Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học s...

Tài liệu Skkn một số biện pháp dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh dân tộc thiểu số qua dạy học môn tin học 9 tại trường thcs chu văn an

.PDF
19
213
86

Mô tả:

PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong xu thế phát triển của hệ thống giáo dục hiện nay, môn Tin học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện mà còn tạo tiền đề vững chắc cho các em học sinh trên con đường hội nhập. Trên địa bàn huyện Ea H’Leo, với 18 trường THCS, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng đã đầu tư phòng máy tính đưa vào giảng dạy chính thức môn Tin học. Với những ưu thế hiện đại và xu hướng nên học sinh rất thích thú với bộ môn này, qua đó sử dụng kiến thức tiếp thu được để bổ trợ cho các môn học khác trong tìm kiếm thông tin, làm bài tập, chuẩn bị bài mới... Điều đó càng khẳng định thêm vị trí quan trọng của môn Tin học trong nhà trường. Tuy nhiên, qua giảng dạy nhiều năm, mặc dù yêu thích bộ môn nhưng có một đối tượng học sinh chưa tiếp cận tốt với bộ môn này, đó là học sinh dân tộc thiểu số. Mà nguyên nhân chính là do năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động học tập còn hạn chế. Vì thế, tôi luôn trăn trở đầu tư, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau nhằm giúp các em phát huy năng lực của bản thân, chú trọng phát triển năng lực giao tiếp, nâng cao kĩ năng hợp tác để giúp học sinh học tập tốt bộ môn Tin học, thông qua đó hỗ trợ các em trong các môn học khác. Vì thế, tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh dân tộc thiểu số qua dạy học môn tin học 9 tại trường THCS Chu Văn An để chia sẻ cùng đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu và phân tích thực trạng dạy học định hướng phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh dân tộc thiểu số. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất cải tiến để thông qua đó phát triển các kĩ năng này qua dạy học môn Tin học cho học sinh dân tộc thiểu số. 1 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh thuộc đối tượng dân tộc thiểu số lớp 9 trường THCS Chu Văn An, huyện Ea H’Leo. - Dạy học định hướng phát triển năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác. 4. Phạm vi nghiên cứu: Các giờ dạy dự giờ từ tháng 8/2016 đến 12/2018. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, tư vấn.. 2 PHẦN II: NỘI DUNG 1- Cơ sở lý luận : Năng lực giao tiếp là một khái niệm rất phức tạp bao gồm khả năng ngôn từ và ngữ pháp. Communicate nghĩa là giao tiếp, là truyền đạt cảm xúc và ý kiến cho phía bên kia (đối phương). Năng lực hợp tác là khả năng tương tác lẫn nhau, trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác trực diện và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kĩ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ chung. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là phát triển năng lực hành động tức là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. (Theo tài liệu tập huấn về dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh). Đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số: Đa số học sinh không đủ vốn từ vựng để hiểu các môn học khác, ngôn ngữ dùng quen tiếng mẹ đẻ, trong khi đó quá trình nhận thức, tiếp thu tri thức ở trường lại diễn ra bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. Như vậy, xét về mặt giao tiếp các em gặp khó khăn. Khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát phát triển chậm, khả năng tư duy khó khăn. Học sinh dân tộc thiểu số có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quý thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Tuy nhiên, các em lại rụt rè, nhút nhát, tự ti, tự ái, thiếu ý chí phấn đấu, ít có ước mơ, hoài bão. Tính tự ti cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng. 3 Đồng thời học sinh dân tộc có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười … các em dễ xa lánh thầy giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Với vai trò là một người thầy có trách nhiệm giáo dục học sinh không chỉ ở kiến thức mà còn định hướng con người có nhân cách tốt, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các em học sinh dân tộc thiểu số vốn đã thiệt thòi về nhiều mặt, vì vậy tôi thiết nghĩ bằng cách giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc tăng cường giao tiếp trong trong tập, hợp tác làm việc với bạn bè sẽ là góp phần nào phát triển tương lai cho các em. 2. Thực trạng Trường THCS Chu Văn An nằm trên địa bàn xã Ea H’Leo, với 11 thôn, 4 buôn. Có rất nhiều thành phần dân tộc ít người, ngoài người dân tộc JaRai tập trung ở 4 buôn: Săm A, Săm B, buôn Dang và buôn Treng; thì còn có người Tày, Nùng, Dao, Mường, Sán Dìu, Cao Lan phân bố rải rác khắp địa bàn xã. Trong 10 năm trở lại đây, với nhận thức ngày càng tăng cao, đồng bào dân tộc ít người luôn tạo điều kiện cho con em mình đi học. Bản thân các em cũng luôn ý thức được nhiệm vụ của mình khi đến trường, cố gắng vượt khó học tập. Trong dạy học Tin học 9 những năm vừa qua, được tiếp xúc nhiều với các em học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy các em rất thích bộ môn này, đặc biệt là các bài thực hành về Web, trình chiếu, tìm kiếm thông tin... Tuy nhiên, kĩ năng trình bày còn yếu, chỉ khoảng 10% các em có thể nói ý kiến, đặt câu hỏi, trả lời trước tập thể và giáo viên. Số còn lại hiếm khi hoặc không bày tỏ ý kiến của mình với các bạn cũng như giáo viên. Chính vì thế mặc dù yêu thích nhưng bài làm của các em chưa đạt kết quả cao, năng lực chưa được phát triển. 4 Bảng 1: Thống kê số lượng và chất lượng học sinh dân tộc thiểu số: Năm học Đầu năm 2016-2017 Đầu năm 2017-2018 Đầu năm 2018-2019 Số lượn g 49 41 46 Học lực Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 0 0 5 10,21 33 67,34 11 22,45 0 0 6 14,43 28 28,29 7 17,08 1 2,17 8 17,39 33 71,74 4 8,70 Bảng 2: Chất lượng bộ môn Tin học của học sinh dân tộc thiểu số: Năm học Đầu năm 2016-2017 Đầu năm 2017-2018 Đầu năm 2018-2019 Số lượn g 49 41 46 Học lực Giỏi Khá Yếu TB SL % SL % SL % SL % 1 2,04 4 8,17 34 69,39 10 20,40 2 4,88 6 14,64 27 65,84 6 14,64 4 8,69 8 17,39 31 67,40 3 6,52 Qua hai bảng thống kê trên cho thấy, mặc dù chất lượng của đối tượng này có tăng nhưng chưa cao, con số đó còn khiêm tốn so với số lượng học sinh ngày càng tăng hiện nay của nhà trường. Tôi đánh giá vấn đề này với các nguyên nhân sau: - Khả năng ngôn ngữ của học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế. - Có nhiều rào cản trong đó rào cản khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán khiến các em ngại giao tiếp. 5 - Học sinh dân tộc thiểu số thường rụt rè, nhút nhát, tự ti về bản thân nên ngại giao tiếp, phản biện ý kiến cá nhân trước tập thể. - Điều kiện kinh tế của đồng bào tại địa phương còn khó khăn, thời gian ở nhà các em còn đi rẫy, nương phụ giúp bố mẹ. - Phương tiện học tập như máy tính, mạng Internet, sách báo....của các em ở nhà còn hạn chế. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao thông qua dạy học nói chung, dạy học môn Tin học nói riêng phải tăng cường được khả năng, kĩ năng giao tiếp cho học sinh, định hướng cho các em hình thành được thói quen lắng nghe tích cực từ đó diễn đạt tốt ý kiến trong học tập. Bên cạnh đó, các em cần mở rộng giao tiếp ngoài cộng đồng, chủ động học hỏi, đề xuất ý kiến của bản thân với bạn bè trong lớp, hợp tác nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đó chính là định hướng để phát triển năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: Qua giảng dạy môn Tin học 9 nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh dân tộc thiểu số, thông qua các biểu hiện cụ thể như sau: - Năng lực giao tiếp: • Lắng nghe và diễn đạt tự tin về nhiệm vụ được giao. • Chủ động phát biểu xây dựng bài, trình bày ý kiến cá nhân với các bạn và giáo viên. • Mạnh dạn trong giao tiếp với các tình huống học tập. - Năng lực hợp tác: • Hiểu được khả năng của bản thân và các thành viên khác trong nhóm để phối hợp thực hiện nhiệm vụ • Có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao. • Khiêm tốn, sẻ chia cùng bạn bè trong học tập và cuộc sống b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 6 Sau khi nghiên cứu và đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu đối tượng học sinh dân tộc thiểu số cũng như bộ môn Tin học mà tôi đang phụ trách, tôi rút kinh nghiệm đưa ra được một số giải pháp như sau: Giải pháp 1: Tìm hiểu đối tượng và đánh giá năng lực của học sinh dân tộc thiểu số. - Mục tiêu của giải pháp này là giúp học sinh hiểu được khả năng của bản thân và các thành viên khác trong nhóm để phối hợp thực hiện nhiệm vụ. - Đầu năm khi nhận nhiệm vụ, tôi tìm hiểu đối tượng học sinh của cả khối theo từng lớp về chất lượng học lực, số lượng học sinh. Để nắm rõ từng đối tượng tôi phát phiếu khảo sát: Họ tên................................................Lớp............................. Sở thích, ước mơ, mong muốn Sở trường của bản thân Hạn chế của bản thân Em muốn làm việc nhóm với bạn nào? - Việc làm này giúp tôi hiểu được những mong muốn của các em, điều mà với học sinh dân tộc thiểu số khó có thể nói thành lời bởi vốn dĩ các em rất rụt rè. Đồng thời để các em tự đánh giá được ưu, nhược điểm của bản thân, các em có cơ hội nhìn nhận chính bản thân mình. - Trên cơ sở hai nội dung trên tôi thống kê và lập bảng theo dõi định kì cho học sinh dân tộc thiểu số. Ví dụ: Họ tên học sinh Triệu Thị Thu Huyền Thời gian Lần 1: Nhận xét - Ít phát biểu, không tích cực hoạt động nhóm... Lần 2: Phân công nhóm với bạn : Thu Thảo, Phương. 7 Lần 3: Giao nhiệm vụ báo cáo tuần cho em Huyền: còn mất bình tĩnh, đôi chỗ ..................... sai.... ............ Giải pháp 2: Thành lập nhóm và định hướng hoạt động hợp tác trong nhóm. - Giải pháp này giúp học sinh từng bước chủ động phát biểu xây dựng bài, trình bày ý kiến cá nhân với các bạn và giáo viên. Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể, có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao. - Giáo viên là người đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập nhóm. Căn cứ vào quá trình tìm hiểu trên, giáo viên lựa chọn học sinh vào nhóm, đảm bảo tạo được mối quan hệ tốt trong giao tiếp cũng như học tập. Tuy nhiên trên thực tế, học sinh sẽ mong muốn được tự chọn bạn, điều này sẽ làm mất cân bằng về học lực giữa các nhóm, không phát triển khả năng giao tiếp. Bản thân học sinh dân tộc thiểu số sẽ chọn bạn cùng cộng đồng dân tộc mình. Vì vậy, trước khi thành lập nhóm, giáo viên trò chuyện riêng với học sinh, một số câu hỏi có thể đặt ra như: Em thấy bạn A như thế nào? Em học hỏi ở A được điều gì trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày? Em nghĩ sao nếu A cùng nhóm với em?.... Với những câu hỏi nhẹ nhàng, gần gũi sẽ tạo thiện cảm của học sinh với giáo viên, các em sẽ không chỉ đánh giá được bản thân mình mà còn nhìn nhận được năng lực của các bạn trong nhóm. - Số lượng: 2 - 4 thành viên/ nhóm. Gồm cả học sinh khá, giỏi cũng như học sinh trung bình, yếu, để các em hỗ trợ giúp đỡ nhau. 8 Do điều kiện về cơ sở vật chất không đủ máy thực hành nên số thành viên của nhóm có thể thay đổi nhưng không vượt quá 5 thành viên, nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động nhóm, tăng sự tương tác giữa các em học sinh. - Cách tổ chức hoạt động hợp tác nhóm: + Vở ghi cá nhân: Học sinh phải có vở ghi cá nhân được trình bày chia thành 2 cột như sau: Bài:................................................................. Nội dung bài học Câu hỏi cần được giải đáp hoặc chưa hiểu Học sinh ghi bài giảng theo trình tự ?Các câu hỏi học sinh không giải đáp trên lớp được - Câu trả lời sau khi hỏi các bạn trong nhóm - Nhận xét của giáo viên (nếu cần) + Với quá trình dạy học trên lớp, đôi lúc giáo viên không đủ thời gian để hỏi từng học sinh về nội dung mà các em chưa hiểu, chính vì vậy, phần câu hỏi của các em còn thắc mắc được các em tự ghi lại trong quá trình tiếp thu bài hoặc sau khi về nhà đọc lại bài. + Sau giờ học, các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau giải. + Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên chỉ cần nhìn vào cột này sẽ biết được mức độ tiếp thu kiến thức của các em. Để đảm bảo hiệu quả, giáo viên cần khuyến khích học sinh ghi thật nhiều vấn đề chưa hiểu vào ô này. + Tiết học lí thuyết: Chương trình Tin học 9, phần nội dung được viết theo hướng mở với các kiến thức phù hợp với thực tế công nghệ, phù hợp cho hoạt động nhóm. Nên tôi luôn thiết kế tiết học tăng cường các phương pháp giáo dục tích cực lồng ghép hoạt động nhóm, vì vậy cơ hội để các em hợp tác cùng nhau là rất nhiều. 9 Nhóm học sinh sôi nổi thảo luận Em ADrong H’ SơnHi đang trình bày kết quả hoạt động nhóm + Tiết học thực hành: Cử thành viên trưởng nhóm thực hành mẫu cho các bạn quan sát. Sau đó cho từng cá nhân nhóm thực hành, chỗ nào chưa làm được thì các thành viên trao đổi với nhau. Giáo viên sẽ kiểm tra kết quả thực hành của từng nhóm, hỏi từng cá nhân để tăng cường kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến của học sinh với giáo viên. Các thành viên trong nhóm thay nhau làm trưởng 10 nhóm theo từng tuần. Giúp các em tự tin hơn về bản thân, đồng thời các em nhận thức được trách nhiệm của mình với nhóm. Học sinh thực hành nhóm Giải pháp 3: Lựa chọn đề tài thực hành và báo cáo thực hành Giúp các em biết cách lắng nghe và diễn đạt tự tin về nhiệm vụ được - giao. Mạnh dạn trong giao tiếp với các tình huống học tập. Có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao. - Lựa chọn đề tài thực hành : Ngoài các đề tài đã thực hành, giáo viên có thể bổ sung thêm các vấn đề liên quan đến phong tục tập quán của các dân tộc. Bài thực hành 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet: Nhiệm vụ nhóm: Tìm kiếm thông tin về con người JaRai Tìm kiếm thông tin về trang phục truyền thống các dân tộc trong lớp em Bài thực hành 5: Bài trình chiếu đầu tiên của em Nhiệm vụ cá nhân: Làm bài trình chiếu về cuộc sống hàng ngày của em hoặc của người cộng đồng dân tộc... 11 Ảnh bài trình chiếu của nhóm học sinh Các đề tài ấy gần gũi với các em dân tộc thiểu số, giúp các em thêm hiểu biết, tự hào về dân tộc mình đồng thời xóa bỏ rào cản văn hóa với các bạn. Từ đó các em tự tin hơn, cởi mở hơn với bạn bè xung quanh. Khi đã trò chuyện được với các bạn khác ngoài cộng đồng dân tộc mình thì năng lực giao tiếp sẽ tiến bộ hơn. - Báo cáo thực hành: Với nhiệm vụ nhóm: tôi yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện trình bày nhiệm vụ với sự hỗ trợ của các thành viên khác. Người trình bày trong mỗi nhiệm vụ được thay đổi luôn phiên để các em tập nói trước đám đông, tập thuyết trình ý tưởng. Với nhiệm vụ cá nhân: tất cả các em được chuẩn bị, ưu tiên cho các em dân tộc thiểu số báo cáo thực hành xen kẽ với các bạn khác, giúp các em tự tin làm quen dần với việc thể hiện bản thân. Giải pháp 4. Kiểm tra, đánh giá mức độ phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh. 12 - Giúp học sinh hiểu được khả năng và sự tiến bộ của bản thân và các thành viên khác trong nhóm để phối hợp thực hiện nhiệm vụ - Qua bảng theo dõi, giáo viên đánh giá định kì được mức độ tiến bộ về kĩ năng giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua các nhiệm vụ được giao. Để việc đánh giá khách quan hơn, giáo viên cần tập hợp ý kiến của ban cán sự lớp, các thành viên của nhóm, giáo viên chủ nhiệm cũng như các giáo viên bộ môn khác: + Sự tiến bộ so với thời điểm trước đó về: kĩ năng nói, thuyết trình, bày tỏ ý kiến trong tiết học, sinh hoạt lớp.... + Mức độ trình bày bài làm, khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giải thích hoặc lí luận bài học. + Sự tích cực trong khi thực hiện nhiệm vụ cùng các thành viên khác - Với ưu thế của bộ môn Tin học là sử dụng máy tính nhiều trong tiết học, nên ngoài kiểm tra, đánh giá định tính như trên tôi thường làm các bài tập nhanh trên máy, vừa phát triển kĩ năng ứng phó với tình huống học tập, vừa giúp các em thư giãn, thoải mái. Đặc biệt, các bài tập thi như vậy khiến tinh thần đồng đội nâng cao. - Với học sinh có sự biến chuyển tốt: Giáo viên nên đưa ra những lời động viên, khuyến khích trước tập thể lớp qua nhận xét bài làm, tăng cường gọi trả lời các câu hỏi. - Với học sinh tiến bộ chậm hoặc có thái độ không hợp tác: Giáo viên cần phối hợp với GVCN để trò chuyện, tâm sự để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có hướng giúp đỡ. Trong quá trình nói chuyện, giáo viên cần ân cần, nhẹ nhàng khơi gợi để các em bày tỏ ý kiến của bản thân. Giải pháp 5. Tăng cường sự quan tâm, sẻ chia giữa cá nhân với tập thể. - Giúp học sinh hiểu nhau để sẻ chia, học hỏi cùng bạn bè trong học tập và cuộc sống. - Theo quan điểm của tôi, hợp tác là giúp đỡ, cùng chung tay hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra. Tuy nhiên để gắn kết được tinh thần ấy thì các em 13 phải hiểu nhau về tính nết, hoàn cảnh gia đình, điều kiện cuộc sống để mà thông cảm và vị tha với nhau. Trong quá trình làm việc nhóm không thiếu những mâu thuẫn xảy ra, nếu các em biết quan tâm, yêu thương nhau thì khoảng cách sẽ dần rút ngắn. Một số nhiệm vụ học tập đưa ra nhằm thực hiện giải pháp này: Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử Nhiệm vụ cá nhân: Viết một bức thư điện tử cho một người bạn trong nhóm em kể về kỉ niệm của em và bạn, gửi kèm hình ảnh (nếu có). Việc thể hiện tình cảm bằng lời nói đôi khi khá khó khăn, nhưng qua thư các em sẽ dễ dàng bày tỏ hơn. Qua viết thư, tôi phát triển kĩ năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ cho các em. Ảnh bức thư điện tử của em RChăm H ĐaNi gửi cho bạn mình Bài thực hành 9: Thực hành tổng hợp Nhiệm vụ nhóm: Làm một bài trình chiếu về cuộc sống thường ngày tại gia đình bạn A trong nhóm em. Qua việc làm nhiệm vụ này, cả nhóm sẽ hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình bạn, việc đến nhà bạn tăng cường tình đoàn kết, giúp các em thông cảm, sẻ chia cho nhau. 14 Bài thực hành 11: Tạo video ngắn bằng Movie Maker. Nhiệm vụ nhóm: Tạo video về nhóm em Qua việc làm nhiệm vụ này, các em có cơ hội nhìn nhận lại bản thân mình trong tập thể lớp, tập thể nhóm, tình cảm mà các em dành cho nhau trong suốt thời gian học tập, vui chơi bên nhau. Video về nhóm của em Huỳnh Thiên Bảo lớp 9A5 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Dù hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm, thì mục đích của các biện pháp tôi đưa ra đều nhằm tăng cường cơ hội cho các em giao tiếp với các bạn trong tiết học thông qua từng nhiệm vụ được giao. Để xây dựng nội dung nhiệm vụ thì tôi cần phải biết được, tìm hiểu rõ đối tượng học sinh của tôi là ai? Các em có đặc điểm tâm lí, tình cảm, học tập và hoàn cảnh như thế nào? Các em mong muốn điều gì khi làm việc với các bạn? ước mơ ra sao?...Nắm vững được điều ấy tôi mới có thể tạo môi trường học tập cho các em, tạo nhóm để các em giao tiếp, trao đổi thông tin, tự tin thể hiện bản thân mình. Mỗi con người có sở trường, sở đoản riêng, mỗi dân tộc có cái hay cái đẹp khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. Người giáo viên khéo léo lồng ghép 15 được những điều đó vào bài học để giúp các em bày tỏ, thể hiện giá trị dân tộc mình trước bạn bè cùng trang lứa, thì không chỉ giúp bản thân các em xóa bỏ rào cản tâm lí, tự ti, e ngại mà còn phát triển năng lực hợp tác thông qua việc nhìn nhận chính mình, hiểu biết và học hỏi cái hay, cái tốt ở bạn. Tất cả các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kết hợp với sự kiểm tra đánh giá mức độ tiến bộ từng năng lực một cách thường xuyên sẽ tạo động lực giúp các em tiến bộ không chỉ ở một bộ môn Tin học mà còn ở nhiều môn khác, cũng như trong cuộc sống. d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Theo quan sát của tôi thì thấy: - Trong các tiết học đa số các em học sinh dân tộc thiểu số đã phát biểu xây dựng bài, thích thú với các tiết học. - Qua vở ghi chép, cho thấy các em ghi chép kiến thức có hệ thống. - Ngoài giờ học các em có trao đổi ý kiến với giáo viên về nhiệm vụ học tập. - Các em chủ động trong hoạt động nhóm, phân công và nhận nhiệm vụ. Bảng 3: Kết quả học tập cuối mỗi năm sau khi tôi áp dụng các giải pháp trên: Năm học Số lượng HS DTTS Học lực Giỏi Khá Yếu TB SL % SL % SL % SL % Cuối năm 2016-2017 49 3 6,12 5 10,20 33 67,35 8 16,33 Cuối năm 2017-2018 41 4 9,76 8 19,51 25 60,96 4 9,77 Cuối HKI 2018-2019 46 5 10,86 9 19,57 31 67,40 1 2,17 Dựa vào kết quả trên cho thấy, sự tác động tích cực của các biện pháp tôi đã thực hiện trong hoạt động dạy học của mình. Năng lực giao tiếp của các em tiến bộ rõ rệt trong xây dựng bài, ngôn từ các em sử dụng phong phú, đa dạng và 16 chính xác hơn, bài kiểm tra được trình bày rõ ràng, hệ thống, đạt kết quả cao. Với các môn học khác các em cũng tự tin thể hiện bản thân đồng thời cởi mở, hòa đồng trong quan hệ bạn bè. Hoạt động nhóm diễn ra tích cực, thảo luận sôi nổi với nhiều ý tưởng. Các em biết cách hợp tác với nhau, có trách nhiệm với công việc, phát huy ưu điểm của bản thân, có tinh thần học hỏi và cầu tiến. Một số em có thành tích tiêu biểu như: Năm học 2016- 2017: Em Nay Y PhiLip - Lớp 9A4 - Dân tộc: JaRai Tham gia kì thi HSG cấp Huyện môn Địa Lý - đạt giải Khuyến khích. Năm học 2017-2018: Em Rchăm H ĐaNi – Dân tộc : JaRai- Lớp 9A3 thi đậu trường THPT Nơ Trang Lơng. Năm học 2018- 2019: Em Triệu Thị Thu Huyền - Lớp 9A2 - Dân tộc: Tày - Được bầu làm nhóm trưởng, thường xuyên tham gia báo cáo thực hành. 17 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận. Sau hơn 3 năm thực hiện các giải pháp trên để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em. Mỗi cá nhân trong tập thể đã dần hình thành ý thức tự giác, tự tin trong học tập, mạnh dạn trong mọi hoạt động. Riêng mỗi em đã tự tin hơn trong giao tiếp, xây dựng bài, nhận thấy sự cần thiết trong hợp tác với bạn bè để học tập, thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cá nhân và góp ý của bạn bè có tính xây dựng chân thành, tạo nên một tập thể đoàn kết, tạo được động lực phát triển các năng lực khác. 2. Kiến nghị. Sự thành công trong dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh cần lắm sự nhiệt tình của giáo viên, đó là yếu tố tiên quyết. Với mỗi đối tượng khác nhau đôi khi cần sử dụng các phương pháp khác nhau, từ các biện pháp trên mà điều chỉnh cho phù hợp. Cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khác, Đội TNTP, Đoàn thanh niên trong xây dựng phong trào hoạt động, quản lí học sinh cũng như tiếp cận các thông tin về học sinh. Người viết Phan Thanh Trung 18 TÀI KIỆU THAM KHẢO [1]. Sách giáo khoa Tin học quyển 4 [2]. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tin học [3]. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực - Vụ giáo dục trung học. [4]. Một số hình ảnh trên Internet. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan