Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát tri...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo

.DOC
20
498
123

Mô tả:

Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TP Lµo Cai Trêng mÇm non hoa mai BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGIỆM Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ”. Họ và tên: Lê Thị Liên Chức vụ: Hiệu trưởng Năm học: 2011 - 2012 Hoa 1 MỤC LỤC TT Nội dung Số trang 1 Lý do chọn đề tài 3-3 2 Giải quyết vấn đề 4 - 17 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 4-5 2.2 Thực trạng của vấn đề 5-5 2.3 Các biện pháp thực hiện 6 - 16 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm. 16-17 3 Kết luận 18 -19 4 Tài liệu tham khảo 20-20 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ”. 1/ Lý do chọn đề tài Hoạt động tạo hình của lứa tuổi mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật, nó có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển trẻ em và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho trẻ. Bậc học giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Ở điều 19 luật giáo dục có nêu “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp1”Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, là tiền đề, là nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo của trẻ. Trên con đường giáo dục và phát triển một nhân cách toàn diện thì giáo dục thẩm mỹ là một phương tiện hết sức quan trọng. Về bản chất giáo dục thẩm mỹ là bồi dưỡng lòng khát khao đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa con người - xã hội - tự nhiên, nhằm nâng cao năng lực cảm thụ và sáng tạo của con người, làm cho con người phát triển một cách hài hoà trong mọi hoạt động. Trong thực tế chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thông qua hoạt động tạo hình đã được cải tiến về hình thức tổ chức, về phương pháp hướng dẫn xong trong quá trình chỉ đạo và tổ chức các hoạt động, tôi thấy giáo viên ít chú ý đến khả năng sáng tạo cho trẻ, trẻ thường bị đưa vào hoạt động một cách gò ép, áp đặt, sản phẩm tạo hình của trẻ còn rất đơn điệu mang tính khuân mẫu, khô khan,cứng nhắc gây cản trở cho sự phát triển cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, tính tích cực nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ”. 2. Giải quyết vấn đề 3 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng.Trong hoạt động tạo hình trẻ có nhiều cơ hội để trẻ tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả giúp trẻ có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như: Óc quan sát, trí nhớ,tư duy,tưởng tượng....Học tạo hình còn giúp cho trẻ biết cách xắp xếp các hình tượng tạo nên bức tranh theo đề tài hoặc theo ý thích và cách sắp xếp các hình, mảng, hoạ tiết, màu sắc, các hình cơ bản. Cũng chính nhờ sự phát triển các kỹ năng mà các cơ bàn tay ngón tay của trẻ phát triển từ vụng về đến linh hoạt.Như vậy, hoạt động tạo hình có tác động hiệu quả đến việc phát triển thể chất cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình mà trẻ biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái thiện cái ác. Trong hoạt động, trẻ rèn luyện đức tính kiên trì, bền bỉ và thói quen làm việc có mục đích, trẻ biết đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác. Hơn nữa hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật cao,do vậy thông qua giờ hoạt động này đã phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mỹ và bồi dưỡng cho các em những xúc cảm với cái đẹp. Như vậy hoạt động tạo hình có một vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện ở tất cả các mặt: Thể chất, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, các em đang ở giai đoạn phát triển mạnh về tư duy, nhất là tư duy trực quan hình tượng, tư duy trừu tượng cũng đang được hình thành và phát triển, trẻ thích xây dựng hình tượng theo ý bằng vốn kinh nghiệm đã có. Nhà sư phạm cần tổ chức tất cả các quá trình mà nó gắn liền với việc xây dựng một hình tượng diễn cảm với sự tri giác thẩm mỹ, sự hình thành biểu tượng về những đặc điểm và hình dáng chung các vật với việc giáo dục khả năng tưởng tượng, sáng tạo trên cơ sở những biểu tượng sẵn có với việc nắm vững những tính chất diễn cảm của màu sắc, đường nét, hình dạng với việc thực hiện ý tưởng của mình vào vẽ, nặn, cắt dán... Có như vậy mới phát triển hết các tiềm năng sáng tạo ở trẻ. 4 2.2 Thực trạng của vấn đề Hoạt động tạo hình là một trong những loại hình hoạt động nghệ thuật quan trọng được trẻ mầm non ưa thích. Đây là một hoạt động rất lý thú và bổ ích, nó giúp trẻ dễ dàng hoà nhập, cảm nhận vẻ đẹp phong phú và đa dạng của thế giới xung quanh, rèn luyện phát triển cho trẻ khả năng sáng tạo ra cái đẹp và đặc biệt là hình thành bồi dưỡng cho trẻ các cảm xúc tình cảm, thẩm mỹ trí tuệ một yếu tố cơ bản trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Trong quá trình chỉ đạo và thâm nhập thực tế qua các tiết dạy tôi thấy còn một số khó khăn: Giáo viên chưa chú ý đến những sáng tạo của trẻ, còn gò ép trẻ bắt trẻ làm theo khuôn mẫu của cô, chưa quan tâm đầy đủ tới việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh,nhằm kích thích ở trẻ tính sáng tạo. Chưa mạnh dạn lựa chọn những đề tài khó,đồ dùng cũng chưa phong phú về chủng loại, các chất liệu chủ yếu là những đồ bằng nhựa, đồ dùng mua sẵn, chưa biết tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, những nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm mang tính sáng tạo và đa dạng về vật mẫu, phong phú về chất liệu,chủng loại... Chất lượng tạo hình của các lớp thấp, trẻ thao tác còn chậm và chủ yếu thực hiện những đề tài đơn giản Sản phẩm tạo hình của trẻ còn đơn điệu, chưa phong phú về thể loại. Diện tích khuôn viên của nhà trường chật hẹp, chưa có đủ các vườn cây, vườn hoa, vườn rau ...và các điều kiện khác để cho trẻ tham quan tích lũy kinh nghiệm Từ những thực trạng như vậy để giúp cho trẻ phát triển tốt khả năng sáng tạo trong tạo hình các nhà sư phạm cần có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện giúp trẻ phát triển tài năng. 2.3 Các biện pháp thực hiện * Nhóm biện pháp thứ nhất: Nhóm các biện pháp “ tạo vốn” Nhóm các biện pháp tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc, hứng thú giúp trẻ ghi nhớ, tích luỹ, làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh.Vốn cảm xúc ấn tượng, biểu tượng phong phú chính là nền tảng để phát triển những mầm 5 mống ban đầu của khả năng sáng tạo - Chỉ đạo các giáo viên tăng cường tổ chức cho trẻ tiếp xúc, quan sát đối tượng miêu tả trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Trong quá trình quan sát tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ qua sát nắm bắt các đối tượng từ tổng thể đến chi tiết, phân tích đối chiếu tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng và cuối cùng là quan sát nắm bắt toàn bộ cấu trúc trong một chỉnh thể hoàn chỉnh. Khi cho trẻ quan sát các cô giáo cần đặt câu hỏi ( Tại sao? Để làm gì? Như thế nào?..) hệ thống câu hỏi luôn được điều chỉnh linh hoạt để giúp trẻ định hướng vào việc phát triển và phân tích những nét mới trong đối tượng miêu tả Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc hứng thú giúp trẻ ghi nhớ, tích lũy làm giàu, có vốn biểu tượng về thế giới xung quanh từ tranh ảnh, băng hình, mô hình... để trẻ có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về nội dung, đối tượng mình cần miêu tả. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thế giới tự nhiên phong phú và đầy hấp dẫn qua các buổi dạo chơi, tham quan và các giờ hoạt động khác.. ngoài ra chúng tôi còn tổ chức các buổi quan sát đối tượng miêu tả với nhiều loại hình nghệ thuật khác VD: Đối với bài vẽ trang trí hoa lá, tôi cho trẻ quan sát: Ảnh hoa lá các loại Tranh nghệ thuật về hoa Đồ gốm: bát đĩa gốm có trang trí các họa tiết về hoa Đồ thủy tinh mỹ nghệ: Hoa bằng gỗ, nhựa, thủy tinh Bên cạnh đó tổ chức cho trẻ tham quan vườn trường, tiếp xúc với nhiều loại hoa, lá khác nhau kích thích hoạt động sáng tạo qua các câu hỏi đàm thoại và những câu hỏi tập trung vào việc cho trẻ miêu tả bằng lời những đặc điểm cấu trúc, màu sắc... của các loại hoa, lá trong vườn trường để trẻ ghi nhớ những nét đặc trưng của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưởng tượng tái tạo từ những gì đã quan sát, ghi nhớ, củng cố những biểu tượng vừa mới được hình thành, sau đó tổ chức cho trẻ vẽ trên sân trường những gì trẻ vừa tiếp thu được sau quá trình quan sát. Quá trình tri giác và đàm thoại, giáo viên cần sử dụng kết hợp các biện 6 pháp như dùng thơ, truyện, câu đố... mượn những hình ảnh, lời nói sinh động để gợi cảm xúc tích cực, kích thích sự liên tưởng của trẻ VD: Đọc thơ “ Hoa kết trái” Hoa cà tim tím Hoa vừng nho nhỏ Hoa mướp vàng vàng Hoa đỗ xinh xinh Hoa lựu chói trang Hoa mận trắng tinh Đỏ như đốm lửa Rung rinh trước gió.... Hay kể các câu chuyện cổ tích: “ Sự tích hoa dâm bụt”; Sự tích hoa cúc trắng”.... Trẻ rất hứng thú khám phá về hoa từ những vần thơ, câu chuyện rất lạ, rất mới trong trí tưởng tượng sáng tạo và tư duy xúc cảm mà cũng thật gần gũi với trẻ Sử dụng phương pháp chỉ dẫn nhằm giúp trẻ lĩnh hội các phương thức tạo hình cơ bản. Nhờ sự chỉ dẫn mà giáo viên có thể tập cho trẻ sử dụng các dụng cụ, vật liệu, chất liệu theo đúng cách, đồng thời tập cho trẻ sử dụng các phương tiện truyền cảm mang tính tạo hình: Đường nét, màu sắc, hình dạng, bố cục....để thể hiện hình tượng qua các hoạt động vẽ, nặn, cắt dán...nâng dần độ khó và sử dụng linh hoạt các biện pháp giúp trẻ nhận thức ra các đặc điểm và mối quan hệ không gian giữa các bộ phận, các chi tiết của đối tượng và điều quan trọng hơn cả là sự thay đổi hình dạng, kích thước của các bộ phận, chi tiết đó khi đối tượng chuyển động, hướng cho trẻ mô tả đối tượng ở các tư thế khác nhau: đứng, chạy, nằm..và mối quan hệ không gian với nhau ( gần- to, xa- nhỏ, cao- thấp..)Khuyến khích trẻ táo bạo trong tìm tòi các phương pháp miêu tả VD: Với bài xé dán “Những con côn trùng mà cháu yêu thích” là một đề tài phức tạp, giáo viên để cho trẻ có được những hình ảnh sinh động về những con công trùng và ghi nhớ chúng, trước khi tổ chức tiết học cần tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về đề tài, khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá ra những nét riêng và độc đáo về hình dáng, đặc điểm....của chúng. Để lôi cuốn trẻ vào hoạt động cần phải tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau, có sự lựa chọn và thay đổi một số thủ thuật, biện pháp, điều này làm cho nhiệm vụ tạo hình trở nên dễ dàng hơn và trẻ nhanh chóng nắm bắt được phương thức miêu tả. Việc chỉ dẫn cũng được dùng trong các trường hợp làm chính xác thêm trình tự của hành động, nhắc nhở, gợi ý trẻ nhớ lại những điều 7 đã quên, hoặc bổ xung các nội dung tạo hình nào đó. Khi hướng dẫn cần được tiến hành một cách nhẹ nhàng phù hợp với sự tiếp thu của trẻ, không cứng nhắc, không gò ép trẻ Dùng hệ thống câu hỏi kích thích hoạt động của tư duy giúp trẻ sáng tạo Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực với đối tượng miêu tả. Để làm giàu ý tưởng tạo hình, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ, giáo viên sử dụng vật mẫu là những đối tượng mới lạ hấp dẫn và có những nét độc đáo riêng, cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với đối tượng tạo hình trong cuộc sống xung quanh tạo môi trường thẩm mỹ cho trẻ, cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật như: Tranh, ảnh nghệ thuật,tranh dân gian, tượng đá, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng mây tre ,nứa.... Đặc biệt là sử dụng vật thật,các đối tượng có trong môi trường tự nhiên như: cỏ cây, hoa lá, các con vật... Việc cho trẻ tri giác các đối tượng trên sẽ giúp trẻ nhận ra sự phong phú về cái đẹp không chỉ về chất liệu, hình dáng mà còn về cách thể hiện. VD: Cho trẻ quan sát những con vật được làm bằng chất liệu tự nhiên như con trâu làm bằng lá bàng hay lá mít...con chuồn chuồn được làm bằng tre... Khi cho trẻ tiếp xúc với đối tượng miêu tả trong môi trường tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ cần chú trọng tới lời nói sinh động, giàu tính hình tượng của cô để giúp trẻ hình dung, dễ nhớ. Lời nói sinh động của cô đã giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp phong phú đa dạng đầy hấp dẫn của đối tượng quan sát, giúp cho trí tưởng tượng của trẻ bay cao, bay xa hơn. VD: Trong bài nặn các con vật mà cháu yêu thích Cô mượn hình ảnh, lời nói dí dỏm trong bài hát hoặc câu thơ như: “... Con cua tám cẳng, hai càng Chẳng đi mà lại bò ngang ở đường..” hay “ ... Cái vòi đi trước, hai chân chước đi trước, hai chân sau đi sau, còn cái đuôi đi sau rốt....” Trong phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo, việc yêu cầu trẻ quan sát tích luỹ biểu tượng đầy đủ chính xác là rất cần thiết nhưng không có nghĩa là bắt trẻ phải mô tả giống thật.Nếu tổ chức cho trẻ quan sát có mục đích các hiện tượng trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, nghiên cứu 8 đối tượng một cách sâu sắc sẽ tạo điều kiện cho các hình ảnh sáng tạo có tính nghệ thuật hình thành. Các vật thật với đa dạng muôn màu muôn vẻ sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó, kết hợp giữa việc quan sát với sự miêu tả bằng từ ngữ có tính nghệ thuật và hoạt động của trẻ sẽ kích thích các cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên ,đất nước , con người tạo đà cho sáng tạo phát triển. * Nhóm biện pháp thứ 2 Nhóm các biện pháp giáo dục trẻ lòng say mê, sự ham thích và tình yêu đối với nghệ thuật tạo hình. Để hình thành ở trẻ lòng mong muốn được tạo nên cái đẹp, có thể sử dụng các biện pháp sau: Hướng dẫn giáo viên tăng cường cho trẻ làm quen tác phẩm nghệ thuật có bố cục tương đối phức tạp,song các tác phẩm được lựa chọn phù hợp với nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của trẻ nhằm bồi dưỡng khả năng quan sát mang tính nghệ thuật, tạo ấn tượng cảm xúc phong phú, sự thể hiện đa dạng các sự vật hiện tượng. Trẻ được làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong các buổi dạo chơi, tham quan hoạt động vui chơi, ngày lễ, ngày hội... Giáo dục cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm thụ, sao cho trẻ tự lĩnh hội và thấy ham thích. Động viên trẻ tích cực phát huy khả năng độc lập quan sát đã được bồi dưỡng ở giai đoạn trước, tăng cường củng cố và bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo Kích thích trẻ vận dụng những kinh nghiệm riêng, vốn biểu tượng tạo hình đã có vào những tình huống mới, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ Tích cực khơi gợi cảm xúc của trẻ qua những bài thơ, bài hát, câu chuyện cổ tích, câu đố khích lệ động viên trẻ tìm kiếm phương thức miêu tả VD: Tiết học “ Vẽ về câu chuyện cổ tích mà cháu thích” Khi cho trẻ quan sát, đàm thoại vật mẫu cô hướng dẫn trẻ quan sát ở nhiều góc độ khác nhau: như trực diện, quan sát từ trên xuống, quan sát theo góc trái, phải của đối tượng Bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kỹ năng thể hiện và khơi gợi sự thích thú tạo điều kiện cho trẻ hoạt động. Tránh tình trạng gò ép trẻ theo khuôn mẫu. 9 VD: Bài vẽ theo mẫu “ Chân dung cô giáo” cô vẽ áo màu đỏ không bắt buộc trẻ phải tô màu áo giống cô mà trẻ có thể sáng tạo vẽ và tô mầu áo màu vàng, cài lơ... Hãy khuyến khích trẻ thử những cách thức mới lạ để tạo ra một điều gì đó. Ngay cả khi trẻ tham gia làm thủ công cũng cần phải khuyến khích trẻ tạo ra 1 sản phẩm thật riêng biệt, đối với trẻ chẳng có gì là đúng hay sai trong sáng tạo, tạo hình cả. VD: Vẽ thuyền trên biển Cô bật nhạc lên và khuyến khích trẻ vẽ theo cảm xúc mà nhạc mang lại như vẽ những gợn sóng, những tia nắng cùng lúc với nhạc sẽ thúc đẩy sự phát triển của não bộ, tất cả những sáng tạo và hứng thú này sẽ là động lực để trẻ khám phá khoa học và thế giới xung quanh Người ta không thể có sáng tạo nghệ thuật nếu như không có tình yêu, niềm đam mê lớn lao đối với nghệ thuật vì vậy đây là một biện pháp hết sức quan trọng đối với việc phát triển sáng tạo. Trong quá trình cung cấp các biểu tượng, giáo viên giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra những điểm chung, điểm riêng của sự vật, hiện tượng, cần giáo dục cho trẻ cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm thụ sao cho trẻ tự lĩnh hội và thấy ham thích vì trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết của mình,tự tiếp thu, tự tìm hiểu và phát hiện ra những điều lý thú, mới mẻ. Muốn vậy giáo viên phải kích thích gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động. Khi trẻ thích thú, say mê thì chất lượng sản phẩm hoạt động nghệ thuật mới được nâng cao và khả năng sáng tạo nghệ thuật sẽ phát triển. Trong khi hướng dẫn trẻ vẽ, nặn,cắt dán.. giáo viên sử dụng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu có tính hình tượng và dí dỏm cùng với điệu bộ, cử chỉ nét mặt nhằm gây cảm xúc và khơi gợi lòng ham thích hoạt động tạo hình cho trẻ để khi hoạt động trẻ thấy thoải mái tự tin hơn như chính mình là người “nghệ sĩ”đang tham gia vào việc tạo ra các “ tác phẩm” nghệ thuật. Các kỹ năng tạo hình thường được trẻ thao tác nhờ có cảm xúc tích cực như: Khả năng sử dụng màu sắc để phản ánh cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay một đối tượng sự vật nào đó.Kỹ năng thực hành của trẻ chỉ có được khi có sự kích thích của hứng thú vì vậy cần rèn luyện các kỹ năng cho trẻ giúp trẻ linh hoạt trong hoạt động 10 để từ đó làm xuất hiện hứng thú tiếp theo,đồng thời kích thích trẻ hoạt động để tích luỹ kiến thức. Kỹ năng trong hoạt động tạo hình được coi là phương tiện giúp trẻ biểu lộ những tình cảm, mong muốn của mình. Bởi vậy nhiệm vụ bồi dưỡng cảm xúc rèn luyện kỹ năng thể hiện và khơi gợi sự ham thích hoạt động tạo hình là vô cùng quan trọng. Song điều này có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào kỹ năng, thái độ và hứng thú,xúc cảm, tình cảm của chính người giáo viên đối với hoạt động tạo hình. bởi vậy nhiệm vụ quan trọng của giáo viên là bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kỹ năng thể hiện và khơi gợi sự ham thích của trẻ trong hoạt động tạo hình. Bằng các biện pháp khéo léo giáo viên kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ qua những câu chuyên, lời kể, những câu hỏi có liên quan đến nội dung tạo hình.Tập trung sự chú ý, gây hứng thú cô giáo có thể sử dụng các bài thơ, bài hát , trò chơi liên quan đến đối tượng miêu tả... VD: Nặn đàn gà Thông qua bài thơ đàn gà con trẻ tưởng tượng ra đàn gà con rất đẹp màu lông vàng, mắt đen, chân nhỏ xíu...trẻ vẽ theo sự tưởng tượng đó Ở mỗi sản phẩm tạo hình, trẻ có cách nghĩ, cách hiểu và cách cảm thụ riêng,vì vậy cũng có vẻ đẹp riêng của lứa tuổi.Vì vậy tránh tình trạng gò ép trẻ rập khuôn theo mẫu một cách đúng đắn, chính xác, tránh việc biến giờ học tạo hình thành những giờ sao chép buồn tẻ.Những giờ học như vậy sẽ buộc trẻ làm theo như một cái máy, tiếp nhận kiến thức chung chung, khó nhớ, trẻ không được thể hiện mình, gây cho trẻ cảm giác cảm giác căng thẳng mất hào hứng, trẻ chán nản và không có niềm tin vào bản thân, như vậy không những kìm hãm sự phát triển tưởng tượng sáng tạo mà còn làm thui chột năng khiếu.Để tránh tình trạng này đòi hỏi giáo viên phải hiểu trẻ, luôn ở bên cạnh để giúp đỡ và khơi dạy ở trẻ lòng yêu nghệ thuật. Điều này hết sức cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ sau này. VD: Dạy bài xếp dán về động vật từ gợi ý của cô trẻ biết sử dụng vải vụn có những họa tiết chấm để làm mai rùa, thân con cá, thân đà điểu... * Nhóm biện pháp thứ 3. Nhóm các biện pháp bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo.Để phát 11 triển tư duy sáng tạo, hình thành khả năng tưởng tượng sáng tạo,ta có thể sử dụng biện pháp sau: Khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ nhỏ là quá trình mà ở đó giáo viên cho phép chấp nhận ý tưởng của trẻ và để cho trẻ phần nào tự kiểm soát mình. Tạo môi trường lớp học sao cho trẻ được khám phá và chơi 1 cách thoải mái Giáo viên phải tôn trọng ý tưởng của trẻ chứ không được ép trẻ theo các ý tưởng của người lớn VD: Khi trẻ vẽ vườn hoa trẻ có thể sáng tạo thêm là vẽ các con côn trùng đang đậu trên cành hoa và trẻ tô màu bằng nhiều chất liệu mà trẻ thích, cô giáo không được bắt trẻ vẽ theo yêu cầu của cô Tạo điều kiện cho trẻ khám phá môi trường xung quanh,cho trẻ có nhiều thời gian để trẻ khám phá, trải nghiệm các ý tưởng và khả năng đi từ ý tưởng chung đến ý tưởng cá nhân. Sự sáng tạo luôn nẩy sinh trong các hoạt động hàng ngày ở lớp học VD: Trong bài tạo hình “ Làm quà tặng chú bộ đội” Cô cho trẻ làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, trẻ được dùng các kĩ năng như vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép... để tạo nên sản phẩm đẹp tặng cho các chú bộ đội Nuôi dưỡng sự sáng tạo của trẻ Cho phép trẻ khám phá tạo hình bất cứ khi nào trẻ muốn, các hoạt động thủ công với sự hướng dẫn của giáo viên và các công việc đối với trẻ ở mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Trong lớp học cần có khu vực tranh ghép vì đây là cách tuyệt vời để khuyến khích trẻ sáng tạo. Cô giáo cần chuyển bị các đồ dùng vật liệu như băng dính, hồ dán, ghim, bìa cứng... để trẻ thiết kế bức tranh ghép của mình với các phương tiện đã có. Hãy cho trẻ thay đổi từ các chiếc khuy áo sang những chiếc hạt vòng, chúng ta sẽ có những bức tranh ghép thể hiện sự sáng tạo mới hoặc thay đổi từ giấy sang bìa cũng là kinh nghiệm hoàn toàn mới ở trẻ Tăng cường khả năng độc lập phân tích, xây dựng hình tượng sáng tạo về đối tượng miêu tả, tạo thêm nhiều chi tiết mới mẻ, tạo nên nội dung hấp dẫn cho bức tranh.Trẻ đã độc lập thể hiện ý đồ sáng tạo của mình, trẻ sáng tác tranh theo sự suy nghĩ và tình cảm của mình. 12 VD: Vẽ về truyện “Tấm cám” trẻ sáng tạo vẽ cô Tấm bước ra từ quả thị, quả thị được vẽ tách ra làm đôi, cô Tấm đứng trong quả thị mỉm cười.... Hay trong câu truyện “ Cây tre trăm đốt” có cháu vẽ cảnh phú ông cắm đầu xuống mặt đất mặt mũi nhem nhuốc.... Thiết lập góc tạo hình trong lớp để trẻ có thể tự do khám phá, phát hiện các phương tiện tạo hình, các phương tiện tạo hình nên được cất ở những nơi dễ thấy và dễ lấy, tùy thuộc độ tuổi của trẻ mà giáo viên cho phép mức độ trẻ độc lập tiếp cận với phương tiện này, những trẻ lớn hơn nên cung cấp nhiều phương tiện hơn và được tự do hơn, hãy cung cấp thêm những đồ dùng vật liệu để mở rộng khả năng sáng tạo của trẻ VD Ngoài màu vẽ, đất nặn cô có thể cung cấp cho trẻ phấn màu các loại, bột mì, đất sét... để cho trẻ tạo sản phẩm theo sự sáng tạo của mình Bồi dưỡng khả năng sáng tạo và sử dụng các hình tượng sơ đồ hoá vào việc thể hiện hình ảnh các loại đối tượng miêu tả. VD: Đối với hoạt động nặn ngoài việc cho trẻ sử dụng đất nặn thông thường có thể cho trẻ sử dụng thêm đất sét, bột mì, các sản phẩm của trẻ sẽ sinh động hơn và đáng yêu hơn nhiều nếu ta điểm vào đó 1 số hạt như hạt đỗ đen làm mắt các con vật hạt vừng làm vảy... Bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ bằng cách tổ chức chương trình tạo hình hợp lý và phối hợp các hoạt động khác nhau, từng bước giúp trẻ tái hiện lại theo mẫu, theo trí nhớ, miêu tả trên cơ sở hoạt động tích cực tưởng tượng sáng tạo. VD: Trẻ lấy lá tre khô làm con chuồn chuồn, ngoài ra có thể lấy len, giấy báo, giấy nhăn, vỏ xò... làm nền cho bức tranh Trẻ phải tham gia vào các hoạt động thì mới có khả năng phát triển sáng tạo đặc biệt là hoạt động tạo hình bởi hoạt động này được thể hiện dưới hình tượng là điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển khả năng tri giác, các thao tác tư duy tưởng tượng.. Nhờ quá trình miêu tả lại bằng lời mà các hình ảnh quan sát được lưu giữ trong trí nhớ của trẻ. Khi đề ra cho trẻ nhiệm vụ cho trẻ tái tạo một đối tượng nào đó trẻ sẽ cố gắng liên hệ những đặc điểm của vật đã được tri giác với các 13 đặc điểm của vật hiện có, khảo sát lại vật liệu dẫn tới việc ghi nhớ màu sắc, xem lại các biến đổi của hình dạng, các quan hệ về độ lớn và các thuộc tính, các quan hệ được dùng làm mẫu sẽ giúp trẻ thể hiện lên sản phẩm tranh vẽ, tranh xé dán, tượng nặn...một cách dễ dàng. Trong mỗi giờ học tạo hình giáo viên cần chú ý tập trung cho trẻ phân tích, so sánh, đối chiếu từng sự vật riêng lẻ rồi tổng hợp lại, tìm ra mối liên hệ và quan hệ giữa chúng để khi trẻ tái hiện vào tranh vẽ có sự liên kết logic giữa các sự vật. Luyện tập được kỹ năng phân tích một tình trạng phức tạp thành nhiều bộ phận hợp thành, kỹ năng xác định các bộ phận đó sắp xếp liên hệ với nhau như thế nào để nắm vững đặc trưng của sự vật hỗ trợ cho quá trình tái hiện vào tranh vẽ, cho trẻ lĩnh hội kinh nghiệm một cách phong phú để trẻ có được vốn hiểu biết sâu rộng phục vụ cho quá trình sáng tạo. Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những hiểu biết của mình để tìm những phương thức thể hiện phù hợp với khả năng và ý đồ của mình, khuyến khích ở trẻ những sáng kiến, tính táo bạo tìm tòi các phương pháp mô tả để giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho hoạt động tạo hình. Có nhiều biện pháp khác nhau để hướng dẫn trẻ,đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng linh hoạt khéo léo tuỳ thuộc vào khả năng của trẻ đồng thời tạo được không khí học nhẹ nhàng thoải mái.Khi trẻ cảm thấy thực sự hứng thú và giàu ý tưởng tượng tạo hình thì trẻ sẽ tích cực hoạt động tập trung mọi sức lực của mình để thực hiện yêu cầu của giờ học, trẻ không đơn thuần bắt chước tranh mẫu, vật mẫu mà đã có sự biến đổi một cách sáng tạo, bổ sung những chi tiết mới,tự tìm ra những phương thức thực hiện ý định sáng tạo của mình để khi gặp đối tượng, sự vật cần miêu tả là trong óc trẻ đã nhanh chóng hình thành nên những nội dung cần tái hiện và cách thức tái tạo nó. Với việc sử dụng nhóm các biện pháp bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo, phát huy khả năng trong tạo hình là rất cần thiết, nó tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội các kinh nghiệm tạo hình một cách nhanh chóng. Chính nhờ các biện pháp này mà trẻ không chỉ phát triển khả năng tạo hình, mà thông qua hoạt động này còn thúc đẩy sự hình thành và phát triển của họt động trí tuệ. *Nhóm biện pháp thứ 4. 14 Nhóm các biện pháp kích thích trẻ vận dụng những kinh nghiệm riêng vốn biểu tượng tạo hình đã có vào những tình huống mới, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.Việc tổ chức hoạt động, hình thành các kinh nghiệm sáng tạo cho trẻ có thể được thực hiện nhờ các biện pháp sau: Giáo viên tập cho trẻ miêu tả chủ đề với nhiều phương án khác nhau, cô cho trẻ tự chọn hoặc trẻ tự đưa ra các phương án và chọn VD: Với đề tài “ Vẽ các muông thú trong rừng” Trẻ tưởng tượng ra con sư tử oai phong được bầu làm chúa tể rừng xanh trẻ vẽ to ở giữa có bộ lông khoang rất đẹp, các con vật khác với mọi tư thế đứng xung quanh.. Tạo điều kiện cho trẻ được tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi, trong góc tạo hình, trong giờ chơi, vẽ ngoài trời, nặn tự do, sử dụng nguyên liệu...Ngoài ra cô còn có thể cho trẻ tạo hình về thế giới xung quanh như vẽ trên gạch, xây lâu đài trên cát, xếp hình bằng cây,sỏi hạt ở ngoài trời Hướng dẫn trẻ làm an bum ảnh, vẽ truyện sáng tạo, làm đồ chơi từ vỏ hộp, chai lọ, làm cây, làm hoa trong các góc, trong các dịp lễ hội cô dạy trẻ làm bưu thiếp, làm hình ảnh nộm, đồ chơi hay dây xúc xích để trang trí nhóm lớp. Trong đó có biện pháp tập cho trẻ miêu tả theo chủ đề, sử dụng nhiều nhiều phương án khác nhau. Đây là biện pháp đòi hỏi trẻ phải vận dụng tri thức, vốn kinh nghiệm, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo để thể hiện một chủ đề với nhiều nội dung, dáng vẻ hợp thành, đòi hỏi trẻ phải rèn luyện cách xây dựng bố cục sao cho cân đối phù hợp với nội dung miêu tả mà mình đã lựa chọn VD: Vẽ “ câu chuyện cổ tích mà cháu thích” trẻ vẽ ông bụt có dâu dài cưỡi mây, tay đang xoa đầu cậu bé bên cạnh là chiếc giỏ đựng một con cá bống nhỏ.. *Nhóm biện pháp thứ 5. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt, vào những ngày lễ ngày hội. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào ngày lễ, ngày hội. Các ngày lễ, ngày hội góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm giàu cho những tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương con người, yêu quê hương xứ sở của mình. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào ngày hội, ngày lễ 15 tạo cho trẻ tâm trạng chờ đón, mong đợi ngày vui sắp đến, trẻ tỏ ra quan tâm đến nhau, cùng nhau chuẩn bị và vui mừng, động viên nhau cùng cố gắng, việc cùng cô chuẩn bị tổ chức ngày hội, ngày lễ còn giúp trẻ rèn luyện tính độc lập, tích cực tự tìm tòi và có những sáng kiến giúp trẻ tự tin vào bản thân trong sáng tạo tiếp theo. Hãy trưng bày sản phẩm của trẻ, cho trẻ thể hiện bất cứ khi nào có thể VD: Dán những bức tranh trẻ vẽ lên trước bàn học hay cửa tủ lạnh hay đặt những sản phẩm nặn lên ô cửa...Đó cũng là cách trưng bày sản phẩm sáng tạo của chúng và tất cả những điều đó làm tăng thêm hứng thú tạo ra những thứ độc đáo ở mọi trẻ Cho trẻ làm ra sản phẩm đẹp đẽ làm quà tặng người thân trong ngày hội VD: Làm các bức tranh tặng bà, mẹ, cô nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ, ngày 20-11.Nặn những chiếc bánh xinh xinh tặng cho các chú bộ đội nhân ngày 22 -12... Đó là cơ hội để trẻ có thể bày tỏ tình cảm của mình bằng con đường sáng tạo Mở các cuộc triển lãm nhỏ trưng bày các sản phẩm của trẻ VD: Hội chợ triển lãm hay siêu thị my ly để trưng bầy những sản phẩm tạo hình của trẻ. Trẻ có dịp được ngắm nhìn các sản phẩm của các bạn và của mình để so sánh đối chiếu và tự đánh giá sản phẩm của mình. Từ đó trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm bổ ích đối với hoạt động vẽ, nặn, xé dán và trẻ cảm thụ cái đẹp qua chính các sản phẩm sáng tạo của các bạn cùng lứa tuổi, sử dụng sản phẩm của hoạt động sáng tạo sẽ làm cho trẻ thêm yêu thích hoạt động tạo hình, tạo thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động sáng tạo 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau hơn một năm thực nghiệm tổ chức các biện pháp hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, sáng kiến đã được áp dụng tại trường và đặc biệt là khối mẫu giáo lớn, nhỡ đã thu được kết quả cao, được nhiều giáo viên áp dụng và tổ chức thực hiện. Chất lượng giờ dạy của giáo viên được nâng lên rõ rệt, hình thức tổ chức sinh động và linh hoạt hơn, trẻ hứng thú tham gia 16 vào các hoạt động. Khi thực hiện các biện pháp nhờ có sự phối hợp hợp lý các tiết học vẽ, nặn, xé dán bổ sung cho nhau trong việc bồi dưỡng cho trẻ khả năng tri giác thẩm mỹ, hình thành cơ sở của hình tượng mang tính nghệ thuật và tập cho trẻ tìm kiếm các phương thức thực hiện nhiệm vụ tạo hình một cách linh hoạt, trẻ từng bước đã có nhiều chuyển biến về nhận thức lẫn kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo tạo hình tạo điều kiện cho trẻ phát huy được khả năng sáng tạo. Qua những sản phẩm của trẻ tôi nhận thấy sự thay đổi rõ nét, trẻ hào hứng, tự tin hơn trong bộc lộ những ý đồ tạo hình với những cách thể hiện mới theo ý thích, tưởng tượng của riêng trẻ chứ không phải là sự sao chép theo khuôn mẫu. + Nội dung: Phong phú và sinh động hơn bởi sự mềm mại của hình dáng, sự phong phú của các dấu hiệu, các đặc điểm riêng, trẻ biết thêm bớt, thay đổi các chi tiết tạo cho bức tranh thoát khỏi sự đơn điệu, tăng sức truyền cảm cho bức tranh, trẻ biết phối cảnh gần xa, biết vẽ thêm các chi tiết như bạn nhỏ đang cho gà ăn hay đống rơm, ông mặt trời... + Bố cục: Cân xứng, thể hiện được chiều sâu của bức tranh + Hình vẽ ( xé dán, nặn): Rất nhiều trẻ đã thể hiện được ý tưởng miêu tả của mình thoát khỏi sự dập khuôn máy móc như thời kỳ chưa áp dụng các biện pháp + Màu sắc: Màu sắc thể hiện rất rõ tư tưởng, tình cảm, thái độ của trẻ đối với đối tượng miêu tả. => Kết quả cụ thể đối với khối MG lớn 5-6 tuổi Kết quả khi chưa áp dụng đề tài Chưa TS Giỏi Khá Đạt YC ĐYC TS % TS % TS % TS % 159 4 2,5 45 28 80 50 30 19 Kết quả khi đã áp dụng đề tài Chưa Giỏi Khá Đạt YC ĐYC TS % TS % TS % TS % 64 40 85 53 10 6,2 0 0 3. KẾT LUẬN Ý nghĩa của SKKN đối với công tác giáo dục 17 Sự sáng tạo là làm phong phú những biểu tượng đã có, xây dựng nên những biểu tượng mới, độc đáo bằng cách riêng, điều đó có thể thấy trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm cả âm nhạc, khoa học..Khả năng sáng tạo không chỉ có ở những thiên tài mà tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, khi có điều kiện thì bộc lộ và phát triển. Tính sáng tạo thường liên quan với tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập, tự tin. Người có tư duy sáng tạo không chịu rằng buộc bởi những nguyên tắc cứng nhắc. Hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo đặc biệt trong đó con người không chỉ nhận thức cái hay, cái đẹp của thế giới khách quan mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, đồng thời bồi dưỡng ở trẻ xúc cảm, tình cảm, thẩm mĩ đạo đức là yếu tố cơ bản trong sự hình thành nhân cách toàn diện. Sự hoạt động tích cực sáng tạo khi tham gia vào hoạt động tạo hình sẽ là tác nhân rất lớn cho sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, bởi qua hoạt động này trẻ có điều kiện vận dụng sáng tạo những tượng hình đã có, các ấn tượng chi giác vào việc xây dựng những hình tượng mới độc đáo mang đậm tính sáng tạo Những nhận định chung Khi áp dụng sáng kiến mang lại hiệu quả giáo dục cao, chất lượng giờ dậy của giáo viên được nâng lên không còn những tiết học khô cứng, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Các biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng được với tới tất cả các lứa tuổi trong nhà trường và trong ngành giáo dục mầm non Qua áp dụng sáng kiến kinh ngiệm tôi rút ra bài học kinh nghiệm Để có chất lượng cao trong công tác giáo dục cần quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên những kiến thức cơ bản, cũng như các phương pháp, biện pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình sáng tạo cho trẻ Tổ chức các hoạt động sáng tạo cho trẻ trong các giờ học vẽ, nặn, xé dán được sắp xếp phối hợp với nhau một cách hợp lý nhằm từng bước giúp cho trẻ tái tạo và sáng tạo. Bên cạnh đó hoạt động tạo hình cần có sự kết hợp đồng bộ các môn học khác như: Làm quen với văn học, tìm hiểu môi trường xung quanh, âm nhạc... Sử dụng các phương pháp, biện pháp sao cho thật linh hoạt và mềm dẻo để giúp trẻ hoạt động tạo hình một cách tự nguyện, tích cực phát huy mọi 18 khả năng sáng tạo của trẻ Tích cực tham mưu với các cấp đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất như phòng học, sân chơi,đồ dùng, môi trường học tập cho trẻ như các góc học, vườn hoa, vườn cây.. *Một số đề xuất sư phạm Đề nghị với các cấp các ngành mở rộng diện tích đất và xây dựng đủ các phòng chức năng cho nhà trường, để bồi dưỡng năng khiếu và phát triển tài năng cho trẻ. Trên đây “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” ở trường MN Hoa Mai thành phố Lào Cai rất mong được sự tham gia đóng góp của các cấp để chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn. Người viết Đã ký Lê Thị Liên Hoa Nhận xét của nhà trường ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ..................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO. 19 1/ Chương trình giáo dục mầm non mới. Tài liệu bồi dưỡng giảng viên sư phạm mầm non. Vụ giáo viên. Hà Nội năm 2000. 2/ Ngô Công Hoàn. Tâm lý học trẻ em ,Cao đẳng sư phạm mẫu giáo trung ương. 3/ Phan Việt Hoa. Tiếp xúc với cuộc sống xung quanh là con đường làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi. 4/ Nguyễn Thị Hồng Phương. Vẽ và phương pháp dạy vẽ. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1998 - 2000. 5/ Lê Thanh Thuỷ. Nghiên cứu mối quan hệ tích cực nhận thức và phát triển tính sáng tạo trong hoạt động của trẻ mẫu giáo. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6 - 1992. 6/ Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề “ Hoạt động tạo hình bậc học mầm non”. 7/ Nguyễn Huy Tú. Tâm lý học sáng tạo. Viện khoa học giáo dục, 1996. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan