Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn chính tả...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn chính tả

.PDF
21
268
100

Mô tả:

Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN EAH’LEO TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ÐỒNG - - - - - - - o0o - - - - - - - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2017 - 2018 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP HAI HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ NGƯỜI THỰC HIỆN : CHỨC VỤ Nguyễn Thị Miền : Giáo viên Eađrăng, Tháng 1 Năm 2018 Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 0 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu, giúp cho HS phát triển đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các lớp trên hoặc đi sâu vào cuộc sống. Giáo dục tiểu học phải cho HS hiểu biết đơn giản về tự nhiên, xã hội và con người, có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể và bảo vệ sức khoẻ… Ở bậc học này, HS được giáo dục có khoa học, có hệ thống thì năng lực sáng tạo sớm được hình thành và phát triển là cơ sở để tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho phát triển kinh tế xã hội, khoa học và kĩ thuật để phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay chương trình Tiểu học mới nhằm kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ. Cùng với những đổi mới về nội dung dạy học là sự đổi mới về phương pháp dạy học và tăng cường thời lượng dạy học ở các tiết học, nhằm khuyến khích các trường, các lớp dạy học nhiều hơn 5 buổi / tuần và các trường dạy 2 buổi / ngày. Chương trình Tiểu học mới đòi hỏi phải đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, những dấu hiệu của đổi mới phương pháp dạy học là học sinh phải tự hoạt động, tự tìm tòi, tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức để vận dụng vào thực tế. Chương trình phân môn Chính tả của lớp 2 có vị trí và tầm quan trọng rất lớn trong các phân môn của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Nó góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển tâm hồn và nhân cách học sinh. Phân môn Chính tả còn góp phần nâng cao năng lực tiếp thu, cảm nhận cuộc sống và phát huy được năng lực sản sinh văn bản. Trong khi đó, đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng, việc viết đúng được một đoạn văn hoặc một đoạn thơ là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em biết viết đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn và bài.Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học viết. Chính vì vậy, cần phải tạo lập nền móng cho học sinh ngay từ khi các em mới bước đầu làm quen với phân môn Chính tả lớp 2 và để các em có cơ sở học tốt phân môn này ở các lớp tiếp theo.Vậy làm thế nào để giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Chính tả đạt kết quả một cách tốt nhất ? Đây là một vấn đề luôn làm tôi trăn trở trong suốt những năm giảng dạy vừa qua, là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2, nền móng của các lớp tiếp theo, tôi thấy việc giúp các em học tốt phân môn Chính tả là vấn đề cần được quan tâm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả” để tự mình nghiên cứu . I.2 . Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: * Mục tiêu: - Nhằm đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng, tiến tới tất cả các em học sinh lớp 2 đều yêu thích và học tập tốt phân môn chính tả. 1 Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả - Giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ viết một cách hoàn chỉnh, kích thích đam mê học, đọc và viết Tiếng Việt. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học chính tả của học sinh lớp Hai trường tiểu học Kim Đồng. - Đề xuất một số biện pháp dạy và học chính tả để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học trong trường tiểu học. * Nhiệm vụ: - Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. - Đánh giá thực trạng công tác dạy và học chính tả ở trường tiểu học Kim Đồng. I.3. Đối tượng nghiên cứu: - Nội dung chương trình, phương pháp và kĩ năng dạy học chính tả ở lớp 2 - Tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 - trường Tiểu học Kim Đồng - Thị trấn Eađrăng – Huyện Eah’Leo – Tỉnh Đắc Lắc . - Các tiết dạy của Giáo viên ở trường Tiểu học Kim Đồng về phân môn chính tả ở lớp 2. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Khảo sát để nắm bắt tình hình thực trạng việc thực hiện hoạt động dạy và học ở tất cả các khối lớp - trường Tiểu học Kim Đồng nói chung và ở khối Hai nói riêng. - Nắm bắt sự chỉ đạo của Phòng Giaó dục và đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường, tham khảo tư liệu, thử nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn, đề xuất một số sáng kiến về sinh hoạt chuyên môn của tổ khối. - Các tổ trưởng tổ khối trong trường Tiểu học Kim Đồng. I.5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp ghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu và phân tích các tài liệu dạy học như: SGV, SGK, sách “Tăng cường Tiếng Việt ở Tiểu học ”, “Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt ở Tiểu học”,Tài liệu “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới”, “Giáo trình Tiếng Việt 2 của nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội”. Nghiên cứu về những tài liệu vùng miền, đọc các tập san giáo dục, báo giáo dục thời đại và báo giáo dục giành cho tiểu học - Phương pháp quan sát: Qua dự giờ các tiết dạy của giáo viên và cách học tập của tất cả học sinh trong khối 2, tôi thực hành quan sát để tìm ra những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại chưa đạt để tìm biện pháp khắc phục. Giúp bản thân tôi nhận ra những điểm chưa phù hợp trong đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Giúp học sinh tự học và thực hành luyện tập theo khả năng và cảm nhận của mình. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy học chính tả ở lớp 2, Trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn EaDrăng, EaH'leo, Đăk Lăk . - Trao đổi với đồng nghiệp một số ý kiến về nội dung, phương pháp dạy học chính tả theo chương trình mới để học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy. - Khảo sát thực tế kết quả học tập chính tả của học sinh lớp 2A3, trường Tiểu học Kim Đồng - Thị trấn Eađrăng – Huyện Eah’Leo – Tỉnh Đắk Lắk - Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra tính khả thi của các biện pháp và phương pháp dạy - học mà mình đã đề xuất trong đề tài. Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 2 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả II. PHẦN NỘI DUNG II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Phân môn Chính tả là phân môn có tầm quan trọng rất lớn ở Tiểu học, nhất là đối với lớp 2, lớp nền móng của bậc Tiểu học. Chính tả lớp 2 trang bị cho học sinh một số hiểu biết về kĩ năng viết chữ, kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày như: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản, kĩ năng nghe viết cho học sinh. Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, cẩn thận và thẩm mĩ….Với ý nghĩa và mục tiêu trên, chính tả không những có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập các môn học khác của học sinh, mà nó còn góp phần hình thành một trong những kĩ năng quan trọng của cuộc sống. - Để làm chủ một tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn luyện cho mình về năng lực học thông, viết thạo văn tự đó. Các năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau. Mặt khác, chính tả còn góp phần quan trọng vào sự rèn luyện cho học sinh các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chữ viết và kĩ năng sản sinh văn bản. - Ở lớp 2, phân môn chính tả được sắp xếp dạy sau các bài tập đọc trong tuần, với số tiết cụ thể là 2 tiết /tuần, tổng cộng cả năm có 62 tiết. Nội dung phân môn chính tả lớp 2 quy định có các kiểu bài như sau: + Chính tả tập chép và chính tả nghe viết: Các chỉ tiêu cần đạt là viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1 bài( trên dưới 50 chữ), tốc độ viết 3,4 chữ/ 1 phút. + Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần một số thao tác tư duy( nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ…) - Trong chương trình chính tả lớp 2 luôn coi trọng kĩ năng nghe và kĩ năng viết chính tả. Dạy cho học sinh học tốt phân môn chính tả là góp phần rèn luyện cho các em học tốt các môn học khác và rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả. II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: a. Thuận lợi: - Đội ngũ khối 2 đều là những thành viên tích cực, hăng hái, nhiệt tình, năng động, đi đầu trong mọi phong trào; có năng lực tổ chức, quản lý học sinh; có tinh thần tự giác cao; có hoàn cảnh gia đình ổn định về kinh tế; có nếp sống văn minh; có ý thức cao trong việc xây dựng gia đình văn hoá. - 100% đội ngũ cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo, được phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn nên tích cực phát huy năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. - Đa số giáo viên đều được tham gia học tập và tiếp thu đầy đủ về nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới, đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 3 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả nhiệt tình trong công tác, thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học. - Chương trình sách giáo khoa mới gồm các bài chính tả được bố trí phù hợp theo chủ điểm và sắp xếp ngay sau các bài tập đọc vừa học. Mỗi bài viết đều có yêu cầu đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài học rõ ràng giúp giáo viên tiến hành các tiết dạy một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Công đoàn, sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường. Địa bàn sinh sống của học sinh tương đối thuận lợi; đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em, đời sống kinh tế, văn hoá dân cư ổn định. Đa số các em học sinh đi học đúng độ tuổi. b. Khó khăn: + Về giáo viên: Một số giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ vùng miền đang ở, không xác định được lỗi chính tả cơ bản của học sinh trong lớp nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm, giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả qua bài viết hoặc qua bài tập. Hơn nữa việc phát âm của giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về học và viết chính tả của học sinh + Về học sinh: - Kỹ năng đọc của học sinh còn chậm do khả năng nhận mặt chữ chậm, khả năng đọc liền mạch của nhiều học sinh còn yêú dẫn đến học sinh thường nói sai tiếng, sai chữ và âm. - Thực tế cho thấy, khả năng nói tiếng Việt của học sinh mới bước vào lớp 1, lớp 2 còn hạn chế. Học sinh thường nói ngọng cho nên thường viết sai dấu thanh, hoặc mất dấu đối với nhiều tiếng, nhiều từ… II.3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP: A. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Việc giúp các em học sinh lớp 2 học tốt phân môn Chính tả nhằm giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng chữ viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi . - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 2 .Từ đó bồi dưỡng tư tưởng , tình cảm và nhân cách cho các em. Giúp các em tự tin trong học tập. - Giúp cho tất cả học sinh lớp 2 nâng cao năng lực học tập, kỹ năng viết văn bản và phát huy khả năng sản sinh văn bản. - Giúp tất cả học sinh được tham gia tích cực vào quá trình học tập, giáo viên gần gũi và quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập. - Phát triển quan hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng. Tạo điều kiện cho gia đình và cộng đồng tham gia vào quá trình học tập của học sinh trong nhà trường . Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 4 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả B.NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1 : Luyện phát âm đúng trong giờ Hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Phân tích tình hình đối tượng học sinh : + Từ khi bắt đầu nhận lớp, dựa vào kết quả khảo sát đầu năm tôi đã phân tích thành phần chất lượng đọc của học sinh cả lớp nói chung và học sinh dân tộc Êđê nói riêng . Tôi đã nắm bắt được thực trạng tình hình chất lượng đọc của từng em học sinh dân tộc, tôi đã thu được kết quả cụ thể là : đa số các em đã biết đánh vần và đọc được nhưng tốc độ đọc còn rất chậm, đọc sai tiếng và sai dấu thanh rất nhiều . + Vào đầu năm học, giáo viên phải nắm thật chắc số lượng học sinh yếu về đọc và mức độ yếu đến đâu, các em đã biết đọc những âm nào, vần nào, còn những âm, vần, tiếng nào chưa biết đọc và đọc hay sai những âm nào, vần nào và tiếng nào ? nguyên nhân do đâu mà các em đọc sai ? … để có biện pháp giúp đỡ, kèm cặp. - Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp : + Khi chuẩn bị bài soạn giáo viên luôn chú ý tới các phương pháp dạy các đối tượng học sinh yếu chưa biết đọc, trong quá trình dạy giáo viên luôn vận dụng tốt hướng dẫn giảng dạy theo vùng miền, linh hoạt thực hiện quyết định 16 về điều chỉnh thời lượng cho tiết dạy, có thể kéo dài thời lượng cho các môn học như đọc… hình thức tổ chức sao cho phù hợp với học sinh. + Vì các em là học sinh lớp 1 mới lên lớp 2 , sau một thời gian dài nghỉ hè nên có rất nhiều em đã quên hầu hết mặt chữ, thậm chí có em quên cả một số các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Muốn dạy cho các em viết đúng thì trước hết cần dạy cho các em đọc đúng các nguyên âm, các phụ âm và các vần có trong Tiếng Việt. Sau đó mới dạy cho các em đọc đúng tiếng, đúng từ, đúng câu, đúng cả đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ…. Nhận thức được điều đó, trong các tiết học đọc, tôi căn cứ vào chất lượng đọc của cả lớp để lập kế hoạch bài học một cách chi tiết cho từng đối tượng học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt. Trước tiên, tôi đã tự làm các phiếu học tập có nội dung các âm, các vần , các tiếng hoặc các từ cần luyện đọc cho học sinh theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sau đó, tôi tổ chức cho các em luyện đọc theo từng cặp, mỗi cặp có một HS giỏi và một học sinh yếu. Thực hiện kế hoạch dạy học : Trong tiết dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi thường chia thành hai hoạt động chính : HĐ1 – Luyện đọc đúng cho học sinh yếu(10 phút) . HĐ2 – Luyện đọc lưu loát và đọc hiểu cho học sinh cả lớp ( 15 phút). Ở hoạt động 1, Luyện đọc đúng cho học sinh yếu, tôi dành chủ yếu thời gian để luyện đọc cho học sinh yếu và học sinh dân tộc Êđê. Thay vì các em phải ôn luyện một bài tập đọc, tôi đã soạn ra một hệ thống nội dung chương trình cần luyện đọc theo từng nhóm vần, nhóm tiếng và nhóm từ để hướng dẫn các em luyện đọc phát âm đúng Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 5 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả trong mỗi tiết dạy( Trong thời gian hướng dẫn HS yếu đọc bài thì tôi yêu cầu các đối tượng học sinh còn lại trong lớp luyện đọc lại bài tập đọc của tiết học buổi sáng ). Mỗi tuần tôi thiết kế một phiếu ghi những nội dung cần luyện đọc. Sau khi soạn thảo được nội dung phiếu luyện đọc, tôi thực hiện hướng dẫn luyện đọc đúng cho học sinh theo các bước cụ thể như sau : + Bước 1: Mỗi cặp học sinh đó được phát một tờ phiếu học tập có ghi sẵn các vần, các tiếng và các từ cần luyện đọc (1 học sinh giỏi kèm 1 học sinh yếu.) + Bước 2: Yêu cầu bạn học sinh giỏi đọc mẫu trước rồi mới cho bạn học sinh yếu đọc sau , bạn học sinh giỏi theo dõi bạn học sinh yếu đọc và để chỉnh sửa lỗi phát âm cho bạn. + Bước 3: Tổ chức cho các em học sinh yếu thi đọc nội dung bài đọc đó trước lớp. Giáo viên và cả lớp nhận xét, đánh giá. + Bước 4:Dùng tranh ảnh hoặc vật thật để giải nghĩa một số từ có trong phiếu học tập cho các em ghi nhớ tiếng và từ một cách chắc chắn hơn. * Để củng cố và khắc sâu cách phát âm các âm, vần và tiếng vừa luyện đọc, tôi ghi lại nội dung phiếu luyện đọc đó vào một bảng phụ rồi treo trên một góc của bảng lớp, yêu cầu học sinh luyện đọc lại vào tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ mỗi ngày trong tuần. Một số VD minh họa cụ thể : a/ Đọc phát âm đúng âm ,vần và tiếng: * Soạn thảo được nội dung phiếu luyện đọc. * Sau khi soạn thảo được nội dung phiếu luyện đọc,tôi hướng dẫn các em thực hiện luyện đọc theo thứ tự là : + Bước 1: Mỗi cặp học sinh đó được phát một tờ phiếu học tập có ghi sẵn các vần , các tiếng và các từ cần luyện đọc(1 học sinh giỏi kèm 1 học sinh yếu.) + Bước 2: Yêu cầu bạn học sinh giỏi đọc mẫu trước rồi mới cho bạn học sinh dân tộc đọc sau, bạn học sinh giỏi theo dõi bạn học sinh dân tộc đọc và để chỉnh sửa lỗi phát âm cho bạn. + Bước 3: Cuối cùng tôi cho các em học sinh yếu thi đọc nội dung bài đọc đó trước lớp. Giáo viên và cả lớp nhận xét, đánh giá và sửa sai. * Để củng cố và khắc sâu cách phát âm các âm, vần và tiếng vừa luyện đọc, tôi ghi lại nội dung phiếu luyện đọc đó vào một bảng phụ rồi treo trên một góc của bảng lớp,yêu cầu học sinh luyện đọc lại vào tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ mỗi ngày trong tuần. - Ví dụ 1: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các nguyên âm, phụ âm trong Tiếng Việt tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 6 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các âm sau : - a, ă,â,o,ô,ơ,u,ư,e,ê,i,ua,uô,uơ,ươ,iê,…. - b,c,d,đ,g,m,n,p,q,r,s,x,t,k,h,l,th,ch,tr,ng,ngh,ph,kh,… - Ví dụ 2: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các vần bắt đầu bằng âm a,ă,â tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các vần và các tiếng sau : - an,am,at,ac,au,ap,ai,ay,ang,ach,anh,bàn,làm,khát,bác,…. - ăn,ăm,ăt,ăc,ăp,ăng,bắn,chăm,chặt,cặp,bằng,cắt,…. - ân,âm,ât,âc,âu,âp,âng,tân,ngâm,đất,gấc,mập,dâng,…. - Ví dụ 3: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các vần bắt đầu bằng âm o,ô,ơ tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các vần và các tiếng sau : - on, om, oc, ot, op, ong, con, cong, tóc, bóp, ngót, bom. - ôn,ôm,ôc, ôt, ôp, ông, thôn, chôm, tốt,cốc, bông, hộp. - ơn, ơm, ơt, ơp, sơn ,bơm, thớt, lớp, chớp, khớp. - Ví dụ 4: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các vần bắt đầu bằng âm i,e,ê tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 7 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các vần và các tiếng sau : - in, im, ich, it, ip, inh, iêu, iêt, iêc, iêm, iên, iêng, hích, lít,kín,tiếng,…. - en, em, ec, et, ep,eng, kèn, tem, phép, kẻng, mét, tép,…. - ên, êm, êt, êp, êch, ênh, bến, thềm, tết, hếch, bếp,…. b/ Đọc đúng các từ và câu : * Soạn thảo được nội dung phiếu luyện đọc. * Sau khi soạn thảo được nội dung phiếu luyện đọc, tôi hướng dẫn các em thực hiện luyện đọc theo thứ tự là : + Bước 1: Mỗi cặp học sinh đó được phát một tờ phiếu học tập có ghi sẵn các vần , các tiếng và các từ cần luyện đọc(1 học sinh giỏi kèm 1 học sinh yếu.) + Bước 2: Yêu cầu bạn học sinh giỏi đọc mẫu trước rồi mới cho bạn học sinh yếu đọc sau , bạn học sinh giỏi theo dõi bạn học sinh yếu đọc và để chỉnh sửa lỗi phát âm cho bạn. + Bước 3: Tổ chức cho các em học sinh yếu thi đọc nội dung bài đọc đó trước lớp. Giáo viên và cả lớp nhận xét, đánh giá và sửa sai. + Bước 4: GV dùng tranh ảnh hoặc vật thật để giải nghĩa một số từ có trong phiếu học tập cho các em ghi nhớ tiếng và từ một cách chắc chắn hơn. * Để củng cố và khắc sâu cách phát âm các từ vừa luyện đọc,tôi ghi lại các từ đó vào một bảng phụ rồi treo trên một góc của bảng lớp,yêu cầu học sinh luyện đọc lại vào tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ mỗi ngày trong tuần. - Ví dụ 1: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các từ có tiếng chứa vần oc và vần ot tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các từ sau : Con cóc, dây cót,góc phố,gót chân,bóc vỏ,cái bót,bọc áo,bọt biển,vải sọc,sọt rác, chim chóc, chót vót, hóc xương, chim hót, móc áo, quả nhót, bò tót, maí tóc, rau ngót,… Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 8 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả - Ví dụ 2: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các từ có tiếng chứa vần on và vần ong tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các từ sau : Bòng bong, bòn rút, cong cong, cỏ non, sòng phẳng, tròn trĩnh, trọng vọng , tròn trặn, núi non, nước nóng, hòn than, quả bóng, cái nón, cái nong, bón phân, trong vắt,…. - Ví dụ 3: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các từ có tiếng chứa vần ôn và vần ông tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các từ sau : Ông bà,ôn tập, trống không, trốn chạy, gia công, cái côn, mùa đông, mái tôn, cảm động, đần độn, tống tiền, tốn kém, bồng em, bồn hoa, ngôn ngữ, hoa hồng, tôn trọng, nông dân, thôn xóm, công nhân,…… - Ví dụ 4: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các từ có tiếng chứa vần ôc và vần ôt tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các từ sau : Bốc hơi, cái bốt, quần cộc, cây cột, dốt nát, cái dốc, quản đốc, đốt than, độc hại, xung đột, gỗ mộc, mai một, cái cốc, hột nhãn, nảy lộc, tốt đẹp, tốc độ, xay bột,…… - Ví dụ 5 : * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các từ có tiếng chứa vần uc và vần ut tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 9 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các từ sau : Cái bục, ông bụt, chúc mừng, chút đỉnh, cục đá, cụt chân, trục xe, trụt xuống, thán phục, thiếu hụt, lục lọi ,lụt lội, mục lục, ngùn ngụt, trâu húc, bút mực, hoa cúc, chim cút,… - Ví dụ 6: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các từ có tiếng chứa vần un và vần ung tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các từ sau : Côn trùng, con trùn, vung vãi, hùng hổ, hùn vốn, chung sức, bùn đen, khung cửa, ngắn chủn, lùng bùng, bủn rủn,….. - Ví dụ 7: * Để hướng dẫn các em đọc phân biệt đúng các từ có tiếng chứa vần in và vần inh tôi đã làm phiếu học tập có nội dung như sau : PHIẾU LUYỆN ĐỌC Đọc phát âm đúng các từ sau : Tinh hoa, tin tức, tình hình, tín nhiệm, kính trọng, kín đáo, vinh dự, vin cớ, đính chính, chín muồi, xinh đẹp, xin xỏ, một mình, quả mìn, núng nính, nín thở, thịnh vượng, lục bình,…… 2 . Biện pháp 2: Tăng cường tiếng việt để giúp học sinh luyện kĩ năng nói trong tiết hoạt động tập thể cuối tuần( tiết sinh hoạt lớp) . - Như chúng ta đã biết, nói và viết luôn luôn có quan hệ mật thiết với nhau, nói đúng mới viết đúng. Để giúp các em nói đúng, đọc đúng và viết đúng Tiếng Việt, 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả trong mỗi tiết sinh hoạt lớp, tôi đã giành một khoảng thời gian để hướng dẫn cho các em học sinh luyện nói Tiếng Việt. Tôi đã cung cấp một số vốn từ thuộc chủ đề, chủ điểm cụ thể để học sinh luyện nói. Việc hướng dẫn, cung cấp từ và câu để luyện nói cho học sinh được thực hiện từ dễ đến khó, từ những sự vật, sự việc gần gũi diễn ra xung quanh các em đến những sự vật hiện tượng mà các em chưa biết. Khi luyện nói tôi luôn hướng dẫn học sinh cụ thể, chi tiết về cách dùng từ đặt câu, trả lời theo câu hỏi, sau đó giúp các em mở rộng các cách diễn đạt khác nhau của cùng một nội dung, để mỗi học sinh đều có cách diễn đạt câu trả lời khác nhau. Đặc biệt là khi luyện nói về những chủ đề mang tính chất trừu tượng thì cần phải có tranh, ảnh hoặc vật thật minh họa để tạo cơ hội cho học sinh yếu tham gia luyện nói. Khi dạy tiết sinh hoạt lớp, tôi thường chia thành 3 hoạt động chính : - HĐ1: Đánh giá những hoạt động trong tuần vừa qua ( 10’) - HĐ2 : Triển khai những hoạt động trong tuần tới. ( 8’) - HĐ3 : Luyện kĩ năng nói cho học sinh ( 15’) - Tăng cường luyện nói với từ mới song song với việc sửa sai trong cách phát âm cho học sinh sẽ giúp học sinh đọc và viết Tiếng Việt tốt hơn. Tôi đã sử dụng nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như : thông qua trò chơi, nói chuyện, thảo luận theo nhóm.....với các phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp giao tiếp, phương pháp đàm thoại.Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy luyện nói giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ về cách phát âm,để nói đúng từ,đúng tiếng và đúng cả câu văn. -Việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh luyện nói tôi đã thực hiện theo các bước như sau: + Bước 1: Cung cấp tiếng, từ để tập nói (có chọn lọc các từ phù hợp với chủ đề cần luyện nói). + Bước 2: Hướng dẫn luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng,các từ mới cung cấp cho học sinh. + Bước 3: Tổ chức cho các em được đối thoại với nhau theo nhóm, giúp các em biết tự nhận xét và chỉnh sửa từng câu hỏi và câu trả lời của nhau. + Bước 4:Tổ chức cho các em đối thoại luyện nói trước lớp, GV chỉnh sửa và uốn nắn, sửa sai. * Một số Ví dụ minh họa cụ thể : - Ví dụ 1: Chủ đề Trường học + Để học sinh thực hành luyện nói về chủ đề Trường học tôi đã kết hợp thực hiện tăng cường tiếng Việt giúp học sinh luyện nói như sau : Tôi kẻ bảng ghi các câu hỏi Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 11 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả gợi ý , cung cấp từ, đặt câu mẫu rồi cho các em luyện nói trong nhóm(những bạn học sinh giỏi nêu câu hỏi và hướng dẫn để các bạn HS dân tộc trả lời), sau cùng là các em luyện nói trước lớp,GV chỉnh sửa và uốn nắn, sửa sai. Các câu hỏi gợi ý Từ ngữ tăng cường để luyện nói - Trường mình tên là gì ? - Trường mình tên là trường Tiểu học Kim Đồng. - Bạn đang học lớp mấy ? - Mình đang học lớp 2A3. - Bạn lớp trưởng lớp mình -Bạn lớp trưởng lớp mình tên là Nhất. là ai ? - Lớp bạn có tất cả bao - Lớp mình có hai mươi tám bạn học sinh. nhiêu bạn ? - Cô giáo chủ nhiệm lớp mình tên là Hoan. - Cô giáo chủ nhiệm lớp bạn tên là gì ? - Bạn thích môn học nào - Mình thích học môn …..( toán, Tiếng Việt, mĩ thuật,…) nhất ? - Trên sân trường bạn có - Trên sân trường mình có cây bàng, cây xà cừ, cây phượng, cây đa… những loại cây gì? - Ví dụ 2: + Chủ đề luyện nói : Con vật + Để học sinh thực hành luyện nói về chủ đề Con Vật tôi đã kết hợp thực hiện tăng cường tiếng Việt giúp học sinh luyện nói như sau : GV kẻ bảng ghi các câu hỏi gợi ý , cung cấp từ,đặt câu mẫu rồi cho các em luyện nói trong nhóm(những bạn học sinh giỏi nêu câu hỏi và hướng dẫn để các bạn HS dân tộc trả lời), sau cùng là các em luyện nói trước lớp,GV chỉnh sửa và uốn nắn, sửa sai. Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 12 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả Các câu hỏi gợi ý Từ ngữ tăng cường để luyện nói - Con vật hay bắt chuột là - Con vật hay bắt chuột là con mèo. con gì ? ( Dùng tranh ảnh hoặc con mèo thật để minh họa) - Con mèo thường có mấy - Con mèo có bốn chân. chân? - Bộ lông của con mèo màu - Bộ lông của con mèo màu……( vàng,đen gì ? trắng,nâu,xanh,đỏ,…….) - Con mèo có mấy cái tai? - Con mèo có hai cái tai - Mắt của mèo có hình gì ? - Mắt của mèo có hình tròn. - Bạn có thích nuôi mèo - Mình rất thích nuôi mèo . không? - Ví dụ 3: + Chủ đề luyện nói : Bệnh viện + Để học sinh thực hành luyện nói về chủ đề Bệnh viên tôi đã kết hợp thực hiện tăng cường tiếng Việt giúp học sinh luyện nói như sau : GV kẻ bảng ghi các câu hỏi gợi ý ,cung cấp từ, đặt câu mẫu rồi cho các em luyện nói trong nhóm(những bạn học sinh giỏi nêu câu hỏi và hướng dẫn để các bạn HS dân tộc trả lời), sau cùng là các em luyện nói trước lớp,GV chỉnh sửa và uốn nắn, sửa sai. Các câu hỏi gợi ý Từ ngữ tăng cường để luyện nói - Nơi chúng ta thường đến để - Nơi chúng ta thường đến để khám và chữa khám và chữa bệnh được gọi bệnh được gọi là bệnh viện. là gì ? - Người trực tiếp khám bệnh cho chúng ta gọi - Người trực tiếp khám bệnh là bác sĩ . cho chúng ta gọi là gì ? - Người bị ốm phải nằm viện để chữa bệnh - Người bị ốm phải nằm viện được gọi là bệnh nhân. để chữa bệnh được gọi là gì ? - Bác sĩ thường đeo cái gì ở trên cổ để khám bệnh cho - Bác sĩ thường đeo ống nghe ở trên cổ để khám bệnh cho bệnh nhân. bệnh nhân ? - Cô y tá thường làm công việc - Cô y tá thường cấp phát thuốc, chích thuốc và chăm sóc cho bệnh nhân. gì ? Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 13 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả - Ví dụ 4: + Chủ đề luyện nói : Hoa quả + Để học sinh thực hành luyện nói về chủ đề Cây cối tôi đã kết hợp thực hiện tăng cường tiếng Việt giúp học sinh luyện nói như sau : GV kẻ bảng ghi các câu hỏi gợi ý , cung cấp từ,đặt câu mẫu rồi cho các em luyện nói trong nhóm(những bạn học sinh giỏi nêu câu hỏi và hướng dẫn để các bạn HS dân tộc trả lời), sau cùng là các em luyện nói trước lớp, GV chỉnh sửa và uốn nắn, sửa sai. Các câu hỏi gợi ý Từ ngữ tăng cường để luyện nói - Hoa phượng có màu gì ? - Hoa phượng có màu đỏ. - Quả mít ăn có vị như thế nào ? - Quả mít ăn có vị ngọt. - Quả gì ngoài cỏ có nhiều gai sắc - Quả sầu riêng . nhọn ? - Quả cam có hình tròn. - Quả cam có hình gì ? - Quả đu đủ khi chín có màu vàng. - Quả đu đủ khi chín có màu gì? -Hoa cà phê có màu trắng. -Hoa cà phê có màu gì ? 3 . Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh giúp các em thực hành luyện viết khi ở nhà. Sau khi luyện đọc và luyện nói ở lớp thành thạo, tôi đã soạn thảo ra một số phiếu bài tập cá nhân, trong mỗi phiếu có ghi các âm, các vần, các tiếng, các từ hoặc các câu cần luyện viết. Mỗi tuần tôi phát cho các em 2 phiếu học tập. Tôi yêu cầu các em học sinh về nhà học thuộc các nội dung trong mỗi phiếu bài tập đó. Đồng thời yêu cầu các em nhờ bố mẹ và người thân đọc lại những tiếng, những từ, những câu văn có ghi trong phiếu học tập đó vào một cuốn vở chính tả ở nhà. Sau đó phụ huynh sẽ kiểm tra, nhận xét. Nếu phụ huynh phát hiện các em viết sai chữ nào thì phụ huynh yêu cầu các em viết lại chữ đó nhiều lần. Hôm sau tôi sẽ kiểm tra vở viết của các em vào thời gian 15 phút đầu giờ. * Một số Ví dụ minh họa cụ thể : - Ví dụ 1: Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 14 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN: CHÍNH TẢ Bài 1: Học thuộc lòng các tiếng, các từ ngữ sau Bòng bong, bòn rút, cong cong, cỏ non, sòng phẳng, tròn trĩnh, trọng vọng , tròn trặn, núi non, nước nóng, hòn than, quả bóng, cái nón, cái nong, bón phân, trong vắt,… Bài 2: Nghe viết lại cho đúng các tiếng, các từ ngữ ở bài tập 1 vào vở. (Phụ huynh đọc cho học sinh nghe và viết bài vào vở) - Ví dụ 2: PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN: CHÍNH TẢ Bài 1: Học thuộc lòng các tiếng, các từ ngữ sau Bốc hơi, cái bốt, quần cộc, cây cột, dốt nát, cái dốc, quản đốc, đốt than, độc hại, xung đột, gỗ mộc, mai một, cái cốc, hột nhãn, nảy lộc, tốt đẹp, tốc độ, xay bột,…… Bài 2: Nghe viết lại cho đúng các tiếng, các từ ngữ ở bài tập 1 vào vở. (Phụ huynh đọc cho học sinh nghe và viết bài vào vở) - Ví dụ 3: PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN: CHÍNH TẢ Bài 1: Học thuộc lòng các tiếng, các từ ngữ sau Cái bục, ông bụt, chúc mừng, chút đỉnh, cục đá, cụt chân, trục xe, trụt xuống, thán phục, thiếu hụt, lục lọi ,lụt lội, mục lục, ngùn ngụt, trâu húc, bút mực, hoa cúc, chim cút,… Bài 2: Nghe viết lại cho đúng các tiếng, các từ ngữ ở bài tập 1 vào vở. (Phụ huynh đọc cho học sinh nghe và viết bài vào vở) - Ví dụ 4: Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 15 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN: CHÍNH TẢ Bài 1: Học thuộc lòng các tiếng, các từ ngữ sau Tinh hoa, tin tức, tình hình, tín nhiệm, kính trọng, kín đáo, vinh dự, vin cớ, đính chính, chín muồi, xinh đẹp, xin xỏ, một mình, quả mìn, núng nính, nín thở, thịnh vượng, lục bình,…… Bài 2: Nghe viết lại cho đúng các tiếng, các từ ngữ ở bài tập 1 vào vở. (Phụ huynh đọc cho học sinh nghe và viết bài vào vở) C. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP. - Các giải pháp, biện pháp thực hiện của tôi đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiểu được các mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp mới thực hiện các giải pháp, biện pháp có hiệu quả .Có luyện phát âm đúng mới giúp học sinh luyện nói được tốt hơn. Các em có nói đúng, đọc đúng mới viết đúng, viết tốt được. Nếu chỉ tổ chức rèn phát âm đúng cho các em trong các tiết dạy học ở trường thì chưa đủ,cần phải tạo ra các môi trường giao tiếp ngoài giờ học để cho các em tham gia mới giúp các em có cơ hội thực hành giao tiếp Tiếng Việt. Đặc biệt là làm sao phải tạo lập được cho các em tiếp cận với Tiếng Việt hàng ngày, hàng giờ và ngay trong chính môi trường gia đình của các em. - Giáo viên thống nhất , giao ước, phối kết hợp với phụ huynh để uốn nắn, giúp đỡ và đánh giá tình hình học tập của con em mình thường xuyên sẽ giúp các em học tập đạt kết quả tốt nhất. II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC: Qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, tôi nhận thấy rằng, tôi đã giúp được các em có hứng thú và yêu thích viết chính tả nhiều hơn. Chất lượng viết chính tả của các em học sinh đã được nâng lên rõ rệt . Học sinh có chuyển biến tích cực, tự giác học và có nhiều cố gắng trong học tập. Các em cảm nhận được sự yêu thương của cô giáo, biết hòa đồng cùng bạn bè, các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Do vậy sáng kiến của tôi đã được triển khai và áp dụng thực hiện ở trong khối 2 trường Tiểu học Kim Đồng - Thị trấn Eađrăng – Huyện Eah’Leo – Tỉnh Đắc Lắc KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM: Qua áp dụng giải pháp và tổ chức thực hiện như trên, tôi đã thu được một số kết quả cụ thể như sau : Kết quả điểm thi viết chính tả Năm học Giỏi Khá TB Yếu Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 16 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả Tổng SL % SL % SL % SL % số HS 2015 - 2016 34 25 73,5% 7 20,5% 2 6,0 % 0 0% 2016 - 2017 34 27 79,3 % 5 14,7 % 2 6,0% 0 0% Cuối kỳ I 2017 – 2018 32 25 78,1 % 7 21,9 % 0 0 0 0% III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. III.1. Kết luận: * Qua quá trình thực hiện những biện pháp nhằm giúp các em học sinh ở lớp 2 học tốt phân môn chính tả, tôi nhận thấy rằng: Để giúp các em viết đúng Tiếng Việt thì cần chú ý một số yêu cầu sau: - Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải dành thời gian để phân tích tình hình đối tượng học sinh, từ đó nắm bắt chặt chẽ tính tình, năng lực, sở trường , hoàn cảnh gia đình của từng em để phối hợp với cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục con em mình. - Tìm hiểu các em yếu về viết chính tả, mức độ yếu viết đến đâu để tích cực kèm cặp các em ngay trong giờ chính khoá và các tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ hoạt động tập thể, kiểm tra uốn nắn hàng ngày để rèn viết cho các em nhớ lâu và chắc chắn hơn. - Tích cực tự làm và tự sưu tầm tranh ảnh, vật thật và đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy chính tả có hiệu quả. - Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp phụ huynh nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với con em mình. Biết động viên phụ huynh tham gia quá trình giáo dục tự học, tự rèn cho các em trong thời gian các em ở nhà. - Kiểm tra sự tiến bộ của các em thường xuyên theo từng bài, tùng tuần và từng tháng để khen ngợi động viên khuyến khích các em kịp thời. * Sau khi thực hiện đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả, tôi thấy chất lượng học viết chính tả của các em học sinh ở lớp 2 tăng lên rõ rệt. Từ đó tôi đã nhận thấy rằng mình đã tìm được hướng đi đúng trong việc dạy đọc và viết đúng Tiếng Việt cho học sinh ở lớp 2. III.2. Kiến nghị: - Đối với các cấp quản lí giáo dục: Cần cung cấp, hỗ trợ đầy đủ cho giáo viên một số sách tư liệu về từ điển chính tả, một số sách tham khảo về mẹo luật viết chính tả của từng địa phương và một số tranh ảnh tăng cường tiếng việt dùng trong việc dạy học chính tả. - Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Cần tăng cường hỗ trợ giáo viên bằng 17 Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả nhiều hình thức như: tăng cường dự giờ, thăm lớp , tổ chức chuyên đề về soạn giảng phân môn chính tả, giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện giảng dạy phân môn chính tả. - Đối với giáo viên: Giáo viên cần quan tâm theo sát trình độ của từng đối tượng học sinh, tìm tòi suy nghĩ, đưa ra biện pháp thích hợp khắc phục kịp thời những khuyết điểm vể lỗi chính tả của từng em. Giáo viên cần chấm bài cho học sinh phải thật chính xác, chữa bài đầy đủ, thường xuyên theo dõi, uốn nắn, tuyên dương kịp thời dù các em có tiến bộ nhỏ. - Đối với học sinh: Bản thân học sinh phải nghiêm túc học tập và rèn luyện theo hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh. Trên đây là một số cơ sở nghiên cứu và kinh nghiệm có tác dụng nhằm giúp học sinh ở lớp Hai học tốt phân môn chính tả. Tôi mong muốn rằng, với đề tài này của tôi sẽ góp phần nhỏ bé để giúp các bạn đồng nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “Trồng người ” của mình. Tôi thấy sáng kiến này của tôi cũng rất dễ thực hiện. Mặc dù vậy đề tài này còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót, những điểm chưa hợp lý. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để giúp tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Eadrăng, ngày10 /1 /2018 Người thực hiện Nguyễn Thị Miền Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 18 Trường Tiểu học Kim Đồng Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn chính tả TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tăng cường Tiếng Việt ở Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục 2. Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt ở Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục 3. Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới - NXB giáo dục 4. Giáo trình Tiếng Việt 2 của nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội 5. Nghiên cứu về những tài liệu vùng miền - Nhà xuất bản giáo dục 6. Các tập san giáo dục, báo giáo dục thời đại và báo giáo dục giành cho tiểu học 7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn ở Tiểu học - NXB giáo dục 8. Giáo dục Kĩ năng sống trong các môn ở Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục 7. Sách giáo khoa và một số sách tham khảo về phương pháp tổ chức các hoạt động chuyên môn ở Tiểu học NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền 19 Trường Tiểu học Kim Đồng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan