Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24 36 tháng tuổi vào hoạt động kể...

Tài liệu Skkn một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24 36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện

.DOCX
17
445
148

Mô tả:

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Bác Hồ đã dạy : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? phần lớn chính là nhờ vào công học tập của các cháu”. “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.” Để giúp trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh của trẻ mầm non nói chung và trẻ 24- 36 tháng tuổi nói riêng, kể chuyện cho trẻ nghe là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần vào việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với Toán, Âm nhạc và tạo hình… Theo tôi, thông qua bộ môn làm quen với Văn học như: Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh. Do đó bộ môn “Làm quen với Văn học” là bộ môn rất hay và hấp dẫn nếu giáo viên có sự đầu tư vào bài giảng. Tuy nhiên nó sẽ trở nên đơn điệu, khô khan nếu giáo viên không có sự chuẩn bị chu đáo. “Vì vậy muốn dạy tốt giáo viên phải nắm được yêu cầu của bài dạy và những kỹ năng cần truyền đạt trong từng bài để vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp” Từ thực tế cho thấy, trẻ em bậc mầm non rất thích những câu chuyện có hậu vì thế theo kinh nghiệm của tôi khi lựa chọn sách, truyện cho trẻ giáo viên cần chọn những câu chuyện mà trẻ có khả năng hiểu được, chuyện có liên quan đến chủ đề mà trẻ đang học. Các nhân vật trong chuyện phải sinh đông, thân thiện, gần gũi với trẻ, nội dung chuyện mang tính giáo dục trẻ yêu cái hay, yêu cái thiện, yêu quê hương đất nước… Đặc biệt hơn là trẻ thích tranh minh họa bởi nó mang đến sức sống cho câu chuyện. Các bức tranh làm tăng sự hấp dẫn và chú ý nghe của trẻ trong giờ học. Ngoài ra, giáo viên cần tạo môi trường học tập tốt cho trẻ như: Trang trí lớp, mảng chính, các góp đẹp phù hợp theo từng chủ đề. “Ví dụ như với chủ đề “Trường mầm non” tôi lựa chọn nội dung câu chuyện “Món quà của cô giáo” để làm nội dung trang trí góc vườn cổ tích. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với câu chuyện trước tiết học chính và kích thích tính tò mò khám phá của trẻ. Ngoài ra có thể treo các tranh ảnh, bài thơ… để khi chơi ở góc học tập đó trẻ vừa có cơ hội được ôn lai những bài thơ, câu chuyện mà trẻ đã học, vừa tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng của mình” Vai trò của giáo viên trong giờ học kể chuyện Thực ra, vai trò của giáo viên trong giờ học kể chuyện là rất quan trọng. Trẻ có thể hiểu rõ nội dung câu chuyện, biết tính cách của nhân vật tốt hay xấu là nhờ giọng kể của cô giáo và chuỗi các hoạt động giúp trẻ hứng thú với câu chuyện. Chính vì vậy, khi kể chuyện, giáo viên nên kể diễn cảm, thả hồn vào câu chuyện để thể hiện đúng giọng điệu từng câu nói, từng cử chỉ, điệu bộ của nhân vật trong chuyện. Những câu nói của nhân vật hiền lành thì kể với giọng nhẹ nhàng, còn những câu nói của các nhân vật ác thì kể với giọng trầm bổng khác nhau, nhấn mạnh vào các tính từ, từ láy để thể hiện sự hồi hộp, không nói thành lời đẻ trẻ có thể cảm nhận được cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện. Thông qua các câu chuyện, các nhân vật sự vật hiện tượng gần gũi giúp cho trẻ phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò mà thích khám phá từ đó nảy sinh trong trẻ những nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, yêu qúy ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá…. Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện, gần gũi với con người và mọi vật xung quanh. Kể chuyện cho trẻ nghe còn giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ hay nói, nói sõi và nói chuẩn Tiếng Việt. Khả năng nói và diễn đạt ngôn ngữ được rõ ràng mạch lạc hơn. Qua thực tế tôi thấy đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ 24- 36 tháng tuổi còn rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ còn chưa được hoàn thiện. Trẻ mới học nói, nói còn ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu từ chưa được rõ ràng, mạch lạc, các từ ngữ trong câu trẻ chưa biết sắp xếp. Ví dụ: Mẹ của trẻ mua áo đẹp khi ra lớp trẻ nói với cô: Áo mua mẹ đẹp, trong thời tiết giao mùa trẻ mặc nhiều áo, quần khi nắng nóng trẻ muốn cởi quần áo trẻ nói: “Cô ơi! nóng áo” hoặc “Cô ơi! nóng quần”. Ở độ tuổi này trẻ mới được đi học chưa có nề nếp, thói quen giống các anh chị mẫu giáo. Các bé rất hiếu động không chịu ngồi yên hay đùa nghịch, nói tự do không tập chung chú ý nghe cô kể chuyện. Nên tôi nghĩ việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng kể chuyện cho trẻ nghe. Nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp hữu ích phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, học hỏi áp dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Chính vì những lý do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện” nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy được trong quá trình thực hiện giảng dạy trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Tôi cố gắng mọi lúc mọi nơi, gần gũi với trẻ, chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ cho tiết học phù hợp với thực tế và tình hình của trẻ từ 24-36 tháng tuổi học tốt môn kể chuyện. 2. Đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. PHẦN II – NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Hoạt động kể chuyện rất quan trọng đối với trẻ nhỏ là phương tiện để trẻ giao tiếp và bày tỏ cảm xúc của mình với mọi người và mọi vật xung quanh. Hơn thế nữa còn giúp trẻ mở rộng và tích lũy vốn từ ngữ nói nhiều hơn, nói rõ và phát âm chuẩn Tiếng Việt. Đặc biệt với trẻ 24-36 tháng tuổi càng cần thiết hơn vì ở lứa tuổi này trẻ mới tập phát âm, tập nói những câu nói đầu tiên, suy nghĩ của trẻ còn rất non nớt. Cần phải gần gũi với trẻ bằng cách nói chuyện thường xuyên và đặt ra những câu hỏi đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. 2. Khảo sát thực trạng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các môn học, các hoạt động trong trường mầm non muốn đạt được hiệu quả cao thì: “ Biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện” là vô cùng qua trọng. 2.1 Thuận lợi: - Trong những năm qua đội ngũ giáo viên mầm non đã từng bước khẳng định vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư và sáng tạo vào các hoạt động một cách tích cực. - Ban Giám Hiệu nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất: Tivi, đầu đĩa, máy chiếu, bộ đĩa truyện của các lứa tuổi. Luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được đi tiếp thu chuyên đề để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn. - Lớp tôi có hai giáo viên đã nhiều năm đứng lớp nhà trẻ, luôn tận tình với công việc được giao. - Bản thân tôi rất yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi cao. Tôi có kĩ năng sử dụng máy tính, kĩ năng sử dụng một số phần mềm tin học và tra cứu thông tin trên mạng… - Các cháu đồng đều về độ tuổi, ngoan ngoãn biết vâng lời và được phụ huynh của các cháu rất quan tâm 2.2 Khó khăn: - Nhận thức của các cháu không đồng đều, đa số các cháu mới đi học, có những cháu ở vùng đồng trằm không đi học đều. - Đặc điểm lứa tuổi nhà trẻ các cháu còn bé, nhiều cháu quấy khóc, có cháu hay ốm kéo dài. Thời điểm các cháu nghỉ học nhiều nhất là sau khi trời rét hoặc thời tiết giao mùa. Nên có nhiều khó khăn trong việc cung cấp và bổ sung kiến thức kịp thời cho trẻ. - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ còn chưa hoàn chỉnh, nhiều trẻ còn nói ngọng, nhút nhát chưa mạnh dạn giao tiếp cùng cô, cùng bạn, trẻ chưa tập chung chú ý trong giờ học. Trẻ dễ nhớ dễ quên tên truyện và các nhân vật trong truyện… Vậy làm sao để giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi hứng thú với giờ học văn học là điều tôi trăn trở không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình dạy trẻ. 3.Quá trình điều tra thực tiễn: - Được BGH phân công phụ trách lớp 24-36 tháng tuổi, ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí cũng như vốn từ ngữ, cách giao tiếp của từng trẻ, có rất nhiều trẻ nói ngọng, thậm chí còn có trẻ chưa biết nói, có trẻ nhút nhát hay khóc không muốn tiếp súc với mọi người. Khi vào giờ học trẻ không chú ý học nhất là giờ kể chuyện, tôi thấy rất lo lắng. Qua quá trình tiếp súc với trẻ nên tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu tìm ra biện pháp tạo hứng thú nhằm thu hút trẻ học tốt hơn đặc biệt là hoạt động kể chuyện. * Kết quả điều tra của đầu năm như sau: TỐT KHÁ TB YẾU Phân loại khả năng SL % SL % SL % SL % 3 15 7 35 6 30 4 20 Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ 5 và phát âm 25 6 30 5 25 4 20 Vốn từ 4 20 6 30 4 20 6 30 Khả năng nói đúng ngữ pháp 4 20 5 25 6 30 5 25 Khả năng giao tiếp 6 30 6 30 5 25 3 15 Khả năng chú ý có chủ định 5. Những biện pháp thực hiện đề tài Để nâng cao chất lượng giúp trẻ cảm thụ và học tốt môn kể chuyện thì mỗi giáo viên ngoài việc nắm chắc phương pháp giảng dạy của từng loại tiết còn cần phải linh hoạt sáng tạo. Trong khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, để hoạt động kể chuyện ở nhóm lớp mình đạt được kết quả cao tôi đã tìm ra được một số biện pháp, hình thức để giúp trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện một cách tích cực như sau: 5.1 Biện pháp 1: Gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện thông qua đồ dùng đồ chơi. Hoạt động với đồ vật của trẻ 24 – 36 tháng là hoạt động chủ đạo trẻ học mà chơi, chơi mà học, ở lứa tuổi này trẻ ham tìm tòi khám phá, nên hoạt động với đồ vật là vô cùng cần thiết vì vậy tôi cho trẻ hoạt động với đồ vật thường xuyên Cô và trẻ đang hoạt động với đồ vật. Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý , nhận thức của trẻ 24 – 36 tháng tuổi là lối tư duy trực quan hình tượng, nên tôi đã sáng tạo làm nhiều loại đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng nội dung câu chuyện cần kể. Tôi đã tận dụng những đồ dùng phế thải qua đời sống sinh hoạt hằng ngày, đem cọ rửa sạch sẽ đảm bảo vệ sinh thẩm mĩ để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các tiết dạy. Ví dụ: Tôi đã dùng bìa cứng, xốp giấy màu làm và trang trí sân khấu. Chai lọ nhựa, áo cũ, vải bông len vụn và các hột hạt… khéo léo cắt tỉa, khâu tạo thành những nhân vật dối dẹt, dối tay… Dùng xốp cắt gọt tỉa tạo thành các nhân vật để làm đồ dùng trực quan giới thiệu cho trẻ. Khi tôi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tôi thường cho trẻ ngồi cùng quan sát và đưa ra những câu hỏi về từng bộ phận chi tiết của nhân vật tôi làm: Mắt, mũi, tay, chân… để trẻ trả lời và làm cho các trẻ khác nhận biết được các chi tiết đó. Khi kể chuyện “ đôi bạn nhỏ” tôi dùng vải vụn, bông, hột hạt, bìa cát tông làm những nhân vật dối như bạn gà, bạn vịt, cáo để diễn dối tay cho trẻ xem. Ngoài ra tôi còn khéo léo cắt tỉa những quả bóng nhựa màu vàng dán thành hình quả thị cho bóng đèn nhấp nháy kể chuyện cổ tích cho trẻ xem. Tôi giới thiệu vào bài bằng nhiều cách khác nhau trẻ rất thích thú. Khi kể chuyện “Thỏ con không vâng lời” tôi làm những chiếc mũ thỏ và những chiếc giỏ thật xinh xắn dễ thương cho trẻ chơi trò chơi vận động “Ai nhanh hơn” sau khi học xong chuyện Cô và trẻ làm mũ thỏ . Trong câu chuyện : “Xe lu và xe ca” cũng vậy tôi đã tận dụng những miếng xốp cắt tỉa, dùng keo gắn lại tạo ra chiếc xe ca và xe lu thật ngộ ngĩnh. Hình ảnh cô cùng trẻ làm đồ chơi. 5.2 Biện pháp 2: Gây hứng thú giúp trẻ học tốt hoạt động kể chuyện qua các phương tiện công nghệ thông tin. Hòa nhập cùng cả nước đưa công nghệ thông tin vào trường học nói chung và bậc học mầm non nói riêng, tôi thấy có rất có hiệu quả trẻ rất thích rất chăm chú học bài: Tôi đã ghi âm tiếng các con vật, tiếng còi tàu, tiếng máy nổ, tiếng sấm chớp… ra đĩa CĐ, USB để mở cho trẻ nghe. Quay một số clip về hoạt động của các con vật sống trong gia đình như: Con gà ( quá trình phát triển của con gà từ quả trứng nở => gà con => gà trưởng thành. Tôi lựa chọn các băng đĩa video có hình ảnh các con dối hoạt hình có hình ảnh động ngộ nghĩnh, tôi lồng tiếng các nhân vật phù hợp với nội dung câu chuyện để đưa vào trong bài dạy. Ví dụ: Trong nội dung câu truyện “Đôi bạn tốt” tôi đã chọn băng đĩa có các con vật như Gà con, Vịt con, Cáo ác. Tôi lồng tiếng gà kêu “chiếp chiếp” tiếng vịt kêu “vít vít”. Tôi thấy trẻ rất thích xem hình ảnh đó. Khi tôi gợi cảm xúc trước khi kể chuyện từ những hình ảnh đó trẻ đã học hỏi được rất nhiều điều và phần nào trẻ hiểu được nội dung câu truyện. THAY HÌNH ẢNH THẬT CỦA CÔ GIÁO TẠI TRƯỜNG Cô và trẻ trong giờ học qua máy chiếu 5.3 Biện pháp 3: Gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện qua các thủ pháp nghệ thuật. Ngoài biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi và đưa công nghệ thông tin vào tiết dạy thì việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật, cử chỉ điệu bộ, ánh mắt nét mặt, trang phục, giọng kể để gây hứng thú thu hút trẻ làm quen với các nhân vật trong câu chuyện là rất cần thiết. Nắm được đặc điểm của các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ rất thích âu yếm gần gũi ưa tình cảm. Vì vậy qua từng nội dung câu truyện tôi dùng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau để thu hút trẻ hứng thú hơn với hoạt động kể chuyện. Cô và trẻ đang trong giờ kể chuyện. Ví dụ: Trong câu truyện “Thỏ con không vâng lời” tôi ngồi sát bên trẻ, giả giọng Thỏ mẹ âu yếm và dặn dò con “Thỏ con của mẹ, con ở nhà chớ đi chơi xa con nhé!” giống như câu nói hằng ngày mà mẹ hay nói với con. Tạo cho trẻ cảm giác gần gũi thân thiện, trẻ rất chú ý lắng nghe và ghi nhớ rất lâu. 5.4 Biện pháp 4: Gây hứng thú thông qua các trò chơi Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung của các mẩu truyện tôi sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “chơi mà học, học mà chơi” Ví dụ; Trong câu truyện “Thỏ ngoan” tôi cho trẻ đội mũ thỏ vào chơi trò chơi “Thỏ đi lấy củi về cho bác gấu sưởi” sau khi trẻ nghe kể chuyện. Tôi thấy trẻ rất thích thú và hăng hái tích cực tham gia vào các hoạt động mà ý nghĩa giáo dục của các câu truyện được khắc sâu hơn. 5.5 Biện pháp 5: Gây hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời và ở mọi lúc mọi nơi: Khi trẻ hoạt động quan sát ngoài trời những hình ảnh mà trẻ quan sát được là những hình ảnh thực, sống động trực quan tôi tận dụng luôn và gợi mở hướng trẻ tới các câu truyện có liên quan tới vật mà trẻ quan sát được. Ví dụ: Khi quan sát con mèo tôi đọc ngay lời thoại trong câu truyện “Con cáo” “meo meo meo đuổi theo đuổi theo” và hỏi trẻ câu nói đó trong câu truyện gì? Thì trẻ nói ngay là “ bạn Mèo hoa ạ” có trong câu truyện “Con Cáo” và tôi nói “Bạn Mèo hoa hôm nay đến thăm lớp mình đấy, các con nhìn xem bạn Mèo hoa có đẹp không?” Khi đó tôi thấy trẻ rất chăm chú quan sát từng cử chỉ của bạn Mèo hoa. Khi dạo chơi ngoài trời trẻ nhìn thấy các “bạn Chim, bạn Bướm” đang bay tôi chỉ và giới thiệu luôn cho trẻ “bạn Bướm trong câu truyện Thỏ con không vâng lời đang bay đến rủ các con đi tắm nắng cho khỏe đấy Nào mời các con cùng đi tắm nắng nào!” và tôi cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa” Hình ảnh cô và trẻ đang chơi trò chơi trời nắng trời mưa 6. Phối hợp với phụ huynh: - Để thu hút trẻ vào giờ học có hiệu quả cao hơn, mạnh dạn hơn và phát triển tốt vốn từ cho trẻ không thể thiếu được đó là sự đóng góp của gia đình trẻ. Việc uốn nắn giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết, tôi luôn luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao đổi thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và kế hoạch hoạt động của từng ngày, tuần và từng tháng của cô giáo và trẻ cho phụ huynh nắm bắt được. Hình ảnh phụ huynh đang đưa phế liệu cho cô giáo - Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường để cùng xây dựng vốn từ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ và giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn, hàng ngày phụ huynh và cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, gần gũi với trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, luôn lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. - Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, quyển truyện có hình ảnh rõ nét, những băng đĩa có nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ làm quen và xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp. Hơn nữa tôi còn nhờ các bậc phụ huynh sưu tầm những hộp xốp, vải len sợi đồ dùng chai lọ nhựa phế thải cọ sạch sẽ, mang đến lớp để tôi làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ. 7. Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài: Sau khi áp dụng “ Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện” trong cả năm học tôi thấy có những chuyển biến rõ rệt, phần lớn các cháu trong nhóm lớp tôi phụ trách trong hoạt động kể chuyện có thái độ hào hứng khi tham gia các hoạt động cùng cô, biết phối hợp cùng các bạn, nghe lời cô giáo, hăng hái tham gia xây dựng bài, trả lời rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô. Phần lớn số trẻ trong lớp đã có vốn từ rất khá được thể hiện như sau: - Trẻ chú ý lắng nghe, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia tích cực vào hoạt động kể chuyện. - Trẻ nhớ được tên câu truyện, tên nhân vật và hành động các nhân vật của các câu truyện trong trương trình. - Trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu. - Thông qua các hoạt động của môn kể chuyện tôi đã khắc phục được đáng kể tình trạng nói ngọng, nói lắp ở trẻ, làm cho trẻ có khả năng diễn đạt mạch lạc và kể được một số câu truyện đơn giản. Cũng qua kể chuyện mà nhân cách của trẻ được phát triển, trẻ biết yêu quý cái hay, cái đẹp, biết chân trọng đức tính tốt thông qua các nhân vật chính diện làm phát triển đời sống tình cảm cho trẻ, giúp trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời hơn. Với một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc tạo hứng thú để thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện trong năm học vừa qua và khảo sát được kết quả như sau: * Kết quả đạt được cuối năm như sau: Khảo sát đầu năm Khảo sát cuối năm Phân loại Tốt khả năng SL % Khả năng 3 chú ý có chủ định 15 Khá TB Yếu Tốt SL % SL % SL % SL 7 6 4 20 15 35 30 Khá TB Y % SL % SL % SL % 75 4 1 0 20 5 0 Khả năng 5 nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn 25 6 30 5 25 4 20 12 60 6 30 2 10 0 0 Vốn từ 4 20 6 30 4 20 6 30 12 60 6 30 1 5 1 5 Khả năng 4 nói đúng ngữ pháp 20 5 25 6 30 5 25 10 50 8 40 1 5 1 5 Khả năng 6 giao tiếp 30 6 30 5 25 3 15 15 75 4 20 1 5 0 0 PHẦN III. KẾT LUẬN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM-KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Ứng dụng thực hiện các hình thức gây hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng vào hoạt động kể chuyện là một phương pháp rất thực tế và được mọi người quan tâm. Thực hiện công việc này giúp tôi học hỏi được nhiều điều từ các nguồn thông tin khác nhau trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy các cháu lứa tuổi 24 -36 tháng. Xong chắc chắn rằng mỗi giáo viên đều có những kinh nghiệm của riêng mình ứng dụng vào giảng dạy để có kết quả cao nhất. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng cho trẻ thỏa mãn và hứng thú trong khi hoạt động học cũng như khi vui chơi một cách bổ ích nhất. 2. Bài học kinh nghiệm Qua việc thực hiện các phương pháp nói trên tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình như sau: - Giáo viên phải nhiệt tình chịu khó tìm tòi, tham khảo tài liệu và nắm chắc phương pháp giảng dạy. - Sáng tạo làm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, đảm bảo an toàn khi trẻ tiếp xúc, đảm bảo tính trực quan thẩm mĩ để giới thiệu các thủ pháp nghệ thuật. - Tổ chức các hoạt động vui chơi đưa ra các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ trả lời. Khuyến khích động viên trẻ kịp thời, biết khai thác khả năng của trẻ, kiên chì kèm cặp quan tâm giúp đỡ những trẻ nhút nhát, chậm chạp. - Tổ chức luyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. - Sưu tầm các băng đĩa có hình ảnh về môi trường, vạn vật xung quanh để trẻ được quan sát những hình ảnh động, khích lệ trí tò mò ở trẻ. 2. Một số ý kiến đề xuất khuyến nghị - Đối với cán bộ giáo viên luôn không ngừng học hỏi nâng cao trình độ nhận thức, kĩ năng sư phạm, mẫu mực trong công việc,ứng xử hòa nhã trong giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo, luôn xứng đáng là người mẹ thứ hai của trẻ. - Tôi mong được sự quan tâm các cấp lãnh đạo đầu tư thêm về cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho chúng tôi luôn được tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau và có phương tiện truyền tải bài giảng cho trẻ được hay, sinh động hơn. - Tôi rất mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của bạn bè và của đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn vai trò và nhiệm vụ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình tự viết, không sao chép nội dung của người khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Ba Vì, ngày 10 tháng 4 năm 2019
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan