Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp

.PDF
40
251
112

Mô tả:

UBND QUẬN HOÀN KIẾM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÃ SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON CÓ DIỆN TÍCH NHỎ HẸP LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẪU GIÁO CẤP HỌC: GIÁO DỤC MẦM NON Năm học: 2014 - 2015 Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận...............................................................................................2 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................3 II. Mục đích của đề tài...................................................................................4 III.Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4 IV.Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận..............................................................................................5 II. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi.....................................................................................................6 2. Khó khăn.....................................................................................................6 3. Điều tra thực trạng.......................................................................................7 III.Các biện pháp thực hiện 1. Xây dựng môi trường vận động cho trẻ......................................................8 2. Sáng tạo đồ dùng, đồ chơi thể chất đa năng phù hợp với các lớp có diện tích nhỏ.....................................................................................................12 3. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non..............................................22 4. Sưu tầm, sáng tác một số trò chơi vận động phù hợp với diện tích của lớp, của trường..........................................................................................31 5. Tổ chức hội thi giao lưu giữa các đội trong lớp........................................36 IV.Kết quả đạt được....................................................................................38 V. Bài học kinh nghiệm................................................................................40 Phần III: Kết luận.............................................................................................41 Phần IV: Tài liệu tham khảo...........................................................................42 ********************************************************************* -1- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Phần I: Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài 1- Cơ sở lý luận “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam, suốt đời mình đã hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ. Bác đã giành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt Bác đã giành cho trẻ em những tình cảm, yêu thương vô bờ. Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Ngày nay gía trị con người càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh. Giáo dục mầm non có tác dụng cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non có tầm quan trọng không những thúc đẩy sự hình thành dần các “mặt” phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, và tình cảm còn ở trạng thái manh nha của trẻ mà điều quan trọng hơn là nó thúc đẩy sự phát triển nhân cách theo một cấu trúc nhân cách riêng đối với từng trẻ. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động.” Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” GDTC là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa vận động thể chất cho trẻ mầm ********************************************************************* -2- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ để bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: + Khi đưa các bài vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao, dân gian, lao động... Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. 2. Cơ sở thực tiễn Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như việc xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ. Mặt khác, do lớp học đông, diện tích chật hẹp, sự thiếu kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động, nên các cô giáo thường lúng túng khi tổ chức cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng qua loa, thiếu hiệu quả. Trong những năm vừa qua, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển hài hoà cân đối về thể lực, phát ********************************************************************* -3- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầng vóc và thể lực của trẻ trong nhà trường. Căn cứ Công văn số 170/KH-GDHK, ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Phòng Giáo Dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 – 2016 ” Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp” nhằm góp phần phát huy tính tích cực vận động của trẻ một cách có hiệu quả hơn. II. Mục đích đề tài - Phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong việc tổ chức cho trẻ tích cực vận động. - Xây dựng được môi trường phù hợp cho trẻ hoạt động. - Phát huy và sáng tạo làm được nhiều bộ đồ dùng, đồ chơi thể chất để phục vụ trẻ trong quá trình vui chơi học tập. - Phát huy tính tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt III. Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo trường tôi đang công tác. IV. Phạm vi nghiên cứu Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp. ********************************************************************* -4- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Phần II: Nội dung I. Cơ sở lý luận Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học. Trong đó giáo dục thể chất là mục tiêu quan trọng, yêu cầu cuối cấp mầm non trẻ phải đạt các mục tiêu của chương trình: trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Bên cạnh đó, trẻ mầm non "Học bằng chơi - chơi mà học". Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Nếu bạn quan tâm lo lắng đến sức khỏe của trẻ, muốn trẻ lớn lên một cách mạnh mẽ, hãy chú ý đến sự tích cực vận động của trẻ. Sự trì trệ, ít vận động kéo dài sẽ nhanh chóng làm suy yếu cơ thể trẻ. Trẻ hoạt động rất tích cực, luôn ở trong trạng thái vận động, luôn chân, luôn tay không ngồi yên. Điều này làm cho trẻ phát triển nhanh, tốt về thể lực, trí tuệ…Vì vậy, người lớn không nên bắt trẻ ngồi yên, cũng như không hạn chế, cấm đoán trẻ vận động, hoạt động. Nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn. Các nhà khoa học đã ước tính rằng, một đứa trẻ tuổi mầm non có khả năng di chuyển, chạy và nhảy khoảng 23km trong ngày. Do đó, nhiệm vụ của người lớn là phải tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự phát triển cơ thể bình thường của trẻ. Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non. ********************************************************************* -5- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** II/ Cơ sở thực tiễn 1.Thuận lợi * Đối với giáo viên: - Trong quá trình thực hiện được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất. Cung cấp đầy đủ học liệu cho cô và trẻ. - Bản thân là giáo viên trẻ với tấm lòng nhiệt tình, yêu trẻ, tích cực trong công việc nghiên cứu các phương pháp. Tôi luôn học hỏi đồng nghiệp những cô giáo đã có nhiều thành tích trong năm công tác. - Luôn tham gia nhiệt tình các phong trào văn hóa, văn nghệ của nhà trường và đoàn phường nơi công tác. - Trường tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Dự các buổi chuyên đề của phòng, của nhà trường, dự giờ đồng nghiệp, tạo điều kiện được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ. - Có kế hoạch xây dựng chương trình ngay từ đầu năm. - Phối kết hợp cùng cha mẹ học sinh sưu tầm nghiên cứu và làm dồ dùng đồ chơi học liệu cho trẻ học tập được tốt hơn. * Đối với trẻ: - Trẻ đến lớp ngoan ngoãn, nghe lời các cô - Trẻ thích thú với các hoạt động vui chơi ở lớp - Trẻ hòa đồng với các bạn trong lớp 2. Khó khăn: *Đối với giáo viên: - Bản thân là một giáo viên trẻ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. - Các trò chơi vẫn còn lặp đi lặp lại trong một tiết học dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia vào hoạt động. - Diện tích phòng học chật đôi lúc tạo cho tôi nhiều khó khăn trong việc tạo môi trường cho trẻ. - Chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giáo dục thể chất và làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo giúp trẻ tích cực vận động - Nhận thức về chương trình giáo dục mầm non của đại đa số phụ huynh không đồng đều nên sự phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn. ********************************************************************* -6- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** * Đôí với trẻ: - Ở trẻ kỹ năng vận động vẫn còn hạn chế, một phần do số trẻ quá đông và diện tích vận động còn chật hẹp. - Nhiều trẻ khi vận động chưa tự tin, khéo léo, kết hợp cùng các bạn khác vẫn còn rụt rè - Hàng ngày trẻ thường ngồi hàng giờ trước tivi, hay chơi trò chơi trên máy vi tính, điện thoại. Thỉnh thoảng, vào một thời điểm cố định, trẻ được chở đi thăm họ hàng, người thân nào đó. Vì thế rất ít khi có được những trò chơi tự phát của riêng trẻ, những quan hệ giao tiếp khi chơi với các bạn đồng lứa…hậu quả không tránh khỏi là: nhiều trẻ trước tuổi đến trường đã có tư thế lệch lạc, béo phì, rối loạn trong hoạt động phối hợp và kém phát triển tri giác. 3. Điều tra thực trạng Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên tuyến phố Hàng Tre thuộc địa bàn phường Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm, nằm trong khu phố cổ đông đúc. Diện tích lớp học vẫn còn hạn chế. Trường không có phòng thể chất hay bãi tập riêng biệt cho trẻ được hoạt động. Ở trẻ các kỹ năng vận động vẫn còn hạn chế, một phần do số trẻ đông và diện tích lớp chật. Bản thân trẻ rất thích chạy nhảy nô đùa, nhào lộn, leo trèo. Nhưng tâm lý phụ huynh lúc nào cũng sợ con chạy nhảy, nô đùa sẽ bị ngã, bị mệt nên rất hạn chế cho con ra ngoài vận động. Diện tích sân chơi và thiết bị hiện đại để giúp trẻ hoạt động phát triển thể chất còn hạn hẹp. Ban giám hiệu nhà trường vẫn luôn tạo mọi điều kiện mua các đồ dùng, đồ chơi thể chất phù hợp với diện tích đặt ở trong lớp để cho trẻ được tham gia và vận động. Hãy cố gắng tạo tối đa các cơ hội để trẻ được vận động với một số vật dụng đơn giản. Hãy cho phép trẻ nô đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im”. ********************************************************************* -7- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** III/CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Xây dựng môi trường vận động cho trẻ Lứa tuổi Mầm non “trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, trẻ sẽ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức thẩm mỹ, lao động … Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các môi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân. Diện tích chật hẹp cũng là vấn đề mà giáo viên chúng tôi rất quan tâm. Làm thế nào tạo cho trẻ có không gian chơi tốt nhất. Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp. Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. * Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả? Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian vừa đủ, sắp xếp góc thể chất để trẻ thuận tiện khi sử dụng, có thể tận dụng hành lang và các góc nhỏ trong lớp để những trẻ dư cân béo phì tăng cường vận động, có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ: Đi trong đường hẹp, Đánh gôn, Bò chui qua ống, Đi cà kheo, Leo trèo thang.. Góc thể chất của lớp tớ đấy ********************************************************************* -8- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Vì diện tích lớp nhỏ hẹp do đó chúng tôi phải sắp xếp môi trường và các góc chơi hợp lý khoa học để trẻ có không gian vừa đủ rộng cho trẻ được hoạt động. Cùng bọn tớ trèo thang nào Trẻ vận động leo trèo thang ********************************************************************* -9- Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Môi trường ngoài lớp học tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động. Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp. Diện tích trong trường chật hẹp, trẻ chưa có nhiều không gian chơi, nhà trường tăng cường thêm thời gian cho trẻ hoạt động trải nghiệm, tham quan, dã ngoại bên ngoài với mong muốn giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất Các bác nông dân trồng rau gì đây nhỉ? Cùng bọn tớ khám phá nông trại của các bác nông dân nào! ********************************************************************* - 10 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Bọn tớ đang thi bắt cá đấy! Các bạn thấy bọn tớ đi cầu khỉ có giỏi không này! ********************************************************************* - 11 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** 2- Sáng tạo đồ dùng, đồ chơi thể chất đa năng phù hợp với các lớp có diện tích nhỏ. Chúng ta biết rằng tất cả các trẻ đều yêu thích vận động: leo trèo, chạy nhảy, nô đùa, nhào lộn... Những hoạt động này giúp trẻ được khám phá thỏa mãn trí tò mò khơi dậy trong trẻ và đặc biệt là kích thích sự phát triển sức khỏe của trẻ. Tôi luôn nghĩ làm thế nào để tạo cho trẻ có nhiều không gian để trẻ được hoạt động và trải nghiệm. Diện tích lớp chật nhưng không có nghĩa là trẻ không được vận động. Chúng tôi đã tận dụng mọi góc, mọi ngách hay cả những góc nhỏ hành lang đẻ làm góc thể chất cho trẻ vui chơi. Thiết kế ra các bộ đồ dùng, đồ chơi treo được hay những bộ đồ chơi liên hoàn. Tôi sáng tạo được 6 bộ đồ chơi như bộ ống chui, bộ gôn, cà kheo, bộ hoa tập phát triển chung , dây đi đường hẹp, bộ vòng bật nhảy được tận dụng từ săm lốp xe bị hỏng... được những bàn tay khéo léo phù phép trở lên sinh động động hơn trong các góc thể chất bé nhỏ phù hợp với diện tích của lớp và của trường 1. Bộ ống chui: + Bằng những ống nước, hay lõi nhôm kết hợp với những miếng vải được may vá khéo léo tạo thành đường ống dài 40x40cm. Từ những vỏ non bia đã uống hết, tôi tận dụng cắt đôi vỏ đổ xi măng ở bên trong, giúp cho ống đứng vững hơn. + Cách sử dụng: Kéo căng vải tạo thành vòm chui, dựng chân đứng vững tạo thành vòm cung 40 x 40cm. Trẻ đứng dưới vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh xuất phát trẻ bò chui qua ống về vạch đích. Khi trẻ chơi xong có thể thu lại gọn gàng và để ở góc thể chất. + Công dụng: Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo cử động của đôi bàn tay khi phải bò nhanh qua các ống chui mà không làm đổ ống chui. ********************************************************************* - 12 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Trẻ vận động bò chui qua ống 2. Bộ gôn: + Hay những bộ gôn cũng được làm đơn giản bằng những ống nhựa và những khoanh gỗ làm chân đứng, gậy gôn có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau ở đây tôi đã sử dụng những cây lau nhà hỏng để tạo thành bộ gôn nhỏ gọn cho trẻ chơi trong lớp. + Cách sử dụng: Trẻ đứng dưới vạch xuất phát, 2 tay giữ gậy, nghiêng người chân bước rộng. Khi có hiệu lệnh, trẻ đánh bóng vào khung đích ở phía trước. + Công dụng: Với bộ đồ chơi đánh gôn giúp trẻ rèn luyện đôi tay khéo léo và sự tập trung chú ý tốt hơn. ********************************************************************* - 13 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Trẻ chơi đánh gôn Đố các bạn bọn tớ đánh bóng có vào không? ********************************************************************* - 14 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Bọn tớ vừa chơi gôn xong rồi đấy! Vui lắm cơ! ********************************************************************* - 15 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** 3. Bộ hoa tập bài phát triển chung: + Từ những hộp sữa đã dùng hết, tôi kết hợp cùng với những miếng giấy xốp cắt tua rua để tạo thành những bông hoa màu sắc cho trẻ tập bài tập phát triển chung. + Công dụng: Trẻ tập thể dục hàng ngày giúp phát triển các hệ cơ và giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện hơn. Hoa tập bài phát triển chung ********************************************************************* - 16 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Cô và trẻ cùng tập bài tập phát triển chung 4. Bộ vòng săm lốp: Những bộ săm lốp hỏng của bánh xe máy, xe đạp tưởng chừng không sử dụng được nữa đã được chúng tôi cọ rửa sạch sẽ phun sơn màu sặc sỡ để tạo thành những ô vòng cho trẻ bật qua thay vì sử dụng vòng nhựa có sẵn. + Cách sử dụng: xếp các vòng lốp xe liên tiếp thẳng hàng. Khi có hiệu lệnh xuất phát trẻ bật liên tiếp qua các vòng lốp Những bộ lốp đặc và lốp rỗng kết hợp với nhau sẽ tạo thành những bộ đồ chơi đa năng. VD: Kết hợp 2 bộ lốp ta sẽ có trò chơi mới. Cho trẻ chơi nhảy cao thấp, nhảy chụm tách hay zích zắc ********************************************************************* - 17 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** Tận dụng chiếc lốp xe hỏng làm đồ dùng cho trẻ chơi + Công dụng: Rèn kỹ năng bật nhảy cho trẻ, giúp trẻ phát triển mạnh dạn, tự tin, khả năng giữ thăng bằng và phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể Trẻ vận động bật liên tục qua vòng ********************************************************************* - 18 - Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có diện tích nhỏ hẹp ****************************************************************************************** 5.Bộ cà kheo xốp: + Với diện tích nhỏ hẹp tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong lớp để tạo thành đồ chơi từ những miếng xốp hay những sợi dây. Dây có thể nối lại với nhau tạo thành bánh xe quay không thích tôi có thể buộc vào những miếng xốp ở góc xây dựng tạo thành bộ cà kheo. Thuận tiện có thể cởi dây khỏi miếng xốp tôi cho trẻ tập thể dục sáng bằng cách kéo căng dây thay vì sử dụng hoa hay vòng. Những đôi cà kheo đơn giản mà xinh xắn được làm từ những miếng xốp và dây chun tết lại.. rất thuận tiện cho việc cất và vận động tại lớp. + Cách sử dụng: Trẻ luồn chân vào dây chun, 2 tay cầm 2 đầu dây chun. Vừa đi vừa nhắc cao chân.. cứ như thế cho đến vạch đích. +Công dụng: Rèn luyện sự khéo léo của các hệ cơ, sự phối hợp tay chân nhịp nhàng khi di chuyển. Cà kheo làm bằng xốp và dây chun ********************************************************************* - 19 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan