SKKN: Một số biện pháp phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi
1. Lời giới thiệu
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm ổn định của con người dối
với những sự vật, hiện tượng, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với
nhu cầu và động cơ cá nhân. Tình cảm là sản phẩm cấp cao của sự phát triển các
quá trình cảm xúc trong điều kiện xã hội.
Kĩ năng xã hội là một dạng hành động nhằm thực hiện các mối quan hệ của
cá nhân với mọi người xung quanh trên cơ sở năm vững phương thức thực hiện và
sự vận dụng tri thức, kinh nghiệp xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là quá trình mà trẻ em và người lớn trở
nên ý thức hơn về cảm xúc của mình, học cách liên hệ hài hòa hơn với người khác,
phát triển khả năng đưa ra các quyết định, có trách nhiệm và giải quyết những
thách thức một cách hiệu quả.
Ở lứa tuổi mầm non, tình cảm và kĩ năng xã hội đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống của trẻ. Trẻ luôn có
nhu cầu, đòi hỏi mọi người thể hiện tình cảm với trẻ và trẻ cũng muốn thể hiện tình
cảm với người khác.
Việc phát triển các mặt tình cảm – xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học
và phát triển toàn diện của trẻ. Chính việc phát triển tính độc lập, khả năng tập
trung và làm theo các chỉ dẫn đơn giản là vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở
trường phổ thông sau này. Ở độ tuổi này, tình cảm luôn được chi phối mọi hoạt
động của chúng. Sự chậm phát triển ở lĩnh vực này có thể dẫn đến sự chậm phát
triển của các lĩnh vực khác và ngược lại. Vì vậy, giáo dục phát triển tình cảm – xã
hội cho trẻ trong trường mầm non cần được tiến hành trong một tổng thể bao gồm
cả giáo dục phát triển thể lực, phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức, các lĩnh
vực phát triển này có mỗi quan hệ khăng khít với nhau trong quá trình phát triển
của trẻ.
Nhưng khi xã hội đang từng ngày phát triển. Nhu cầu của con người ngày càng
cao. Những giá trị văn hóa truyền thống dần mất đi. Thay vào đó là nền văn hóa
hiện đại phát triển theo xã hội. Khiến cho các thành viên trong gia đình mất đi sự
gắn kết. Người lớn thường xuyên bận rộn với công việc, không thường xuyên tiếp
xúc, giao lưu với trẻ. Những đứa trẻ được sống trong môi trường như vậy cũng học
cùng một nền văn hóa gia đình từ bố mẹ. Đứa trẻ ngay từ nhỏ đã lãnh cảm với thế
giới xung quanh. Trẻ chỉ biết đòi hỏi để được đáp ứng những nhu cầu của bản thân
mà không hề quan tâm đến người khác. Bên cạnh đó hoạt động học tập vui chơi
đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển kĩ năng xã hội của trẻ lại không được chú
trọng và quan tâm đúng cách. Trẻ được học thu động qua các thiết bị thông minh
làm mất đi những điều kiện tự nhiên cho trẻ phát triển. Trẻ không được học và thực
hành những kĩ năng xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ. Chính vì vậy, trẻ trở
nên thụ động trong mọi hoạt động ở nhà, cũng như ở trường.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy học sinh, tôi đã gặp và tiếp xúc với
rất nhiều trẻ có thái độ, hành vi chưa đúng trong chuẩn mực giáo dục mầm non.
Trẻ không quan tâm đến lời nói, hoạt động trong lớp, hoặc không tuân thủ những
quy định đã đặt ra. Chính vì vậy tôi muốn được nêu lên ý tưởng của mình để được
chia sẻ với đồng nghiệp với phụ huynh, được tham mưu với các cấp lãnh đạo.
Thực hiện một số biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ, trẻ được
thể hiện tình cảm của mình, biết thể hiện tình cảm, được thực hành rèn luyện các kĩ
năng cần thiết cơ bản nhất nhằm phát huy những năng lực sẵn có trong trẻ.
2. Tên sáng kiến:
Mội số biện pháp phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Anh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Khai Quang- Phường Khai QuangThành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0989541878
- E_mail: leanhquang.vy.2012@gmail.com
4. Chủ đầu tư sáng kiến: Trường Mầm Non Khai Quang
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
Trong lứa tuổi ấu nhi cũng như lứa tuổi mẫu giáo thì tình cảm thống trị tất cả
các mặt trong hoạt động tâm lý của trẻ. Nhưng đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì
đời sống tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến rất mạnh mẽ. Vừa phong phú,
vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước đó.Tình cảm của con người chỉ được nảy sinh
trong những mối quan hệ giữa người với người. Ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ quan hệ
của trẻ với những người xung quanh được mở rộng ra một cách đáng kể. Do đó
tình cảm của trẻ được phát triển về nhiều phía đối với những người trong xã hội.
Đây là nguồn cảm xúc mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất trong đời sống tinh thần
của trẻ mẫu giáo nhỡ. Trẻ mẫu giáo nhỡ rất thích được trìu mến yêu thương, đồng
thời lại lo sợ trước thái độ thờ ơ lạnh nhạt của những người xung quanh đối với
mình. Nhu cầu được yêu thương của trẻ rất lớn. Nhưng điều đáng lưu ý hơn là sự
bộc lộ tình cảm của trẻ rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh, trước hết là
với bố, mẹ, anh, chị, cô giáo…
Có thể nói tình yêu thương của trẻ với những người xung quanh được bộc lộ
khá rõ dàng. Tình cảm đó cũng dễ dàng chuyển vào các nhân vật trong các câu
truyện cổ tích hay truyện kể khác. Tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ vứi người
thân thích hay nhân vật trong truyện mà còn đối với cả động vât, cỏ cây, đồ chơi,
đồ vật….
Nhưng hiện nay, hầu như trẻ đang phải chịu ảnh hưởng của lối sống giáo dục sai
lầm. Làm nảy sinh ở tính ích kỷ, tham lam và những tình cảm tiêu cực khác. Ở thời
điểm mà nhân cách vừa được bắt đầu hình thành và đang có xu hướng phát triển
mạnh mẽ thì những dấu ấn không tốt đẹp sẽ ảnh hưởng không tốt nhân cách và sự
phát triển của trẻ sau này. Chính vì vậy cần có những biện pháp để cải thiện cũng
như khắc phục những sai lầm đó:
7.1.1 Biện Pháp 1: Thường xuyên tiếp xúc và thể hiện tình cảm đối với trẻ
Để xây dựng niềm tin, sự gắn bó giữa trẻ đối với mọi người và kích thích sự
phát triển của các giác quan góp phần phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ. Giáo viên
cần luôn để ý tới trẻ, tạo nhiều thời gian nhất có thể cho việc giao lưu, trò chuyện,
gần gũi với trẻ. Thể hiện hành động, lời nói, cử chỉ điệu bộ để thể hiện tình cảm
với trẻ. Đối với những trẻ lớn thì những cuộc trò chuyện nên hướng vào một nội
dung cụ thể.
Ví dụ: Trò chuyện về việc trẻ đang làm, đưa ra các câu hỏi để tiếp xúc gần gũi với
trẻ, để biết được những dự định của trẻ “ Con đang làm gì vậy? Con sẽ làm như thế
nào?...
Từ đó phát triển những tư duy, các chức năng tâm lí, tình cảm, kĩ năng giao tiếp
ứng xử của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy mình được gần gũi, quan tâm. Từ đó trẻ sẽ mạnh
dạn tự tin hơn. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với trẻ cần tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện
bản thân. Để trẻ có thể học được các kĩ năng cần thiết. Sự quan tâm, gần gũi của
mọi người xung quanh là rất cần thiết nhưng cũng cần để cho trẻ có những khoảng
riêng cho bản thân để trẻ tự tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động, tránh tình
trạng trẻ trở nên quá phụ thuộc vào người khác.
7.1.2. Biện pháp 2: Sử dụng lời nói để truyền đạt những yêu cầu cần thiết cho
trẻ
Để trẻ có thể thực hiện được các hoạt động hình thành nên các kĩ năng. Giáo
viên cần sử dụng lời nói, gợi ý, hướng dẫn trẻ. Ngoài ra cần kết hợp với việc sử
dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp trẻ nhận thức một cách đầy đủ và chính xác hơn.
Giáo viên chuẩn bị trước về nội dụng của cuộc trò chuyện, lời dẫn dắt và cách dẫn
dắt ( Bằng một câu truyện, một bài thơ, một đoạn phim…). Lời dẫn dắt cần phải lôi
cuốn được hứng thú và sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ đang quan sát các bức ảnh về các kĩ năng ứng phó khi gặp người
xấu. Chúng ta có thể gần gũi với trẻ kể cho trẻ nghe một tình huống và cách ứng
phó khi gặp tình huống đó để trẻ có thể hiểu rõ hơn về những điều trẻ đang quan
tâm.
7.1.3. Biện pháp 3: Tạo ra các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày
Sử dụng các tình huống có thể xảy ra hàng ngày như bắt cóc, đi lạc, những
nguy hiểm khi chơi đùa… để giáo dục trẻ.
Ví dụ: Tình huống 1: Một người lạ vào lớp đón bé Bảo Khoa về.
- Cô giáo: Chào bác đón ai ạ?
- Tôi đón cháu khoa
- Khoa ơi! Ai đón con đây?
- Con không biết?
- Cô giáo: Xin lỗi bác, nếu không có sự đồng ý của bố mẹ cháu thì tôi không thể
cho cháu về với bác được và cháu cũng không biết bác là ai.
- Các con có biết ai vừa vào lớp mình không?
- Tại sao bạn Bảo Khoa lại không đi theo bác ấy?
=> Giáo dục trẻ : Các con ạ, người lạ người mà các con không quen biết, chưa gặp
bao giờ. Vì vậy tuyệt đối các con không được đi theo, đi cùng người lạ.
- Vậy khi muốn đi chơi các con sẽ làm gì?
- Muốn đi chơi các con hãy xin phép và khi được ông bà, bố mẹ, cô giáo đồng ý thì
các con mới được đi nhé.
Thông qua các tình huống được tạo ra. Trẻ sẽ có những kĩ năng giải quyết vẫn đề.
Hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ.
7.1.4. Biện pháp 4: Để trẻ được trải nghiệm, tiếp thu các kiến thức kĩ năng
qua các hoạt động vui chơi.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của
trẻ mẫu giáo. Thông qua các trò chơi trẻ trẻ sẽ được ôn luyện, củng cố kiến thức đã
học. Trẻ được khám phá môi trường tự nhiên xung quanh mình. Trẻ lĩnh hội được
cách giải quyết vấn đề, hình thành ở trẻ những khái niệm. Trong khi chơi, nhiều
tình huống bất ngờ đòi hỏi trẻ phải có sự linh hoạt, sáng tạo để giải quyết tình
huống chơi. Thông qua việc tham gia chơi, tạo cho trẻ hợp tác với nhau một cách
tự nhiên. Từ đó tăng cường khả năng giao tiếp, phát triển tính đoàn kết, tượng trợ
lẫn nhau giữa các trẻ trong lớp.
Ví dụ: Trò chơi “ Đi tìm kho báu”
Mục đích: Giúp trẻ biết tập trung và lắng nghe lời chỉ dẫn; Hứng thú tích cực tham
gia hoạt động chung và cs thể đưa ra những ý kiến của mình.Biết ngồi im khi cần
thiết.
Chuẩn bị: Một đồ chơi để giấu, một con búp bê
Tiến hành: Yêu cầu trẻ nhắm mắt để búp bê đi dấu đồ vật. Sau đó cô giáo đưa ra
một loạt các chỉ dẫn để giupas trẻ có thể tìm thấy đồ vật bị giấu. Những chỉ dẫn
này có thể bao gồm cả những nhiệm vụ mà trẻ phải làm. Ví dụ: Búp bê nói rằng
chúng ta phải cất quyển truyện vào giá sách hoặc búp bê nói chúng ta phải nhảy lò
cò nếu như không tìm ra kho báu.
Ngoài những trò chơi học tập và trò chơi vận động, cô có thể sử dụng các trò chơi
khác như: Trò chơi đóng vai, trò chơi khoa học,chơi với vật thật, trò chơi đóng
kịch trong các câu truyện “ Cáo thỏ và gà trống, ba chú lợn con, Thỏ con đi học...”
hoặc trong các giờ hoạt động vui chơi, hoạt động góc “người đầu bếp giỏi, bác sĩ, y
tá, cô giáo...” các trò chơi dân gian như: Trò chơi “trốn tìm, chim bay, cắp cua,
trồng nụ trồng hoa...”
Ví dụ: Trò chơi “Bác sĩ và y tá”
Mục đích: Cộng tác với các bạn trong khi chơi, trải nghiệm những kinh nghiệm
gặp trong cuộc sống và làm quen với công việc của bác sĩ, y tá.
Chuẩn bị: Góc chơi, phòng khám bệnh với các đồ chơi hoặc dụng cụ y tế thật; ống
nghe, đè lưỡi, bông băng, cặp nhiệt độ bằng nhựa, áo choàng, giấy, bút để ghi chép
và kê đơn.
Tiến hành: Khuyến khích trẻ nhớ lại những lần trẻ đi khám bệnh, công việc của
bác sĩ và y tá.
Con đi đến bác sĩ khám bệnh à, Phương ?
Vì sao con phải đi khám bệnh ?
Giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở để giúp trẻ nghĩ ra nhiều ý tưởng trong
khi chơi, sau đó có thể đọc chuyện cho trẻ nghe để củng cố kinh nghiệm của chúng
về nghề nghiệp của cán bộ y tế, phòng bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản
thân.
Lựa chọn và sử dụng trò chơi phù hợp với nội dung bài học, là một trong những
yếu tố rất quan trọng. Với những trò chơi sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn dược tổ chức
phù hợp trong các bài học vừa củng cố, ôn luyện lại kiến thức cho trẻ, vừa làm thỏa
mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, giúp trẻ học được những kiến thức kĩ năng cần thiết
trong cuộc sống hàng ngày.
7.1.5. Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động lao động để trẻ được rèn luyện kĩ
năng và có tình cảm tích cực với các hoạt động
Khi trẻ tham gia vào các hoạt động lao động, tạo cho trẻ nhiều cơ hội được
phục vụ bản thân, tạo ra các sản phẩm nào đó, được giúp đỡ người khác, phối kết
hợp với các bạn tăng tình đoàn kết thân thiết với các bạn trong lớp. Từ đó trẻ cảm
nhận được ý nghĩa của hoạt động lao động và có tình cảm tích cực với hoạt động.
Ví dụ: Trò chơi “xếp dọn đồ dùng, đồ chơi”
Mục đích: Khuyến khích trẻ cùng tham gia vào các hoạt động, hợp tác cùng các
bạn, phát triển tính tự lực, ý thức gọn gàng, ngăn nắp.
Chuẩn bị: Khăn lau, chổi, xẻng, mo hót rác, xô chậu, khẩu trang.
Tiến hành: Vệ sinh lớp học: Cất dọn đồ chơi, đồ dùng; Gom rác, lau bàn…Trẻ
thực hiện công việc có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Đối với những
công việc khó thực hiện cô làm cùng với trẻ. Sau khi lao động, hướng dẫn trẻ cất
đồ dùng dụng cụ lao động đúng nơi quy định; rửa tay sạch sẽ sau khi làm việc.
Khi tham gia hoạt động này trẻ phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có để
giải quyết công việc được giao. Qua đó trẻ còn thu được những kiến thức mới, học
được các cách thức hành động mới. Trẻ được rèn luyện nhiều kĩ năng lao động, kĩ
năng nhận thức. trẻ biết hợp tác với mọi người, biết làm việc độc lập, yêu thích lao
động.
7.2. Về khả năng áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có tính khả thi, được áp dụng hàng ngày tại trường mầm non Khai
Quang và các trường mầm non trên địa bàn phường và đạt hiệu quả rất cao. Trẻ đi
học đều, chăm ngoan và tích cực tham gia các hoạt động tại trường lớp.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến nhà trường, sự quan tâm sâu sát của ban
giám hiệu nhà trường về việc đầu tư về cơ sở vật chất cho lớp học
- Sự chia sẻ và hợp tác đồng nghiệp.
- Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh trong toàn trường.
10. Đánh giá lợi ích thu được
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của bản thân
tôi
Vào đầu năm học 2019-2020 tôi có tiến hành điều tra khảo sát về lĩnh vực giáo dục
phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội trẻ lớp 4 tuổi. Để đánh giá được chất lượng
giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ trước và sau khi áp dụng các
biện pháp đề xuất. Tôi đã dựa vào các mục tiêu về phát triển tình cảm và phát triển
kỹ năng cho trẻ như sau:
* Phát triển tình cảm
Mục tiêu 1: Trẻ có ý thức về bản thân, Biết coi trọng bản thân
Mục tiêu 2: Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện
tượng xung quanh; kiểm soát cảm xúc của bản thân, chế ngự hành vi cá nhân tiêu
cực, đồng cảm với mọi người xung quanh.
Mục tiêu 3: Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực, khiêm tốn, giản
dị, trung thực.
* Phát triển kỹ năng xã hội
Mục tiêu 1: Có một số kỹ năng sống: Tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia
sẻ, yêu thương, đoàn kết; kỹ năng kiểm soát bản thân.
Mục tiêu 2: Thực hiện được một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt gia đình,
trường, lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
Dựa vào các mục tiêu đã nêu ở trên. Tôi đã thực hiện các biện pháp đưa ra áp dụng
vào các giờ hoạt động của trẻ và thu được kết quả trước khi áp dụng các biện pháp
đề xuất và sau khi áp dụng các biện pháp đề xuất như sau:
Bảng kết quả đánh giá trẻ trong quá trình trước và sau khi áp dụng các biện
pháp đề xuất
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng giải
giải pháp đề xuất
pháp đề xuất
Tăng
số trẻ đạt
tổng số trẻ
Mục tiêu
(%)
Đạt
Đạt
(%) số trẻ đạt
(%)
tổng số trẻ
Phát Mục tiêu 1: Trẻ có ý
triển thức về bản thân, Biết
17/30
56
29/30
96
40
17/30
56
29/30
96
40
18/30
60
29/30
96
36
tình coi trọng bản thân
cảm Mục tiêu 2: Có khả năng
nhận biết và thể hiện
tình cảm với con người,
sự vật, hiện tượng xung
quanh, chế ngự hành vi
cá nhân tiêu cực, đồng
cảm với mọi người xung
quanh.
Mục tiêu 3: Có một số
phẩm chất cá nhân:
mạnh dạn, tự tin, tự lực,
khiêm tốn, giản dị, trung
thực.
Mục tiêu 1: Có một số
kỹ năng sống: Tôn
trọng, hợp tác, thân
Phát thiện, quan tâm, chia sẻ,
16/30
53
28/30
93
39
18/30
60
30/30
100
40
triển yêu thương, đoàn kết; kỹ
kỹ
năng kiểm soát bản thân.
năng Mục tiêu 2: Thực hiện
xã
được một số quy tắc,
hội
quy định trong sinh hoạt
gia đình, trường, lớp
mầm non, cộng đồng
gần gũi.
Nhìn vào bảng đánh giá trên cho ta thấy kết quả sau khi áp dụng các biện pháp đề
xuất, nhu cẩu thể hiện tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ được nâng cao rõ rệt. Số
lượng trẻ đạt yêu cầu dựa theo các mục tiêu tăng hơn so với trước khi áp dụng các
biện pháp đề xuất.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chúc
cá nhân
Được đông đảo cán bộ, giáo viên trong trường mầm non Khai Quang, mầm non
Thanh Minh, Mầm non Phú Quang và các trường mầm non trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên đưa vào áp dụng.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử
Số
Tên tổ chức/
TT
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/lĩnh vực
áp dụng sáng
kiến
Lĩnh vực giáo dục
Trường mầm non Khai Quang –
1
Khối 4 tuổi
Phường Khai Quang - TP Vĩnh Yên –
Tỉnh Vĩnh Phúc
Khối 4 tuổi
Lĩnh vực giáo dục
Phường Khai Quang - TP Vĩnh Yên –
Tỉnh Vĩnh Phúc
Khối 4 tuổi
cảm, kỹ năng xã
Lĩnh vực giáo dục
Phường Khai Quang - TP Vĩnh Yên –
Tỉnh Vĩnh Phúc
phát triển tình
hội
Trường mầm non Phú Quang –
3
cảm, kỹ năng xã
hội
Trường mầm non Thanh Minh –
2
phát triển tình
phát triển tình
cảm, kỹ năng xã
hội
Khai Quang, ngày tháng năm 2020
Khai Quang, ngày tháng năm 2020
Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường
Người nộp đơn
( Ký tên, đóng dấu)
( Ký, ghi rõ họ tên)