Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi trong trường mầm no...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi trong trường mầm non

.DOCX
43
2676
114

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” Lĩnh vực: Phát triển tình cảm xã hội Cấp học : Mầm non NĂM HỌC: 2015-2016 1/42 PHỤ LỤC Nội dung đề mục I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi 2.2. Khó khăn 3. Biện pháp thực hiện 3.1: Xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ Trang 3 7 7 8 8 10 10 11 3.2: Giáo viên luôn tự rèn luyện mình, có hành vi ứng xử, thái độ đúng trước trẻ 14 3.3: Xây dựng góc tuyên truyền đẹp mắt 15 3.4: Xây dựng môi trường lớp học phong phú 16 3.5: Phối hợp với phụ huynh 18 3.6: Giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động chung 19 3.7: Giáo dục kỹ năng sống trong giờ ăn 28 3.8: Giáo dục kỹ năng sống trong giờ ngủ 28 3.9: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua tổ chức các trò chơi 29 3.10: Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi 29 3.11: Giáo dục kỹ năng sống thông qua ngày hội ngày lễ 30 3.12:Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung 31 giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 1/42 4. Kết quả 35 4.1. Đối với giáo viên 35 4.2. Đối với trẻ 36 4.3. Đối với phụ huynh 37 III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 38 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 2. Việc áp dụng và khả năng phát triển sang kiến kinh nghiệm 3. Bài học kinh nghiệm 38 39 39 4. Đề xuất, kiến nghị 41 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 I. ĐẶT VẤN ĐỀ “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ” 2/42 Câu ca dao cổ khẳng định cái nét đẹp của người Hà Nội xưa và ngày nay vẫn con được giữ gìn trân trọng. Tính cách thanh lịch của người Hà Nội thể hiện ở cách ứng xử văn hoá mà cụ thể ở trong cách nói năng, ăn mặc, giao tiếp…. Tiếng nói của người Hà Nội trước hết là ở chỗ phát âm đúng, từ ngữ chuẩn xác, có thể làm mẫu mực cho cả nước. Người Hà Nội cũng biết sử dụng tiếng nói lưu loát, nhã nhẵn, lịch sự, ấy là vì ngoài tiếng nói của địa phương mình, người Hà Nội cũng biết tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh tuý nhất. Lời nói của người Hà Nội thường ý nhị, tôn trọng người đối thoại. Họ không ưa cách nói cộc lốc. Lời nói thanh lịch được người dân Hà Nội tự rèn luyện mình, ông bà dạy dỗ cha mẹ, cha mẹ nhắc nhở con cái mà có. Nhưng hiện nay do sự hội nhập của kinh tế thế giới, sự du nhập của văn hoá phương tây, nền kinh tế theo cơ chế thị trường mở của đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế, chính trị của người dân Việt Nam, đặc biệt là cách sống của người Hà Nội. Hiện nay những tác động của xã hội hiện đại ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ em. Từ đời sống, nếp nghĩ, hành vi…làm sao để học sinh tiếp cận với cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được nột văn húa truyền thống của cha ông để lại chúng ta phải dạy cho các thế hệ học trò biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn từ những điều nhỏ nhất, như các cụ ngày xưa có nói “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đã có nhiều gia đình mải mê làm kinh tế mà bỏ quên những đứa con, những tế bào xã hội non nớt. Chúng luôn được nuông chiều, được tự ý làm việc, thiếu sự quan tâm giáo dục nên dần bị tha hoá, làm mất đi nét đẹp truyền thống văn hoá của người Tràng An. 3/42 Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển mạnh. Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, của cộng đồng. Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai. Vậy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Thế giới trẻ thơ – một thế giới đã từng là đề tài của biết bao cuốn sách, nguồn cảm xúc của bao nhiêu tác giả. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ vàng ngọc để phát triển những năng khiếu về văn hóa nghệ thuật của mỗi con người. Từ thực tế cũng như nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng trong những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ, hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn. Trong quãng thời gian đó rất dễ hình thành những nét cơ bản của cá tính và những thói quen nhất định. Sau đó những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con người dần dần được định hình. Như chúng ta đã biết giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một phạm trù quan trọng trong nội dung giaó dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã hội . Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh hình thành một số kỹ năng cơ bản như nhẹ nhàng, khéo léo. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống không phải là vấn đề mới như trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có hiệu quả, đây chính là vấn đề mà cô giáo và phụ huynh luôn quan tâm. Đặc biệt hơn đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước cho nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu, thực hiện thường xuyên như các cụ ta có câu: Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. 4/42 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. Trong khi đó nội dung giáo dục chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non còn hạn chế, nặng về lý thuyết, thiếu bài tập thực hành kỹ năng ứng sử giao tiếp…Trước vấn đề này sở GD - ĐT Hà Nội đã triển khai kế hoạch đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ngay ở lứa tuổi mầm non để giúp trẻ có hành vi ứng xử, thái độ đúng mực đối với các mối liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày ở mức độ đơn giản, hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân, biết ứng xử trong gia đình, ở trường, ở lớp và môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh. Với chương trình đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay tôi nghĩ đây là một việc làm hết sức cần thiết, bới song song với việc cung cấp kiến thức cho trẻ là việc hình thành ở trẻ tình cảm xã hội biết chia sẻ yêu thương, có thái độ đúng mực, phù hợp, có hành vi thân thiện với môi trường xung quanh trong hoàn cảnh khác nhau, giúp trẻ hiểu và thấm nhuần hơn lễ giáo đạo đức than ban đầu. Đặc biệt trong năm học này toàn ngành đang hưởng ứng 5/42 cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng là một nội dung quan trọng. Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc. Một số phụ huynh chưa hiểu về tầm quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho con em mình ở tuổi mầm non nên thường phó mặc cho giáo viên ở trường. Là giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao đâu đó vẫn còn những câu nói cụt , những hành vi thiếu văn minh. Vậy làm thế nào và bằng cách nào để giáo dục kỹ năng sống mang lại hiệu quả . Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không phải của riêng ai. Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục mầm non , vấn đề cấp bách của toàn xã hội, là giáo viên mầm non tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiện nay đang là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà còn cả nhiều cấp học khác. Chính vì vậy, năm học 2015-2016 tôi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu. Đó là “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” 6/42 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cở sở lý luận Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là “Tiên học lễ ,hậu học văn “Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt nên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người. Việc giáo dục đạo đức, lễ giáo, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ còn rất hạn chế. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần rất quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ khác biệt là tuổi mầm non. Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục trẻ mầm non ghi rõ. Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khoẻ mạnh nhanh nhẹn, phát triển hài hoà, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp mọi người, biết yêu thương và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số khả năng: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thương chiều con quá mức thích gì chiều đấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hết việc chăm sóc cho người giúp việc. Việc dạy trẻ trong trường mầm non không còn được chú trọng con em trẻ nhà chỉ tự do, tiếp xúc với môi trường chưa lành mạnh, trẻ còn đang nói ngọng, 7/42 chưa biết kính trọng, lễ phép vì người lớn tuổi và bạn bè.Trẻ 3-4 tuổi ở thời kỳ này phát triển về ngôn ngữ rất mạnh, nhanh nhớ và nhanh quên. Nếu trẻ được giáo dục trong một môi trường lành mạnh tức là gia đình, xã hội, nhà trường giáo dục trẻ về kỹ năng sống thì trẻ phát triển sẽ tốt hơn và ngược lại nếu gia đình mà không chú trọng vào việc giáo dục kỹ năng sống để trẻ tiếp thu hoặc nghe thấy mọi người nói những ngôn từ không đẹp thì trẻ sẽ bắt trước ngay. Là một cô giáo mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không chỉ riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác đó là vấn đề lôi cuốn toàn xã hội , việc giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng cường hiểu biết mối quan hệ giao tiếp vì cộng đồng nhằm vào trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ. Vì vậy, giao tiếp chiếm một vị trí quan trong trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ. Giáo dục kỹ năng sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu được giáo dục tốt, khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người. Các tác phẩm văn học, các hình ảnh có nội dung giáo dục kỹ năng sống và quá trình giao tiếp của trẻ với bạn bè với cô giáo là những phương tiện giáo dục lễ giáo tốt nhất cho trẻ. Điều đó nhằm hình thành ở trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người xung quanh, kính trọng lễ phép người lớn tuổi 2. Cơ sở thực tiễn - Trường mầm non nơi tôi công tác được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xây mới và được bàn giao vào tháng 7 năm 2013. Với diện tích 3.514m2 với 14 phòng học , các phòng chức năng. Phòng bếp rộng rãi, sạch sẽ Tổng số cán bộ giáo viên và nhân viên : 44 đồng chí. - Biên chế : 32 đồng chí 8/42 - Hợp đồng quận : 12 đồng chí - Trình độ : + Chuẩn : 100% + Trên chuẩn: 50% 2.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm đặc biệt của ủy ban nhân dân quận Long Biên, Phòng giáo dục đào tạo quận Long Biên, nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dung để phục vụ trong các tiết học như: Máy chiếu Projerter , đàn, đầu đĩa, máy vi tính….Các bộ tranh chuyện….Các tạp chí mầm non… - Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo quận Long Biên luôn tổ chức các lớp tập huấn để giáo viên năng cao trình đé sư phạm. Đặc biệt là lớp tập huấn, kiến tập các hoạt động có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ - Được ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như chuyên môn. - Giáo viên có trình độ chuyên môn, được tham gia các lớp kiến tập do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Giáo viên thường xuyên tìm hiểu qua sách báo, học hỏi đồng nghiệp về việc chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới. 9/42 - Giáo viên tâm huyết với nghề. Luôn tìm tòi, sưu tầm tài liệu về giáo dục k ỹ năng cho trẻ. - Giáo viên đã lồng ghép quá trình rèn vào các hoạt động phù hợp với chủ đề và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đảm bảo nguyên tắc về mặt nghệ thuật và giáo dục - Giáo viên đã chú ý đến tâm thế của trẻ, chú ý đến giao lưu với trẻ bằng cử chỉ lời nói đúng mực của mình - Các giáo viên trong trường đều có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có hành vi ứng xử văn minh. - Trẻ lớp tôi rất ham học hỏi, các con rất chăm ngoan thông minh, nhanh nhẹn. - Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ, nhiệt tình khi phát động ủng hộ các tranh ảnh, báo, thơ truyện cũ. 2. 2. Khó khăn: – Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu , tham khảo. - Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo, trả lời câu cụt, câu què, ra vào lớp tự do… – Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động 10/42 - Giáo dục kỹ năn sông là nội dung khô khan, khó gây hứng thú cho trẻ và nó không phải như các môn học khác mà chỉ là nội dung tích hợp vào các hoạt động khác. - Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thực tế cũng còn nhiều khiếm khuyết nên việc giáo dục chỉ dừng ở cung cấp kiến thức. - Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non cũng nặng về lý thuyết, thiếu thực hành kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống. Việc đánh giá trẻ về hành vi lễ giáo cũng thường dựa vào kiến thức của trẻ, chưa chú ý đến hành vi của trẻ trong các tình huống. - Các gia đình có ít con nên nuông chiều, chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Dân trí của phụ huynh không đồng đều. Còn một số phụ huynh chưa gương mẫu trong thực hiện hành vi lễ giáo trước trẻ. 3. Biện pháp thực hiện: Dựa trên các kiểm chứng thực tế, sở GD - ĐT Hà Nội kỳ vọng kế hoạch đẩy mạnh giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non lần này sẽ tạo ra được bước đột phá. Hành trình giáo dục lễ giáo sẽ bắt đầu từ “động tác” cung cấp kiến thức và hình thành 11/42 những xúc cảm, những rung động tình cảm để trên cơ sở đó hình thành những hành vi lễ giáo của trẻ. Ví như bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách đi, đứng, ngồi lịch sự, yêu thương, quý mến người thân. Rồi biết thưa gửi, vâng dạ, không nói trống không, không nói leo, xưng hô thân mật… Giáo viên sẽ dùng lời giải thích, trò chuyện với trẻ, dùng câu chuyện kể, cho trẻ xem tranh và nhận xét nội dung tranh, giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua trò chơi …ở đó trẻ là chủ thể tích cực hoạt động, trò chuyện, giao tiếp, thể hiện tự lực, tự tin, tự nguyện, thể hiện cảm xúc, tình cảm, nhận thức và các mối quan hệ và như vậy thông qua hoạt động chơi, trẻ được rèn tính cách, hành vi ứng xử…Trong trường mầm non không có giờ dạy đạo đức riêng, mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo. Các nhà tâm lý học và giáo dục học cho rằng giáo dục nhân cách cho trẻ trước hết là giáo dục hành vi văn hoá, hành vi lễ giáo. Hành vi văn hoá hay gọi hành vi lễ giáo ở trẻ tuổi mầm non là những phản ứng, cách cư xử của trẻ (biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động…). Trong những tình huống cụ thể, phù hợp với chuẩn mực văn hoá xã hội và với lứa tuổi, thể hiện trong giao tiếp, ứng xử với mọi người, trong sinh hoạt cá nhân, trong hoạt động vui chơi, học tập, lao động, với môi trường tự nhiên…Đó là những hành vi đúng, có giá trị đối với trẻ và xã hội. Để giáo dục đức tính này cho trẻ tôi có một và kinh nghiệm nhỏ sau: 12/42 3.1: Xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ STT 1 Tháng Tháng 9 2 Tháng 10 3 Tháng 11 4 Tháng 12 5 Tháng 1 6 Tháng 2 Nội dung - Trẻ tập làm quen với việc thực hiện theo đúng giờ giấc quy định. - Biết chào cô, chào ba mẹ, chào khách. - Biết đi đại, tiểu tiện đúng nơi quy định. - Biết sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu và để đúng nơi quy định - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, lau mặt mũi sạch sẽ, không để quần áo dây bẩn. - Biết thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chỉ dẫn của cô. - Bước dầu tự phục vụ giờ ngủ. - Ăn uống gọn gàng, sạch sẽ, không đùa nghịch, nói chuyện. - Biết giữ vệ sinh trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Biết phụ giúp cô chuẩn bị giờ ăn: chia thìa, bê cơm. - Biết chơi cùng nhau trong nhóm nhỏ, không tranh giành đồ chơi. - Biết cầm hai tay, biết cám ơn, xin lỗi. - Biết giữ chân tay, quần áo, đầu tóc…gọn gàng, sạch sẽ với sự giúp đỡ của cô. - Biết cách xưng hô với mọi người xung quanh, biết nghe lời người lớn. - Biết sắp xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, không quăng ném đồ chơi. - Mạnh dạn tham gia các hoạt động. - Biết giữ vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, ngăn nắp. - Đi đứng nhẹ nhàng, không lê giầy dép, nói vừa đủ nghe. - Không xả rác, biết nhặt rác bỏ vào thùng. - Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi 13/42 7 Tháng 3 8 Tháng 4 9 Tháng 5 10 Tháng 6+7+8 người. - Mạnh dạn phát biểu. - Có thói quen nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự. - Tham gia tích cực, sáng tạo trong các hoạt động. - Biết nhường bạn, chơi cùng bạn. - Biết giúp đỡ mọi người xung quanh. - Thể hiện các hành vi văn minh, đạo đức qua ứng xử lễ phép, chào hỏi người lớn. - Có hành vi, thái độ, tình cảm thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi. - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. - Có thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Không lại gần những nơi nguy hiểm. - Biết hợp tác với bạn bè trong mọi hoạt động. - Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn phù hợp với giới tính. - Thực hiện thời gian biểu của lớp một cách tự giác - Bước đầu biết trực nhật theo sự phân công - Biết giữ yên lặng những nơi công cộng: bệnh viện… -Biết chào hỏi khách khi khách đến - Làm quen với nề nếp lớp nhỡ và GV - Thực hiện các thao tác đi đứng, tự phục vụ bản thân - Biết tránh xa những nơi nguy hiểm 3.2: Giáo viên luôn tự rèn luyện mình, có hành vi ứng xử, thái độ đúng mực trước trẻ. Theo các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giáo viên mầm non ngoài việc tham gia hoạt động xây dung bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, cộng đồng thì yêu cầu cơ bản là phải giáo dục trẻ 14/42 yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu thương..Ngoài ra, giáo viên mầm non cũng phải đáp ứng tiêu chí sống trung thực, lành mạnh, giảm dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quí; tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên rèn luyện sử khỏe. Điều quan trọng, giáo viên mầm non phải chăm sóc giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo. Bên cạnh đó, về kiến thức, giáo viên mầm non cũng cần có hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, về an toàn, phòng tránh và sử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, kỹ năng quản lý lớp học cũng là yêu cầu đối với nghề nghiệp này Để giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ việc đầu tiên phải làm đó là người giáo viên phải có hành vi lễ giáo đúng mực đặc biệt là trước mặt trẻ. Bởi với trẻ cô luôn đúng, cô giáo là một chuẩn mực cho trẻ noi theo và không có phương pháp giáo dục nào hiệu quả hơn là hành động đúng trước trẻ để trẻ cảm nhận được và học theo. Cô giáo là tấm gương sáng trước trẻ. Bởi giỏo viờn không thể dạy trẻ nói nhỏ nhẹ, đủ nghe trong khi cô cười nói ồn ào trước trẻ, không thể dạy trẻ sự ngăn nắp, gọn gàng, giữ vệ sinh trong lớp trong khi cô là người lôi thôi, luộm thuộm, làm đâu bỏ đấy, không thể dạy trẻ lễ phép với người trên khi cô gặp ông bà, bố mẹ của các con mà không chào hỏi hay có cử chỉ niềm nở đáp lại hay nói trống không, lại càng không thể dạy trẻ thói quen ăn uống lịch sự khi cô vừa ăn vừa nói, vô tư cầm tay đưa thức ăn vào miệng ngồi ăn trước mặt trẻ…Giáo viên không thể giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ khi bản thân người giáo viên không có những hành vi vô ý thức. Nhận thức được điều đó nên tôi luôn chú ý đến cách đi đứng, ăn mặc, nói năng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, phù hợp với đạo đức nhà giáo. Tự tạo cho mình phong thái nhẹ nhàng, từ tốn, tự tin, ăn mặc kín đáo, lịch sự trước trẻ. Trong giao tiếp với mọi người xung quanh lễ phép với người trên, tôn trọng đồng nghiệp, nói đủ nghe, hoà nhã với phụ huynh, không ngồi ăn trước mặt trẻ. Đặc biệt khi giao tiếp với trẻ luôn bình tĩnh, lắng nghe, giải thích các thắc mắc của trẻ rõ ràng, nhẹ nhàng. Không được quát mắng, doạ nạt trẻ, phê bình trẻ trước mặt trẻ khác. Những việc này tưởng như đơn giản nhưng nếu không tự ý thức rèn luyện mình thì khó có thể thực hiện được. Bởi giáo viên cũng là con người, cũng có những cảm xúc vui buồn của cá nhân nhưng trước trẻ ta phải biết kiềm chế để khi bên trẻ đúng với nghĩa là người mẹ thứ hai của trẻ đó là sự yêu thương, trìu mến, gần gũi, ân cần, sự 15/42 dịu dàng dành cho trẻ, để trẻ mãi ngân lên câu hát: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giao như mẹ hiền”. 3.3: Xây dựng góc tuyên truyền đẹp mắt Ở góc này tôi trang trí hấp dẫn sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trũ chuyện giỏo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp Ví dụ: Tôi đưa bài thơ kèm hình ảnh của một em bé đang mời ông uống nước hoặc một em bé tặng quà cho bà bằng hai tay trẻ nhìn tranh và biết được hành động của em bé này ngoan , lễ phép với người lớn. Hằng tuần tôi thay tranh ảnh bài thơ có nội dung phù hợp với chủ điểm. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh và nội dung về lễ giáo làm một album có nội dung và hình ảnh phù hợp với trẻ, để đến giờ hoạt động góc trẻ vào góc học tập có thể mở ra xem.Đối với góc tuyên truyền không những dành cho trẻ mà tôi cũng dành một góc để tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống cho phụ huynh nắm bắt, từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà. 16/42 Ảnh góc tuyên truyền 3.4: Xây dựng môi trường lớp học phong phú Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, môi trường xung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này. Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mỡnh chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đó trở thành thói quen ở trẻ. Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy giải pháp không thể thiếu là tạo môi trường phù hợp để giáo dục. Môi trường trong nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Môi trường hoạt động để giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi theo. Tạo môi trường thân thiện với trẻ ,gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ trẻ thấy tự tin , thoải mái.Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Chính vì vậy tôi đã đẩy mạnh việc xây dựng môi trường lớp học như sau: Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ điểm, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn như “Họa sĩ tí hon”, “Bé làm thợ xây”, “ Đầu bếp tí hon”…Sau mỗi chủ điểm tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ 17/42 Ảnh môi trường lớp học 3.5: Phối hợp với phụ huynh Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp đầu năm tôi mạnh dạn trao đổ với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hóa và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nên đối với bố mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử. Để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. Phụ huynh lớp tôi phần đông làm công nhân nên họ ít quan tâm đến con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiếp đối với bạn bè, đối với người lớn 18/42 Tôi luôn trao đổi với phụ huynh hàng tháng thông qua sổ liên lạc về sự tiến bộ của mỗi trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng phương châm “ Trường học là nhà, nhà là trường học” Ảnh giáo viên trao đổi với phụ huynh 3.6: Giáo dục lễ giáo trong các hoạt động chung Khuyến kích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời. Dạy trẻ thoải mái, tự tin trước đám đông ( trình diễn sân khấu, trước người lạ, trước mặt bạn…)Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm cá nhân ( năng lực, khó khăn, trong giao tiếp, ngôn ngữ…) chấp nhận trẻ học bằng cách thử – sai. Cho phép trẻ làm sai trước khi trẻ làm đúng. Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân “ Không sai đâu”, “ Làm lại đi nào”, “ Từ từ thôi”, “ Con sắp làm được rồi”…khi trẻ gặp thất bại. Kiên nhẫn với trẻ, tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập kỹ năng cho trẻ. Biết chờ đợi. Tôn trọng ý kiến cá nhân ( Dạy trẻ phát biểu ý kiến ). Tránh áp đặt, từ đó hình thành thói quen suy nghĩ một cách độc lập. 19/42
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan