Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp kết nối với phụ huynh và giáo dục trẻ 3 4 tuổi trong mùa d...

Tài liệu Skkn một số biện pháp kết nối với phụ huynh và giáo dục trẻ 3 4 tuổi trong mùa dịch

.DOCX
12
1
76

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết năm học 2021-2022 là một năm học vô cùng đặc biệt. Dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp khiến cho trẻ mầm non phải dừng đến trường một thời gian dài. Mà trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021- 2022 đối với GDMN của Bộ GD&ĐT nêu rõ: Thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu của chương trình trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở GDMN tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi quy định tại chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng, chống dịch; định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Vậy làm thế nào để dù không được đến trường, không học trực tuyến nhưng trẻ mầm non vẫn có cảm giác ấm áp bên bạn bè, cô giáo và được học tập mỗi ngày qua các hoạt động khoa học, bài bản theo đúng chương trình. Tại thời điểm này, cha mẹ đã thay một phần vị trí cô giáo để hướng dẫn các con. Chính vì vậy giáo viên cần lựa chọn và phối hợp hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng như tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN. Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ cho các cô giáo. Để triển khai có hiệu quả việc giáo dục tại nhà giáo viên đã phải nỗ lực, không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với tình hình mới. Nhiều giáo viên đã sáng tạo trong việc phối hợp hướng dẫn cha mẹ sử dụng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi sẵn có trong nhà hoặc xung quanh để vui chơi cùng con. Hoặc xây dựng các video hướng dẫn với nội dung rất phong phú, dễ hiểu. Đồng thời, các cô giáo đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội như Zalo, Face book messenger, Viber, Telegram… để truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. Bên cạnh đó việc kết nối với phụ huynh và giáo dục học sinh cần được thực hiện thường xuyên để trẻ luôn cảm nhận được không khí học tập cũng như duy trì sự hứng thú với các hoạt động mà cô giáo xây dựng. Xuất phát từ những thực tế trên, bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp kết nối với phụ huynh và giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong mùa dịch”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất thiết thực để giáo dục trẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. Ngược lại, trẻ sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục. Hơn lúc nào hết khi trẻ phải nghỉ học ở nhà vì dịch bệnh trong thời gian dài thì việc giáo viên cùng với phụ huynh phối hợp để rèn kĩ năng cho trẻ là nhiệm vụ được các nhà trường đặt lên hàng đầu, giáo viên và phụ huynh đã tạo được sợi dây kết nối vô cùng khăng khít để tạo cho trẻ tâm thế học tập thoải mái, tự tin và hào hứng đón nhận kiến thức, kĩ năng mới. Các thông tin luôn được cập nhật liên tục kịp thời qua nhóm Zalo của lớp giúp cô giáo kết nối với phụ huynh học sinh một cách nhanh chóng nhất. Việc giao lưu, kết nối và giáo dục trực tuyến đã giúp đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời việc duy trì các tương tác xã hội sẽ làm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc của trẻ. Trong quá trình giao lưu, kết nối qua những ứng dụng như Zoom, Google Meet, Mycrosoft Team…. trẻ vẫn có thể tương tác với cô giáo và các bạn. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để cha mẹ có thể dành nhiều thời gian hơn cho con. Và nếu bình thường trẻ chỉ dùng smart phone, ipad, tivi để chơi game, xem youtube không mục đích thì nay có những hoạt động tương tác, những video, bài tập mang tính giáo dục mà cô giáo xây dựng, bố mẹ đã kiểm soát được việc dùng các thiết bị thông minh của con một cách có mục đích. Bên cạnh đó cô giáo cũng khai thác triệt để các thế mạnh của Internet như Mail, Drive, Padlet, Google biểu mẫu, trang tính….. để cập nhật thông tin học sinh chính xác và kịp thời. Có thể nói việc kết nối với phụ huynh và xây dựng các hoạt động giáo dục đã tạo điều kiện để trẻ có thể học được ở mọi lúc, mọi nơi. Điều này góp phần thực hiện tốt phương châm “trẻ ngừng đến trường nhưng không dừng việc học”. 2. Thực trạng vấn đề Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, với 2 giáo viên. Trong quá trình công tác tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.Thuận lợi: BGH luôn sát sao, nhạy bén với tình hình để để có những phương pháp, sáng kiến thích hợpchỉ đạo giáo viên về chuyên môn, chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ tránh Covid-19 Cô giáo có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác và luôn tận tâm với trẻ. Đồng thời thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, các phương tiện giáo dục hiện đại để đáp ứng với yêu cầu giáo dục trẻ trong tình hình mới. Trẻ ở cùng một độ tuổi nên khả năng nhận thức khá đồng đều Đa số phụ huynh quan tâm, sát sao với con em mình 2.2 .Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tôi cũng nhìn ra những khó khăn sau: Trẻ còn ở lứa tuổi quá nhỏ, chưa thực sự có kỹ năng tương tác trực tuyến. Giáo viên còn chưa biết cách khai thác các phần mềm, ứng dụng kết nối với phụ huynh. Phụ huynh làm ở các ngành nghề với trình độ khác nhau nên còn nhiều bỡ ngỡ khi kết nối với cô giáo qua các ứng dụng mới. Do tình hình dịch bệnh kéo dài phức tạp gây nhiều khó khăn cho việc gặp gỡ trao đổi, học tập trực tiếp các kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống, sự cố trong quá trình xây dựng các hoạt động giáo dục cũng như giao lưu, kết nối với phụ huynh và học sinh. Sau khi lập phiếu khảo sát về mức độ hứng thú của trẻ cũng như ý kiến về sự cần thiết của phụ huynh với các hoạt động trực tuyến, tôi thu đc kết quả như sau: Bảng khảo sát đầu năm học Tổng số trẻ (Phụ huynh): 33 Nội dung Trẻ hứng thú với các bài giảng, trò chơi tương tác Trẻ tích cực tham gia các hoạt động giao lưu kết nối Phụ huynh tích cực tương tác với giáo viên Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ (%) 12 36 21 64 13 39 20 61 10 30 20 70 3.Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục trẻ và kết nối với phụ huynh Xác định giáo viên là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc gắn kết giữa gia đình và nhà trường cũng như trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy, để đảm bảo công tác giáo dục trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Kế hoạch điều chỉnh bổ sung khi trẻ nghỉ học tại nhà Tháng 10 năm 2021- lớp MGB Thứ Hai Tuần 1 Tuần 2 Từ ngày 27/9 – Từ ngày 4 – 1/10/2021 8/10/2021 Tuần 3 Từ ngày 11 – 15/10/2021 Tuần 4 Từ ngày 1822/10/2021 Vận động Vận động Bé nối đúng hình Bé kéo hình về với bóng đúng vị trí Vận động Tung và bắt bóng (Video HD) Vận động Vận động Bật liên tiếp qua Bé hãy kéo hình 5ô về đúng vị trí (Video HD) Khám phá Khám phá Dạy trẻ kĩ năng Dạy trẻ kĩ năng Thứ Ba phòng cháy chữa đánh răng đúng cháy cách (Video HD) (Video HD) Khám phá Khám phá Bé hãy nối hình Bé chọn đúng với bóng tương hình ứng Thứ Tư LQVT LQVT LQVT Nhận biết hình Bé hãy tích đúng Bé vui học toán vuông hình trong số lượng tương (Video HD) ứng Tuần 5 Từ ngày 2529/10/2021 Khám phá Kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách LQVT LQVT Dạy trẻ ghép 2 Bé hãy tích vào đối tượng thành đồ vật to hơn nhé 1 đôi (Video HD) Thứ Năm Tạo hình Tạo hình Tạo hình Bé hãy hoàn Bé hãy đưa hình Vẽ chùm bóng bay thiện bức tranh về ô phù hợp (Video HD) ghép Thứ Sáu Văn học Truyện : Bông hoa cúc trắng (Video HD) Âm nhạc Dạy hát :Mời bạn ăn (Video HD) Văn học Thơ: Đôi mắt của em (Video HD) Tạo hình Tạo hình Bé nối đồ vật với Bé nối hình với chấm màu tương bóng phù hợp ứng Âm nhạc Bé hãy tích vào Âm nhạc đồ vật cao hơn DH: Cháu yêu bà nhé (Video HD) Tiếp đến, dựa trên kế hoạch tháng đã có tôi tiếp tục xây dựng kế hoạch tuần cụ thể rõ ràng với hình thức sinh động, đẹp mắt. (Phụ lục 1: Kế hoạch tuần) Sau đó, tôi cùng các đồng nghiệp trong khối nhóm thực hiện bài giảng theo chuyên đề. Các cô sẽ tự quay những video, tạo các phiếu bài tập tương tác như đã xây dựng trong kế hoạch tuần, kế hoạch tháng để gửi cho phụ huynh hướng dẫn con tại nhà. Trẻ mầm non với đặc điểm ghi nhớ rất nhanh xong cũng lại mau quên vì vậy chỉ gửi video, bài tập tương tác thôi thì chưa đủ. Như vậy, trẻ sẽ không ghi nhớ được cô và các bạn. Chính vì vậy mỗi tháng tôi cũng tổ chức các buổi giao lưu, kết nối với phụ huynh và trẻ để tạo sự gắn kết giữa cô giáo và học sinh. Nội dung của những buổi giao lưu sẽ dựa trên chủ đề sự kiện trong tháng hoặc những nội dung mang tính cấp bách và đôi khi chỉ là mở phòng zoom để cô trò cùng chơi các trò chơi, hoạt động tập thể, trò chuyện vui vẻ. Qua những hoạt động như vậy tôi cảm thấy trẻ vô cùng hào hứng, và sau mỗi lần lại thấy trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp với cô và các bạn. Phụ huynh cũng rất đồng tình với cô giáo nên tích cực cho con tham gia các buổi giao lưu trực tuyến. 3.2. Khai thác các ứng dụng của Internet và sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý Chúng ta đều biết Google không chỉ như một cuốn bách khoa toàn thư mà Google còn có những ứng dụng tuyệt vời cho ngành giáo dục chúng ta nói chung cũng như cấp học mầm non nói riêng có thể sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả. Một vài ứng dụng đã được tôi sử dụng như: Ứng dụng Google trang tính: Đây là một ứng dụng trực tuyến vô cùng hữu ích để phụ huynh có thể dễ dàng nhập thông tin học sinh theo biểu mẫu mà trường, giáo viên yêu cầu. Nó cũng giúp các cô giáo tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất. Ví dụ: Khi xây dựng trang tính “cập nhật thông tin học sinh thuộc đối tượng F0, F1 hàng ngày” tôi làm như sau: đăng nhập vào tài khoản Mail cá nhân. Tìm đến ứng dụng “trang tính”. Bên trong xuất hiện cửa sổ trang tính => vào “Trống” để bắt đầu tạo một trang tính mới=> Đặt tên tiêu đề cho trang tính đó (thường là yêu cầu mà giáo viên cần phụ huynh hoàn thành)=> thêm các trường cần ở mỗi cột. Cột 1: Họ và tên; Cột 2: Đối tượng Covid (F0, F1); Cột 3: Ngày khai báo; Cột 4: thời gian bắt đầu cách ly; Cột 5: thời gian kết thúc cách ly; Cột 6: Nơi cách ly (tại nhà, nơi cách ly, bệnh viện)=> Sau đó chia sẻ cho người, nhóm người mà mình cần họ truy cập để cập nhật thông tin hàng ngày. Ứng dụng Padlet – một trong những công cụ dạy học trực tuyến giúp kết nối giữa giáo viên và học sinh và phụ huynh vô cùng hiệu quả. Ứng dụng này được phần lớn giáo viên yêu thích nhờ vào khả năng xây dựng bài học sáng tạo, bắt mắt. Nó như một tấm bảng trong lớp học nhưng nó đặc biệt hơn đó chính là nó cho phép người dùng thêm văn bản, video, hình ảnh, đường dẫn… lên tấm bảng này và chia sẻ đến lớp học, đến hội nhóm vô cùng dễ dàng. Và chính vì vậy cô giáo cũng có thể dễ dàng tương tác với phụ huynh qua ứng dụng này như có thể nhờ phụ huynh gửi ảnh hoạt động tại nhà của trẻ khi tương tác với bài học hay những hình ảnh đẹp khi trẻ giúp đỡ bố mẹ việc nhà rất nhanh chóng, thuận tiện. Phần mềm mở phòng kết nối giáo viên với học sinh và phụ huynh: Khi mà tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng thì các dịch vụ hội nghị trực tuyến như Zoom, Google Meet…. ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc với người dùng. Ban đầu cũng còn có nhiều phụ huynh bỡ ngỡ, không biết cách cài đặt và sử dụng thế nào. Tôi đã liên hệ để hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng phần mềm Zoom trên máy tính và điện thoại Còn với Google Meet thì yêu cầu phụ huynh cần có tài khoản Gmail. Nếu phụ huynh sử dụng máy tính thì mở Gmail của mình và vào phần Google meeting để kết nối. Với phụ huynh sử dụng điện thoại cũng cần tải ứng dụng Meet như tương tự tải ứng dụng Zoom để sử dụng. Những ứng dụng đó đã xóa nhòa danh giới về khoảng cách địa lý và việc kết nối chia sẻ các thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. (Phụ lục 2: Một số hình ảnh hoạt động qua phần mềm kết nối Zoom ) Hay để có những video bài học ngắn gọn, xúc tích, các kế hoạch giáo dục với hình ảnh đẹp mắt giúp trẻ hứng thú hơn cô giáo đã sử dụng những tính năng sáng tạo tuyệt vời của các phần mềm Canva, Capcut hay sử dụng phần mềm Ispring 10 để xây dựng các bài giảng điện tử E- Learning có tính tương tác cao. Ngoài ra để hỗ trợ, củng cố kiến thức cho trẻ tại nhà cô đã sử dụng phần mềm Live Worksheet để xây dựng những phiếu trò chơi học tập trực tuyến. Cụ thể tôi đã làm như + sau: Bước 1: Tải tài liệu trên phần mềm Pinterest + Bước 2: Đưa tài liệu vào phần mềm Canva để thiết kế yêu cầu đề bài, trang trí bài….. Sau đó xuất phiếu đó ra file PDF. + Bước 3: Đưa file bài tập PDF lên phần mềm Live worksheet, chọn dạng bài tập phù hợp với yêu cầu của đề bài + Bước 4: Copy link Live Worksheet gửi vào group nhóm lớp để phụ huynh chỉ cần truy cập vào là có thể hướng dẫn con học tại nhà. Và còn rất nhiều những ứng dụng khác được các cô giáo sử dụng vào việc xây dựng bài giảng và kết nối với phụ huynh cũng như với học sinh được dễ dàng hơn. Bên cạnh những lợi ích mà Internet mang lại thì trong bối cảnh mới như hiện nay, cần phải xem mạng xã hội như một kênh tuyên truyền hiện đại, một phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục. Ví dụ: Facebook là một mạng xã hội với số lượng người dùng tương đối lớn vì vậy những video, bài tập tương tác ngoài việc được đăng tải trên website của trường tại địa chỉ http://mnthachban.longbien.edu.vn thì chúng tôi cũng tận dụng nền tảng mạng xã hội Face book để đăng tải nhằm phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người những kiến thức cần thiết trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. Với Zalo- tính bảo mật tương đối cao và tôn trọng tối đa quyền riêng tư nên tôi đã lập nhóm Zalo cô giáo và phụ huynh để tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. Đồng thời đây cũng là nơi để tôi gửi các video bài tập để phụ huynh hướng (Phụ dẫn lục 3: Cô trẻ giáo gửi học tài liệu qua tập. Zalo nhóm lớp) Tất cả những điều này đều được các bậc Phụ huynh rất ủng hộ và đón nhận nhiệt tình. 3.3.Tăng cường giáo dục trẻ bằng các bài giảng điện tử Bài giảng điện tử hiện nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục mầm non. Một giáo án điện tử có thể cho trẻ cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. Và đặc biệt khi trẻ không đến trường như trong năm học này bài giảng điện tử lại càng phát huy hơn nữa vai trò của mình đặc biệt là bài giảng E- Learning. Giảng dạy bằng bài giảng điện tử E- Learning có ưu điểm là tạo hứng thú cho cả giáo viên và học sinh trong hoạt động học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thông qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh ... Và khi trẻ nghỉ học bài giảng E- Learning lại là một trợ thủ đắc lực để các bố mẹ có thể thao tác và hướng dẫn con học tại nhà mà không phải lo lắng rằng bài giảng đó mình nên dạy con thế nào cho dễ hiểu, có bị dạy sai phương pháp hay không…. Hơn nữa trong E – Learning có nhiều dạng bài tập tương tác, điều này khiến cho trẻ vô cùng hứng thú với bài học, tự giác hơn trong việc học tập tại gia đình. Muốn có một bải giảng điện tử hiệu quả, giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình ảnh minh họa, âm thanh phục vụ cho bải giảng. Giáo viên phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính và một số phần mềm hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng điện tử như Powerpoint, movie maker, hay một số trang web đổi định dạng nhạc, video trực tuyến như Convertio, Y2 mate…. Khi xây dựng bài giảng giáo viên cũng cần thận trọng trong việc sử dụng các hiệu ứng. Nên sử dụng các hiệu ứng, kĩ xảo vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần truyền tải, các phông nền cũng cần đơn giản, giảm màu sắc, các hiệu 3.4. ứng Bồi rườm rà dưỡng để tránh cho gây trẻ mất thông tập trung qua ở trẻ. Internet Khi trẻ không được đến trường thì việc thực hành với màu vẽ hay các bức tranh có nhiều chi tiết là một điều rất khó với phụ huynh. Vì vậy tôi đã giới thiệu đến phụ huynh trang “socnhi.com”. Phụ huynh có thể cho con truy cập vào trang web trên để cho trẻ vẽ tranh từ đó trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng, luyện nét vẽ… Điều ý nghĩa hơn là chính cha mẹ trẻ cũng có thể tham gia học tập cùng với con ở nhà tạo sự yêu thương gắn bó quan tâm với trẻ ở gia đình. Hoặc giới phụ huynh cho trẻ chơi các trò chơi như: cửa hàng thời trang, săn số, dụng cụ nhà bếp, rắn ăn trái cây giống trò chơi “truy tìm hạt đậu”… giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mà không bị coi là lạm dụng (Phụ máy lục 4: Giới thiệu đến phụ tính. huynh trang web “socnhi.com”) Không chỉ vậy, tôi thường xuyên chia sẻ các nội dung ý nghĩa mang tính kịp thời như cách phòng chống dịch bệnh, sử dụng điện an toàn..... Trước khi tổ chức giao lưu trực tuyến với trẻ tôi luôn suy nghĩ đổi mới hình thức hoặc tổ chức các trò chơi tương tác hay các trò chơi theo chủ đề sự kiện như câu đố vui Trung Thu, trò chơi hóa trang Hallowen, Giáng Sinh…. để trẻ có cảm giác mong chờ, (Phụ háo lục 5: Trò chơi hức. tương tác cho trẻ) Tất cả những điều đó giúp tôi tạo ra được sân chơi bổ ích cho trẻ. Và bản thân đã nhận được phản hồi tích cực từ phía phụ huynh. Phụ huynh không cảm thấy áp lực với việc học tập của con còn trẻ thì lại vô cùng hứng thú với các dạng bài tập, trò chơi đa dạng phong phú hay các buổi giao lưu kết nối hấp dẫn (Phụ lục 6: Kết quả của trẻ sau các hoạt động hướng dẫn của cô giáo) 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi sử dụng một số biện pháp kết nối với phụ huynh và giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong mùa dịch cho trẻ tại lớp tôi đã đạt được những kết quả như sau: 4.1. Đối với trẻ Khi tham gia các hoạt động giao lưu, kết nối trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, tương tác với cô và các bạn. Đa số trẻ đều hứng thú với các bài học, video hướng dẫn. Việc làm tốt công tác kết nối với phụ huynh cũng như có những phương pháp, hình thức giáo dục mới đã kịp thời đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và mang lại niềm vui cho trẻ. Và đây chính là tiền đề quan trọng để khi được quay trở lại trường trẻ không bị bỡ ngỡ, lạ lẫm với cô, với bạn và những hoạt động tại trường. 4.2. Đối với phụ huynh Phụ huynh đã kịp thời phối hợp với giáo viên để cùng chuẩn bị tổ chức hoạt động giao lưu cho trẻ, nắm bắt kip thời tình hình của con em mình. Phụ huynh đã hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào các cô giáo, về cách chăm sóc và giáo dục trẻ và ghi nhận những thành quả mà chính con họ đã học được từ trường, lớp. Phụ huynh quan tâm hơn đến cảm xúc của con, quan tâm hơn đến chương trình giáo dục đối với trẻ mầm non. Mối quan hệ giữa phụ huynh với cô giáo đã trở nên thân thiết và đặc biệt sẵn sàng đồng hành cùng các cô để giáo dục các con đạt hiệu quả cao Bảng khảo sát nhất. cuối năm học Tổng số trẻ (phụ huynh): 33 Nội dung Trẻ hứng thú với các bài giảng, trò chơi tương tác Trẻ tích cực tham gia các hoạt động giao lưu kết nối Phụ huynh tích cực tương tác với giáo viên 4.3. Đối Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ (%) 29 88 4 12 31 94 2 6 28 85 5 15 với giáo viên Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân đặc biệt nắm rõ tâm lý, mong muốn của trẻ đối với bài học để từ đó xây dựng các bài tập phù hợp, đưa các nội dung thu hút sự hứng thú của trẻ, tránh nhàm chán. Với sự nỗ lực của bản thân và đồng nghiệp chúng tôi đều cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào khi nhìn thấy sự phát triển, thay đổi theo hướng tích cực của trẻ từng ngày, nhìn thấy được sự nhiệt tình, quan tâm từ phía các bậc phụ huynh đối với chương trình giáo dục mầm non. Điều này giúp chúng tôi có thêm động lực để cố gắng phấn đấu hơn III. nữa trong KẾT công tác LUẬN chăm sóc VÀ và giáo KIẾN dục trẻ. NGHỊ 1. Kết luận Làm tốt công tác kết nối với phụ huynh giúp gia đình và nhà trường có sự gắn kết sâu sắc để cùng xây dựng mục tiêu chung là giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng giúp giáo viên linh hoạt, nhạy bén hơn trong việc nắm bắt tâm lý trẻ để từ đó xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp. Qua các hoạt động giao lưu, các bài học trực tuyến trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, hứng thú trong các hoạt động, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 1. Kiến nghị Sau thời gian thực hiện đề tài: “một số biện pháp kết nối với phụ huynh và giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong mùa dịch” tôi mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau: - Đề nghị BGH nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống khi kết nối với phụ huynh - Đề nghị Sở giáo dục, PGD tổ chức nhiều khóa học và các lớp tập huấn cho giáo viên về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên biệt về giáo dục để có thể xây dựng được nhiều bài giảng, chương trình tương tác với trẻ cả khi trẻ nghỉ và đến trường trực tiếp sau này. Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng và rút ra được qua đề tài “Một số biện kết nối với phụ huynh và giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong mùa dịch”. Rất mong Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp xem xét, góp ý và bổ sung để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi Xin chân PHỤ Phụ đạt kết thành LỤC quả cảm MINH lục 1: Kế cao hơn. ơn ! CHỨNG hoạch tuần Phụ lục 2: Một số hình ảnh hoạt động qua phần mềm kết nối Zoom Khai giảng trực tuyến qua Zoom Bé vui Trung Họp cùng Phụ Phụ lục 3: Cô Phụ lục 4: Giới Phụ thu lục cô huynh giáo gửi thiệu 5: Trò tài đến liệu phụ chơi và các trực cho huynh tương trẻ qua trang tác bạn tuyến Zalo web nhóm lớp “socnhi.com” cho trẻ Phụ lục 6: Kết quả của trẻ sau các hoạt động hướng dẫn của cô giáo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan