Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường...

Tài liệu Skkn một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non

.PDF
14
243
105

Mô tả:

1. Lời giới thiệu Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người. Có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng thể lực và sự phát triển trí tuệ của con người. Trong mọi thời đại thì sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người nói riêng và của toàn nhân loại thế giới nói chung, khi sức khỏe bị suy giảm thì năng xuất lao động, kết quả học tập, hiệu quả trong công việc của con người mang lại nhưng không cao như mong muốn. Nhất là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển cả về thể lực và trí lực, trẻ em nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và học giỏi. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây vấn đề “phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ” là một vấn đề cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói chúng ta đang nỗ lực phấn đấu “dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, ưu tiên đầu tư trong việc chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học rất lớn, xã hội và nhân văn quan trọng mà mọi đứa trẻ trên thế giới này đều được quyền đón nhận. Như Bác Hồ đã nói “Trẻ em như búp trên cành” câu nói này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người đặc biệt là cuộc đời của một đứa trẻ là cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất, để trẻ phát triển một cách toàn diện. Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt protein – năng lượng, trạng thái trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ và vừa ở nước ta chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Từ nhận thức “sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”, sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến thể lực và trí tuệ, đặc biệt sức khỏe là yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện đối với trẻ sau này. Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể trẻ chậm phát triển và sinh ra nhiều loại bệnh tật, nhất là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, đây đang là thời kì và trong giai đoạn phát triển nhanh về thể lực và trí tuệ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, và có đủ khả năng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại đặc biệt là thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. Có thể cho rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa là hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ không ngừng phát triển, để đảm bảo công tác “phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” được phát huy theo hướng tích cực, thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ em. Giáo dục “Dinh dưỡng và sức khỏe” luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm hàng đầu của nhà trường đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Từ thực tế đó tôi nhận thấy rằng cần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống đến mức thấp nhất đó là vấn đề rất cần thiết, cấp bách. Là một giáo viên dạy lớp 5 tuổi của trường mầm non Hoàng Đan, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi của nhà trường cả về cân nặng và chiều cao xuống mức thấp nhất có thể. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” 2. Tên sáng kiến “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đoàn Thị Hằng 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Lĩnh vực áp dụng: Giáo viên mẫu giáo trong trường mầm non - Vấn đề sáng kiến giải quyết: “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9/2016 - 3/2017 6. Mô tả bản chất của sáng kiến 6.1. Về nội dung của sáng kiến Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, tính theo cân nặng trẻ nhỏ cần 100 – 120 kcal cân nặng/ ngày, nhưng ở người lớn cần 100 kcal/ ngày. Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp, hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, nó là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, nếu như được người lớn chăm sóc, nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen môi trường xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học. Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là thường xuyên và liên tục chải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Thế nhưng ở mỗi địa phương, thì việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ có sự khác nhau. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 -6 tuổi nói riêng là chậm lớn, thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả năng học tập, năng xuất lao động kém khi trưởng thành. Đáng lo ngại là những trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, thành viên khác trong gia đình chú ý tới, vì trẻ vẫn bình thường, ở một cộng đồng có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều “nhỏ bé” như nhau. Do đó, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần được sự quan tâm của mọi người. Trẻ 5 – 6 tuổi, độ tuổi mầm non có nhu cầu dinh dưỡng cao, các nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ có thể là: Trẻ không được ăn đúng và đủ theo lứa tuổi: Nhiều mẹ nghĩ để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ chỉ cần cho trẻ ăn bột muối, thức ăn dặm thiếu dầu mỡ, thức ăn động vật, rau xanh, hoa quả. Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đứa con nhẹ cân, còi cọc, đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này, người mẹ bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng. Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta, chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bị bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Thiếu chăm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: Ngoài chăm sóc về ăn uống, để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, đứa trẻ cần được chăm sóc về sức khỏe (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chăm sóc về tâm lý, tình cảm và chăm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn. Từ những thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng như sau: Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng, trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng: Phấn đấu bữa ăn nào cũng có đủ 4 món cân đối, ngoài cơm (cung cấp năng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, lạc vừng, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung, luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng. Thực hiện vệ sinh môi trường nơi trẻ sống: Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh. Thực hiện gia đình: Gia đình hạnh phúc, có nề nếp văn hóa, năng động, lành mạnh. Có biểu đồ tăng tưởng để theo dõi sức khỏe của trẻ, không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba. Theo dõi khẩu phần ăn của trẻ trong trường mầm non cũng là vấn đề quan trọng trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Với sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường đã vận động được sự ủng hộ của các ban ngành, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh. Bản thân là giáo viên tôi được tập huấn chuyên môn hè về “Dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe” do Phòng giáo dục tổ chức. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được trang bị khang trang, đồ dùng học tập cũng như đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú cho trẻ được trang bị đầy đủ, công trình vệ sinh và nguồn nước sạch đã được đảm bảo cho trẻ sử dụng. Vấn đề phòng chống dinh dưỡng dễ dàng lồng ghép vào các môn học khác như: môn thể dục, môn môi trường xung quanh, Văn học … và nó cũng giúp cho tôi dễ dàng giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi vào tiết học cũng như khi hoạt động ngoài trời. Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên tuy nhiên khi thực hiện cũng gặp không ít những khó khăn trở ngại. Trường có 2 khu nên việc tổ chức công tác bán trú gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc tuyên truyền cách phối hợp các loại thực phẩm trong cách ăn uống của trẻ mang lại hiệu quả về sức khoẻ khá cao. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của một số hộ gia đình khó khăn nên một số cha mẹ học sinh chưa thực hiện tốt đựơc về vấn đề “Dinh dưỡng và sức khỏe” cho trẻ. Mặt khác do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế về việc “phòng chống suy dinh dưỡng” họ không coi trọng hay nói đúng hơn là phụ huynh không coi đó là bệnh mà chỉ xem đó là tình trạng còi xương hay chậm lớn hoặc là do yếu tố di truyền qua các thế hệ (cha mẹ nhỏ con thì sinh con ra là nhỏ). Hơn nữa kĩ năng về chăm sóc dinh dưỡng sức khoẻ của phụ huynh cho con còn hạn chế, thiếu hiểu biết chưa hiểu được bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là như thế nào. Do vậy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường vào đầu năm học là khá cao. Với những thực trạng như trên khiến tôi không khỏi băn khoăn lo lắng và suy ngẫm để có thể tìm ra những biện pháp thực sự tốt, có hiệu quả nhằm mang lại lợi ít về sức khoẻ cho trẻ. Và một trong những biện pháp đó có biện pháp phối hợp chặt chẽ gia đình và giáo viên, nhà trường trong việc thực hiện về giáo dục “phòng chống suy dinh dưỡng” cho trẻ trong trường mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng. Năm học 2016-2017 trường mầm non Hoàng Đan đang đề nghị sở công nhận trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia. Vì vậy đây là giai đoạn cần nâng cao chất lượng chăm sóc nhu cầu dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ở trường. 6.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Do tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở độ tuổi 5 – 6 tuổi trong nhà trường khá cao, cụ thể qua việc cân đo khám sức khỏe đầu năm: Tổng số trẻ 5 - 6 tuổi trong trường là 132 trẻ Tổng số trẻ ăn bán trú: 132/132 đạt 100% Stt Tên lớp Tổng số trẻ Tổng số trẻ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ Cân nặng Chiều cao đến trường được cân đo Bình thường SDD Bình thường TC 1 5 tuổi A1 38 38 35 3 32 6 2 5 tuổi A2 30 30 30 0 28 2 3 5 tuổi A3 34 34 30 4 31 3 4 5 tuổi A4 30 30 29 1 27 3 Tổng 4 lớp 132 132 124 8 118 14 100% 100% 93,94% 6,06% 89,39% 10,61% % Với những thực trạng như trên khiến tôi không khỏi băn khoăn lo lắng và suy ngẫm để có thể tìm ra biện pháp thực sự tốt, có hiệu quả, nhằm mang lại lợi ích về sức khỏe cho trẻ. Một trong những biện pháp đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên trong việc giáo dục “phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” Để thực hiện tốt vấn đề về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non nói chung và 5 – 6 tuổi trong trường mầm non nói riêng, chúng ta cần đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm hiểu một số biện pháp sau: a. Biện pháp 1: Tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng đến các bậc phụ huynh. Để đạt được mục tiêu chăm sóc, giáo dục cho trẻ thì việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là việc làm cần thiết và thường xuyên. Trong đó sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả của các bậc phụ huynh góp một phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ. Giáo viên thực hiện tuyên truyền kiến thức khoa học về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đến các bậc phụ huynh. Trước hết tạo niềm tin và uy tín đối với phụ huynh để họ yên tâm gửi con đi học. Qua công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ làm cho phụ huynh thấy cần thiết phải đưa con đến trường. * Tổ chức các buổi họp phụ huynh Tôi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ với cha mẹ trẻ và cộng đồng là những nội dung quan trọng đối với mỗi giáo viên trong trường mầm non. Xây dựng nội dung tuyền truyền được thể hiện trong chương trình của năm học, qua từng học kỳ, qua kế hoạch hoạt động tháng, phù hợp, linh hoạt với nhu cầu và tình hình thực tế của nhà trường và của lớp. + Tôi vận động các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. + Tuyên truyền cho các bà mẹ không nên cai sữa cho trẻ khi trời đang quá nóng hoặc quá lạnh, khi trẻ đang bị ốm hoặc biếng ăn. Cần chú ý chế biến món ăn kĩ và thay đổi khẩu vị để trẻ đỡ chán. + Tuyên truyền cho phụ huynh về việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. + Tuyên truyền phụ huynh nên tẩy giun định kỳ cho trẻ. Giáo viên phổ biến kiến thức dinh dưỡng – sức khỏe, nuôi dạy con theo khoa học. Phổ biến thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vitamin muối khoáng có sẵn tại địa phương đảm bảo rẻ tiền nhưng giàu chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phổ biến cách bảo quản thực phẩm sống, thực phẩm chín một cách an toàn, tránh thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm độc. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh biết tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn hết suất ăn, động viên trẻ trong khi ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. * Xây dựng góc tuyên truyền Thông qua góc những điều cha mẹ cần biết và góc tuyên truyền của nhà trường, giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh biết “10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm”, “10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý”, điển hình hay gặp cho các bậc phụ huynh. In ấn và treo các hình ảnh, tranh minh họa về các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ, những kiến thức về an toàn và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ để giúp phụ huynh biết rõ hơn. Đặc biệt là tranh về 4 nhóm thực phẩm chính cụ thể là: + Nhóm lương thực (cung cấp năng lượng chủ yếu): gạo, mì, ngô, khoai... + Nhóm thức ăn động vật (đạm động vật): thịt, cá, trứng, tôm... Đạm thực vật: đậu phụ, đậu tương.... + Nhóm dầu ăn (cung cấp chất béo): vừng, lạc… + Nhóm rau xanh, hoa quả cung cấp vitamin, muối khoáng. + Hàng quý cân, đo trẻ và báo cáo cho phụ huynh rõ về tình trạng sức khỏe của trẻ qua góc tuyên truyền. * Giờ đón trả trẻ Sau các đợt cân đo trẻ tiến hành dóng biểu đồ theo dõi trẻ để biết được kết quả về sức khỏe của trẻ để qua các giờ đón - trả trẻ tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ tại gia đình và nhà trường để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và các biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ. Báo ngay cho những phụ huynh có cháu suy dinh dưỡng để cùng nhau phối hợp và chăm sóc trẻ tốt. Từ đó cùng với nhà trường giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống mức thấp nhất. Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, là việc quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… thực hiện 10 nguyên tắc vàng về an toàn vệ sinh thực phẩm và 5 chìa khóa cho an toàn thực phẩm. Công tác tuyên truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau cụ thể như: “hình thức nấu ăn nhằm duy trì chế độ dinh dưỡng”, “Dinh dưỡng đảm bảo hợp lí và cân đối”, “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ”, “cách lựa chọn thực phẩm an toàn”, “cách sơ chế biến thực phẩm tạo món ăn đảm bảo vệ sinh”... Trao đổi trực tiếp với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ qua đó nhằm vận động sự ủng hộ của các bậc phụ huynh đối với nhà trường trong việc phòng chống suy dinh cho trẻ đạt hiệu quả cao. Tuyên truyền chăm sóc nuôi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với trẻ tại các nhóm lớp. Nội dung thông tin tuyên truyền bao gồm những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cụ thể là: Cách vệ sinh rửa tay trước và sau khi ăn, cách phòng và chống các loại dịch bệnh và các phong trào sức khỏe của nhà trường cụ thể là: + Kiểm tra sức khỏe của trẻ thông qua đánh giá biểu đồ tăng trưởng hàng tháng. + Tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình thời tiết để phụ huynh có thể nắm bắt và biết cách phòng tránh các loại bệnh tật cho trẻ thông qua các bản tin, hình ảnh để thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh. Thông báo cho phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ thông qua những buổi đưa đón trẻ, từ đó giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những thông tin từng trẻ để qua đó có biện pháp xử lý các tình huống kịp thời để công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ đạt kết quả tốt. Hạ thấp được tình trạng, nguy cơ của bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Tăng cường phối hợp với Ban Đại Diện cha mẹ học sinh của các nhóm lớp kiểm tra định kì đầu năm hay cuối tháng hoặc đột xuất trong tháng từ khâu cung cấp nguyên vật liệu đến khâu sơ chế và chế biến thực phẩm đến việc chia khẩu phần ăn của trẻ và cùng chăm sóc trẻ theo đúng quy định, đảm bảo tính khoa học, vệ sinh an toàn thực phẩm, để giúp trẻ luôn có một sức khỏe tốt, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần một cách toàn diện. b. Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng kiến thức thực hành về dinh dưỡng cho bản thân Đối với giáo viên thì năng lực chuyên môn của người giáo viên có một tầm quan trọng to lớn, giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn trẻ hoạt động. Vì nội dung của tri thức luôn có sự thay đổi nên bản thân tôi không ngừng phấn đấu học hỏi về chuyên môn và để nâng cao trình độ cho bản thân. Tôi cùng chị em giáo viên trong tổ tham gia lớp bồi dưỡng cho giáo viên do nhà trường, phòng, sở giáo dục tổ chức trong các đợt tập huấn. Thông qua các buổi họp, trao đổi với chị em đồng nghiệp, qua các buổi họp về chuyên môn hàng tuần, hàng tháng của tổ giáo viên. Tham khảo trên mạng Internet trang giáo dục mầm non, dinh dưỡng, sức khỏe gia đình. Trước mỗi chủ đề được thực hiện tôi xây dựng chương trình thực hiện cho cả chủ đề dựa vào nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe đề ra đầu năm học. Thăm dự một số hoạt động có tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe để rút ra cái được và cái chưa được khi tổ chức, nên lồng ghép thế nào cho phù hợp. Nêu một số hoạt động để tổ chuyên môn cùng góp ý. Trên cơ sở đó nghệ thuật giảng dạy và tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe của tôi vào hoạt động được nâng cao rõ rệt. c. Biện pháp 3: Lồng ghép dinh dưỡng và sức khỏe vào các môn học khác như: Làm quen văn học, môi trường xung quanh, thể dục... Đặc biệt là lồng ghép chuyên đề về dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời... Xây vườn cây cho bé tại lớp để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, thông qua đó nhằm giúp trẻ được trải nghiệm với thực tế trong sinh hoạt cũng qua đó nhằm giúp trẻ có sức khỏe và thể lực tốt để vận động và phát triển tốt về mọi mặt. Đặc biệt là luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến, bảo quản và chia thức ăn cho trẻ một cách khoa học nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là đảm bảo nguồn giá trị có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hàng ngày phải công khai tài chính cho các bậc phụ huynh biết để kiểm tra giám sát công tác thu chi của lớp, của nhà trường. Là một giáo viên tôi luôn bồi dưỡng những kiến thức cho mình bằng cách: Nghiên cứu tài liệu, học qua mạng, để có đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi. Khâu chăm sóc nuôi dưỡng ở trường phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng trong sinh hoạt ăn uống. d. Biện pháp 4: Điều tra, phỏng vấn, thống kê, đề xuất, kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường. Điều tra số trẻ khỏe mạnh, số trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, số trẻ bị suy dinh dưỡng của các lớp 5 tuổi trong trường. Phỏng vấn cách chăm sóc, nuôi dưỡng, cách thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở từng nhóm lớp, từng gia đình. Tổng hợp kết quả theo dõi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng. Phối hợp với các ban ngành liên quan để tuyên truyền cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Cung cấp danh sách trẻ cho Ban giám hiệu nhà trường kịp thời khi đến lịch khám sức khỏe và cân đo dóng biểu đồ cho trẻ. Khi có kết quả khám sức khỏe định kỳ và cân đo, công khai cho các bậc phụ huynh nắm bắt được tình hình sức khỏe của con em mình. Đề xuất với nhà trường kết hợp với trạm y tế xã Hoàng Đan khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần trong một năm. Theo dõi kiểm tra và phân loại sức khỏe của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng để có biện pháp theo dõi kiph thời, chăm sóc trẻ phù hợp. Những trẻ vượt cân có biểu hiện như béo phì thì cần được kiểm tra cân đo hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lí. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng cần kết hợp với phụ huynh về cách chăm sóc, mặt khác cần đề xuất, kiến nghị với Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú để điều chỉnh, tăng khẩu phần ăn phù hợp nhằm giúp trẻ tăng cân và phát triển trí tuệ. 7. Những thông tin cần được bảo mật - Không có 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến * Nhân lực Có được sự đồng thuận, nhất trí, ủng hộ của chị em đồng nghiệp, phụ huynh học sinh trong lớp tôi phụ trách và sự hứng thú của trẻ. Sự quan tâm hỗ trợ và đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh học sinh về trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho chuyên đề. * Thời gian: Ngay từ khi nghiên cứu xây dựng đề tài, tôi đã áp dụng vào thực tiễn khối 5 tuổi trong trường mầm non Hoàng Đan và lên kế hoạch chia ra thành 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1 (Tháng 09/2016): Tìm hiểu và khảo sát cơ sở vật chất phục vụ cho việc áp dụng làm quen với chữ cái thông qua các câu truyện, câu đố, ca dao, hò vè… Giai đoạn 2 (Từ tháng 10/2016 đến tháng 2/2017): Áp dụng các biện pháp vào quá trình dạy trẻ làm quen với toán về tập hợp và số lượng Giai đoạn 3 (Tháng 3/2017): Hiệu quả khi áp dụng * Không gian: Lớp 5 – 6 tuổi trong trường mầm non Hoàng Đan. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau 9.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ, giúp phụ huynh yên tâm khi gửi con tại nhóm lớp cũng như tại trường, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ trở nên mạnh dạn tự tin, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối cả về thể chất lẫn tinh thần, trẻ có một sức khỏe tốt để chuẩn bị bước vào lớp 1. 9.1.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề Nhà trường đã đầu tư đồ dùng phục vụ cho chuyên đề như: Máy say thịt, tủ cơm, bếp ga công nghiệp, bát, thìa, ca cốc, khăn mặt đủ cho trẻ sinh hoạt hàng ngày khi ở lớp. Tổ chức hội thảo chuyên đề 9.1.2. Đối với giáo viên Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong trường và trường bạn để nắm vững các nội dung, kiến thức về dinh dưỡng để tuyên truyền cho phụ huynh và đồng nghiệp trong trường. Nghiêm túc thực hiện các tiết dạy, đặc biệt lồng luồn các trò chơi, các tiết thể dục, văn học… nhằm giúp trẻ ngày càng phát triển khỏe mạnh. Xây dựng góc tuyên truyền và tích cực phối kết hợp với phụ huynh không chỉ qua góc tuyên truyền mà qua các giờ đón, trả trẻ hàng ngày. 9.1.3. Đối với trẻ Trẻ có ý thức trong các giờ học, thích tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn Cùng cô tham gia các hoạt động làm góc tuyên truyền Xuất phát từ nội dung, biện pháp nghiên cứu và áp dụng vào quá trình giảng dạy tôi đã đạt được những hiệu quả sau: Tổng Tổng số Tình trạng dinh dưỡng của trẻ số trẻ trẻ Cân nặng Chiều cao đến được SDD Bình TC trường cân đo Bình thường thường Stt Tên lớp 1 5 tuổi A1 38 38 36 2 34 4 2 5 tuổi A2 30 30 30 0 30 0 3 5 tuổi A3 34 34 33 1 33 1 4 5 tuổi A4 30 30 30 0 29 1 Tổng 4 lớp 132 132 129 3 126 6 % 100% 100% 97% 3% 95,3% 4,7% 9.1.4. Đối với phụ huynh Phụ huynh đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ. Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi gửi con em mình tại trường mầm non. 9.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của PHT chuyên môn trong trường mầm non Hoàng Đan năm học 2016 – 2017 Sáng kiến được đánh giá đảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo, tính hiệu quả và tính ứng dụng thực tiễn. Bản thân luôn học hỏi các đồng nghiệp và thực hành, kiến tập các chuyên đề ở trường, phòng giáo dục và tự bồi dưỡng mình để có thêm nhiều kinh nghiệm. Đưa sáng kiến kinh nghiệm áp dụng nhằm giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng và nâng cao khả năng phát triển thể lực và trí tuệ cho trẻ. Sau khi thực hiện chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non, bản thân không ngừng phấn đấu học tập, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. 10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu STT 1 Tổ chức áp dụng Lớp 5 – 6 tuổi trong trường mầm non Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Trường mầm non Hoàng Đan – Tam Dương – Vĩnh Phúc Các lớp 5 tuổi , trường mầm non Hoàng Đan/ lĩnh vực dinh dưỡng Hoàng Đan, ngày 15 tháng 02 năm 2017 Hoàng Đan, ngày 15 tháng 02 năm 2017 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Đã ký) (Đã ký) Trần Thị Kim Ký Đoàn Thị Hằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan