Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi

.PDF
12
306
66

Mô tả:

1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn chọn đề tài: Như chúng ta đó biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. Đặc biệt, trong thời đại mới - Thời đại CNHHĐH đất nước thì đòi hỏi phải tạo ra những con người không chỉ có sức khoẻ, có tri thức, năng động, sáng tạo mà cũng phải có văn hoá, văn minh, lịch sự. Và việc đó cần phải bắt nguồn ngay từ thời kỳ trẻ thơ như cha ông ta thường bảo: "Dạy con từ thưở lên ba...". Thói quen vệ sinh, hành vi văn minh là một trong những biểu hiện và yêu cầu cần thiết của mỗi con người có văn hoá, văn minh mà người lớn cần hình thành cho trẻ ngay ở giai đoạn tuổi mầm non. Đồng thời đây cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu của giáo dục mầm non, để giáo dục đạo đức, hình thành hành vi văn minh; chăm sóc- bảo vệ sức khoẻ cho trẻ nhằm nâng cao thể lực. Giúp trẻ có thể tham gia tốt tất cả các hoạt động khác như học tập, vui chơi, lao động một cách tích cực, tự giác, vui vẻ. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc hình thành cho trẻ các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh diễn ra thuận lợi nhất là ở giai đoạn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi đó có sự phát triển nhất định về thể chất (cơ thể phát triển hoàn thiện hơn, các vận động khéo léo hơn). Sự phát triển trí tuệ của trẻ càng diễn ra mạnh mẽ , ngôn ngữ phát triển, các mối quan hệ ngày càng phức tạp. Trẻ có ý thức được một số hành động và việc làm của mình, phân biệt được đúng - sai, tốt - xấu, nên không nên. Đây là cơ sở và điều kiện quan trọng để trẻ có ý thức và khả năng tạo nên thói quen trong vệ sinh và hành vi văn minh. Khi trẻ bước vào ngưỡng cửa trường mầm non (3 tuổi) thì người lớn (bố, mẹ, ông, bà..), cô giáo mầm non bắt đầu giáo dục cho trẻ các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh . Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, khi thực hiện các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh, trẻ còn rất lúng túng về mặt kỹ năng, đồng thời chưa có thái độ tự giác, tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường học tập, vui chơi và vệ sinh cho bản thân dẫn đến có những hành vi thiếu văn minh . Thói quen vệ N¨m häc: 2018 - 2019 sinh và hành vi văn minh mới bắt đầu hình thành nên chưa được bền vững đối với trẻ. Vì vậy, nếu không được luyện tập, củng cố thì những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh của trẻ sẽ dần mất đi hoặc bị sai lệch. Chính vì vậy, các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh đó được hình thành ở giai đoạn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cần phải được giáo dục, rèn luyện, củng cố . Đây là một việc làm có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố cho trẻ những kỹ năng vệ sinh đơn giản trong công tác vệ sinh, tự vệ sinh cho bản thân. Đồng thời giúp trẻ rèn luyện một số phẩm chất đạo đức quan trọng như: tính tự giác, tính kiên trì, tính độc lập ... góp phần làm cho các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh trở nên bền vững đối với trẻ, trở thành nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Từ đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻ, giúp trẻ hăng hái tham gia tất cả các hoạt động khác đạt hiệu quả, nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách cho trẻ. Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, việc giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3 - 4 tuổi đó có nhiều sáng kiến kinh nghiệm với những biện pháp khá hữu ích, đồng thời cũng đã được các giáo viên ở các trường mầm non thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở một số trường mầm non hiện nay chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa sử dụng các biện pháp một cách hợp lý. Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Phạm vi áp dụng đề tài: Do điều kiện và thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường chúng tôi. 2. PHẦN NỘI DUNG. 1.2. 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: N¨m häc: 2018 - 2019 Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi là lớp trẻ rất cần có nhu cầu phát triển về tâm lý củng như trí tuệ. Vì vậy giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là rất cần thiết. Trong những năm qua, việc dạy cho trẻ có những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh đó được các nhà trường chú trọng, quan tâm và xem đây là một tiêu chí cần đạt được của trường mầm non. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên hiệu quả thực hiện chưa đạt kết quả khả quan. Năm học 2018 -2019, bản thân tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy lớp trẻ 3 - 4 tuổi với tổng số cháu là 34 cháu. Trong thời gian giảng dạy chung cũng như giảng giạy chuyên đề " Giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ", bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo theo đúng tinh thần và chương trình dạy học của Bộ giáo dục Nhà trường thường xuyên phát động phong trào vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá thường xuyên và có sự tuyên dương những tập thể, các nhân có hành vi văn minh trong sinh hoạt. Khuôn viên nhà trường thoáng mát, có hệ thống cây xanh mát mẽ, khuôn viên sạch đẹp; có nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp; có khu vệ sinh đảm bảo an toàn... Các cháu đa số là con nông dân nên thật thà và khá ngoan. Bản thân luôn tích cực tự học tham gia váo các hoạt động đào tạo nên trình độ chuyên môn được nâng cao, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy đằc biệt là có nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi nên nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tiếp thu kiên thức của trẻ ở độ tuổi này. Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm con em khá đầy đủ Giáo viên có năng lực, nhiệt tình và yêu trẻ. * Khó khăn: Giáo viên phải phụ trách các cháu từ sáng sớm cho đến chiều tối nên thời gian khá vất vả, bận rộn. N¨m häc: 2018 - 2019 Các cháu là con em nông dân nên thời gian và vốn hiểu biết về chăm sóc cho trẻ và giáo dục cho trẻ vệ sinh và hành vi văn minh là rất hạn chế. Các bậc phụ huynh ( có thể là các mẹ) một phần do bận rộn với công việc, một phần còn xem nhẹ vấn đề vệ sinh và giáo dục vệ sinh cho các cháu nên tình trạng nhiều cháu đến lớp chân tay còn bẩn, không đánh răng, không rữa mặt ... CSVC phục vụ cho việc học tập – ăn - ngủ còn hạn chế như trang thiết bị, đồ chơi phục vụ cho trẻ, diện tích phòng học, phòng chơi... nên phần nào ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt của các cháu. Những năm gần đây, tình trạng nhiều bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh về chân - tay - miệng phát triển và lây lan nhanh trong các nhà trường, đặc biệt là trường mầm non. Nhưng ý thức vệ sinh cho các cháu trước khi đến trường lại chưa được các bậc phụ huynh chú trọng và quan tâm. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra thực tiễn các nội dung vệ sinh của trẻ để năm bắt tình hình và có kế hoạch giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ cụ thể như sau. Chưa tham gia TT Nội dung Thành thạo Lúng túng hoạt động 1 Có thói quen vệ sinh 20/34 = 59% 8/34= 23 % 7/34 = 20 % 2 Sắp xếp đồ dùng, đồ 20/34 = 59 % 8/34 = 23% 7/34 = 20 % 20/34= 59 % 8/34 = 23 % 7/43 = 20 % chơi đúng nơi quy định 3 Biết vệ sinh cá nhân Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục vệ sinh thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ . Nhưng với lòng nhiệt huyết yêu nghề mến trẻ, tận tuỵ với công việc, luôn coi trẻ như con đẻ của mình, thực sợ là người mẹ thứ 2 của trẻ. Nên tôi luôn tìm tòi những biện pháp đúng đắn thiết thực tích cực để đưa vào nội dung chăm sóc giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh và hành vi văn minh. Sau đây là một số nội dung biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mà tôi lựa chọn và sử dụng có hiệu quả thiết thực nhất. 2.2 Các biện pháp: N¨m häc: 2018 - 2019 2.1. Biện pháp 1: Giáo dục cho trẻ những thói quen về vệ sinh cá nhân thông qua hoạt động học tập . Giáo viên phải giáo dục và chỉ cho trẻ biết: Để đảm bảo sức khoẻ, tránh được những bệnh lây lan, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường học tập chung, đồng thời hình thành được những hành vi văn minh cho bản thân thì các cháu phải biết vệ sinh mặt mũi, tay chân sạch sẽ; móng tay, móng chân phải cắt ngắn, giữ sạch... Cụ thể: Tóc phải cắt ngắn, chải gọn gàng. Quần áo phải sạch sẽ, hợp thời tiết, hợp vệ sinh. Các cháu không được đi chân đất trên nền nhà bẩn, bụi đất, ẩm ướt (trời lạnh phải đi dày dép, tất giữ ấm đôi chân). Phải biết biết rửa tay chân mặt mũi khi bị bẩn. Biết ăn không ngậm, không để rơi vả , ăn hết phần ăn của mình. Ăn xong súc miệng, lau miệng, uống nước. Biết tiểu tiện đóng nơi qui định. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nếu trẻ biết thực hiện được những công việc đó đối với bản thân thì ý thức đối với công tác vệ sinh của trẻ sẽ được tăng lên rất nhiều, hành vi văn minh của trẻ cũng dần được hình thành từ đó. Trẻ sẽ có được thói quen cho mình để giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. Là một giáo viên mầm non, tôi rất hiểu điều đó, nên ngay từ đầu năm học, tôi đã chú trọng về công tác này. Những ngày đầu trẻ vừa đến lớp, bên cạnh cho trẻ làm quen với môi trường học tập, tôi còn lồng ghép việc giáo dục những thói quen vệ sinh đó cho trẻ qua bài dạy, qua các câu chuyện kể, qua tranh ảnh minh họa. Giúp trẻ nắm bắt những điều cơ bản về những việc mình phải làm trong trường mầm non để giữ gìn vệ sinh và hình thành hành vi văn minh cho mình. Đồng thời viết những nội dung yêu cầu cần thực hiện đó lên một tờ bìa dán ở trước phòng học để các bậc phụ huynh xem, về nhà hướng dẫn thêm và Giúp trẻ thực hiện trước khi đến lớp. 2.2. Biện pháp 2: Giáo dục thói quen vệ sinh và hình thành hành vi văn minh cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày. N¨m häc: 2018 - 2019 Để có một môi trường học tập đảm bảo sạch sẽ, an toàn, văn minh góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho trẻ thì môi trường đó phải là môi trường thực sự được tạo dựng từ thái độ, ý thức chung của cô và trẻ. Là lứa tuổi mẫu giáo thì ý thức, hành động, việc làm, thái độ... đối với công tác vệ sinh của các cháu là chưa cao. Chính vì vậy, công tác giáo dục vệ sinh, hành vi văn minh cho trẻ rất được tôi chú trọng. Ngay từ đầu năm học, bên cạnh giới thiệu cho trẻ những việc cần làm để tạo thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, tôi luôn chú ý hướng dẫn tỷ mĩ các thao tác vệ sinh hằng ngày cho trẻ. Vào mỗi buổi sáng, khi đón trẻ vào lớp, tôi hướng dẫn cho trẻ tự cất dọn đồ dùng cá nhân đóng nơi quy định sau đó hướng dẫn trẻ soi gương để xem áo quần, đầu tóc đó sạch sẽ, gọn gàng chưa? Sau khi trẻ thực hiện xong công việc tự kiểm tra hình thức của bản thân, tôi hướng dẫn trẻ cách chải đầu, buộc tóc, cách rửa tay dưới voì nước sạch, cách lau mặt bằng khăn ẩm. Sau khi thực hiện các công việc đó xong, tôi bắt đầu điểm danh và kiểm tra vệ sinh cá nhân của trẻ thông qua một số trò chơi như " Nu na, nu nóng", " Xỉa cá mè"...Nếu trẻ nào tay còn bẩn, đầu tóc còn rối thì phải đi rửa tay và buộc lại đầu tóc, sau đó cô cùng cả lớp kiển tra lai và tặng cho các bạn đó một tràng pháo tay để khích lệ các cháu. Bên cạnh hướng dẫn trẻ biết vệ sinh cá nhân, tôi càng nhận thấy rằng vệ sinh môi trường xung quanh càng không kém phần quan trọng đối với trẻ. Nắm bắt sở thích của trẻ là muốn được làm những công việc nhẹ nhàng nhưng vui vẻ, nên sau mỗi lần tập thể dục buổi sáng hoặc những lúc tổ chức các hoạt động ngoài trời, tôi thường hướng dẫn cho các em vệ sinh môi trường học tập như nhặt lá trên sân trường...Trong quá trình dạy học, tôi cũng hướng dẫn cho trẻ biết cất giữ đồ chơi, đồ dùng đúng nơi quy định; không được xả rác, vứt rác bừa bải; không được mang quà, bánh kẹo, các đồ chơi ở nhà đến lớp học. Cuối tuần vào chiều thứ sáu, tôi thường cho trẻ lau dọn, sắp xếp lại đồ chơi, đồ dùng học tập trong phòng học của mình theo nhóm. Với đặc điểm của trẻ là rất muốn được khen, được công nhận, nên sau mỗi lần tham gia vệ sinh môi trường xung quanh, tôi đều nhận xét công việc của các nhóm thông qua việc dẫn N¨m häc: 2018 - 2019 trẻ đi tham quan, kiểm tra kết quả công việc của từng nhóm. Những nhóm nào thực hiện tốt sẽ được tuyên dương, những nhóm nào làm chưa tốt thì sẽ được tôi nhắc nhở nhẹ nhàng và hướng dẫn lại. Những công việc mà tôi hướng dẫn cho trẻ thực hiện hằng ngày có ý nghĩa giáo dục đối với trẻ rất lớn. Do sự thường xuyên lặp đi, lặp lại các thao tác, các hoạt động trong thời gian nhất định và theo một trình tự nhất định làm cho trẻ nắm được những công việc, những cách làm hợp lý, những kỹ năng vệ sinh và tự vệ sinh. Những kỹ năng, kỹ xảo sẽ được tự động hóa hình thành trong trẻ. Từ đó trẻ sẽ phát triển những phẩm chất quan trọng của nhân cách như ý thức, thói quen vệ sinh, tinh thần trách nhiệm, khả năng tự lập, nếp sống văn minh. Có thể nói, những hoạt động trên đã giúp tất cả các cháu (không chỉ riêng lớp tôi phụ trách mà với cả các lớp khác) và những giáo viên chúng tôi có được ý thức và thói quen vệ sinh, tạo được sự gần gũi của trẻ và cô. Đồng thời tạo được hành vi, nếp sống văn minh trong dạy - học và cuộc sống thường ngày. 2.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh. Như mọi người thường nói: " Nhà trường là ngôi nhà thứ hai, còn gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ". Như vậy, gia đình là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành các thói quen và hành vi của trẻ. Chính vì thế giáo viên, nhà trường phải tạo được cầu nối giữa gia đình - trẻ - nhà trường để cùng nhau giáo dục, rèn luyện và chăm sóc các cháu. Để giúp phụ huynh có nhận thức đóng đắn cũng như có những hiểu biết cơ bản về công tác vệ sinh, thói quen vệ sinh và hành vi văn minh của trẻ, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về thực trạng vệ sinh của trẻ. Đưa ra trao đổi một số nội quy, quy định đối với trẻ khi đến lớp. Ví dụ: Trước khi đến lớp, phụ huynh phải rửa tay chân cho trẻ, cho trẻ ăn mặc sạch sẽ, chải và buộc tóc gọn gàng; trời nắng nóng thì cho trẻ mặc đồ thoáng mát; trời lạnh, rét thì cho trẻ mặc ấm kín cổ, đi tất; cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường để che bụi và gió những tác nhân có thể gây bệnh về đường hô hấp của trẻ. N¨m häc: 2018 - 2019 Mặt khác, để cho trẻ vừa sạch sẽ khi đến lớp, vừa tránh được những bệnh về đường hô hấp, đường ruột, tôi càng thường xuyên nhắc phụ huynh cắt móng tay, móng chân, cắt tóc và tắm rửa, thay áo quần cho trẻ. Có trường hợp do phụ huynh bận công việc, quên chăm sóc trẻ những vấn đề trên, tôi càng nhiệt tình, vỗ về làm giúp các cháu. Riêng ở nhà, tôi cũng khuyên và vận động các bậc phụ huynh cần quy định cho trẻ biết vệ sinh tay bằng nước sạch trước và sau ăn cơm , sau khi đi vệ sinh, thường xuyên nhắc nhỡ trẻ đánh răng trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy, hướng dẫn cho trẻ biết gấp chăn, gối, sắp xếp đồ chơi gọn gàng, không để đồ chơi lung túng, không vứt rác bừa bãi. Phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra trẻ thực hiện những công việc đó . Từ đó tạo thành thói quen cho trẻ và các cháu sẽ hình thành cho mình được nếp sống văn minh. Để nắm bắt được các cháu ở nhà có thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh như cô giáo đã hướng dẫn ở trường hay không, tôi thường gọi điện thoại hoặc hỏi trực tiếp phụ huynh khi họ đưa trẻ đến lớp. Từ đó có biện pháp khắc phục đối với các cháu không thực hiện hoặc thực hiện chưa được, chưa tốt. 2.4. Biện pháp 4: Phối hợp với nhân viên y tế trường học. Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của Bộ GD&ĐT, các trường mầm non đã được biên chế thêm một nhân viên y tế để theo doĩ, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Nắm bắt được điều kiện thuận lợi trong việc giáo dục vệ sinh và thói quen hành vi văn minh cho trẻ, tôi đã phối hợp với nhân viên y tế phổ biến các kỹ năng tự vệ sinh cá nhân cho trẻ. Tuyên truyền về công tác vệ sinh và các dịch bệnh có thể xảy ra nếu trẻ không thực hiện tốt công tác vệ sinh để trẻ phần nào hiểu được tầm quan trọng của nó và tập cho mình những thói quen tốt, những hành vi đẹp trong công tác vệ sinh cũng như trong mọi sinh hoạt thường ngày. Hàng ngày, hàng tuần, nhân viên y tế đều kiểm tra các công trình vệ sinh, các lớp học, khu nhà bếp nhằm đảm bảo trẻ có được một môi trường học tập đảm bảo vệ sinh. Nếu phát hiện lớp học nào, trẻ nào không thực hiện đúng quy N¨m häc: 2018 - 2019 định vệ sinh chung thì sẽ bị nhắc nhở và đề nghị với giáo viên phụ trách lớp không phát phiếu bé ngoan vào cuối tuần cho các trẻ bị vi phạm. Tham mưu với nhân viên y tế phát tờ rơi, các bức tranh minh họa sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt là bệnh chân - tay - miệng để trẻ thấy được sự nguy hiểm từ đó tham gia vào công tác giáo dục vệ sinh đạt hiệu quả cao. Đồng thời qua việc làm này trẻ càng hình thành cho mình bản năng chống lại các loại bệnh đó bằng hành vi, việc làm của chính bản thân trẻ. * Kết quả đạt được. Nhờ biết lựa chọn và sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt nên trong học kỳ vừa qua việc giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ của lớp tôi đạt được kết quả như sau Chưa than TT Nội dung Thành thạo Lúng túng gia hoạt động 1 Có thói quen vệ sinh 25/34 = 73,5% 6/34= 17,5 % 3/34 = 9 % 2 Sắp xếp đồ dùng , đồ chơi 25/34 = 73,5 % 6/34 = 17,5% 3/34 = 9 % 6/34 = 17,5 % 3/34 = 9 % đúng nơi quy định 3 Biết vệ sinh cá nhân 25/34= 73,5 % Với sự phối hợp chặt chẻ đó, trẻ đi học đã sạch sẽ hơn về mọi mặt, đã biết tự vệ sinh bản thân, có ý thức vệ sinh lớp học. Trẻ cũng đã có ý thức được các hành vi đẹp của mình. Với sự phối hợp đó, trong học kì vừa qua lớp học của tôi nói riêng và toàn trường nói chung không lây lan và xảy ra các dịch bệnh về đường hô hấp, bệnh chân - tay - miệng . 3. PHẦN KẾT LUẬN. 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến: Rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi là một việc làm vừa mang tính giáo dục vừa có ý nghĩa thiết thực trong đời sống hàng ngày của trẻ. Nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn N¨m häc: 2018 - 2019 diện , rèn luyện nếp sống văn minh cho trẻ mà còn góp phần nâng cao sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, chống ô nhiễm môi trường. Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, với tâm huyết vì thế hệ ngày mai như mong muốn của Bác Hồ: " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không. Đó chính là nhờ phần lớn vào công học tập của các cháu". Nên bản thân tôi đã trăn trở tìm tòi những biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, có thể là giáo dục cho trẻ những thói quen về vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày. Đồng thời phối hợp với các bậc phụ huynh, với nhân viên y tế để giáo dục và rèn luyện thêm cho trẻ những hành vi và thói quen vệ sinh tốt lúc ở trường và ở nhà. Qua một học kỳ áp dụng các biện pháp trên, đa số trẻ ở lớp tôi phụ trách đó có ý thức trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể. Kết quả giáo dục toàn diện đạt khá cao so với đầu năm. Trẻ nào trong càng xinh tươi, sạch sẽ, gọn gàng. Phòng học ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt không có trẻ nào mắc bệnh chân- tay miệng hay các bệnh truyền nhiễm khác. Cuối học kỳ, trẻ đó hình thành được thói quen vệ sinh, hành vi văn minh. Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải: Trau dồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết. Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ. N¨m häc: 2018 - 2019 Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình. Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời. Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của các cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thực tiễn cuộc sống cho thấy việc giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3 - 4 tuổi là một việc làm quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi trẻ nói riêng và đối với các trường mầm non nói chung. Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng ở trường mầm non tôi công tác, hiệu quả mang lại rất khả quan tất cả các cháu đã có thói quen trong việc giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học. Nên tôi mong muốn được chia sẽ sáng kiến này với các bạn đồng nghiệp của huyện nhà với hy vọng các em sẽ phát triển toàn diện về ĐứcTrí - Thể - Mỹ, chất lượng giáo dục toàn diện của các trường mầm non trong huyện nhà sẽ đạt kết quả đáng tự hào hơn. Trên đây là một vài biện pháp trong giáo dục trẻ có những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 3 - 4, bản thân tôi đã rút ra trong thời gian qua đã thực hiện tốt. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để ngày càng nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Sơn Thuỷ, ngày 13 tháng 12 năm 2018 Người viết sáng kiến N¨m häc: 2018 - 2019 Hoàng Thị Diệu Thuần XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC N¨m häc: 2018 - 2019
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan