Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng phát triển ngôn ngữ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng phát triển ngôn ngữ

.DOC
10
246
99

Mô tả:

;Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ ” 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, mà còn là tương lai của đất nước, xã hội. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ ở phần lớn công học tập của các cháu”... Đúng như thế, non sông Việt Nam có được lớn mạnh hay không, xã hội Việt Nam có trở nên phồn vinh được hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm, coi trọng hàng đầu. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Hơn ai hết, bản thân Tôi là một giáo viên Mầm non, Tôi hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt “đức - trí - thể - mỹ”. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, không có ngôn ngữ con người không thể giao tiếp được. Nhất là trẻ em, nhưng sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc và bảo vệ của người lớn, của cô giáo. Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ em trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn, cô giáo có thể chăm sóc, điều khiển và giáo dục trẻ. Đây là một điều kiện quan trọng để trẻ có thể tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Vậy làm thế nào để giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ? Đó là điều mà Tôi băn khoăn suy nghĩ, để tìm ra những giải pháp cách làm hay để giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ. Đó cũng chính là lý do mà Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ”. 1.2. Điểm mới của đề tài: Qua từng năm cũng có rất nhiều giáo viên đã đưa ra nhiều giải hình thức để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mỗi giáo viên đều đưa ra các giải pháp, cách thực hiện để phù hợp với hoàn cảnh của trường, đặc điểm và trình độ nhận thức của trẻ ở lớp mình và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân giáo viên đó. Riêng bản thân Tôi chọn đề tài này vì những điểm mới và những lý do sau: 1 Như ta đã biết, ngôn ngữ giữ đóng vai trò quyết định trong việc phát triển nhân cách của trẻ. Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả về sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực về hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu, cần phải ứng xử giao tiếp như thế nào cho phù hợp...? Đó không chỉ là sự bắt chước máy móc mà điều này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh bởi giai đoạn nhà trẻ là giai đoạn siêu tốc phát triển ngôn ngữ. Mặt khác, trong những năm qua, hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được Bộ GD, Sở GD - ĐT Quảng Bình, Phòng GD Lệ Thủy triển khai rộng về các trường học, đến tận từng giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, cơ cở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi được tăng trưởng đáng kể, môi trường trong và ngoài lớp phong phú, lôi cuốn trẻ học tập. Từ đó, chất lượng giáo dục trên trẻ được tăng lên rõ rệt. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong mọi hoạt động, trẻ biết tự lập, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình, có hứng thú giao tiếp và có nhu cầu giao tiếp. Các kỹ năng nói, kỹ năng nghe, hiểu, đọc, giao tiếp... của nhiều trẻ được phát triển tốt hơn. Song việc nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng là một việc làm hết sức khó khăn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đòi hỏi bản thân Tôi phải linh hoạt sáng tạo có những đổi mới trong việc giáo dục trẻ. * Phạm vi áp dụng: Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ” được áp dụng cho tất cả trẻ trong toàn trường từ lứa tuổi Nhà trẻ đến Mẫu giáo nhưng đặc biệt là lứa tuổi trẻ Nhà trẻ 24 - 36 tháng. 2. PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Thực trạng: Năm học 2014 - 2015, Tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng, bản thân Tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Để làm được điều đó Tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ”. Trong quá trình thực hiện Tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Bản thân Tôi được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và được trang cấp các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học cho trẻ. Nội dung hoạt động giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ đã được nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt là một số phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2 Bản thân Tôi nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ độ tuổi này. Bản thân Tôi luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham tìm tòi, học hỏi. Với vai trò là người mẹ hiền thứ hai của trẻ Tôi luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, thường xuyên nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo nhiều cái mới trong công tác giảng dạy, có ý thức vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân, nhanh nhẹn, hoạt bát trong mọi lĩnh vực, có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức cố gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm gương cho trẻ noi theo. Điều may mắn nhất là Tôi được sống trong một tập thể chị em đoàn kết, yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó, Tôi học được những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm quý báu. b. Khó khăn: Trường Tôi nằm ở vùng nông thôn, địa hình phức tạp nhiều cụm nhỏ lẻ, lớp Tôi dạy nằm ở vùng thấp trũng thường xuyên bị ngập lụt nên đồ dùng đồ chơi, cơ sở vật chất bị hư hỏng nhiều. Phần lớn trẻ là con em của các gia đình làm nghề nông, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, lam lũ nên việc chăm sóc, giáo dục trẻ chưa được coi trọng. Nhất là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Qua khảo sát chất lượng đầu năm để nắm được đặc điểm nhận thức của trẻ cho thấy: - Tỷ lệ trẻ nói chưa rõ từ, trẻ nói còn ê a chiếm 80%. - Trẻ nói chưa trọn câu: 85% - Tỷ lệ trẻ mạnh dạn giao tiếp với cô với bạn: 30%. - Nhìn chung vốn từ của trẻ chưa phong phú. Một khó khăn nữa là trẻ trong cùng lớp có cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm, có cháu sinh cuối năm nên trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ phát âm chưa rõ, chỉ bập bẹ khi trẻ trả lời, chưa tự giác giao tiếp cùng cô cùng bạn, còn rụt rè. Chưa hứng thú tham gia hoạt động. Với tình hình thực tế của lớp Tôi phụ trách như vậy, nên Tôi rất băn khoăn lo lắng và trăn trở làm thế nào để giúp trẻ 24-36 phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất và Tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: 2.2. Các giải pháp: a. Tìm hiểu về đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ. 3 Để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ thì trước hết giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hoàn cảnh của trẻ. Vào đầu năm học, Tôi đã gần gũi trò chuyện tích cực với trẻ, cùng chơi, cùng hoạt động với trẻ. Tôi thường đặt ra các câu hỏi, tình huống để trẻ trả lời như: Con tên gì nào? Ba của con tên gì? Hôm qua, được nghỉ học con ở nhà có vui không? Chủ nhật được nghỉ ba đưa con đi chơi ở đâu? Con đang làm gì đó? ... Ví dụ: Qua các giờ hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Tôi chú ý xem mức độ tiếp thu của từng trẻ, xem trẻ đã hiểu nội dung câu chuyện hay chưa, trẻ đọc thuộc thơ chưa, với cách luyện như thế thì những trẻ nào đã thuộc thơ, đã hiểu nội dung câu chuyện, trẻ nào chưa thuộc, chưa hiểu. Trẻ đọc thơ, trả lời câu hỏi của cô như thế nào để từ đó Tôi nắm bắt được đặc điểm nhận thức và mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp Tôi. Về lập kế hoạch phát triển: Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, trên cơ sở kế hoạch chuyên đề của nhà trường, Tôi đã xây dựng kế hoạch cho cả năm học. Tôi phân công cụ thể nội dung, phần hành công việc cho giáo viên cùng lớp và triển khai kế hoạch cụ thể trong từng chủ đề. Dựa vào những nội dung đã đề ra, kết thúc chủ đề Tôi đánh giá lại những gì mình đạt được và chưa đạt được. Từ đó, rút kinh nghiệm cho chủ đề sau. Kế hoạch Tôi xây dựng phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. b. Chuẩn bị đầy đủ, đẹp, sáng tạo các dụng cụ trực quan trong các giờ hoạt động chung. Lứa tuổi Mầm non là lứa tuổi tư duy trực quan hình tượng, trẻ thường bị hấp dẫn bởi đồ chơi đẹp, hành động chơi, vẻ bề ngoài màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của đồ chơi... đặc biệt là trẻ Nhà trẻ, khi cho trẻ làm quen vào câu chuyện, bài thơ, hay mở rộng vốn từ cho trẻ thì ta sử dụng đồ dùng trực quan sẽ tạo hứng thú cho trẻ dễ ghi nhớ, trẻ nắm bắt nội dung của vấn đề một cách thoải mái, đem lại hiệu quả cao. Khi trẻ đã nhớ tên, nội dung câu chuyện, nhớ tên bài thơ thì khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ sẽ tốt hơn.... Ví dụ: Khi dạy trẻ câu chuyện, bài thơ Tôi sử dụng vật thật có màu sắc đẹp, an toàn để trẻ được sờ nắn, được xem và được nhìn ngay trước mặt. Như quan sát quả cà chua, quả cam, cái bát, cài thìa... Trong khi xem xét, cô giáo kết hợp chỉ vào vật hoặc từng chi tiết, đặc điểm của vật với từ được gọi, trẻ gọi tên, diễn đạt các từ đó. Hoặc khi dạy trẻ quan sát, Tôi hướng cho trẻ tập trung vào các sự vật hiện tượng, các mối liên hệ giữa chúng như quan sát trời mưa... Điều đó, giúp cho trẻ suy nghĩ mạch lạc hơn và có biểu hiện những ấn tượng lời nói của mình một 4 cách trôi chảy như “mưa thì nước trên trời rơi xuống sân làm cho sân ướt, vườn rau cũng ướt”... Thuận lợi nhất là trong những năm gần đây, trường Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin để đưa các hình ảnh thông tin vào bài dạy, giáo viên chúng Tôi cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm về làm đồ dùng đồ chơi áp dụng vào công tác của mình nên trẻ rất hứng thú. Ví dụ: Tôi cho trẻ xem những đoạn phim về các con vật, cây xanh... tạo điều kiện cho trẻ tham quan những nơi mà trẻ không đi được để cung cấp kiến thức vốn từ cho trẻ. c. Sử dụng có hiệu quả phương pháp dùng lời nói: Đọc thơ, ca dao, tục ngữ... cho trẻ nghe. Lời thơ mang tính nhịp điệu cao, có vần có điệu. Vì vậy khi đọc thơ, đồng dao Tôi thường đọc chậm rãi, chú ý ngắt giọng sau mỗi câu, giải thích một vài từ khó cho mỗi trẻ... Tôi đọc và kể chuyện cho trẻ nghe phải chậm rãi, chú ý các yếu tố minh họa trong lúc kể chuyện. Khi đàm thoại với trẻ bản thân Tôi chú ý đàm thoại thích ứng với tâm lý của trẻ. Đàm thoại được tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái và tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu của trẻ. Câu hỏi mà Tôi đưa ra thường dễ hiểu, đơn giản để cũng cố kiến thức chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Ví dụ: Khi dạy chuyện “Cây Táo” Tôi đưa ra câu hỏi: Tên câu chuyện là gì? Câu chuyện có những nhân vật nào? Ai đã trồng cây Táo?... Tôi còn thường xuyên sử dụng lời nói mẫu và giảng giải cho trẻ hiểu về từ ngữ đó, câu nói đó. Ví dụ: Tôi nói mẫu “Con đói bụng, con muốn ăn cơm” và giảng giải cho trẻ hiểu từ “đói bụng” là gì? d. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp. Để tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp, Tôi thường trò chuyện với trẻ, hỏi để trẻ trả lời, tạo hình huống câu chuyện để trẻ nói chuyện. Ví dụ: Tôi hỏi: Hôm nay, con ăn gì? Ai nấu cho con ăn? Để được bố mẹ khen thì khi ăn cơm con phải làm gì?... Ví dụ: Có lúc Tôi dùng tình huống như sau: Bạn Nam nói rằng sẽ không chơi với bạn Gấu nữa vì bạn Gấu không có áo quần đẹp, con thấy bạn Nam nói như vậy có đúng không? Con có chơi với bạn Gấu không? Con sẽ nói gì với bạn Nam nào?... Trong quá trình CS - GD trẻ, bản thân Tôi thường xuyên chú ý đến từng cá nhân trẻ, tạo điều kiện cho trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp cũng như khi tham gia hoạt động. Đa số trẻ rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp 5 nên Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ một cách tình cảm, gần gũi, gọi trẻ lên trả lời và luôn chú ý khen ngợi động viên trẻ để trẻ cảm thấy tự tin khi làm một việc gì đó. * Trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi. Các hoạt động ngoài giờ học cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ phát triển ngôn ngữ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở đây nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí cho trẻ, bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các tiết học trên lớp, giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các từ được biết, biết cách phát âm đúng, không nói ngọng, từ đó giúp trẻ trau dồi về ngôn ngữ của mình. * Thông qua giờ đón - trả trẻ: Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề: Cha mẹ bé làm nghề gì? Tôi trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ. Gia đình con có bao nhiêu người? Ba mẹ con làm nghề gì, làm ở đâu, làm ra những sản phẩm gì? Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻ nhiều vốn từ giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc. Vì vậy, trong lúc trò chuyện với trẻ Tôi phải nói rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, đủ nghĩa giúp trẻ học nói tốt hơn. * Thông qua lúc dạo chơi, tham quan: Ví dụ: Khi tiếp xúc với thiên nhiên Tôi có thể cho trẻ ôn luyện, cũng cố kiến thức cho trẻ qua việc tìm hiểu một số loại cây, hoa và rau có trong vườn trường, cho trẻ nói tên các loại cây, hoa, rau đó. Cho trẻ di dạo vườn rau. Hỏi trẻ: + Đây là rau gì? (Rau dền) + Màu gì đây? ( Màu đỏ) e. Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ vào trong các nội dung giáo dục khác. Tôi lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy tính tích cực chủ động say mê trong tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử nhanh của cô giáo trong hoạt động mang lại sự chú ý cho trẻ, ngoài ra cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào phát triển ngôn ngữ một cách khéo léo. * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động LQVH: Tôi thường tích hợp bộ môn văn học vào phát triển ngôn ngữ qua các bài thơ, câu chuyện có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi quen thuộc với trẻ. Ví dụ: Câu chuyện “Cây táo” cô kể tóm tắt nội dung cho trẻ nghe sau đó đưa tranh “Ông trồng cây táo xuống đất” cho trẻ quan sát và đặt câu hỏi để trẻ trả lời, trẻ hiểu và nói được nội dung câu chuyện. 6 Thơ, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây hứng thú cho trẻ như bài “Dung dăng dung dẻ”, “Con voi” hay một số bài thơ cô tự sáng tác. * Môi trường xung quanh: Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát cây bàng cô hỏi trẻ: + Đây là cây gì? + Cây bàng có những bộ phận nào? + Thân cây như thế nào? + Lá có màu gì? g. Chú ý giáo dục đến từng cá nhân trẻ. Tôi luôn chú ý đến việc giáo dục từng cá nhân trẻ vì thực tế của lớp có trẻ nhanh, trẻ chậm. Cùng một câu hỏi nhưng vẫn có nhưng trẻ trả lời rõ ràng nhưng có những trẻ chưa trả lời được hoặc chưa biết cách diễn đạt. Bản thân Tôi chú ý bồi dưỡng rèn luyện cho những trẻ yếu, phát huy cho trẻ giỏi. Ví dụ: Với cháu Nam khả năng phát âm tốt, trôi chảy thì Tôi cố gắng động viên trẻ nói đúng ngữ pháp và đọc thơ diễn cảm. Cháu Lan còn rụt rè thì Tôi cố gắng động viên để trẻ tự tin khi trả lời, biết dùng từ, câu để trả lời. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức hoạt động, Tôi luôn chú ý rèn luyện cho những trẻ cá biệt, dạy trẻ vào mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Cháu Tiến ít nói trong giờ học cô động viên khích lệ trẻ để trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. Khi đang học chuyện: “Ô tô con học bài” cô cho trẻ phát âm những từ khó. Cháu Tường Vy phát âm chưa chuẩn từ “tuýt còi” mà trẻ đọc “ Chuýt coi”. Cô đọc mẫu ròi rau đó cho trẻ phát âm theo 3 - 4 lần. h. Phối hợp với phụ huynh. Gia đình là nhịp cầu nối rất quan trọng đối với nhà trường, vai trò của phụ huynh có tác động lớn trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ phát triển ngôn ngữ. Đây là nét đặc trưng của bậc học Mầm non. Gia đình, nhà trường đều là môi trường giáo dục trẻ nên người và cần phải có sự giáo dục đồng bộ, kết hợp chặt chẽ để thống nhất biện pháp giáo dục đạt kết quả cao. Để việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả cao, trước hết Tôi nhanh chóng nắm bắt tình hình, điều kiện, đặc điểm của lớp mình phụ trách rồi lên kế hoạch triển khai họp phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ “Phát triển ngôn ngữ”. Báo cáo tình hình chất lượng của trẻ qua đợt khảo sát đầu năm, thông báo chương trình kế hoạch, thời gian hoạt động của trẻ ở lớp, ở nhà mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng phục vụ bộ môn. Giáo dục mọi lúc, mọi nơi, bố mẹ người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trong lời nói phải luôn dùng từ ngữ chính xác, nếu trẻ có biểu hiện nói lắp, nói ngọng, chớt... 7 người lớn phải kịp thời sửa ngay, thường xuyên trao đổi tình hình học tập vào giờ đón, trả trẻ để nắm bắt thông tin từ hai phía từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời. Ví dụ: Cô dạy cho trẻ bài thơ “Bàn tay cô giáo”. Khi trẻ đọc chưa thuộc bài, cô có biện pháp trò chuyện trao đổi với phụ huynh, hướng dẫn thêm cho trẻ ở nhà để trẻ có thể thuộc thơ. Thông qua bảng những điều cha mẹ cần biết, Tôi thông báo nội dung hoạt động, mục tiêu của chủ đề. 2.3 Kết quả đạt được: Qua quá trình thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, Tôi đã thu được những kết quả đáng phấn khởi so với đầu năm học. *Chất lượng phát triển ngôn ngữ trên trẻ nâng lên rõ rệt: - Tỷ lệ khá giỏi chiếm 75 - 80%. Tỷ lệ từ trung bình trở lên đạt 98,3 % - Tỷ lệ trẻ phát âm đúng không nói ngọng, không nói chớt đạt: 90%. - Trẻ biết độc thuộc một số bài thơ: 85%. - Trẻ mạnh dạn tự tin, trả lời được các câu hỏi của cô. *Đối với giáo viên: Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin linh hoạt hơn trong các tiết dạy. Bản thân Tôi cũng đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với nhóm tuổi mình phụ trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp có hướng giáo dục trẻ được tốt hơn. * Đối với phụ huynh: Từ những kết quả đạt được như trên, bản thân Tôi đã tạo được lòng tin với phụ huynh, làm cho phụ huynh cành tin tưởng, yên tâm cho con đến trường. Bản thân Tôi cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết. Phụ huynh rất quan tâm phấn khởi, thường xuyên chăm lo, trao đổi hỏi thăm tình hình học tập của con mình. 2.4 Bài học kinh nghiệm: Qúa trình thực hiện bản thân Tôi rút ra những kinh nghiệm sau: - Cần nắm vững đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, hoàn cảnh sống của trẻ, đề ra kế hoạch giáo dục phát triển ngôn phù hợp với điều kiện, tình hình của trẻ, của lớp. - Cần chuẩn bị đầy đủ, đẹp, sáng tạo các dụng cụ trực quan trong các giờ hoạt động chung để kích thích sự hứng thú tham gia hoạt động. - Cô giáo cần chú ý sử dụng lời nói của mình đúng, nhẹ nhàng để làm mẫu cho trẻ học theo. - Giáo viên cần linh hoạt, gần gũi để tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp. 8 - Giáo viên cần biết tổ chức lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ vào trong các nội dung giáo dục khác. - Qúa trình tổ chức hoạt động cần chú ý giáo dục đến từng cá nhân trẻ trong tập thể. - Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh để tạo sự thống nhất trong quá trình giáo dục trẻ. 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài: Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy, để trẻ phát triển tốt thì giáo viên cần tổ chức các hoạt động một cách khéo léo để phát triển tư duy, trí tưởng tượng cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Thực tế từ lớp Tôi phụ trách, với những khó khăn mà bản thân Tôi gặp phải, Tôi đưa ra biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng. Ngôn ngữ được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Trẻ nghe, nói, hiểu, biết giao tiếp và nắm được một số kỹ năng cơ bản của giao tiếp. Ngôn ngữ tác động đến nhân cách trẻ. Trẻ sẽ biết lựa chọn đánh giá tác phẩm, biết nội dung ý nghĩa của lời nói, câu chuyện bài thơ đơn giản. Ở trường Mầm non, bước đầu trẻ được tiếp cận với nền văn hóa loài người. Ngôn ngữ là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, bè bạn. Vì vậy, muốn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì giáo viên phải có nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, linh hoạt trong giảng dạy. Vì hiệu quả của việc làm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Để nâng cáo chất lượng phát triển ngôn ngữ thì giáo viên phải biết được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ, các đặc điểm của cơ quan phát âm của trẻ để có phương pháp dạy thích hợp. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ từ 24 - 36 tháng có hiệu quả cao là việc làm không hề đơn giản. Để trẻ đạt được kết quả như mong muốn Tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau: * Đối với giáo viên: 1. Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học, các trò chơi một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để trẻ phát huy tính tích cực và sáng tạo. 2. Tìm hiểu về đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ. 3. Lập kế hoạch thực hiện cho nhóm lớp một cách cụ thể, rõ ràng. 9 4. Chuẩn bị đầy đủ, đẹp, sáng tạo các dụng cụ trực quan trong các giờ hoạt động. 5. Rèn luyện lời nói, sử dụng đúng từ ngữ khi nói để trẻ học tập và bắt chước. 6. Biết vận dụng và tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp. 7. Chú ý giáo dục đến từng cá nhân trẻ. 8. Phối hợp với phụ huynh để thống nhất các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trên đây là: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ” mà Tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt: Đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Với một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả, đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót, Tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các đồng nghiệp, của Ban giám hiệu để việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn, đáp ứng với nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay./. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan