hiện : + Dạy trẻ bằng lời: giáo dục trẻ không được xem nhẹ bô ̣ phâ ̣n nào trên cơ thể vì bô ̣ phâ ̣n nào cũng quan trọng và muốn chúng được khỏe mạnh thì chúng ta cần tâ ̣p thể dục và giữ vê ̣ sinh hằng ngày. + Dạy trẻ bằng hành động: Tôi dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vê ̣ sinh, … biết cách ăn mặc gọn gàng, giản dị. - Đối với chủ đề Gia đình Tôi cho trẻ biết lúc sinh thời, Bác đã chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn: “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”. Do đó, tôi luôn nhắc nhở trẻ có thái đô ̣ lễ phép, kính trọng, yêu thương ông bà cha mẹ, người lớn tuổi, biết đi hỏi về chào. Thông qua các hoạt động lồng ghép của HĐ có chủ đích Ví dụ: + Tôi dạy trẻ bằng lời: thông qua mô ̣t số câu ca dao tục ngữ, các bài thơ, câu chuyê ̣n, bài hát về tình cảm của ông bà cha mẹ và thông qua đó giáo dục trẻ phải biết yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ, vì đó chính là người đã sinh ra mình, chăm sóc mình khỏe mạnh. + Dạy trẻ bằng hành đô ̣ng: Thông qua sự thể hiê ̣n hành đô ̣ng yêu quý ông bà cha mẹ của mình ở gia đình như: đi hỏi về chào, biết nghe lời ông bà, ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng ông bà cha mẹ của mình, biết quan tâm đến mọi người như: hỏi thăm khi thấy ba mẹ mê ̣t, rót nước mời ba mẹ uống khi ba mẹ đi làm về…. - Đối với chủ đề Nghề nghiêp̣ Tôi sẽ GD cho trẻ biết rằng Bác Hồ đã từng căn dặn tất cả mọi người phải biết yêu quý tất cả các nghề trong xã hô ̣i, có thái đô ̣ quý trọng tất cả các nghề, không được phân biê ̣t đối xử với nghề nào cả, bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho chúng ta và đều đáng trân trọng. Ví dụ: khi trò chuyện với trẻ tất cả các nghề trong xã hội đối với những nghề quen thuô ̣c như: bác sĩ, giáo viên, y tá, đánh cá… trẻ dễ dàng nhâ ̣n ra những nghề này mang lại lợi ích gì cho trẻ và trẻ có thái đô ̣ kính trọng những nghề đó, còn đối với những nghề như : công nhân quét rác, đổ rác … mă ̣c dù trẻ vẫn thường thấy hằng ngày nhưng trẻ sẽ không biết được những cô chú làm nghề này sẽ mang lại lợi ích gì cho trẻ và thâ ̣m chí trẻ sẽ có thái đô ̣ khinh rẻ đối với những nghề đó. Vì nhâ ̣n ra được điều này và tôi đã GD cho trẻ biết về nỗi vất vả công viê ̣c của cô chú công nhân vê ̣ sinh đường phố, thông qua câu chuyện “ Nghề nào cũng quý” dạy cho trẻ học các bài thơ nói về những công viê ̣c thầm lă ̣ng nhưng rất đáng quý vì nhờ có các cô chú đó mà đường phố sạch sẽ, chúng ta sẽ được hít thở không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe. - Đối với chủ đề Tết mùa uân Tôi cho trẻ biết khi Bác Hồ còn sống, năm nào Bác cũng phát động trong cả nước : “ Mùa xuân là tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” và GD cho trẻ tham gia trồng cây để hưởng ứng ngày Tết trồng cây, trẻ tưới nước cho cây, chăm sóc cây nhằm GD đức tính yêu lao động, rèn luyện tính cần cù, kiên nhẫn trong lao đô ̣ng, hăng say với công viê ̣c lao đô ̣ng đồng thời qua viê ̣c chăm sóc cây để trẻ nhâ ̣n biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với lợi ích con người: cung cấp gỗ, làm cho không khí trong lành … Và tôi cho trẻ xem 1 số hình ảnh Bác mặc dù bận rất nhiều công việc của đất nước nhưng hàng ngày Bác vẫn dành thời gian để trồng cây, chăm sóc vườn cây của Bác, và kể cho trẻ nghe 1 số mẩu chuyện kể về Bác …. . Từ những câu chuyện và hình ảnh về Bác đã khiến trẻ lớp tôi càng thêm yêu lao động, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối ...Theo như lời dạy của Bác . - Đối với chủ đề Đô ̣ng vâ ̣t Trong tất cả các hoạt động có chủ đích tôi đều cho trẻ biết Bác Hồ là người không những rất yêu quý các loài thực vật mà Bác còn rất yêu quý các loại Động vật. Do vậy ngoài công việc của đất nước ra Bác vẫn dành thời gian để chăm sóc cho các loài Động vật và tôi cũng cho trẻ xem 1 số hình ảnh Bác Hồ đang cho cá ăn, cho gà ăn… . Từ đó để GD cho trẻ biết yêu quý tất cả muông thú bởi mỗi con vâ ̣t cũng giống chúng ta đều cần có sự sống. Do đó chúng ta phải bảo vê ̣ chúng, đừng làm hại các con vâ ̣t đó. Ví dụ: trong trường có nuôi mô ̣t số con vâ ̣t như: con chó, chim bồ câu, … Do đó qua các buổi dạo chơi ngoài trời, bên cạnh viê ̣c trò chuyê ̣n với trẻ về tên gọi, đă ̣c điểm của các con vâ ̣t, tôi có thể kết hợp giáo dục trẻ phải biết chăm sóc các con vâ ̣t nuôi này vì nó cũng có ích lợi đối với con người chúng ta như: Chim bồ câu được con người dùng đưa thư … - Đối với chủ đề Nước Hiêṇ tượng tự nhiên Tôi GD cho trẻ biết sống tiết kiê ̣m, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch khi cần thiết ( làm vê ̣ sinh trước và sau ăn: rửa tay, súc miê ̣ng và đi vê ̣ sinh...,, không mở nước để tràn hoă ̣c nghịch phá nước như vâ ̣y sẽ rất lãng phí. Dạy trẻ câu khẩu hiệu ” giọt nước quí hơn vàng” mà Bác Hồ đã từng dạy . - Đối với chủ đề Quê hương Thủ đô Bác Hồ Tôi cho trẻ xem tranh, đọc thơ, nghe các bài hát và trò chuyê ̣n về các cảnh đẹp của quê hương như: Một số danh lam thắng cảnh của đất nước, của địa phương …. và các hình ảnh về Bác Hồ. Qua viê ̣c cho trẻ xem những tư liê ̣u đó sẽ giúp cho trẻ thêm yêu quê hương đất nước và học nhiều đức tính tốt đẹp của Bác. - Đối với chủ đề Trường tiểu hhc Bước đầu tôi chỉ dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy: “ Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào Học tâ ̣p tốt, lao đô ̣ng tốt Đoàn kết tốt, kỉ luâ ̣t tốt Giữ gìn vê ̣ sinh thâ ̣t tốt Khiêm tốn, thâ ̣t thà, dũng cảm ” - Trước hết, cần dạy trẻ phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ: Đoàn kết giữa các trẻ lớn và các trẻ bé. - Sau đó, dạy cho các trẻ phải yêu lao động, giữ gìn kỷ luật. Không được tự do phóng túng, vì tự do phóng túng là không tốt, đồng thời dạy trẻ biết tuân thủ theo các quy định, nô ̣i quy của lớp học Ví dụ: xếp hàng để kiểm tra vệ sinh tay trước khi vào lớp học… - Cần cho các trẻ nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở thành những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật (Theo Thư Bác Hồ gửi các cháu và cán bộ các trường miền Nam, ngày 1-6-1955). - Cần dạy cho trẻ biết: yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ gìn kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá. đồng thời phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi tuổi mầm non…. * Giá dụ tre thông qua h́at đô ̣ng ng ́̀i trơii:  Dạy trẻ có thái đô ̣ nhiê ̣t tình, hăng say trong lao đô ̣ng, chăm sóc tưới nước bắt sâu cho cây xanh, hoa cho trường, lớp thêm đẹp.  Hằng tuần vào sáng thứ hai, tôi tiến hành tâ ̣p cho các bé hướng mắt về lá cờ Tổ quốc và hát Quốc ca, viê ̣c chào cờ đầu tuần cũng xem như là mô ̣t giờ học, trong giờ chào cờ đó tôi có thể kết hợp kể chuyê ̣n về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để giáo dục trẻ biết giữ gìn vê ̣ sinh, đồ dùng, đồ chơi. Đồng thời qua viê ̣c chào cờ, từng bước hình thành cho trẻ 1 tình cảm yêu đất nước, yêu Bác Hồ. * Giá dụ tre thông qua h́at đô ̣ng Góc̣i:  Trong giờ HĐ Góc, tôi GD cho trẻ cách tổ chức các hoạt đô ̣ng trong nhóm nhỏ: biết phân công, phối hợp, chia sẻ, nhường nhịn giúp đỡ nhau nhằm thực hiê ̣n theo tấm gương của Bác thông qua câu chuyê ̣n “ Ba chiếc ba lô” mà các bé đã được nghe kể. Qua viê ̣c thể hiê ̣n vai chơi, bước đầu giúp trẻ hình thành học tâ ̣p theo tấm gương đạo đức của Bác là : luôn có trách nhiê ̣m với công viê ̣c được phân công.  Giáo dục trẻ không được lấy đồ dùng, đồ chơi của chung ở lớp mang về nhà làm của riêng cho mình, không giành đồ chơi để chơi 1 mình mà phải chia sẻ để cho các bạn cùng chơi  Dạy trẻ cần xưng hô lịch sự khi nói chuyê ̣n với bạn của mình, không xưng hô mày – tao mà phải xưng bằng bạn * Tŕng g iơ ni: Học tâ ̣p từ tấm gương đạo đức của Bác “ không được hoang phí dù chỉ là 1 viê ̣c nhỏ” và Bác luôn xem “gạo” chính là “ hạt ngọc” của trời ban, do đó trong các giờ ăn của trẻ, tôi luôn giáo dục trẻ phải ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí dù chỉ 1 hạt cơm, không làm rơi vãi cơm xuống đất hoă ̣c trên bàn nhằm mục đích hình thành cho trẻ có thói quen ăn uống có văn hóa như: - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. - Cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn. - Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không nói chuyê ̣n khi ăn, ăn hết suất - Biết mời cô và các bạn trước khi ăn. - Biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa… hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ ăn - Ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. * Tŕng g iơ h́at đô ̣ng nêu g ương i: Cần GD trẻ lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và viê ̣c làm, tâ ̣p cho trẻ biết tự nhâ ̣n xét hôm nay mình có ngoan hay không và lý do vì sao chưa ngoan. Thông qua câu chuyện : Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng. Cô quan sát lời nói hành vi cử chỉ của trẻ xem những điều trẻ nói có đúng với ngày hôm đó hay không, nếu đúng cô cho cả lớp tuyên dương vì trẻ đó đã nhâ ̣n ra khuyết điểm của mình rất đáng được khen và thưởng, còn nếu trẻ nào bị vi phạm lỗi, bị cô nhắc nhở mà vẫn không tự giác nhâ ̣n lỗi đợi cô và các bạn nhắc thì trẻ đó chưa ngoan, cô có thể phạt bạn đó không được cắm cờ bé ngoan và cuối tuần không được nhâ ̣n phiếu bé ngoan. (Làm theo lời dạy cua Bác nhânn lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng – Thanh Hoa: “phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thoi hư tật xấu để lớn lên làm người chu cua đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng cua xã hội…”) Ví dụ: Trong giờ nêu gương buổi chiểu hôm thứ sáu ngày 06/04 vừa rồi, sau khi hỏi các trẻ nhâ ̣n xét là mình ngoan hay chưa . Tôi hỏi cả lớp “ hôm nay bạn nào chưa ngoan, chưa nghe lời cô””. Tôi vừa hỏi xong thì có bạn Anh Khoa, Đức Huy đứng lên thừa nhâ ̣n là mình không ngoan. Tôi có hỏi trẻ “vì sao các con cho là mình không ngoan”, trẻ trả lời “ vì hôm nay con không ngủ trưa, còn chạy lung tung ra ngoài cửa lớp chưa nghe lời cô”, khi ấy tôi đã khen vì trẻ biết nhâ ̣n lỗi mình đã làm và tôi sẵn sàng cho cả lớp tuyên dương đồng thời còn thưởng kẹo cho trẻ nữa. Biết thâ ̣t thà nhâ ̣n lỗi là mô ̣t trong những phẩm chất đạo đức rất đáng cao quý mà Bác Hồ đã từng dạy các cháu thiếu niên nhi đồng là giáo viên cần sưu tầm các câu chuyện, mẩu chuyên để lồng ghép và kể cho trẻ nghe mô ̣t số câu chuyê ̣n của Bác dạy các cháu thiếu nhi để giáo dục trẻ mạnh dạn nhâ ̣n lỗi khi mình làm sai mô ̣t điều gì, bởi “ người làm sai mà biết nhâ ̣n lỗi rất đáng khen, còn người làm sai mà không biết nhâ ̣n lỗi thì mới đáng xấu hổ”  Ngoài ra, cô có thể tâ ̣n dụng vào thời điểm này kể cho trẻ nghe mô ̣t số câu chuyê ̣n mà cô sưu tầm về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để giáo dục cho trẻ và tâ ̣p cho trẻ đóng kịch …( mô ̣t số câu chuyê ̣n như : Ba chiếc ba lô, Bác có phải vua đâu, Bác Hồ ở Pắc Bó, Chia quà, Qủa táo Bác Hồ cho em bé…, hoă ̣c có thể cho trẻ nghe mô ̣t số bài hát về Bác Hồ. * Tŕng mô ̣t sô ê hô ̣i vui ̣hơi thé sư iêni: ̣  Vào các ngày lễ như 20/11, Tết… ngoài viê ̣c cho trẻ tham gia văn nghê ̣ với các bài hát phù hợp ngày lễ, tôi có thể khuyến khích trẻ có thể hát các bài hát về Bác Hồ mà trẻ biết hoă ̣c cho trẻ tham gia đóng kịch, đọc thơ …  Để mừng ngày sinh nhâ ̣t của Bác – 19/5 – tôi lên kế hoạch tổ chức mô ̣t buổi văn nghê ̣ vào mô ̣t buổi chiều, cho ba tổ trong lớp tham gia thi “ Hát múa và kể chuyê ̣n về tấm gương đạo đức của Bác Hồ” với nhau về các thể loại như: hát, múa, đóng kịch, đọc thơ, kể chuyê ̣n. * Tŕng h́at đô ̣ng moi ḷ c moi nơii: Hàng tháng, tôi sưu tầm mô ̣t số câu nói hay của Bác Hồ dạy cho trẻ lớp mình học vào các giờ rãnh rỗi, có thể lúc đầu trẻ chưa thuô ̣c và hiểu hết nô ̣i dung câu nói ấy nhưng tôi sẽ kiên nhẫn dạy trẻ mỗi ngày mô ̣t ít và trẻ sẽ dần dần hiểu được mô ̣t phần nào câu nói của Bác để từng bước cho trẻ tiếp thu những phẩm chất đạo đức cao quý và đáng kính trọng ở Bác. Tóm lại : Với tất cả các hình thức lồng ghép GD tư tưởng đạo đức của Bác Hồ cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày theo từng chủ đề của năm học , mà tôi đã thực hiện tôi thấy rằng đa số trẻ của lớp tôi đều rất thích thú với các hoạt động do tôi tổ chức, đồng thời còn tạo rất nhiều cơ hội cho trẻ được học tập rất nhiều về đức tính của Bác như: Có tư tưởng đạo đức tốt, có lối sống giản dị, khiêm tốn, thật thà, trung thực , sẵn sàng nhận khuyết điểm khi bị mắc lỗi, ngoan ngoãn lễ phép, biết quí trọng người lớn tuổi, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, biết lao động, yêu quê hương đất nước, con người và tích cực học hỏi để sớm trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. 3, Biện pháp 3: Tạo môi trường hhc tập tốt cho trẻ hhc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Với trẻ MN, Giáo viên tạo môi trường hoat động cho trẻ ở tại lớp học là rất cần thiết và rất quan trọng nhằm kích thích, củng cố và tái tạo lại các kiến thức mà trẻ đã được học, đã được GD trong các HĐ hàng ngày ở lớp. Nếu cô giáo biết cách tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động thì sẽ giúp trẻ say me, tìm tòi, khám phá, hiểu và nhớ bài được lâu hơn. Muốn giúp trẻ hiểu sâu hơn về tư tưởng đạo đức của Bác Hồ để học tập và làm theo, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch xây dựng môi trường học tập tốt cho trẻ hoạt động tại các góc sao cho thật phong phú, đa dạng nhằm kích thích tư duy và sự sáng tạo của trẻ bằng cách sưu tầm các loại trang, ảnh, sách, báo, tranh ttruyện, các câu chuyện, mẩu chuyện có nội dung về Bác Hồ để đưa vào các góc, nhằm củng cố thêm kiến thức và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh cho trẻ. Ngoài ra tôi còn khuyến khích trẻ cùng cô giáo tập chung sưu tầm các phế liệu đưa vào các góc để hướng dẫn trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của từng chủ đề nhằm rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, bền bỉ , óc sáng tạo và tính tiết kiệm, không lãng phí….. Tôi đặc biệt lưu ý và quan tâm nhiều hơn để tạo góc mở cho trẻ hoạt động tại góc như : Thư viện và Tạo hình. VD : - Ở góc thư viện : Trẻ được tiếp xúc nhiều với các câu chuyện, bài thơ, các hình ảnh...về Bác dưới sự gợi ý và hướng dẫn của cô giáo nhằm GD cho trẻ sự khéo léo khi mở sách ra để xem, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh, biết yêu lao động, thích tập thể dục thể thao. - Góc Tạo hình: Trẻ được sử dụng các phế liệu đã bỏ đi để tạo ra các mẫu đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dậy và học của cô và trẻ, từ đó GD cho trẻ về đức tính kiên trì, bền bỉ, tiết kiêm, không hoang phí của Bác Hồ kính yêu. Dưới đây là hình ảnh cô và trẻ đang hoạt động tại góc thư viện và góc tạo hình nhằm GD tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ cho trẻ Ảnh 3 : trẻ em sách, báo, tranh ảnh về Bác Hồ * Tóm lại : Với biện pháp tạo môi trường học tập tốt cho trạt động tại các góc để giúp trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM của tôi đề ra sau khi áp dụng và thực hiện đã được kết quả đáng kể. Cụ thể : Tại các góc trẻ đã hoạt động một cách say sưa đồng thời thông qua các hoạt động dưới sự hướng dẫn và gợi ý của tôi trẻ đã học tập được rất nhiều đức tính của Bác Hồ như: Kiên trì, bền bỉ, thật thà, giản dị, khiêm tốn, có tinh thần đoàn kết , biết nhường nhịn giúp đỡ bạn bè trong lứop, biết yêu lao động, biết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, biết yêu quê hương đất nước và con người…. 4. Biện pháp 4 : Phối kết hợp với phụ huynh trong việc GD trẻ hhc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Như chúng ta đã biết, môi trường GD của trẻ chủ yếu là gia đinh và nhà trường, vì vậy gia đình và nhà trường chính là nơi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt : Đức, trí, thể, mĩ và lao động. Bởi vậy muốn trẻ hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ kính yêu để trẻ học tập và làm theo thì việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng là một biện pháp vô cùng quan trong trong quá trình GD trẻ. Để thực hiện được điều này, ngay tư buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đưa vào kế hoạch về nội dung GD tư tưởng cho trẻ “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ hơn và cùng kết hợp với nhà trường trong việc GD trẻ bằng cách: Tuyên truyên, vận động phụ huynh cùng tham gia sưu tầm, sách báo, tranh, truyện, các nguyên phế liệu, ủng hộ cho lớp để xây dựng môi trường học tập cho trẻ đồng thời động viên các gia đinh có điều kiện kinh tế trong lớp mua thêm các loại sách, báo, tranh ảnh về Bác Hồ cho trẻ được xem và học tập tại gia đình. Để phụ huynh có chút ít kiến thức trong việc cùng phối kết hợp với cô giáo để GD trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM vào các giờ đón và trả trẻ. Tôi luôn chú ý và dành thời gian để trao đổi với phụ huỳnh về tình hình học tập và đạo đức của con em họ, mời phụ huynh dự một tiết học của trẻ có sự lồng ghép về GD tư tưởng đạo đức HCM, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách GD trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM bằng cách : “ Ông bà , cha mẹ…trong gia đinh phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ loi theo ” như cách ăn mặc, nói năng, làm việc, đi đứng... Ngoài ra phụ huynh cần nhắc nhở và GD trẻ hàng ngày muốn trở thành con ngoan, trò giỏi và cháu ngoan Bác Hồ thì trước hết trẻ luôn phải ngoan ngoãn, lễ phép, biết giúp đở ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức ở nhà, biết tự làm vệ sinh cá nhân, chăm tập thể dục thể thao, biết tự sắo xếp đồ dùng của cá nhân đúng nôi qui định, biết thực hành tiết kiệm, không đựơc lãng phí, biết dùng tiết kiệm điên, nước, thức ăn…Vào các thời điểm lúc cả nhà đang vui vẻ, đoàn tụ bên nhau, hoặc lúc trẻ chuẩn bị đi ngủ phụ huynh có thể khuyến khích trẻ kể chuyện, đọc thơ, hát múa các bài có nội dung viết về Bác Hồ kính yêu hoặc phụ huynh có thể ngâm thơ, đọc thơ, kể chuyện, đọc chuyện cổ tích, chuyện kể về Bác Hồ phù hợp với lứa tuổi MN và hát cho trẻ nghe các bài hát về Bác Hồ từ đó giúp trẻ thêm yêu cuộc sống hơn, biết chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng gia đình, biết yêu thương mọi người, kính trọng ông bà, cha mẹ, cô giáo và Bác Hồ kính yêu. KẾT LUẬN Đối với trẻ MN , ngoài việc chăm sóc và dạy dỗ cho trẻ những kiến thức, kỹ năngtrong từng bộ môn học thì việc lồng ghép để GD tư tưởng đạo đức cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ là vô cùng cần thiết và quan trong. Vì thông qua các hoạt động lồng ghép đó người GV sẽ mở rộng thêm cho trẻ kiến thức, kỹ năng hiểu biết về xã hội, về cách cư xử với người xung quanh, bồi dưỡng thêm cho trẻ những tình cảm thương yêu, thương mọi người, yêu thiên nhiên , cỏ cây hoa lá, yêu quê hương đất nước, yêu lao động…. Đồng thời còn rèn luyện thêm cho trẻ về tư cách đạo đức và lối sống như : Có tinh thần đoàn kết, biết nhường nhịn, biết giúp đỡ bạn bè trong lớp, các em nhỏ hơn mình, các cụ già yếu đau, biết thực hành tiết kiệm không lãng phí , có tính kiên trì, bền bỉ khi gặp khó khăn… III) KẾT QUẢ THỰC HIỆN : Qua quá trình tự nghiên cứu, tích cực học hỏi để tìm ra những biện pháp lồng ghép để GD trẻ hay và hữu hiệu nhằm GD tư tưởng đạo đức cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ với sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, các chị em đồng nghiệp trong trường và sự lỗ lực phấn đấu của bản thân, qua một năm áp dụng và thưc hiện đề tài năm học 2011-2012 tôi đã thu được kết quả như sau: * Đối với Giáo Viên : Tôi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc-GD trẻ, đã vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin trong khi tổ chức các hoạt động, đặc biệt là lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường đã trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn - Trong các hoạt đông tôi luôn phát huy tính chủ động và sáng tạo của trẻ, luôn lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động GD. - Phương pháp dạy trẻ trong các hoạt động đã trở nên mềm dẻo, linh hoạt và lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động hơn. - Đã biết cách xây dựng môi trường học tập cho trẻ theo hướng mở, và môi trường học tập của trẻ ở lớp đã trở nên phong phú và hấp dân trẻ hơn. - Đã sưu tầm được nhiều tranh ảnh, tư liệu, tài liệu …. về Bác để xây dựng góc thư viện cho trẻ đa dạng phong phú. - Đã biết áp dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động giảng dạy linh hoạt, sáng tạo thường xuyên và có hiệu quả. Tổng trong năm học 2011-2012 tôi đã xây dựng được 4 tiết giáo án điện tử được trình chiếu trên powpoint. * Đối với trẻ : Đa số trẻ trong lớp tôi đều rất năng động, mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động do cô giáo tổ chức, đặc biệt là các hoạt động có sự lồng ghép GD tư tưởng đạo đức HCM, nhờ đó mà trẻ lớp tôi đã hiểu rõ hơn về tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ để học tập và làm theo lời dạy của Bác.Trẻ nói năng lễ phép hơn, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người hơn, biết yêu thương quý trọng ông bà cha mẹ và cô giáo, biết yêu lao động, biết tự chăm sóc cho bản thân mình, thật thà trung thực, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của mình, biết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và biết tỏ ra kiên trì bền bỉ khi mình gặp khó khăn . Sau đây là kết quả thực hiện so với đầu năm . STT Nội Dung khảo sát Kết quả Đầu năm Cuối năm Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) Tăng Số Tỉ lệ lượng (%) 1 Hiểu về tư tư ng đạo đức 3/22 của Bác Hồ 14% 19/22 86% 2 Biết tự chăm lo sức khoẻ 7/22 cho bản thân 32% 22/22 100% 17 77,3% 3 Sống giản dị, biết thực 3/22 hành tiết kiệm 14% 20/22 91% 77,3% 4 Ngoan, lễ phép, biết yêu 9/22 thương, giúp đỡ mọi người 41% 22/22 100% 18 16 17 73% 82% * Đối với phụ huynh : - Đa số phụ huynh trong lớp đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường trong việc giáo dục toàn diện về nhân cách cho trẻ và cùng cùng phối hợp với giáo viên trong việc GD tư tưởng đạo đức cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Hàng tháng, hàng tuần phụ huynh đều tham gia rất tích cực trong việc sưu tầm nguyên phế kiệu, sách báo, tranh truyện….các loại để xây dựng môi trường học tập ở lớp cho trẻ . III . BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Từ những kết quả mà tôi đã thu được sau khi thực hiện các biện pháp của đề tài, tôi đã tự rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi thực hiện “ Các biện pháp lồng ghép GD trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ 5 tuổi của lớp tôi thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ” như sau: - Giáo vên phải luôn tự học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có liên quan đến chuyên môn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan