Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên v...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi

.DOC
23
1015
142

Mô tả:

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nước Việt Nam của chúng ta có bờ biển dài 3.620km, có hàng nghìn các đảo lớn, nhỏ và đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên biển Đông. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển, đảo có vai trò, vị trí quan trọng, quyết định sự tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bảo vệ biển đảo và chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục của cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Những thói quen đó, cần phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non. Bởi giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của trẻ, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Thực hiện nhiệm vụ năm học và hướng dẫn thực hiện chuyên môn năm học 2012-2013 của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì, chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) có thêm nội dung mới. Đó là tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ. Bản thân tôi nhận thấy nội dung tích hợp này là rất cần thiết trong bối cảnh tài nguyên môi trường biển, đảo ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang tính thời sự cao. Nhưng nội dung giáo dục này đưa vào chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần phải đưa như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, không quá nặng nề với trẻ. Trong khi đó giáo viên mầm non khi thực hiện các chuyên đề tích hợp thường mắc vào hai nhược điểm sau: -Thứ nhất: Nội dung tích hợp gượng ép, quá hời hợt không chú tâm đến nội dung tích hợp. -Thứ hai: Nội dung tích hợp đưa vào lượng kiến thức quá nhiều, quá xa lạ với trẻ vượt quá cả nội dung chính. 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Khi triển khai họp chuyên môn đầu năm và thảo luận về nội dung tích hợp về tài nguyên môi trường biển, hải đảo với giáo viên 5 tuổi. Tôi nhận thấy giáo viên rất băn khoăn và lúng túng khi đưa nội dung tích hợp này vào chương trình. Nhiều ý kiến cho rằng khó đưa nội dung này vào chương trình bởi Hà Nội là địa phương không có biển, đảo. Được phân công là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường và được tổ chuyên môn, tổ mầm non phòng Giáo dục và đào tạo cử tham gia lớp tập huấn: "Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi". Tôi nhận thức được tầm quan trọng của nội dung tích hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi và muốn giúp giáo viên 5 tuổi có kiến thức về tài nguyên môi trường biển hải đảo Việt Nam. Từ đó xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với trẻ, giúp trẻ hiểu nội dung một cách nhẹ nhàng, không quá gượng ép. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non. " PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Trước hết chúng ta có thể hiểu: Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo là quá trình giáo dục nhằm giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam. Tạo cho trẻ có ý thức, thái độ đối với tài nguyên và môi trường biển, đảo. Trang bị cho trẻ những kỹ năng thực hành khi được tiếp cận với môi trường biển, đảo. Từ đó, có ý thức, trách nhiệm, hành vi tốt để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam. Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo vào với nội dung các môn học, các hoạt động thành một nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau: - Khi tích hợp không làm biến tính đặc trưng của môn học, hoạt động nào đó thành môn học giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo. 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Khai thác nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cần có chọn lọc, có tính tập trung vào nội dung chính, có mục đích nhất định, không tràn lan, tùy tiện. Trong khi giáo dục trẻ, các nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, đảo xem xét mức độ tích hợp như thế nào cho phù hợp nội dung, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như: - Tích hợp toàn phần: Là mục tiêu, bài dạy trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung chủ đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo. - Tích hợp bộ phận: Là chỉ có một phần bài dạy có nội dung liên quan đến nôi dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo, hoặc trong nội dung có liên hệ được nội dung giáo dục đó. Về phương pháp giáo dục: Nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên tùy theo đặc trưng của đề tài, môn học có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, cũng có thể kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để có hiệu quả giáo dục cao nhất. Làm thế nào để giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo một cách hiệu quả nhất cho trẻ mầm non 5-6 tuổi. Phù hợp với tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ " học mà chơi, chơi mà học", trẻ tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy tôi đã sử dụng một số biện pháp giúp giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo một cách hiệu quả nhất. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Đặc điểm tình hình chung: Trường nằm ở vị trí xa trung tâm huyện Thanh Trì, tiếp giáp với huyện Thường Tín. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ. Là nơi nhiều dân các nơi đến ngụ cư thuê nhà nên số trẻ không ổn định. Nhà trường có diện tích 2 khu là 8.666 m2 với 15 lớp học xây dựng đạt chuẩn quốc gia và có 600 học sinh . Trường có hai khu cách xa nhau 3km: 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Khu Nhị Châu có 4 lớp: 01 lớp nhà trẻ; 01 lớp MG bé; 01 lớp MG nhỡ; 01 lớp MG lớn. Tổng số học sinh của khu Nhị Châu là : 110 trẻ. Trong đó lớp MG lớn 5 tuổi 35 trẻ. - Khu Phương Nhị có 11 lớp: 02 lớp nhà trẻ; 03 lớp MG bé; 03 lớp MG nhỡ; 03 lớp MG lớn. Tổng học sinh khu Phương Nhị là: 490 trẻ. Trong đó lớp MG lớn 5 tuổi 149 trẻ. Tổng số học sinh 5 tuổi điều tra trên địa bàn 184 trẻ, ra lớp ngày từ đầu năm học 184 trẻ chiếm tỷ lệ 100%. * Số giáo viên trong trường : 47/70 tổng số CBGVNV. - Giáo viên mẫu giáo lớn : 11 cô/4 lớp. Chiếm 23,4 % giáo viên toàn trường. Trình độ chuyên môn khối mẫu giáo lớn: - ĐHSP : 06/11 cô = 54.5% - CĐSP : 02 /11cô = 18.2 % - TCSP : 03/11 cô = 27.3% ( Trong đó 03 cô đang theo học Đại học sư phạm). 2. Thuận lợi: Cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi đầy đủ, hiện đại: Máy vi tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, đàn….. Trẻ 5 tuổi ra lớp 100% ngày từ đầu năm học, thuận lợi cho việc phổ cập chương trình giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Đội ngũ giáo viên 5 tuổi trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn chiếm 72.7%, khả năng tiếp cận với định hướng đổi mới của giáo viên tốt. Một số giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi thành phố, cấp huyện như cô giáo: Trần Thị Thái Hà, Phùng Thị Thu, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Bích Nga… Bản thân tôi được tham gia học tập huấn nội dung tích hợp của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì. 3. Khó khăn: Nhà trường có 2 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc chỉ đạo, tập huấn, kiến tập chuyên môn. 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Là năm đầu tiên thực hiện nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình. Hà Nội là địa phương không có biển nên thực hiện học ngoại khóa, tham quan thực tế gặp khó khăn. Phụ huynh nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên rất ít trẻ được cha mẹ cho đi thăm quan, nghỉ mát tại các khu du lịch biển, đảo. III. Các biện pháp: 1. Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên: Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên ở đây là bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc, hệ thống lại nội dung về tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam. Từ những kiến thức cơ bản đó đưa lồng ghép vào các môn học, các hoạt động một cách hiệu quả. Bồi dưỡng chuyên môn là một việc thường xuyên và cần thiết phải làm vì giáo viên là lực lượng trực tiếp truyền thụ các kiến thức tới trẻ. Đây lại là một nội dung tích hợp mới .Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng tạo môi trường cho trẻ hoạt động thì trước hết người giáo viên phải nắm chắc được kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam, phương pháp tích hợp, quy trình tổ chức các hoạt động. Có như vậy thì mới truyền thụ kiến thức đến với trẻ một cách chính xác và phù hợp với độ tuổi. *Thực trạng cũ: Trong những năm học trước, trường chúng tôi cũng có những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như: - Mời giảng viên về bồi dưỡng: Tổ Mầm non phòng Giáo dục huyện mời giảng viên và giáo viên đại diện trong toàn huyện tham gia. Tuy nhiên, rất khó mời giảng viên về trường để bồi dưỡng cho giáo viên. - Giáo viên được cử đi tập huấn các chuyên đề mới, khi đi tập huấn về thường xin bài giảng của giảng viên sau đó phôtô cho các giáo viên không được đi tập huấn. Trong các buổi họp chuyên môn, giáo viên đi tập huấn giảng lại và giải đáp những vấn đề không hiểu của giáo viên. Hầu hết các giáo viên có đọc nhưng không có thời gian nghiên cứu sâu và không có nhiều vấn đề trao đổi làm rõ. Khi vận dụng vào thực tế giảng dạy thì 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chỉ một số giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm đạt được hiệu quả tương đối còn hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Nội dung giáo dục tài và môi trường biển, hải đảo đưa vào cho trẻ cần chính xác và hợp lý. Vì thế, giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản nếu không sẽ dạy trẻ lạc hướng. Chính vì vậy, trong cách bồi dưỡng lý thuyết năm nay tôi đã có những giải pháp mới sau: * Đổi mới cách thức bồi dưỡng, giảng viên tập huấn: - Giáo viên được cử đi tập huấn sẽ chính là giảng viên cho những giáo viên còn lại. Những giáo viên đi tập huấn sẽ nghiên cứu các tài liệu khi đi tập huấn, tìm hiểu trên sách báo những nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam. Xây dựng lại bài giảng làm sao cho ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với kiến thức giáo viên của trường. Bài giảng điện tử được nhóm xây dựng trên phần mềm PowerPoit với kiến thức ngắn ngọn dễ hiểu, hình ảnh đẹp sống động, lồng ghép một số đoạn phim giáo dục bảo vệ môi trường biển, hải đảo Bài số 1: Những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Mục đích của bài số 1 là giúp giáo viên hệ thống lại những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường biển hải đảo Việt Nam. Giúp cho giáo viên thấy những nét đẹp nổi bật, đặc trưng ở mỗi vùng biển, đảo Việt Nam, khơi dậy lòng yêu biển, yêu những cảnh đẹp nổi tiếng của biển. Thấy được thực trạng của tài nguyên môi trường biển, hải đảo từ đó sẽ thấy được trách nhiệm của chính giáo viên với tài nguyên, môi trường biển, đảo. 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm ( Hình ảnh minh họa bài 1) Bài số 2: Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Đĩa bài giảng điện tử kèm theo Với bài số 2 giúp giáo viên chọn lựa những nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Nội dung xây dựng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lí trong các chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải, nặng nề chương trình giáo dục mầm non. Nội dung giáo dục từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tiễn của địa phương. Nội dung giáo dục góp phần giáo dục ở trẻ tình yêu, lòng tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển, đảo quê hương Việt Nam, hướng đến mục tiêu giáo dục mầm non, phát triển nhân cách toàn diện, hài hòa ở trẻ. ( Hình ảnh minh họa bài 2) Đĩa bài giảng điện tử kèm theo Bài số 3: Hướng dẫn giáo viên tích hợp nôi dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi. Nội dung của bài số 3 là gợi ý cho giáo viên cách tích hợp nội dung vào các hoạt động trong các chủ đề. Giáo viên có thể tích hợp trong cả 1 hoạt động, cũng có thể tích hợp một phần của hoạt động. 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm ( Hình ảnh minh họa của bài 3) Đĩa bài giảng điện tử kèm theo - Trước khi tổ chức tôi thông báo cho giáo viên nội dung bồi dưỡng và yêu cầu giáo viên chuẩn bị các câu hỏi, các vấn đề vướng mắc để giảng viên giải đáp. - 30 phút đầu tôi yêu cầu giáo viên giảng bài tổ chức tìm hiểu mức độ hiểu biết của giáo viên về vấn đề bồi dưỡng bằng cách nêu một số câu hỏi và yêu cầu mỗi nhóm nhận câu hỏi của mình, giáo viên trả lời bằng giấy. Như vậy qua cách trả lời này cả Ban giám hiệu, giáo viên giảng bài nắm được mức độ hiểu biết của từng giáo viên, biết được họ chưa rõ những vấn đề gì để từ đó cùng tháo gỡ. Ví dụ : Bồi dưỡng về những kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam: Câu hỏi giảng viên đặt ra: + Bạn biết gì về biển, đảo Việt Nam? +Biển mang lại những tài nguyên nào cho đất nước ta ? +Tình hình ô nhiễm biển, đảo Việt Nam hiện nay như thế nào ? + Nguyên nhân nào gây ô nhiễm biển, đảo? + Bạn có giải pháp gì để hạn chế ô nhiễm biển, đảo? 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - 30 phút sau giảng viên trao đổi trực tiếp với giáo viên về các vấn đề trên, đưa ra đáp án trả lời. Và hệ thống lại kiến thức một cách ngắn ngọn, dễ hiểu nhất để giáo viên nắm được ngay những kiến thức tại chỗ và nhớ lâu các kiến thức bởi bài giảng sinh động có nhiều hình ảnh kèm theo. - Sau khi giáo viên giảng bài đã hệ thống lại, giảng nội dung của bài. Thời gian còn lại, cho giáo viên tiếp tục hỏi những vẫn đề chưa rõ, những vấn đề còn vướng mắc, cùng nhau làm rõ những vấn đề đó. *Kết quả: - 100% giáo viên trong trường được tham gia bồi dưỡng lý thuyết (không chỉ giáo viên lớp 5 tuổi). Giáo viên nắm vững những kiến thức cơ bản về tài nguyên, môi trường, biển hải đảo. Và vì sao phải tích hợp nội dung này cho trẻ ngày từ lứa tuổi mẫu giáo. Khơi dậy tình yêu biển của giáo viên và thấy trách nhiệm của mình với tài nguyên và môi trường biển, đảo. Từ đó lựa chọn nội dung, hình thức đưa vào chương trình cho trẻ phù hợp. - 45/47 giáo viên thi viết bài "Cảm nhận mà bạn ấn tượng nhất về 1 bãi biển, đảo mà bạn đã từng đến". Các bài viết rất tốt, giáo viên tìm hiểu và nêu lên một số nét nổi bật ỏ các bãi biển trên đất nước. Mỗi người một ý nhưng tôi cảm nhận chung được tình yêu biển, yêu quê hương những vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu. 2. Đổi mới cách bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho giáo viên. Nhân dân ta có câu: "Trăm nghe không bằng một thấy"; "Học đi đôi với hành". Có lý thuyết mà không có thực hành thì cũng chỉ là lý thuyết suông. Chính vì vậy, mà kỹ năng thực hành vận dụng được giáo viên đặc biệt quan tâm. Vậy làm thế nào để giáo viên đã nắm chắc lý thuyết, lại có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành một cách tốt nhất. Đó là câu hỏi đặt ra cho người quản lý chuyên môn cần có cách bồi dưỡng, đổi mới hình thức tổ chức kiến tập để giáo viên chủ động, sáng tạo đưa ra những hình thức tổ chức phù hợp. *Thực trạng cũ: Trước đây các chuyên đề mới, sau khi tập huấn lý thuyết hiệu phó chuyên môn, cùng tổ trưởng chuyên môn xây dựng một số tiết mẫu để giáo viên có kinh nghiệm, có kỹ năng sư phạm tốt lên tiết cho mọi người 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm học tập ghi chép và làm theo. Nhưng qua một số chuyên đề tôi nhận thấy: Nếu cứ dùng cách đó để bồi dưỡng thực hành thì giáo viên rất thụ động, không chủ động tìm tòi cái mới lạ, phù hợp với khả năng của mình và khả năng của trẻ lớp mình. Nó chỉ hiệu quả với giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm. Còn giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường ghi chép đầy đủ nhưng khi thực hiện rất lúng túng, không chủ động sáng tạo và không dám thử nghiệm các hình thức mới lạ. *Cách chỉ đạo mới : - Khi đã tập huấn và thấy rõ giáo viên đã nắm chắc lý thuyết tôi đã giao cho cả giáo viên nhiều kinh nghiệm và giáo viên mới chưa có nhiều kinh nghiêm tự xây dựng một số tiết kiến tập theo cách hiểu của các đồng chí giáo viên. Tôi chỉ gợi ý một số đề tài còn giáo viên tự xây dựng bài dạy, giáo án. - Khi kiến tập các tiết học của giáo viên, tổ chuyên môn cùng nhận xét các nhận xét ưu điểm, các mặt chưa được, chưa hợp lý của tiết học nên thêm hoặc bớt những phần nào để tiết học hay, hấp dẫn, kiến thức vừa phải với trẻ. VD1: Với chủ đề " Nghề Nghiệp" tôi đã giao cho đồng chí Nguyễn Thị Hạnh lên tiết kiến tập cấp trường. Là giáo viên có trình độ trung cấp, đang theo học đại học sư phạm mầm non nâng cao trình độ và có số năm công tác trong ngành 3 năm. Đồng chí đã xây dựng hoạt động cho trẻ làm quen văn học với đề tài lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo: Đề tài: Thơ " Chú bộ đội hải quân" tác giả " Mai Thanh Hải" Trong hoạt động đồng chí tích hợp giới thiệu tên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ khi thăm quan du lịch biển. Giáo dục lòng yêu nước giữ gìn biển, đảo quê hương. 10 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm (Hình ảnh minh họa tiết học) (Có đĩa kèm theo giáo án, bài giảng điện tử, video quay tiết học ) Thông qua tiết học đồng chí tự xây dựng tổ chuyên môn chúng tôi cùng nhau rút kinh nghiệm như sau: *Ưu điểm: Chọn đề tài phù hợp với chủ đề nghề nghiệp, phù hợp với trẻ 5 tuổi. Xây dựng bài giảng điện tử đẹp, hình ảnh phù hợp thu hút được trẻ. Đã chú trọng tích hợp và tích hợp được nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo * Nhược điểm: Đồng chí ôm đồm khi đưa nhiều nội dung tích hợp cho trẻ trong một hoạt động. Bởi bản thân đề tài đã là nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo. Không nên đưa quá nhiều nội dung trong một hoạt động. Như thể làm qúa tải với trẻ. Nên lựa chọn đưa từng ít một, hôm nay mình đưa vấn đề này, mai vấn đề khác trẻ sẽ nhớ và nhớ lâu hơn. VD2: Với chủ đề: "Nước và một số hiện tượng thiên nhiên" Tôi đã giao đồng chí Vũ Thị Mai Anh chọn đề tài lên tiết kiến tập cấp trường. Là giáo viên có trình độ Đại học sư phạm và có 10 năm kinh nghiệm. Đồng chí đã chọn: 11 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Đề tài: Dạy trẻ kể lại truyện "Cái hồ nước nhỏ" Trong hoạt động đồng chí đã tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển bằng cách: Thông qua câu truyện giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước nơi trẻ đang sống. Không vứt rác xuống hồ. Nhắc nhở trẻ khi ra sông, hồ, biển phải có người lớn đi cùng. (Hình ảnh minh họa tiết học) (Có đĩa kèm theo giáo án, bài giảng điện tử, video quay tiết học ) Qua tiết dạy của đồng chí, tổ chuyên môn cùng rút kinh nghiệm như sau: *Ưu điểm: Chọn đề tài phù hợp với chủ đề, phù hợp với nội dung cần tích hợp Xây dựng hình ảnh bài dạy điện tử phù hợp với nội dung, thu hút được trẻ. Giáo dục, tích hợp nhẹ nhàng không gò bó, không miễn cưỡng. 12 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm * Nhược điểm: Nội dung tích hợp chưa thực sự nổi bật. Phần ổn định tổ chức có thể xây dựng, thiết kế trò chơi nước có ở những đâu? Cho trẻ chơi dẫn đắt vào bài vừa gây được hứng thú cho trẻ vừa cung cấp thêm cho trẻ kiến thức về nước và các hiện tượng tự nhiên. Như vậy phần tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và mội trường biển hợp lý hơn nữa và trẻ dễ hiểu hơn. VD3: Với chủ đề: "Quê hương-đất nước-Bác Hồ". Tôi đã giao cho đồng chí Trần Thị Thái Hà lựa chọn đề tài lên tiết kiến tập có lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo. Đồng chí là giáo viên có trình độ đại học sư phạm. Đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp thành phố năm học 2007-2008. Đồng chí chọn : Đề tài: KPXH-Du lịch Biển. Khi tổ chức hoạt động khám phá xã hội: Đồng chí đã lựa chọn: Vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa với mong muốn trẻ biết tên gọi; một số đặc điểm nổi bật, cảm nhận được vẻ đẹp của những địa danh mà đồng chí đã lựa chọn. Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo quê hương. 13 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm (Hình ảnh minh họa tiết học) (Có đĩa kèm theo giáo án, bài giảng điện tử, video quay tiết học ) Đây là một đề tài khó, đòi hỏi giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về một số địa danh trên. Đồng thời giáo viên cần chọn lựa nội dung để cung cấp cho trẻ làm sao phù hợp với khả năng hiểu biết của trẻ. Phải có hình thức mới lạ thu hút được sự chú ý của trẻ, phát huy tính tích cực chủ động. Nên trong đề tài này, giáo viên không cho trẻ hoạt động và phát huy tính sáng tạo chủ động của trẻ thì tiết học sẽ gây nhàm chán bởi đây là nơi mà trẻ chỉ được biết qua tranh ảnh, tivi rất ít trẻ đã được đến đó. Qua dự hoạt động khám phá xã hội của đồng chí, tổ chuyên môn có nhận xét như sau: *Ưu điểm: Cô đã xây dựng bài giảng điển tử với hình ảnh sưu tầm chọn lựa rất đẹp, kích thích được sự chú ý của trẻ. Hình thức tổ chức sáng tạo, thu hút được trẻ, phát huy được khả năng hoạt động của trẻ, không gò bó trẻ. Cô giáo có kiến thức rất chắc chắn, khả năng sư phạm tốt thu hút được trẻ Trẻ tích cực tham gia hoạt động. * Nhược điểm: Phần luyện tập củng cố kiến thức trong hoạt động chưa hợp lý. Bởi nội dung luyện tập chưa củng cố được những kiến thức mà giáo viên cung cấp. Giáo viên qua chú trọng tích hợp "chú bộ hải quân" trong phần luyện tập củng cố mà nội dung bài học là "du lịch biển" 14 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Thông qua những hoạt động kiến tập mà tôi lấy ví dụ ở phía trên. Tôi thấy rõ được giáo viên hiểu nội dung như thế nào? Giáo viên vận dụng lý thuyết vào thực hành ra sao? Để có hướng bồi dưỡng, giúp đỡ những phần giáo viên còn yếu, còn chưa hiểu. Nếu như thông thường tôi và các đồng chí tổ trưởng chuyên môn xây dựng giáo án mẫu để giáo viên đến ghi chép và thực hiện thì sẽ không thể biết giáo viên hiểu vấn đề đó như thế nào. * Hiệu quả: + Đối với giáo viên: - Giáo viên tự xây dựng các tiết kiến tập, giúp giáo viên phát huy tính sáng tạo trong hình thức tổ chức. Giáo viên tự tìm tòi, xây dựng các tiết học sẽ nâng cao trình độ chuyên môn bởi lẽ khi thực hiện giáo viên sẽ nhớ rất lâu. Vì kiến thức đó thực sự là của mình, mình tìm hiểu. - Khi giáo viên đi dự các tiết kiến tập của đồng nghiệp và cùng nhau rút kinh nghiệm, phân tích những phần tồn tại mà đồng nghiệp mình đã mắc phải. Giáo viên sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong phương pháp, trong hình thức, nội dung tích hợp. Và khi dạy trẻ sẽ không mắc lại những nhược điểm đó. Khi được đồng nghiệp nhận xét những tồn tại đó, giáo viên xây dựng kiến tập sẽ rút được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. - Giáo viên xây dựng được nhiều giáo án, bài giảng điện tử ở các chủ đề có lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Đó là những tư liệu dạy học cho những năm học tiếp theo. + Đối với trẻ: - Trẻ được tiếp thu những bài học sáng tạo hình thức đổi mới, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, lẫn tinh thần. - Trẻ được tiếp nhận kiến thức về tài nguyên môi trường biển, đảo ngày từ lứa tuổi mầm non sẽ là tiền đề cho giáo dục trẻ những năm tiếp theo. 3. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho giáo viên và học sinh: Ngoài những hoạt động học tập, vui chơi, chúng ta cũng cần quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa của trẻ nhất là trẻ mầm non. Cho trẻ tham gia các hoạt 15 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm động ngoại khóa cũng phần nào giúp trẻ khỏe mạnh tự tin hơn. Tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng giúp giáo viên, trẻ được thư giãn, trải nghiệm thực tế và học tập được nhiều kiến thức khi tham gia các hoạt động này. Trong trường mầm non hoạt động ngoại khóa rất được coi trọng. Trường tôi từ rất nhiều năm học, ngoài việc làm tốt công tác chỉ đạo chuyên môn, thực hiện tốt kế hoạch chuyên môn, còn chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa cho cô và trẻ. Nhà trường coi việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng là giúp cô và trẻ học được nhiều kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh các lớp bạn đó là những kiến thức thực sự rất cần thiết cho cô và trẻ. Hàng năm nhà trường tổ chức rất các hoạt động ngoại khóa : Tổ chức ngày hội bé đến trường, Tổ chức các trò chơi dân gian nhân ngày Tết trung thu, Tổ chức hội chợ xuân nhân dịp Tết nguyên đán…….. Năm học 2012-2013, nội dung chương trình cho trẻ 5 tuổi tích hợp thêm nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo. Vì vậy, tôi nghĩ khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho cô và trẻ, tôi cũng sẽ tích hợp nội dung này vào chương trình ngoại khóa để cô và trẻ khi tham gia sẽ hứng thú tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng gần gũi. - Hoạt động ngoại khóa đối với giáo viên: Tham mưu cùng nhà trường, kết hợp với công đoàn tổ chức cho giáo viên thăm quan, học tập mỗi năm một lần tại các bãi biển nổi tiếng, các hòn đảo nổi tiếng của Việt Nam. Để giáo viên có những cảm nhận thực tế khi dạy trẻ sẽ có các cảm xúc thật sự và biết lựa chọn các nội dung nổi bật nhất của các vùng miền mang đến cho trẻ. Tổ chuyên môn kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi viết" Cảm nhận mà bạn ấn tượng nhất về 1 bãi biển, đảo mà bạn đã từng đến" Thông qua cuộc thi đó giúp giáo viên tự tìm hiểu và khơi dạy cho giáo viên tình yêu của mình với biển, đảo, yêu quê hương đất nước. Từ đó tự thấy trách nhiệm của mình với biển, đảo; trách nhiệm giáo dục trẻ yêu biển đảo quên hương, biết cách giữ gìn tài nguyên, giữ môi trường biển, đảo. - Hoạt động ngoại khóa đối với trẻ 5 tuổi: 16 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Do điều kiện địa lý Hà Nội là địa phương không có biển, cách biển rất xa. Nên việc tổ chức đi thăm quan biển cho trẻ 5 tuổi là việc không thể làm đối với nhà trường. Chính vì vậy tôi đã tổ chức một số hoạt động ngoại khóa có tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho trẻ mẫu giáo lớn theo các chủ đề. Ví dụ 1: Trong chủ đề nghề nghiệp có ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi chỉ đạo khối mẫu giáo lớn tổ chức giao lưu 4 lớp. Tổ chức cuộc thi "Chúng tôi là chiến sĩ "Mỗi lớp sẽ là các đơn vị khác nhau: Không quân, Hải quân, Biên phòng, Bộ binh. Trẻ sẽ trải qua các vòng thi: + Chào hỏi: Phần chào hỏi các đơn vị sẽ giới thiệu một số nét đặc trưng của đơn vị mình.Thông qua đó trẻ biết nơi làm việc đóng quân của chú bộ đội hải quân, trang phục quần áo..... + Tài năng chiến sĩ: Các lớp sẽ cho trẻ hát, đọc thơ, đóng kịch... về đơn vị mình. Một lần được tiếp thu kiến thức, học hỏi các lớp bạn một cách nhẹ nhàng, gần gũi, không gò bó. Như biết thêm một bài thơ mới hay bài hát mới........ + Ai khỏe hơn các chú bộ đội: Cho trẻ chơi vận động thi đua các lớp chuyển hàng. Từ đó rèn luyện tính khéo léo nhanh nhẹn như các chú bộ đội. Thông qua những buổi giao lưu đó trẻ học được rất nhiều điều, không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng sống và yêu quý các chú bộ đội. Kiến thức trẻ tiếp thu thật nhẹ nhàng, không nặng nề mà trẻ lại hào hứng tham gia. Ví dụ 2: Trong chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên, tôi tham mưu với Ban giám hiệu kết hợp với Ban phụ huynh tổ chức cho khối lớn tham gia hội thi "Vẽ tranh về biển". Ban tổ chức sẽ chọn những bức tranh đẹp treo triển lãm tại trường cho trẻ, phụ huynh cùng xem và bình chọn cho các bức tranh đó. Thông qua hội thi trẻ vừa phát triển tốt thẩm mỹ, vừa phát huy tính sáng tạo. Không những thế còn giáo dục tình yêu biển, yêu thiên nhiên một cách sâu sắc. Biết có những hành động thiết thực bảo vệ biển, thiên nhiên môi trường. 17 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm (Ảnh trẻ tham gia hội thi vẽ tranh về biển) Trong các hoạt động tổ chức văn nghệ trong ngày hội, ngày lễ tôi chỉ đạo khối 5 tuổi lồng ghép giáo dục tài nguyên môi trường biển hải đảo 1 cách nhẹ nhàng như trong chương trình tổng kết năm học… Có thể lồng ghép cho trẻ hát múa các bài hát " Bé yêu biển" và giáo dục trẻ khi được bố, mẹ cho đi tắm biển phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường biển, không vứt rác trên bờ biển...Giáo viên cho trẻ diễn thời trang biển 2013 với các vật liệu thân thiện môi trường làm sạch môi trường biển… 18 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tôi chỉ đạo các lớp, trong các hoạt động ngoại khóa trong tuần như: Đọc sách tại thư viên, các hoạt động giao lưu... cũng có thể lồng ghép các nội dung, tổ chức các trò chơi một cách nhẹ nhàng, phù hợp với chủ đề và phù hợp với trẻ. Để trẻ được học hỏi kiến thức, hành vi của các bạn không những trong lớp mà cả các bạn trong trường. (Ảnh minh họa) Trẻ đọc sách tại phòng thư viện 19 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Nếu khi chúng ta chú ý thì nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo ở các hoạt động ngoại khóa thì thấy rằng nội dung này không qua khó khăn thực hiện. Với các chương trình ngoại khóa sẽ giảm tải cho chương trình học chính của trẻ mà hiệu quả mang lại rất cao. Trẻ học được rất nhiều kiến thức, được trải nghiệm bằng các chương trình ngoại khóa và trẻ rất hào hứng tham gia. IV. Kết quả: Sau một năm thực hiện chỉ đạo giáo viên 5 tuổi lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường, biển đảo vào chương trình cho trẻ đã đạt được một số kết quả như sau: - 100% các lớp 5 tuổi trong nhà trường đều đạt lớp tốt: Giáo viên lớp 5 tuổi tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường đều đạt kết quả cao. Trong đó có 1 cô đạt giải xuất sắc. - Giáo viên: Giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng về tích hợp nội dung giáo dục biển, đảo vào chương trình cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. 100% giáo viên 5 tuổi có những hiểu biết, kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, đảo. Giáo viên 5 tuổi đã xây dựng được rất nhiều giáo án, bài dạy điện tử lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển đảo làm tư liệu cho những năm học tiếp theo. - Trẻ: 100% trẻ 5 tuổi biết kể tên một số bãi biển, vịnh, đảo và quần đảo nơi thăm quan tắm biển nổi tiếng của Việt Nam, biết một số tài nguyên nổi bật mà biển đem lại như: cá, tôm, cua...nhiều chất dinh dưỡng, tài nguyên ... 95% trẻ có kiến thức và kỹ năng đạt chuẩn yêu cầu theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan