Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nhỡ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 5 tuổi

.DOCX
32
144
138

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Sự bùng nổ về công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại, đã giúp cho đất nước ngày một phát triển, không thể phủ nhận những thành quả của nó với cuộc sống con người ngày nay. Nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt trái mà nó đem lại.Đó là đôi khi họ quá lạm dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì trò chuyện, thể hiện cử chỉ yêu thương trực tiếp thì giờ đây họ chỉ cần ấn nút trên bàn phím, tất cả đều có được trên thế giới ảo đó, không khó để thấy hình ảnh mỗi người cầm trên tay một cái iphone, ipad và chăm chú vào màn hình, không quan tâm tới xung quanh. Và thậm chí việc nuôi dạy con cũng ứng dụng công nghệ thông tin, đó là phụ huynh thay vì chơi với con, trò chuyện với con, thì không ít người vì bận rộn với công việc, đã sẵn sàng bỏ mặc cho con chơi với điện thoại, máy tính bảng… Điều đó đã khiến cho tình cảm, mối quan hệ giữa người với người dần dần mờ nhạt. Trẻ mầm non có nhu cầu yêu tình yêu thương là rất lớn, trẻ có nhu cầu yêu thương và được yêu thương. Nếu được thỏa mãn nhu cầu này và trẻ sống trong môi trường giáo dục tốt, sẽ là điều kiện tốt để hình thành nhân cách cho trẻ. Độ tuổi mầm non đang trong quá trình hoàn thiện về tâm lý, với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý của trẻ sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm và ý chí). Ở độ tuổi này, tình cảm luôn chi phối mọi hoạt động của chúng. Vì vậy giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong số những nhiệm vụ hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách cho trẻ sau này. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ch trẻ một cách đúng đắn và phù hợp sẽ đem lại cho tương lai của đất nước những mầm xanh của trí tuệ tình yêu thương và lòng nhân ái, góp phần tạo dựng một đất nước ngày một phát triển đi lên. Việc phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Chính việc phát triển tính độc lập, khả năng tập trung và làm theo các chỉ dẫn đơn giản là vô cùng thiết yếu giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống xã hội. Song trên thực tế hiện nay việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở các trường mầm non còn chưa được quan tâm.Đa phần giáo viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, còn thiếu kỹ năng giáo dục và truyền đạt nhằm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Và đặc biệt khi tiếp nhận lớp mẫu giáo nhỡ C3, các cô giáo hoàn toàn mới lạ với trẻ, một số trẻ mới đi học, ở đó trẻ không có không có bố mẹ, người thân bên cạnh nên trẻ không muốn đến lớp, đến lớp là trẻ khóc và đòi về. Khi cô đón trẻ dường như phải “giằng co” với phụ huynh thì trẻ mới vào được lớp. Một số trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý. Các bậc phụ huynh thì lo lắng không biết các con sẽ như thế nào khi ở lớp. Trước tình hình đó trên cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi thật sự rất băn khoăn, trăn trở làm thế nào để các cháu thích đến lớp, yêu bạn bè, cô giáo, mạnh dạn tự tin và thực sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui của bé. Với mong muốn ấy tôi đã suy nghĩ và nhận thấy việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là điều rất cần thiết. Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nhỡ ”. II. Mục đích nghiên cứu Tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi”, vì thông qua việc giải quyết các tình huống giúp trẻ phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội. Đồng thời, tôi đã thiết kế các hoạt đô ̣ng, sưu tầm và sáng tác mô ̣t số bài thơ, bài hát, câu chuyê ̣n trò chơi về phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội.Từ đó, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn nô ̣i dung giáo dục trẻ theo từng dạng hoạt động, theo từng thời điểm. Như vậy viê ̣c giáo dục kỹ phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ trong trường mầm non được tiến hành với hình thức phong phú hơn, hiệu quả hơn. III. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ mẫu giáo nhỡ IV. Nhiêm ̣ vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Khảo sát mức đô ̣ phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ 4- 5 tuổi. - Sưu tầm, thiết kế nô ̣i dung giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ - Xây dựng nô ̣i dung hoạt đô ̣ng nhằm hình thành và giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội phù hợp với trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. - Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. V. Thời gian nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019. VI. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp dùng tình cảm. - Phương pháp làm gương cho trẻ. - Phương pháp trò chơi, luyện tập. - Phương pháp khuyến khích, động viên. - Phương pháp đàm thoại, trò chuyện với trẻ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trẻ mẫu giáo nhỡ rất dễ xúc cảm và rất nhạy cảm. Xúc cảm của trẻ nảy sinh nhanh chóng và mất đi cũng dễ dàng do đó tình cảm của trẻ chưa ổn định và chưa bền vững. Mọi hành động của trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm bởi trẻ chưa kiềm chế được tình cảm của mình. Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có thể tiếp thu kinh nghiệm quan hệ tình cảm xã hội ở người lớn, cảm nhận được sự quan tâm và chăm sóc của họ. Việc giáo dục mối quan hệ thân ái với mọi người xung quanh và tình cảm thân ái đã có thể bắt đầu hình thành ở lứa tuổi mẫu giáo. Những mối quan hệ bạn bè thực sự bắt đầu hình thành. Trẻ được thể hiện một số kĩ năng xã hội: chờ đến lượt, chia sẻ và quan tâm người khác, tuy nhiên việc cãi nhau và giận dữ vẫn hay xảy ra. Ở lứa tuổi này, trẻ ít phụ thuộc hơn vào người khác, trẻ có thể tự chơi trong khoảng thời gian dài hơn…Trẻ muốn khẳng định mình, mong muốn đạt tới tính tự lực.Vì vậy người lớn cần phải nuôi dưỡng mong muốn độc lập đáp ứng những nhu cầu tự lực và làm phong phú những hoạt động của trẻ một cách phù hợp. Tình cảm đạo đức và thẩm mỹ được nảy sinh, phát triển mạnh và luôn luôn gắn quyện với nhau. Trẻ bắt đầu rung động trước cái đẹp và yêu thích cái đẹp, hứng thú tham gia các hoạt động nghệ thuật như múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, tạo hình. Trẻ bước đầu nhận biết được các hành vi đạo đức đơn giản trong mối quan hệ giữa người với người: Tốt, xấu, đúng, sai. Đặc biệt trẻ xuất hiện tính bướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, tự mình làm tất cả. Đồng thời đứa trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng giành về mình, do đó tính ích kỷ càng có dịp phát triển mạnh. Đối với những đứa trẻ đang ở vào tình trạng khủng hoảng người lớn thường gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớn nhất là tính bướng bỉnh và ngang ngạnh của nó. Nếu được giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đúng đắn, người lớn kịp thời nhận thấy những khả năng mới cuả trẻ và thỏa mãn nhu cầu muốn độc lập tự chủ của trẻ và tạo ra những hình thức hoạt động mới, những quan hệ mới với người lớn thì sự khủng hoảng sẽ được rút ngắn và vượt qua một cách nhẹ nhàng. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào đời. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Đặc điểm tình hình * Thuận lợi: + Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính, tivi, 100% các lớp học đều có máy vi tính kết nối internet trực tiếp với tivi. + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, bồi dưỡng, chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. + Lớp luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường như: Lớp có kết nối mạng Internet cho máy tính và một màn hình tivi Sony 42 inch giúp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy và học được thường xuyên hơn. Hệ thống ánh sáng và quạt mát được trang bị đầy đủ, đúng theo quy định học đường. + Giáo viên trong lớp có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn gần gũi quan tâm đến trẻ. Bản thân tôi luôn tích cực sưu tầm tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục hay trên mạng Internet, học hỏi đồng nghiệp. + Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong học tập, đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỷ lệ chuyên cần cao. + Đa số phụ huynh trẻ đã quan tâm, tin tưởng gửi con, thường xuyên phối kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục con trẻ mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện. * Khó khăn: + Các loại tài liệu, sách, báo, bài tập về phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội còn hạn chế. + Trình độ của giáo viên chưa đồng đều nên hiệu quả giáo dục kỹ năng phát triển tình cảm và quan hệ xã hội ở các lớp không giống nhau. + Một số trẻ trong lớp chậm phát triển ngôn ngữ, một số trẻ rất hiếu động chưa tập chung, dễ nhớ, nhanh quên những kỹ năng cô hướng dẫn trong ngày. + Phụ huynh còn quá bao bọc trẻ, ít trò chuyện, chơi đùa cùng con khiến cho trẻ ít có cơ hội trải nghiệm, va chạm với bên ngoài nên kỹ năng xã hội của trẻ còn hạn chế. 2. Thực trạng việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 45 tuổi. Để giúp cho việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ thực sự hiệu quả, đáp ứng được tình hình thực tế của lớp, phù hợp với khả năng mà học sinh của mình có được thì đây là một việc làm vô cùng cần thiết. Mỗi một đứa trẻ khác nhau có sự khác nhau về đặc điểm tâm sinh lý, về đặc điểm phát triển tình cảm, về khả năng nhận thức cũng như những kỹ năng xã hội, kỹ năng sống. Việc khảo sát đầu vào sẽ giúp cô giáo hiểu rõ hơn về khả năng nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh của từng cá nhân trẻ cũng như của cả lớp. Từ đó cô giáo sẽ xây dựng được những biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ, phát huy được tối đa các khả năng của trẻ góp phần đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Từ những nhận thức về giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ các lĩnh vực của nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ để nắm được những nội dung trẻ đã làm được, những nội dung nào trẻ chưa làm được. Qua đó tôi tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn các biện pháp tác động một cách phù hợp. * Kết quả khảo sát như sau: Đạt Nội dung phát triển tình STT cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ Tổng số trẻ Chưa đạt Tỷ Số lệ trẻ Số Tỷ lệ trẻ % % 1 Ý thức về bản thân 43 23 53% 20 47% 43 20 47% 23 53% 43 22 51% 21 49% 43 20 47% 23 53% Nhận biết và thể hiện cảm 22 xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh. 3 4 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội Quan tâm đến môi trường Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ lớp tôi còn rất thấp, trẻ hầu như chưa cảm nhận được những tình cảm của mọi người giành cho trẻ cũng như chưa biết cách thể hiện tình cảm của mình đối với mọi người, với gia đình, với thiên nhiên, với thế giới đồ vật và rộng hơn là tình yêu với làng xóm, khu phố quê hương đất nước. Với kết quả như vậy, tôi thấy giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ lớp tôi là một việc làm cần thiết nhằm tạo dựng nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. III. BIỆN PHÁP 1. Biêṇ pháp 11 Sưu tâm tài liêu. ̣ - Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu và học hỏi thông qua rất nhiều nguồn tài liệu, tư liệu khác nhau như: + Qua chị em đồng nghiệp trong trường: tôi học hỏi chị em đồng nghiệp rất nhiều thông qua các buổi kiến tập đặc biệt là môn hoạt động làm quen với văn học, hoạt động khám phá, hoạt động góc, hoạt động chiều... thông qua các giờ họp chuyên môn chị em hướng dẫn và chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức hoạt động, tổ chức trò chơi học tập. + Qua các buổi kiến tập cấp quận và kiến tập cấp thành phố tôi đều ghi chép, sưu tầm các trò chơi học tập hay, mới lạ để làm tài liệu tham khảo. + Được Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức các buổi học về chuyên môn tôi đã học hỏi được rất nhiều. - Qua các loại sách báo: + Giáo trình giáo dục học mầm non – NXB giáo dục Hà Nô ̣i 2009 + Giáo dục mầm non – Nguyễn thị Hòa – NXB ĐH sư phạm, Hà Nội, 2007 + Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý hoạc trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐH sư phạm, Hà Nô ̣i 2009 + Tạp chí giáo dục mầm non do nhà trường phát hàng tháng + Chương trình giáo dục thường xuyên. - Qua các trang mạng internet: http://vietnam.unifpa.org/vi... 2. Biêṇ Pháp 21 Xây dựng kkế hoạch dạy trẻ phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội. Qua kết quả khảo sát trên cho thấy về phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ còn rất hạn chế. Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp nhằm làm phong phú kiến thức của trẻ, nâng cao ý thức, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Việc dự kiến trước những công việc phải làm, biện pháp thực hiện các công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo cho công việc thực hiện thành công giúp cho tôi chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện và đó cũng là cơ sở đánh giá kết quả thực hiện của tôi. Nhận thức được vai trò, tác dụng, hiệu quả của biện pháp này ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch để nhằm nâng cao các biện pháp giáo dục tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ. * Cách thực hiện: Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, tôi đã tự tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu để hiểu hơn về đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Mặt khác, tôi cũng luôn tìm đọc các thông tin về giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua sách báo, tạp chí giáo dục hay trên mạng internet. Đặc biệt, tôi luôn bám sát vào chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Ở đó, tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) để lựa chọn nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với trẻ lớp mình, đồng thời cũng tự tìm hiểu những hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nhỡ để định hướng cho việc xây dựng các biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ của lớp tôi. * Kết quả: Tôi đã xây dựng được bảng kế hoạch định hướng phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ thông qua những mục tiêu hoạt động, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục. Nội dung thực hiện Thời Mục tiêu gian Học kì I - Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ (MT 67). - Trò chuyện trong giờ đón trả trẻ - Gây hứng thú: Sử dụng các hình ảnh, câu chuyện, tình huống - Nói được điều bé thích, nhằm thu hút sự chú ý quan tâm không thích, những việc gì bé của trẻ. có thể làm được (MT 68) - Hoạt động chung: Qua các hoạt - Tự chọn đồ chơi, trò chơi đông làm quen văn học, hoạt theo ý thích (MT 69) dộng khám phá xã hội, hoạt động - Cố gắng hoàn thành công việc được giao (MT 70) tạo hình... giúp trẻ cảm nhận được tình cảm, vẻ đẹp, biết thảo luận làm việc theo nhóm, biết - Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua cách giao tiếp với những người nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua xung quanh . tranh ảnh (MT 71) - Cô chủ động hướng sự tập trung - Biểu lộ một số cảm xúc vui, chú ý của trẻ, lắng nghe cô nhờ buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc các đồ dung trực quan, ngôn ngữ nhiên. (MT 72) lời nói để trẻ có thể tiếp thu được. - Thực hiện được một số qui - Ngoài giờ học: Cho trẻ xem định ở lớp và gia đình: Sau khi hình ảnh, video…. để trẻ tự trả lời chơi cất đồ chơi vào nơi qui câu hỏi của cô. định, giờ ngủ không làm ồn, - Hoạt động vui chơi: Yêu cầu trẻ vâng lời ông bà, bố mẹ (MT trả lời, làm bài tập, giải quyết các 76) tình huống…. khi tham gia các - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chào hỏi lễ phép (MT 77) góc, hoạt động giao lưu. - Chú ý nghe cô, bạn nói (MT - Hoạt động ăn, ngủ: Cả lớp 78) thường xuyên đọc những bài thơ - Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở (MT 79) - Bỏ rác đúng nơi qui định (MT 82) nếp ăn ngủ quen thuộc hàng ngày. - Hoạt động ngoại khóa: Trường lớp tạo điều kiện cho trẻ có thêm những chuyến đi dã ngoại, tham quan thực tiễn… để đáp ứng nhu cầu phát triển tình cảm của trẻ. Học kì - Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, - Hoạt động chung: Qua các hoạt lăng Bác Hồ. (MT 73) động trẻ cảm nhận được tình cảm, học tập được những kĩ năng xã - Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ (MT hội cần thiết. Đặc biệt trong các hoạt động khám phá, làm quen văn học… 74) - Hoạt động vui chơi: Trẻ tích cực - Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước (MT tham gia các hoạt động vui chơi giao lưu. 75) - Hoạt động chiều: Xem băng - Biết trao đổi, thỏa thuận với II hình về kĩ năng sống bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (vui chơi, trực nhật) - Ngày hội, ngày lễ: Trẻ được xem, tham gia các trò chơi dân gian thường có trong lễ hội nhằm (MT 80) - Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc (MT 81) giúp cho trẻ tự tin hơn. - Hoạt động tham quan dã ngoại: Trẻ được trực tiếp tham gia ngoại - Không bẻ cành, bứt hoa (MT khóa do trường tổ chức, hoạt 83) động tập thể do bố mẹ trẻ thực - Không để nước tràn khi rửa hiện vào ngày nghỉ. tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng (MT 84) 3. Tạo môi trường “Lớp học thân thiện” với tình cảm gắn bó, yêu thương để trẻ có cơ hội được giao lưu cảm xúc và phát triển các hoạt động giao tikếp Mô hình “Lớp học thân thiện” là một mô hình mà ở đó trẻ được tham gia các hoạt động và có chế độ sinh hoạt như một gia đình, mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối quan hệ mẹ - con, mối quan hệ giữa trẻ và các bạn là mối quan hệ anh em ruột thịt. Một trong những đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lý của trẻ là sự phát triển mãnh liệt của những xúc cảm và chính những xúc cảm này có sự chi phối lớn các hoạt động tâm lý của chúng.Trẻ tiếp nhận tình cảm của người khác rất nhạy bén, đồng thời đáp ứng lại bằng tình cảm của mình đối với họ cũng rất nhanh.Nói cách khác, trẻ có nhu cầu được yêu thương và cũng dễ yêu thương mọi người. * Cách thực hiện: Bằng tình yêu thương, gắn bó của mình, tôi đã hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban trẻ, tạo những tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình cảm của mọi người bằng những hành vi, cử chỉ, thái độ tốt đẹp. Đầu năm khi mới nhận lớp, cô chưa quen trẻ, trẻ chưa quen cô giáo, chưa quen nhiều bạn.Trẻ vừa được nghỉ hai tháng hè ở nhà, trẻ đang quen sống trong môi trường gia đình, ở nhà với những người thân yêu, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em… lúc nào trẻ cũng có những người thân bên cạnh. Đặc biệt là lớp có rất nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý. Vì vậy việc thích nghi với môi trường mới đối với trẻ là vô cùng khó khăn, thậm chí trẻ có biểu hiện sốc về mặt tâm lý. Cháu Tuấn Tú gào khóc không nói câu nào, cháu Trọng Nhân chạy lung tung khắp lớp, cháu Trà My không chịu chơi với các bạn, Cháu Tiến Đạt cô hỏi gì cũng chẳng nói. Ban đầu trẻ không muốn giao tiếp với bạn bè, cô giáo, muốn trẻ giới thiệu về bản thân mình thật là điều không thể. Bằng tất cả nhiệt huyết với nghề và mong muốn sao các cháu nhanh chóng thích nghi với lớp, tôi đã cố gắng hết mình và dùng tình yêu nghề, mến trẻ của mình để giúp trẻ vượt qua khó khăn bước đầu. Tôi đã không nản lòng cùng các cô ở lớp tìm mọi cách để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, và hòa nhập với tập thể: hòa mình vào vai trẻ, cùng trẻ làm quen, bằng tình cảm của mình để trẻ thấy được có cảm giác an toàn, tin tưởng và chia sẻ, cuối cùng gắng của chúng tôi đã được đền đáp, trẻ đã có thể tự tin giới thiệu về bản thân với bạn bè, cô giáo, người lớn. Ví dụ: Về nhu cầu yêu thương và dễ yêu thương: Cháu Tuấn Tú tuần đầu tiên đi học ngày nào cũng gào khóc, không chịu vào lớp, cô phải giằng co với mẹ bế cháu vào. Bằng tình yêu thương tôi đã ôm cháu vào lòng vỗ về để cháu có cảm giác an toànvà sau một tuần cháu đã vui vẻ trở lại và thích đi học. Điều đó khiến cả cô giáo và gia đình đều cảm thấy rất vui. Ví dụ: Về trẻ thể hiện sự quan tâm tới các bạn trong lớp khi bạn bị ốm, đau phải nghỉ học: Phương Anh bị kẹp chân vào xe đạp khiến 2 gót chân bị trầy da, vết thương khá rộng và sâu, bạn ấy không tự đi lại được nên gia đình đã xin cho cháu nghỉ học một tuần, tuần sau cháu đi học trở lại vết thương đã khô, tuy nhiên cháu đi lại còn khó khăn, tôi đã hướng cho các bạn trong lớp cùng quan tâm và hỏi thăm bạn ấy: “Các con lại đây xem bạn Phương Anh đã đi học rồi này, các con hỏi thăm xem bạn vì sao phải nghỉ học vậy? Và thế là các câu hỏi như: “Bạn bị sao thế?”, “Bạn có đau không?”, “ Bạn ấy bị đau chân đấy”, “Bị thế thì phải đau chứ”, nghe những câu hỏi rồi bạn khác trả lời thay cho nhân vật chính thật hồn nhiên, ngây thơ, nhưng tràn đầy tình thương yêu của các con dành cho nhau tôi thấy có một niềm vui lớn khi các con đã biết quan tâm và thể hiện tình cảm của mình với người khác. Qua đó tôi cũng giáo dục cho trẻ bài học kinh nghiệm khi ngồi sau xe đạp, phải để chân cản thận, không được thò chân vào bánh xe, nếu không sẽ bị kẹp chân như bạn, và nhắc nhở trẻ giúp đỡ bạn trong lớp, không nô đùa va vào bạn sẽ làm bạn đau, lấy đồ dùng giúp bạn khi bạn phải đi lại. Thông qua các hoạt động giao lưu với các bạn trong khối, với các anh chị lớp lớn hơn hay các em lớp mẫu giáo bé trong trường cũng được tôi tổ chức thường xuyên nhằm tạo cho trẻ sự gắn kết giữa trẻ với mọi người, giúp trẻ nhận ra mình và bạn chúng ta là những thành viên trong một nhà. Là bạn bè, trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, là anh chị, trẻ biết nhường nhịn, quan tâm các em, là con trẻ biết ngoan ngoãn, vâng lời người lớn. Khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ trong các hoạt động hàng ngày như khi xúc cơm, chải tóc cho trẻ, tôi trò chuyện với trẻ bằng các câu hỏi: “Con thấy hôm nay các cô nhà bếp nấu ăn thế nào?, con có thích món ăn này không?, con thích ăn món nào nhất?, con ngủ có ngon không? Cô chải tóc có đau không? Ai là người hay chải tóc cho con ở nhà?”... Trong thiết kế môi trường hoạt động, tôi tạo cho trẻ những hoạt động để trẻ có thể chia sẻ hay lắng nghe bạn và tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Trong hoạt động trò chuyện đầu giờ, tôi tạo cơ hội cho trẻ nói bằng cách gợi mở các câu hỏi như: “Hôm nay các con đi học bằng phương tiện gì? Trên đường tới trường con đã gặp những ai?, Chủ nhật con được đi chơi ở đâu kể cho các bạn cùng biết nào? hay trong giờ chơi, tôi hỏi trẻ: “Con thích chơi trò chơi gì? Con có vui khi tham gia trò chơi đó? Hoạt động góc là khi trẻ hóa thân vào vai chơi, thành các vai diễn mà trẻ thích, lúc này lớp học là một xã hội trẻ em, và khi xã hội trẻ em ấy xuất hiện, tôi giúp trẻ thiết lập và phát triển tình cảm bạn bè, chú ý những cháu đã thành lập được nhóm bạn chơi và những cháu không thể thành lập nhóm bạn chơi, tìm hiểu lý do và có những tác động phù hợp và xử lý các tình huống sư phạm. Ví dụ: Một tình huống mà phụ huynh đến trao đổi với giáo viên, đó là bà nội của cháu Hà Linh đến lớp và hỏi cô giáo rằng ở lớp cháu có chơi với các bạn không? Về nhà cháu nói là các bạn không chơi với cháu, cháu nói cháu chỉ ngồi ở góc bác sĩ với bạn Uyên Nhi thôi. Ngay giờ hoạt động góc hôm đó, tôi vẫn để 2 bạn đó chơi góc bác sĩ và tôi quan sát trẻ chơi. Qua quan sát tôi đã tìm ra câu trả lời vì sao bà cháu lại thắc mắc như vậy. Hai bạn chơi ở góc bác sĩ lúc đầu rất hăng hái mặc trang phục, chuẩn bị đồ dùng, nhưng sau đó thì ngồi buồn thiu vì không có bệnh nhân tới khám. Và tôi đã xử lý tình huống để trẻ chơi đạt hiệu quả, là hóa thân vào vai chơi của trẻ để trò chuyện với trẻ mà không tạo áp lực hay khoảng cách với trẻ. “ Bác sĩ ơi giúp tôi với, không hiểu tại sao tôi bị đau chân quá, bác khám cho tôi với ạ”, và trẻ khám cho tôi, sau đó tôi sang góc gia đình và trao đổi với góc gia đình, hôm nay là lịch khám sức khỏe định kỳ rùi đó các bác mau đến phòng khám đa khoa để khám đi kẻo muộn rồi... Sau giờ chơi hôm đó tôi hướng dẫn trẻ về kỹ năng chơi liên nhóm để trẻ không còn cô lập trong góc chơi của mình mà liên kết với nhau như một xã hội thực thụ. Không chỉ là tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp trong gia đình nhỏ C3, tôi còn tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với các thành viên trong gia đình lớn là các cô, bác cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường thông qua các buổi thăm lớp, dự giờ của ban giám hiệu, hay thăm giờ ăn của các cháu xem có ngon miệng không, có hết xuất không của các cô nhà bếp. Thăm quan nơi làm việc, trò chuyện về công việc của chú bảo vệ, các cô nhà bếp qua giờ hoạt động ngoài trời. * Kết quả: Từ sự khởi đầu khó khăn thay đổi lớp học mới, cô giáo mới, với sự rụt rè, nhút nhát, thậm chí là sợ tới lớp giờ đây trẻ đã mạnh dạn, tự tin, luôn sẵn sàng đón nhận tình cảm của mọi người xung quanh đối với mình và biết cách thể hiện lại những tình cảm của mình dành cho mọi người một cách tự nhiên. Trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu các bạn và cô giáo, và điều đáng mừng nhất mà tôi đã làm được là tạo cho trẻ cảm giác thích đến lớp mỗi ngày. 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động 4.1. Hoạt động học: Hoạt động học tập nói chung mang tính bắt buộc nhưng hoạt động học tập của trẻ mầm non không mang tính bắt buộc. Lứa tuổi mẫu giáo, trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Khác với người lớn, trẻ em thực sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức khoa học trong trường mầm non qua phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Do vậy, chơi giữ vai trò là hoạt động chủ đạo trong các hoạt động trong trường mẫu giáo. Trường mầm non là môi trường để trẻ trải nghiệm, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, hành vi xã hội cho trẻ, cũng như cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết cho giai đoạn tiếp theo. * Cách thực hiện: Việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ được tôi tiến hành qua từng tiết học. Với các hoạt động khám phá, tôi lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ tương ứng với mỗi sự kiện trong tháng, mỗi đề tài khám phá. Ví dụ: Với đề tài: “Gia đình thân yêu của bé”, tôi hướng cho trẻ quan tâm tới các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên, thói quen, sở thích của mỗi người. Từ đó trẻ thêm yêu quý gia đình mình và tôn trọng thói quen, sở thích riêng của mỗi người. Tiếp theo, tôi gợi ý cho trẻ nói về những đồ dùng gia đình, ý nghĩa của một số đồ dùng đặc biệt, đó có thể là những món qùa sinh nhật hay những đồ dùng kỷ niệm của gia đình, từ đó trẻ biết giữ gìn, trân trọng và nâng niu những đồ dùng ấy. Ngoài ra, tôi khuyến khích trẻ kể về các con vật nuôi, các cây trồng trong gia đình, kể về tên gọi, đặc điểm lợi ích và một số cách chăm sóc chúng. Từ những hoạt động ấy, trẻ có được tình cảm với những người thân, anh em họ hàng, làng xóm, với các con vật nuôi cây trồng, với những đồ dùng gần gũi thân thuộc. Qua đó, trẻ cảm nhận được tình cảm của mọi người giành cho mình và thể hiện được tình cảm của trẻ với mọi người. Trong giờ học làm quen với tác phẩm văn học, tôi giúp trẻ nhận thức đúng tình cảm, hành vi chuẩn mực và hành vi không chuẩn mực, mượn hình ảnh các nhân vật trong tác phẩm để khuyến khích trẻ hướng tới các hành vi chuẩn mực và tình cảm đúng đắn thông qua việc đàm thoại về nội dung truyện, hay trẻ thể hiện tình cảm của mình qua kể chuyện hoặc đọc thơ, đóng kịch. Từ đó, tôi giáo dục trẻ vận dụng những tình cảm và hành vi đạo đức đúng đắn mà trẻ lĩnh hội được trong giờ học vào cuộc sống thực. Ví dụ: Tôi cho trẻ kể chuyện sáng tạo: “Chó sói và cừu non”. Cô kể một đoạn chuyện và tạo tình huống.Trẻ thảo luận sáng tạo ra kết thúc của câu chuyện. Qua câu chuyện con rút ra bài học gì?. Sau đó tôi giúp trẻ hiểu rằng: Khi gặp nguy hiểm phải thật bình tĩnh, dũng cảm nghĩ ra cách để thoát thân như chú cừu non. Bên cạnh đó, việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội còn được tôi thực hiện thông qua các giờ học âm nhạc với những giai điệu vui tươi, hồ hởi ngọt ngào, êm đềm của các bài hát, và vận động minh họa ngộ nghĩnh đáng yêu giúp trẻ thêm yêu người, yêu cuộc sống, hay tinh thần đồng đội của các bạn khi tham gia các trò chơi tập thể trong giờ học thể dục cũng luôn được tôi cổ vũ trẻ phát huy, tuy nhiên không chỉ là những tiết học chính trên lớp, song song với các giờ học trên lớp các con cũng được lĩnh hội những bài học về tình cảm và kỹ năng xã hội thông qua các giờ học năng khiếu, như học vẽ, học múa,... Ở đây tất cả các bạn trong khối sẽ được học cùng nhau là một dịp để trẻ giao lưu và học hỏi rất tốt. * Kết quả: Qua mỗi giờ học ở lớp, dường như là một sân chơi đối với trẻ, ở đó trẻ được thể hiện tất cả các cung bậc của cảm xúc của mình. Đó là sự tiếc nuối cho một bạn sắp hoàn thành yêu cầu của cô mà thời gian đã hết, đó là sự hào hứng cổ vũ bạn chơi, là niềm vui được hóa thân vào các nhân vật cổ tích, là sự hứng khởi của các vận động viên chuẩn bị bước vào sàn thi đấu, đó cũng là những nụ cười, những tiếng hò reo trong niềm vui chiến thắng... đó là những khoảnh khắc tuyệt vời, dấu ấn không thể nào quên của tập thể C3 chúng tôi. 4. 2. Hoạt động ngoài trời, tham quan dã ngoại: Hoạt động ngoài trời, dạo chơi thăm quan là môi trường trải nghiệm thực tiễn giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội một cách tự nhiên nhất.Trong hoạt động này, trẻ có thể tiếp nhận những tình cảm của mọi người giành cho trẻ qua cảm nhận của chính mình. Cũng qua hoạt động dạo chơi thăm quan, trẻ được thể hiện tình yêu với con người, tình yêu với thiên nhiên cỏ cây hoa lá, với làng xóm, khu phố, quê hương đất nước... theo cách riêng của trẻ. Có thể là những câu chuyện trẻ nói với chú bảo vệ, cô lao công trong các buổi giao lưu mà tôi tổ chức cho các cháu tham gia hay những hành động nhỏ như chăm sóc cây xanh tại góc thiên nhiên của lớp, trong vườn trường. Từ những hoạt động ấy, trẻ dần hình thành các hành vi giao tiếp văn minh nơi công cộng, trẻ không nóng vội, biết nhường nhịn khi chờ xếp hàng đến lượt mình, các bạn con trai lớp tôi luôn sẵn sàng nhường nhịn và bênh vực các bạn con gái. Ví dụ: Hàng tuần tôi phân công các tổ thay phiên nhau chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên của lớp. Khi đến lượt tổ nào là trẻ tự ý thức được công việc của mình. Tôi cho trẻ sử dụng những dụng cụ để chăm sóc cây xanh như bình tưới nước bằng chai lavie hay dụng cụ xới đất được làm từ vỏ hộp sữa chua... Hoạt động dạo chơi thăm quan đã góp phần hình thành ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các con vật, đồ vật, sản phẩm của người lao động. Hơn thế nữa, hoạt động dạo chơi tham quan cũng hình thành ở trẻ ý thức tuân thủ một số quy định của tập thể cũng như phát triển các kỹ năng mềm cho trẻ, giúp trẻ có thể tự tạo cho mình một môi trường hợp tác giữa các bạn chơi hay giữa các nhóm chơi. Ví dụ: Trước mỗi giờ dạo chơi, tôi luôn cho trẻ về các nhóm chơi và quy định những nhiệm vụ,trò chơi tập thể mà tất cả các nhóm phải tham gia. Sau đó, tôi quy định cho trẻ những nhiệm vụ riêng của từng nhóm và gợi ý trẻ tự phân công chức vụ (nhóm trưởng, nhóm phó, tổ viên), cả nhóm cùng nhau thảo luận cách thức giải quyết công việc hay cách thu thập thông tin về địa điểm trẻ được dạo chơi, tham quan. Qua mỗi buổi, tôi cho trẻ thay đổi các hình thức cá nhân, nhóm, tập thể một cách phù hợp với từng hoạt động, sau mỗi tuần tôi thực hiên đổi nhóm cho trẻ để trẻ có kỹ năng hợp tác với tất cả các bạn trong lớp. Trong dịp nhà trường tổ chức cho các cháu đi thăm quan, học tập ngoại khóa tại Nông Trại giáo dục Erahousae. Qua buổi tham quan thực tế, các cháu không những được trải nghiệm qua các trò chơi: làm bánh, bắt cá, gieo hạt, nhà bóng... mà còn được tự do thể hiện tình cảm, sự quan tâm của mình với các bạn.Từ đó mà tình cảm của trẻ với các bạn trong lớp, trong trường, với các cô càng trở nên gắn bó. * Kết quả: Qua các hoạt động ngoài trời, lao động vừa sức, tham quan dã ngoại...giờ đây trẻ không còn bỡ ngỡ và thờ ơ với các sự vật, hiện tượng cảnh vật và con người xung quanh. Trẻ đón nhận tất cả những điều ấy với thái độ hân hoan và đầy hứng thú.Trẻ tự tin trao đổi với nhau và mạnh dạn khẳng định vị trí của mình qua các hoạt động. 4.3. Hoạt động vui chơi theo nhóm góc: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là một hoạt động mang màu sắc tình cảm và kỹ năng xã hội rõ rệt, trong hoạt động này, trẻ có thể thỏa sức chia xẻ, giãi bày và khẳng định được chính bản thân mình. Cũng từ hoạt động vui chơi, xã hội trẻ em được hình thành. Trong khi vui chơi, trẻ tỏ ra rất sung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan