Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp dạy trẻ 4 5 tuổi đọc thuộc thơ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp dạy trẻ 4 5 tuổi đọc thuộc thơ

.DOCX
18
77
126

Mô tả:

1.TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “Một số biện pháp dạy trẻ lớp chồi 2 trường mầm non tân mỹ đọc thuộc thơ” 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG 2.1 Lí do chọn đề tài Trong giáo dục Mầm non phát triển ngôn ngữ là một trong những môn học có ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, môn làm quen văn học với thể loại “ Dạy trẻ đọc thuộc thơ” rất cần thiết và không thể thiếu đối với trẻ Mầm non.Thông qua hoạt động này giáo viên cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cơ bản về thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển tốt về lĩnh vực ngôn ngữ, phát triển trí thông minh. Từ đó, trẻ có được kỹ năng đọc thuộc thơ, kỹ năng đọc to, rỏ, làm quen với từ mới và phát triển kĩ năng tưởng tượng, ngôn ngữ trẻ phát triển và giao tiếp rõ ràng mạch lạc qua quá trình làm quen với bài thơ, câu đố…hình thành tư duy trực quan nghệ thuật trong quá trình cảm thụ văn học. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ về mặt: Nhân cách, tình cảm và phẩm chất đạo đức sau này của trẻ. Thuận lợi Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi phấn đấu, học sinh có cùng một độ tuổi. -Được trang bị khá đầy đủ cho cơ sở vật chất: Lớp học khang trang, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế, trang bị tài liệu giảng dạy và đồ dùng đồ chơi cho lớp -Được sự hỗ trợ của các bạn đồng nghiệp, thường xuyên được học tập dự giờ giáo viên giỏi cùng cấp, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học tập, xây dựng tiết dạy cho giáo viên.Bên cạnh đó được sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh học sinh như: mang các nguyên vật liệu,hột hạt ....để giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho lớp và phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con mình . - Thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng, mở chuyên đề cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập -Bản thân tôi nắm được biện pháp bộ môn, thường xuyên đăng ký dạy tốt, thao giảng, tận dụng được các nguyên vật liệu sẵn có địa phương nhằm hỗ trợ đồ dùng dạy học cho cô và cháu. Bên cạnh sự thuận lợi trên tôi còn gặp những khó khăn như: Khó khăn: -Số học sinh lớp tôi là 25 học sinh, trong đó có 8/25 cháu chưa được học qua lớp Mầm chiếm tỉ lệ trên 32% -Học sinh dân tộc 8/25 cháu chưa rành tiếng Việt ,tỉ lệ 32 % -Bên cạnh đó có 10/25 cháu rất nhút nhát chiếm tỉ lệ 40%, vì chưa được học qua lớp mầm nên đầu năm cháu luôn khóc và sự tiếp thu không đồng đều dẫn đến tiết dạy đạt hiệu quả chưa cao. -Đa số phụ huynh có đời sống kinh tế khó khăn, đi làm ăn xa nên chưa quan tâm nhiều đến các cháu. - Còn một số cháu chưa có kỹ năng đếm và thêm bớt số lượng, kỹ năng nhận thức của cháu còn chậm nên còn gặp khó khăn trong việc dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng -Chương trình đổi mới có độ mở cao, giáo viên tiếp nhận còn lúng túng, áp dụng chưa linh hoạt, sáng tạo khi lên tiết còn hạn chế. Bước vào đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh và đánh giá phân loại học sinh để nắm được mức độ nhận thức của từng cháu để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng: ĐỐI TƯỢNG ĐẦU NĂM Số cháu Cháu chưa nghe hiểu được 8/25 Tỉ lệ 32% tiếng Việt Cháu nói ngọng, nói đớt 5/25 20% Cháu không thích đọc thơ 9/25 36% Cháu chưa thuộc thơ 17/29 59% Từ những kết quả trên, tôi luôn suy nghĩ, băn khoăn, lo lắng và tôi đã dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp để tìm ra biện pháp phù hợp nất, hiệu quả nhất nhằm làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, ngôn ngữ của trẻ phát triển mở rộng hơn, có trật tự hơn mà đặc biệt nhất kỹ năng đọc thơ to, rõ, diễn cảm nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ lớp Chồi 2 trường Mầm Non Tân Mỹ đọc thuộc thơ” 2.2 Mô tả nội dung * Về phía trẻ: Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp dạy trẻ lớp Chồi 2 trường Mầm Non Tân Mỹ đọc thuộc thơ”sẽ giúp trẻ có kỹ năng đọc to, rõ, diễn cảm, trả lời và nói tròn câu mạch lạc. Vì sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Điều đặc biệt của sáng kiến đó là dạy và khuyến khích trẻ 4 tuổi đức tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ biết chuyển thể từ thơ sang bài hát, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo Phát triển ở trẻ tính ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh, trí thông minh, nhanh nhẹn và có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi, bảo vệ môi trường, thông qua việc miêu tả diễn đạt những gì mà trẻ đã nhận thức được. Trẻ Mẫu giáo 4 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đã trở nên mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc câu chưa hoàn thiện, khả năng nói, trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ bắt đầu phát triển, các mối quan hệ qua lại của con người những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, khả năng truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác, tập trung chú ý lời nói, giọng đọc. Kỹ năng này trẻ được lĩnh hội trong quá trình học tập hằng ngày. Từ những cơ sở lý luận trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ lớp Chồi 2 trường Mầm Non Tân Mỹ đọc thuộc thơ,” nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non hiện nay. Do đó hoạt động cho trẻ “Làm quen văn học ” phải được đổi mới từ hình thức đến phương pháp tổ chức, phải được tiến hành một cách tự nhiên, gần gũi có ý nghĩa với trẻ. Để dạy trẻ: Làm quen với văn học cần có sự thay đổi cách thức tổ chức các` hoạt động trong môi trường ngôn ngữ một cách phong phú,đa dạng. * Về phía giáo viên Vì vậy để dạy tốt hoạt động cho trẻ Làm quen văn học thì người giáo viên cần phải đạt những mục tiêu như sau: - Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học - Thiết kế các hoạt động phù hợp với chủ đề,chủ điểm tháng của năm học - Luôn tự tin và có ý thức sáng tạo trong hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học - Đồ dùng sáng tạo,đảm bảo tính thẩm mỹ để thu hút học sinh tham gia vào hoạt động + Bên cạnh đó bản thân đã ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong tiết dạy trẻ đọc thuộc thơ và thiết kế các hình ảnh phù hợp với từng nội dung bài dạy khác nhau có kèm ký hiệu chữ số, màu sắc, hình dạng, hoa quả, những đoạn phim minh họa cho bài thơ kèm theo câu hỏi đàm thoại Cụ thể: Trước đây để chuẩn bị cho tiết dạy trẻ đọc thuộc thơ thì mất khoảng 1 ngày để làm đồ dùng dạy học: vẽ, tô màu bức tranh, làm đồ dùng từ bttis,bọc ni lông.. .Còn thực tế khi áp dụng công nghệ thông tin chỉ mất khoảng 2,5 giờ để thiết kế các hình ảnh phù hợp với bài thơ. 3.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM” 3.1 Tạo môi trường học tập phát triển ngôn ngữ Để giúp trẻ học tốt môn học này, tôi cần tạo môi trường học tập thật tốt, tạo cho trẻ sự thoải mái không gò bó, cháu hứng thú tham gia, vui tươi. Cô thường xuyên gần gũi, trò chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ nói nhiều, nói các từ đơn giản, các từ khó, đọc thơ theo từng chủ đề, dạy ở mọi lúc mọi nơi, cần chú ý trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi đọc thuộc thơ và quan tâm giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn. Đối với lớp học, cô bố trí các góc chơi phù hợp từ tĩnh sang động và góc chơi phải vừa tầm với trẻ và đặc biệt là góc thư viện, giáo viên sưu tầm nhiều hình ảnh hoa, quả, con vật, đồ vật đẹp mắt theo từng nội dung bài thơ khác nhau và treo các hình ảnh theo chủ đề để gợi mở cho cho trẻ luyện đọc để tạo sự chú ý , hứng thú cho trẻ đồng thời tôi luôn chú ý đến môi trường học tập cho các cháu, đảm bảo lớp học sạch sẽ, thoáng mát , có trồng cây xanh, giúp trẻ thoải mái tự tin bước vào giờ học. Cụ thể: Ở chủ đề: “Thực vật” với bài thơ: “Hoa kết trái”cô cùng cháu quan sát góc “ thư viện của bé ” cô treo tranh hoa, quả trong góc chơi gợi ý trẻ nói hoa gì? Quả gì? Màu sắc ra sao và cho cháu đọc thơ từng câu cho đến hết cả bài, mời cháu khác đọc điễn cảm và kết hợp minh họa động tác. Bên cạnh đó bản thân còn chú trọng thực hiện qua hoạt động đón trẻ, hoạt động ngoài trời để tạo điều kiện cho trẻ được luyện đọc. Cụ thể:Ở giờ hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho cháu đi dạo tham quan vườn rau của trường sau đó mời cháu đọc tên một số loại rau: rau bắp cải, rau dền, rau mồng tơi.. Luôn khuyến khích trẻ tham gia vào các trò chơi với dân gian cùng cô và bạn để qua đó trẻ được phát triển về thể chất, trẻ được giao tiếp bằng ngôn ngữ làm tăng thêm vốn từ cho trẻ , qua đó rèn được kỹ năng đọc cho trẻ. Cụ thể: Cho cháu chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ” kết hợp cho cháu vừa đọc bài đồng dao vừa nắm tay đi vòng tròn, sau cô cho cháu đọc đến câu “ Ngồi thụp xuống đây” thì tất cả các cháu cùng đọc to và cùng nhau nắm tay ngồi xuống. Cho cháu xem một số hình ảnh trên máy vi tính, trên tivi để tập cho trẻ luyện đọc các từ ngữ khó Sử dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ và trò chơi vận động để kích thích trẻ được luyện đếm nhiều hơn Cụ thể qua trò chơi “Qua cầu hái quả” thì cháu biết chạy theo hàng dọc kết hợp chọn quả và đọc to tên quả theo yêu cầu của cô và sau đó cho cháu đọc lại các tên quả mà nhóm mình vừa mới chọn được. 3.2 Khảo sát đánh giá học sinh đầu năm để tìm ra biện pháp phù hợp Đầu năm, sau khi thực học tôi tiến hành đánh giá học sinh để nắm được kỹ năng, kiến thức của từng cháu để có kế hoạch bồi dưỡng theo mức độ của từng cháu. + Đối với cháu nhút nhát chưa quen nề nếp lớp, còn khóc nhè ( cháu chưa qua lớp Mầm) Tôi dành thời gian gần gũi trẻ nhiều hơn, trò chuyện với cháu, tạo cho cháu sự thân thiện giữa cô và cháu, tiếp theo thực hiện ổn định nề nếp lớp, tập cho các cháu ngồi đẹp, ngồi thẳng, ngồi tự nhiên, không gò bó trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, tôi đọc từng câu thơ, đoạn thơ cho trẻ nghe, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, giọng điệu để gây sự hứng thú cho trẻ. và tăng cường dạy cho cháu đọc thơ mọi lúc mọi nơi cần sử dụng nhiều hình thức động viên, khuyến khích trẻ để cháu tham gia tiết học và tiếp thu kiến thức mới (sử dụng nhiều đồ dùng, đồ chơi gần gũi để thu hút trẻ). Cụ thể: Bài thơ “Bạn mới” tôi đọc chậm từng câu thơ và thể hiện giọng điệu qua từng câu thơ to, rõ, nhẹ nhàng và kết hợp minh họa động tác…khuyến khích trẻ đọc thơ theo cô, dạy cháu đọc từng câu thơ theo cô. Sau khi đã thuộc thơ, tập cho trẻ đọc thơ theo cô, theo động tác hướng dẫn của cô . + Đối với các cháu còn nói ngọng, nói đớt, chậm hiểu biết, chưa rành tiếng Việt ( nói sai từ khó,): -Rèn luyện cho cháu mọi lúc mọi nơi trong giờ HMĐT cô luôn trò chuyện về gia đình trẻ, sinh hoạt trong gia đình trong hoạt động hàng ngày, tạo cho cô và cháu có sự thân mật, trò chuyện để giúp cháu nói đúng, gợi ý cháu vào góc thư viện đọc sách, tôi đến đọc thơ, câu đố, ca dao cho cháu nghe, luyện cho cháu phát âm những từ khó ( Từng tiếng, từng từ, kết hợp giọng đọc của cô),cô sửa sai những từ, chữ cháu còn vấp phải. Cụ thể: Bài thơ “Cô và cháu” nhìn vào tranh và đọc “ Chuyển sang màu tím huế” lặp lại từ “Tím huế” cho cháu phát âm. Cô đọc chậm từ “ Chuyển sang”, cô phát âm nhắc cháu phát âm phải uốn lưỡi. Cũng như bài thơ “ Em yêu nhà em” có câu “Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo” lặp lại từ “ líu lo” và phát âm từ “ chim sẻ” Thông qua các hoạt động cho trẻ được hoạt động theo nhóm, tổ cô quan sát quá trình hoạt động của trẻ để kịp thời sữa sai và nâng cao kiến thức cho trẻ. Cụ thể: Trên tiết dạy trẻ thuộc thơ “ Cô và cháu” ở góc nghệ thuật cô cho trẻ xem một số màu sắc: Xanh, đỏ, vàng, tím nhằm giúp trẻ nhớ các màu và nhớ sâu hơn hình ảnh trong bài thơ. + Đối với trẻ không thích đọc thơ Giáo viên tạo hứng thú cho trẻ như: Hoạt động ngoài trời,đi dạo tham quan, hoạt động vui chơi Cụ thể: Cho cháu hoạt động ngoài trời sau đó cho cháu đọc tên hoa,cây xanh, đồ chơi trên sân trường: hoa hồng, hoa dừa, cây dương, cây ắc ó, cầu tuột, xích đu, nhà banh...hoạt động vui chơi cho hướng cháu vào góc thư viện và gợi ý cho cháu xem tranh ảnh về nội dung bài thơ và đọc các từ khó, các câu thơ dài trong bài thơ VD: Trong bài thơ “ Em yêu nhà em” cô cho cháu vào góc thư viện xem hình ảnh về ngôi nhà của bé cô tọa đàm với cháu về ngôi nhà sau đó cho cháu tự kể về ngôi nhà của mình. Tiến hành cho trẻ xem tranh nội dung bài thơ và chỉ vào hình ảnh trong bài thơ cô tiến hành đọc thơ và gợi ý cháu nói những từng từ, những câu thơ gần gủi trẻ và dần dần dạy cháu đọc thơ + Đối với cháu quá hiếu động, hay nói chuyện riêng Bản thân tôi luôn chú ý đến các cháu trong giờ dạy trẻ đọc thuộc thơ tôi thường xuyên gọi cháu đọc thơ và phát biểu nhiều lần, bố trí cho cháu ngồi gần trẻ dân tộc và gần cô để giúp cháu chú hơn trong giờ học và giúp cho cháu dân tộc được giao tiếp và ngày càng mở rộng vốn từ cho cháu cũng như kỹ năng đọc thuộc thơ cho cháu + Đối với trẻ đọc thuộc thơ: - Khi cung cấp kiến thức ngôn ngữ cho cháu, giáo viên cần chú ý đến cử chỉ, điệu bộ, giọng đọc diễn cảm….để kích thích trẻ thêm yêu thích đọc thuộc thơ Khi cho trẻ đọc thuộc thơ cần chú ý quan sát sữa sai các từ khó cho cháu , gợi ý cho cháu thể hiện đọc diễn cảm thể hiện kết hợp cử chỉ, điệu bộ qua từng câu thơ. Cụ thể: Như câu thơ “Ngón tay cô nhẹ nhàng- Chuyển sang màu tím huế” Cô đưa tay nhẹ nhàng tay phải qua bên phải, tay trái vun nhẹ. - Còn câu thơ “ Chẳng đâu bằng chính nhà em- có đàn chim sẻ bên thềm líu lo” Hai tay vun nhẹ bắt chéo trước ngực nghiêng người qua lại, tay phải bun nhẹ nhàng sang phải khi đến câu “ Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo” 3.3 Kích thích sự hứng thú ở trẻ bằng đồ dùng đồ chơi *Chọn đồ dùng dạy học: Đối với bộ môn cho trẻ “Làm quen văn học” “Dạy trẻ đọc thuộc thơ ”. Việc chuẩn bị ĐDDH rất quan trọng vì đó là phương tiện trực quan giúp trẻ nhận thức thực tế, , nên để chuẩn bị tốt cho tiết dạy tôi phải nghiên cứu bài thật kỹ, vì lứa tuổi trẻ Mẫu giáo cô giáo không chỉ dùng lời nói để miêu tả mà còn phải có giáo cụ trực quan như: Đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, vật thật, phải rõ ràng phong phú để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn và tôi luôn chú ý đến hình ảnh màu sắc, nội dung tranh của từng đoạn thơ, của bài thơ phải phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ giúp trẻ dễ tiếp cận , tạo cho trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động như “ Mô hình” giúp cho trẻ dễ cảm nhận, gần gũi từ đó trẻ dễ học thuộc thơ hơn Cụ thể: Cho cháu tô màu, nặn quả, cắt dán các loại hoa, hoa cà , hoa mướp, hoa mận…Trẻ giúp cô rửa và sơn màu các loại quả bằng thực phẩm khi trẻ ăn xong có nhiều hình dạng giống như quả thật (quả xoài, quả dâu, quả bắp, chùm nho…). Cô sử dụng những sản phẩm đó rồi hỏi cháu: Những bông hoa đẹp, nhiều màu sắc đẹp, những màu sắc này có trong bài thơ nào? Được hoạt động và tạo ra sản phẩm, trẻ hứng thú, tích cực và yêu quý sản phẩm của mình làm ra, biết nhận xét được sản phẩm đẹp và chưa đẹp. - Với những hình thức trên, tôi còn cho xuất hiện từ khó, từ có nghĩa trong bài thơ Cụ thể: Bài thơ “Hoa kết trái” có từ “Rung rinh” cháu được làm quen từ “ Rung rinh” là khi có gió bay qua làm cho cành hoa chuyển động, cháu cùng lặp lại và uốn lưỡi từ “Rung rinh” -Giáo viên có thể cho cháu làm quen trước với những ĐDDH hoặc cho trẻ tham quan các góc chơi ở lớp, gởi mở kiến thức cho trẻ về đề tài sắp dạy, đảm bảo đồ dùng có tác dụng qua lại giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ để tạo điều kiện cho trẻ được hợp tác, được sờ nắm, nhất là những sản phẩm được làm từ các nguyên vật liệu. 3.4 Lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành hoạt động * Ổn định và giới thiệu bài: tôi luôn tạo tình huống cho cháu được hoạt động bằng nhiều hình thức đối với từng loại tiết, từng đề tài như tiết “Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ” cô có thể giới thiệu bài bằng cách trò chuyện, tham quan mô hình sản phẩm của cháu, bài hát, xem tranh ảnh có trong bài thơ để giúp trẻ nhớ lại tên bài thơ, nhằm lôi cuốn cháu tham gia một cách tích cực. Cô hát bài hát để giới thiệu bài giúp cho học sinh hứng thú vào tiết học sinh động, dễ dàng tiếp thu kiến thức sắp học. Cụ thể: Hát “Lý cây bông” sau đó xuất hiện các loại hoa: hoa mận, hoa cà, hoa mướp.. trẻ sẽ được tri giác và nhớ lại được nội dung của bài thơ “Hoa kết trái”. Cháu quan sát: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng đọc của cô để giúp trẻ khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng, cháu đọc từng câu luân phiên, đọc hòa theo cô để thuộc. - Thay đổi đội hình cũng là cách giúp cho trẻ không bị gò bó trong tiết học, giáo viên hướng dẫn cách chuyển đội hình dưới nhiều hình thức Cụ thể: Chuyển theo yêu cầu qua bài đồng dao, vè, câu đố, bài hát … - Để giúp cho trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, hay từ đội hình này sang đội hình khác một cách nhanh nhẹn, dứt khoát. *Phần đàm toại - tọa đàm: - Giáo viên cần tạo tình huống có vấn đề , nhằm kích thích để thúc đẩy khả năng tư duy của trẻ bằng những câu hỏi “gợi mở” hoặc “ đóng” phù hợp với từng khả năng học sinh Cụ thể: Nếu con là em bé trong bài thơ con sẽ làm như thế nào? Hoặc cô có từ “ Râu hồng như tơ” con hiểu như thế nào là râu hồng như tơ cho cháu đọc lại - Cần đặt nhiều câu hỏi trong một tiết dạy hạn chế những câu hỏi đóng Cụ thể: Trong bài thơ có những hình ảnh, màu sắc gì? + Câu thơ nào thể hiện màu sắc đó? + Con thích nhất câu thơ nào? - Câu hỏi mở rộng kiến thức về khả năng suy nghĩ của trẻ Cụ thể: Con có thể đặt tên khác cho bài thơ “ Cô và mẹ” “ Em yêu nhà em” - Câu hỏi tọa đàm ở môn LQVH cần phải rỏ ràng, logic, không đưa ra câu hỏi quá cao so với trẻ, cần chú ý sử dụng câu hỏi để rèn ngôn ngữ, sự phát âm cho trẻ, kích thích trẻ nhớ lại nội dung bài thơ. *Trò chơi: -Trong tiết học dạy trẻ đọc thuộc, nhất thiết cô cần tổ chức trò chơi nhằm giúp cho cháu phát triển ngôn ngữ và ôn lại kiến thức đã học qua tiết dạy, việc ôn lại trò chơi gây hứng thú cho các cháu. Cụ thể: Đề tài “Hoa kết trái” có thể tổ chức: Trò chơi tĩnh là gieo hạt, ngửi hoa (kết hợp mô phỏng động tác…). Trò chơi động là “Trồng hoa” cháu tìm đúng màu hoa giống nhau để trồng thanh một luống, thông qua trò chơi đó nhằm làm tan biết sự mõi mệt của trẻ sau tiết học. 3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy -Đây cũng là một phương tiện không kém phần quan trọng trong môn “làm quen văn học” vì khi trẻ được tiếp xúc và thực hiện trên máy vi tính sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú đồng thời kích thích sự tìm tòi học hỏi ,thông qua đó giúp cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động Cụ thể: Cho trẻ làm quen với bài đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” của chủ đề “Bản thân” tổ chức cho trẻ chơi kết hợp cho cháu xem trên máy vi tính với trò chơi “nhìn nhanh làm nhanh ”nhằm rèn luyện tính nhanh nhẹn cho trẻ ( hai cháu nắm tay cùng làm động tác kéo cưa) vừa chơi vừa đọc Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ Keo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy Ai lấy mất cưa Còn đâu mà kéo. Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì? Vì sao bạn nhỏ lại đánh mất cưa? Con sẽ làm gì cho cơ thể khỏe mạnh (cho cháu xem trên máy một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe, một số hình ảnh luyện tập thể dục thể thao) 3.6 Kết hợp với môn học khác: Việc thực hiện lồng ghép các môn học với Làm quen văn học trong hoạt động chính là rất cần thiết sẽ giúp cho tiết học phong phú sinh động hơn, tạo sự thoải mái, không gò bó với hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”. . Khám phá khoa học: Hoa cà, hoa mướp, hoa mận có màu sắc như thế nào? Có chứa chất gì? .Hoạt động tạo hình: Cho trẻ xem tranh, hình ảnh có liên quan đến bài thơ Cụ thể: Cho trẻ cắt dán, tô màu các loại quả, , vẽ, nặn, tô màu, xé, dán một số loại hoa, quả, ngôi nhà… .Hoạt động làm quen với toán : Đếm số lượng đàn gà trong sân, chân ếch .Hoạt động âm nhạc: Hát bài “Hoa kết trái”, “Em yêu nhà em” “ Cây bắp cải” được chuyển thể tù bài thơ sang bái hát, cháu thích thú tham gia qua bài hát -Ngược lại kết hợp môn LQVH vào các môn học khác giúp các cháu khắc sâu kiến thức và là điều kiện tốt nhất để ôn lại kiến thức đã học cho cháu Cụ thể: Cô đọc một số câu trong bài thơ Hoa kết trái” để dạy cho trẻ làm quen môn THMTXQ “Một số loại hoa”, “Một số loại quả”, “ Một số con vật nuôi trong gia đình”. Cụ thể: Cho trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em” xuất hện tranh ngôi nhà hoặc bài thơ “Nặn đồ chơi” xuất hiện tranh vẽ quả thị, quả na…để dạy trẻ môn tạo hình “Vẽ ngôi nhà của bé”, “Nặn các loại quả” 3.7 Tạo môi trường thân thiện trong học tập - Tôi luôn gần gũi quan tâm đều đến trẻ, thường xuyên tiếp xúc với trẻ, giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn. - Đối với trẻ đọc thuộc thơ thể hiện điệu bộ khi đọc thơ cô cần tuyên dương khen cháu ngay nhằm giúp trẻ hứng thú hơn. - Cô luôn quan tâm đến trẻ gặp khó khăn như cháu chưa chọn được bài thơ cô cần cởi mở gợi ý cháu về nội dung , hình ảnh trong bài thơ để cháu nhớ và đọc bài thơ và cách dạy kỹ năng đọc thơ chỉ từ trái sang phải cho cháu xem Cụ thể:: Trong bài thơ “Cô và cháu” cô gợi ý cháu bằng cách cho cháu xem bút màu và cho cháu kể các màu của cây bút. Hỏi cháu các màu sắc này có trong bài thơ gì? Và gợi ý cháu đọc. - Ở góc chơi , cô tổ chức cho trẻ làm đồ chơi, tô màu hình ảnh trong bài thơ Cụ thể: Bài thơ “ Em yêu nhà em” cho cháu tô màu ngôi nhà vẽ chuối, cá, gà…nhằm cho cháu khắc sâu hơn về nội dung bài thơ. - Đối với trẻ Mầm non được làm quen văn học không những trên tiết học mà còn ở mọi lúc mọi nơi vì thế trang trí để tạo môi trường ngôn ngữ trong lớp là điều hết sức coi trọng hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ trả trẻ tôi thường tổ chức cho trẻ khám phá và làm một số đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên để trang trí và tổ chức các trò chơi cho trẻ ở góc thư viện “đọc thơ, truyện” được minh họa bằng các hình ảnh bắt mắt sinh động để thu hút trẻ vào trong hoạt động học tập cũng như ở giờ hoạt động vui chơi Cụ thể : Góc “Thư viện của bé” cô dán các hình ảnh, hoa, quả, con vật... và chuẩn bị nhiều các nguyên vật liệu; lá cây, bịt ni lông để cô và cháu cùng làm các đồ chơi với các hình ảnh con vật,bông hoa, đồ vật ....phong phú ,sinh động để trẻ tự dán tranh của bài thơ để làm tranh allbum vào giờ hoạt động vui chơi và trong hoạt động mọi lúc, mọi nơi -Chuẩn bị thật nhiều tranh ảnh thơ, truyện đặt xung quanh lớp để trẻ dễ tìm, dễ quan sát, từ đó trẻ tự tìm tòi khám phá qua giờ đọc thơ ...... 3.8 Phối hợp với phụ huynh học sinh -Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về nội dung chương trình, kiến thức, yêu cầu của bài dạy để kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường tốt hơn, tạo điều kiện dạy cháu đọc thơ thêm cho cháu ở nhà. - Vào tháng 9, tôi vận động phụ huynh mang tặng lớp cây xanh, hoa kiểng sẳn có ở gia đình, hỗ trợ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Sách báo cũ, tranh ảnh, hột, hạt, vỏ trứng, hộp sữa, xơ mướp khô, trái mù u… để giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học ở lớp để phục vụ cho từng chủ đề và bổ sung cho góc thư viện đọc sách. Trong quá trình vận động, phụ huynh đã ủng hộ trên 80% và giúp tôi làm được nhiều đồ dùng dạy học , đồ chơi phong phú và đa dạng cho lớp. Sau đó mời phụ huynh tham quan các sản phẩm do cô và cháu cùng làm để từ đó thu hút sự hỗ trở nhiệt tình của phụ huynh ngày càng cao hơn - Huy động hình ảnh về gia đình, về nghề nghiệp của bố mẹ để trưng bày trong chủ đề. -Vận động phụ huynh là người dân tộc nói nhiều tiếng việt lúc ở nhà nhằm giúp cháu nói tiếng việt rành rẽ hơn 4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM” Qua quá trình thực hiện các biện pháp đề ra, tôi thấy lớp tôi đạt được kết quả như sau: 4.1 Đối với giáo viên: -Bản thân luôn thấy nhẹ nhàng hơn trong tiết dạy, mạnh dạn lên tiết khi được lên lịch dự giờ và bản thân không còn ngần ngại trước giờ làm quen văn học mà đặc biệt nhất là loại tiết dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn . -Hiểu được tầm quan trọng của bộ môn “Làm quen văn học” dạy trẻ đọc thuộc thơ đối với trẻ 4-5 tuổi -Tìm hiểu những nguyên nhân vì sao giáo viên lại ngại những đề tài của bộ môn làm quen văn học. Trẻ ít có hứng thú khi tham gia vào giờ học - Luôn luôn tìm tòi những biện pháp mới để dạy trẻ để nâng cao chất lượng dạy trẻ đọc thuộc thơ. -Tìm tòi những phế liệu, vật liệu đổ làm đồ dùng, đồ chơi, phù hợp với đề tài -Thường xuyên áp dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, kích thích tính tích cực, khám phá của trẻ -Thu hút được những cháu tiếp thu chậm, các cháu chưa quen với nề nếp học tập vào trong giờ học -Giáo viên khối chồi nói chung và bản thân tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động Làm quen văn học mà đặc biệt nhất là nắm vững về nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này và đã áp dụng thực tế vào tình hình của mỗi lớp Chồi mẫu giáo 4-5 tuổi 4.2 Đối với trẻ: Các cháu hứng thú học và tham gia vào các hoạt động một cách tích cực Cháu không thích đọc thơ và thuộc thơ chậm dần dần được lôi cuốn vào giờ học và theo kịp các cháu nhận thức tốt Kết quả học tập của trẻ được theo dõi và đánh giá như sau: Số trẻ : 25 cháu ĐỐI TƯỢNG ĐẦU NĂM CUỐI NĂM Số cháu Tỉ lệ Số cháu Tỉ lệ 8/25 32% 24/25 96% Cháu nói ngọng, nói đớt 5/25 20% 23/25 92% Cháu không thích đọc thơ 9/25 36% 25/25 100% 59% 25/25 100% Cháu chưa nghe hiểu được tiếng Việt Cháu chưa thuộc thơ 17/29 5.KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp dạy trẻ lớp chồi 2 trường Mầm Non Tân Mỹ đọc thuộc thơ”đã được hội đồng sư phạm trường áp dụng vào thực tế của lớp mình mà đặc biệt nhất là các bạn dạy khối chồi .bên cạnh đó được trường chọn dạy chuyên đề ,mời giáo viên trường dự và các đơn vị trường bạn cùng chia sẽ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và đã được nhiều trường thực hiện mang lại hiệu quả cao như : trường Mầm non Vĩnh Xuân, Mầm non Trà Côn, Mầm Non Hựu Thành, Trường MG Phong Lan Thị Xã Ngã Bảy, Hậu Giang 6.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 6.1 KẾT LUẬN -Cho trẻ Làm quen văn học là một hoạt đông quan trọng không thể thiếu trong giáo dục trẻ 4-5 tuổi.Vì vậy giáo viên cần phải nắm vững nội dung và phương pháp tổ chức để đưa vào hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ ở hoạt động Làm quen văn học - Qua việc áp dụng biện pháp mới tôi nhân thấy lớp học ngày càng sinh động lôi cuốn trẻ tích cực hơn khi được thực hành thao tác trên đồ dùng đồ chơi, thích đọc thơ, mạnh dạn tự tin giao tiếp hơn trước, cháu không còn nhút nhát, ngại giao tiếp và lớp học không còn khô khan, nhàm trán như trước.Với phương châm “ lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá, trãi nghiệm, dễ dàng gây hứng thú cho trẻ, chất lượng lớp được nâng lên khoảng 90% và được Hội đồng Sư phạm trường dự giờ môn Làm quen văn học xếp loại giỏi, nhận xét cháu có nhiều tiến bộ. -Tôi nhận thấy các cháu lớp tôi đã có tiến bộ hơn so với đầu năm, nhiều cháu nhút nhát thì luôn mạnh dạn hơn và cháu không thích đọc thơ thì hứng thú tham gia đọc thơ tham gia phát biểu cùng bạn - Đồ dùng phong phú, đa dạng, đẹp mắt, sáng tạo đảm bảo thẩm mỹ, khoa học, có kích thước phù hợp với trẻ và biết khai thác đồ dùng dạy học đúng cách kích thích tính tò mò, lôi cuốn sự tập trung của cháu, cháu tích cực tham gia hoạt động cùng cô suốt tiết học. -Việc lồng ghép,tích hợp cho trẻ Làm quen văn học mọi lúc mọi nơi cũng nhằm giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập - Từ kết quả trên tôi rút ra một vài kinh nghiệm cho bản thân như sau ; + Giáo viên phải có năng lực ,trình độ chuyên môn vững vàng + Giáo viên thường xuyên học hỏi kinh nhgiệm, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn + Giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của lớp + Tạo môi trường học toán trong lớp đẹp mắt, phong phú + Hình thức giới thiệu bài sinh động để thu hút trẻ + Cô phải đọc thơ diễn cảm và giải thích chính xác các từ khó + Đặt câu hỏi phải phù hợp với từng độ tuổi nhất là đối tượng lớp chồi + Sưu tầm truyện , thơ mới qua báo đài, mạng Internet + Tự sáng tác truyện, thơ theo chủ đề + .Ứng dụng công nghệ thông tin vao trong tiết dạy và ứng dụng việc học bồi dưỡng thường xuyên vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên và hiệu quả cao. +Thường xuyên cho cháu tìm đọc sách, truyện, thơ mọi lúc mọi nơi + Phối hợp tốt với nhà trường,phụ huynh để giúp trẻ học tốt 6.2 ĐỀ XUẤT: * Đối với Ban giám hiệu trường Mầm Non Tân mỹ -BGH trường cần bổ sung thêm nhiều nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho lớp, cho tiết dạy, đặc biệt là tiết làm quen văn học *Đối với Phòng giáo dục Trà Ôn -Cấp thêm trang thiết bị đồ dùng dạy học môn văn học và máy vi tính cho lớp điểm lẻ để giáo viên có đủ điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy, kính mong sự đóng góp của Ban giám hiệu trường cùng như các cấp lãnh đạo các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi thực hiện tốt hơn bộ môn làm quen văn học mà đặc biệt nhất “Dạy trẻ đọc thuộc thơ” đối với lớp học của tôi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan