Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4 5 tuổi tích cực tham gia hoạt độ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc

.DOC
18
1391
113

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THẨM MỸ ------------- *** ------------ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 4- 5 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC NĂM HỌC 2014-2015. PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người, những giai điệu mượt mà vui tươi, những bài hát trong trẻo của các nhạc sỹ như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Theo các nhà nghiên cứu trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Ở trường Mầm non đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, trí tưởng tượng sáng tạo, sự tập chung chú ý, khả năng diễn tả của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm với mọi người xung quanh… Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận, lắng nghe âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ mầm non vốn ngây thơ trong sáng, nên khi tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu tất yếu không thể thiếu. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Nhưng ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ học hát, vận động đơn giản, mà phải tổ chức dưới nhiều hình thức với các đồ dùng, đồ chơi phong phú… hấp dẫn, thu hút được trẻ. Bên cạnh đó giáo dục âm nhạc được thực hiện phù hợp trong các hoạt động ================================================= 1/20 học có chủ đích, ở mọi lúc- mọi nơi, có ý nghĩa rất to lớn. Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong các hoạt động như: Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen với văn học, hoạt động khám phá, các ngày hội, ngày lễ... Nhờ đó cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ hồn nhiên, mạnh dạn tự tin, và âm nhạc còn giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Nhà sư phạm Vxu -khôm - linxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”. Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo tôi đã nỗ lực, cố gắng tìm tòi để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc”. PHẦN II: NỘI DUNG I /CƠ SỞ LÝ LUẬN: Nghiên cứu đề tài này, nhằm đưa ra một số biện pháp: Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc, tìm hiểu phương pháp, biện pháp, thủ thuật sáng tạo giúp trẻ tích cực tập chung chú ý, thích thú, hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc, nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống, có tổ chức mà trẻ vẫn cảm thấy tự nhiên, thoải mái, tự tin không bị gò ép, trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu âm nhạc sáng tạo trong hoạt động âm nhạc. Từ đó góp phần phát triển giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy, trẻ dễ nhận ra những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước người lớn. Trẻ đến với môn âm nhạc một cách tự nhiên, đối với trẻ thơ âm nhạc sẽ giúp trẻ mạnh mẽ, tự tin hơn. Đa số trẻ 4 - 5 tuổi đã biết nhận xét về âm nhạc như tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu, ================================================= 2/20 nhịp điệu nhanh - chậm, cường độ to - nhỏ, âm sắc của nhạc cụ, giọng cô- bạn hát, tiếng kêu của các con vật, tiếng vật gì gõ, tiếng đàn gì vang lên.... Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện sắc thái bài hát, thể hiện các động tác trong điệu múa, biết hòa mình với tập thể. Trong các vận động trò chơi mà trẻ thích như: giả làm tiếng gáy của gà, vịt, mèo, chim hót, thích làm ca sĩ nhí… Đặc biệt trẻ rất thích chơi với nhạc cụ. Tuy nhiên mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ khác nhau, một số cháu còn nhút nhát không hứng thú tham gia hoạt động, khi hát còn không chính xác về giai điệu lời ca. Để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, trẻ hứng thú hoạt động tích cực đòi hỏi giáo viên phải nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học cơ bản một cách khoa học sáng tạo như: phương pháp trực quan thính giác, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành nghệ thuật và sử dụng các thủ thuật gây hứng thú. Kết hợp các hình thức khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc tính vừa sức, tuần tự liên tục, tự giác tích cực... Tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động khác một cách phù hợp, hiệu quả. Sưu tầm nguyên vật liệu phế thải làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp, phong phú để lôi cuốn trẻ. II /Cë së thùc tÕ: Năm học 2014- 2015 được nhà trường phân công dạy lớp 4 -5 tuổi B3 khu mẫu giáo thôn Thạch Nham với tổng số cháu là 28 cháu: Nữ; 12 cháu, Nam; 16 cháu. Các cháu ở 3 độ tuổi khác nhau, khả năng nhận thức cũng khác nhau. Nên tôi đã gặpkhông ít những thuận lợi và khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ: 1. ThuËn lîi: Được phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, BGH nhà trường thường xuyên mở các buổi kiến tập để chị em học hỏi trao đổi chuyên môn. Lớp được sự quan tâm của BGH nhà trường tạo điều kiện trang bị bàn ghế đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cho trẻ đầy đủ. ================================================= 3/20 Đa số phụ huynh quan tâm đến việc đưa trẻ đi học vì vậy tỷ lệ chuyên cần cao. 2. Khã kh¨n: M«i trêng tæ chøc ho¹t ®éng cho trÎ cßn ®¬n ®iÖu, chưa có phòng học âm nhạc riêng. Một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ - lớp 3 tuổi. Nhiều trẻ còn nhút nhát chưa hứng thú tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. TrÎ cßn nhá ®a sè trÎ míi ®i trêng vèn tõ cßn h¹n chÕ, nªn kh¶ n¨ng ca h¸t cña trÎ còng gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n, ®Æc biÖt trong viÖc häc thuéc bµi h¸t míi vµ kü n¨ng vËn ®éng theo nh¹c. §å dïng dông cô ®Ó tæ chøc ho¹t ®éng gi¸o dôc ©m nh¹c nh: §µn, ®µi, tivi, trang phôc biÓu diÔn cha cã, s¾c x«, trèng ph¸ch cßn h¹n chÕ. §a sè trÎ cha høng thó trong ho¹t ®éng ©m nh¹c. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tuổi nhà trẻ, tuổi mẫu giáo.  Với những khó khăn trên tôi dần khắc phục học hỏi nghiên cứu tìm ra “các biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc”. Tôi muốn đưa lớp mình đi nên thì trước hết phải nhận thức, đánh giá được điểm mạnh, yếu của lớp về mọi mặt để có kỹ năng chỉ đạo cho phù hợp, với việc chăm sóc giáo dục trẻ muốn chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất đặc biệt là việc dạy trẻ học tốt hoạt động âm nhạc thì trước hết tôi phải nắm rõ được khả năng về âm nhạc của từng cháu trong lớp học của mình để từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục phù hợp với nhận thức của các cháu. Chính vì vậy nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát một số vấn đề cụ thể như sau: STT Nội dung áp dụng KQ trước khi áp dụng BP ================================================= 4/20 1. Trẻ có kỹ năng ca hát trong giáo dục âm nhạc. 07/28 cháu = 25% 2. Trẻ thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát 08/28cháu = 28,5%. 3. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động giáo 07/28 cháu = 25%. dục âm nhạc. 4. Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc. 09/28 cháu = 32,1%. 5. Trẻ mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn trong giáo 07/28 cháu = 25%. dục.  Qua khảo sát quá trình “Hoạt động giáo dục âm nhạc” của trẻ đầu năm tôi thấy: Phần lớn các cháu lớp tôi chưa học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc. Một số cháu lớn đã được đi học ở lớp năm 2013- 2014 nên có kỹ năng ca hát hơn những cháu mới năm nay và các cháu hứng thú trong hoạt động nên tiếp thu bài được tốt hơn. Còn những trẻ nhỏ mới đi lớp thì khả năng cảm thụ âm nhạc còn hạn chế do đó trẻ thường tỏ ra chán nản trong hoạt động giáo dục âm nhạc. Một số cháu chưa thể hiện được cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát, kĩ năng hát chưa có tính nghệ thuật, hát không rõ lời, sai giai điệu. Đối với bản thân Tôi thi khi dạy trẻ hát cô chưa chú trọng rèn kĩ năng ca hát cho trẻ. Khả năng vận động theo nhạc con chưa tốt. Cô chưa sưu tầm được nhiều các trò chơi, bài hát hay có nội dung hấp dẫn phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi. Cô chưa đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát, các thủ thuật gây hứng thú nên trẻ chưa hứng thú đối với giáo dục âm nhạc. Để khắc phục các thực trạng và những hạn chế trên tôi đã áp dụng một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc như sau: II / Nh÷ng BiÖn Ph¸p: ================================================= 5/20 1/ Giáo dục âm nhạc trong giờ hoạt động âm nhạc: Một trong những hình thức giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt âm nhạc đó là giáo dục âm nhạc trong giờ hoạt động có chủ đích. Vì trong giờ hoạt động đó tôi mới có nhiều thời gian cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc, có thời gian để quan sát, lắng nghe và sửa chữa những sai sót giúp trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát. Chính vì vậy khi tổ chức hoạt động tôi luôn tìm mọi cách, mọi hình thức đưa âm nhạc đến với trẻ một cách đơn giản và hiệu quả nhất. VD: Nếu như nội dung trọng tâm là nghe hát: Thì ngoài việc múa, hát cho trẻ nghe tôi còn sưu tầm đĩa nhạc thâu băng bài hát do ca sỹ nhí hát cho trẻ được nghe và hưởng ứng giai điệu bài hát như: Trẻ được lắc lư theo nhạc, được tự do hát, múa theo (nếu trẻ thuộc) cho trẻ thoải mái làm động tác minh họa giúp trẻ không cảm thấy mệt mỏi, hay nhàm chán khi nghe Cô hát. Ngoài ra khi chơi các trò chơi âm nhạc trẻ được tự mình biểu hiện. Vì vậy mà trẻ lớp tôi rất hứng thú say sưa trong hoạt động. Hay với nội dung trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì tôi tổ chức cho trẻ biểu diễn giống như một buổi liên hoan văn nghệ, giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự ================================================= 6/20 tin mạnh dạn trước đám đông. Dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì tôi hướng dẫn trẻ vận động theo bài hát 1 cách đơn giản phù hợp với khả năng của trẻ để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng hơn. Để thu hút trẻ vào hoạt động giáo dục âm nhạc và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, tôi đã đầu tư, nghiên cứu, tìm ra những phương pháp dạy học sáng tạo để lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Vào đầu giờ học tôi trò chuyện về chủ đề, cho trẻ xem vật thật, tranh ảnh máy vi tính... Có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ. Mọi giờ hoạt động làm quen âm nhạc đều có phần nghe hát hay trò chơi âm nhạc. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất hình tượng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát đúng nhạc, có sử dụng tivi, máy vi tính, đàn(nhạc beat), nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài. Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên tôi đã cho trẻ sử dụng phách tre, phách bằng vỏ gáo dừa, trống cơm bằng vỏ sữa, trống lắc... Trong các hoạt động ================================================= 7/20 giáo dục âm nhạc trẻ hát đúng, hát hay, chưa đủ mà tôi còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, trẻ thật hồn nhiên dễ thương. Với các bài hát đơn giản tôi cho trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể trẻ, múa theo giai điệu bài hát. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và không tách rời nhau. Một bài hát tôi cho trẻ làm quen 4- 5 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Với một số bài hát gần gũi, trong trang phục đơn giản, dễ tìm tôi đã cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát nghe tôi chọn bài hát có nội dung phù hợp để toát lên nội dung chính của bài dạy hát. Ví dụ: Dạy hát bài “Đường em đi” thì tôi chọn bài hát nghe: “Từ một ngã tư đường” nhằm hướng trẻ vào nội dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục cho trẻ. Trẻ được nghe những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai điệu, Và trẻ biết được luật lệ khi tham gia giao thông . Khi múa có thể mặc trang phục theo yêu cầu của bài hát. Để tăng phần hấp dẫn của giờ học tôi cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc nhằm phát triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Tôi hướng dẫn cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi. Tôi cho số đông trẻ được tham gia chơi, tôi cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác nhau: Hình tròn, chữ u, hình vuông, hình chữ nhật…trẻ tự do về đội hình giúp tạo thêm sự gần gũi gắn bó giữa Cô và trẻ... Ngoài ra tôi còn rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún chân, cuộn tay, lắc mông… nhịp nhàng theo lời bài hát để trẻ được thoải mái hoạt động nhanh nhẹn trẻ sẽ tiếp thu kiến thức được nhanh và sâu sắc hơn. ================================================= 8/20 Trong giờ học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục, do đó nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là một phương tiện giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần dần tôi thấy trẻ rất hứng thú trong hoạt động giáo dục âm nhạc. 2/ Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ hoạt động có chủ đích khác: Ngoài việc dạy trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc tôi thấy vẫn là chưa đủ, để giúp trẻ hứng thú hoạt động âm nhạc tôi đã lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động giáo dục có chủ đích khác. Vì qua đó không chỉ giúp trẻ thêm yêu thích âm nhạc mà còn giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động giáo dục khác. Cụ thể như trong hoạt động làm quen văn học. Ví dụ: Dạy trẻ đọc thơ “Đèn đỏ- đèn xanh”. Phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”, bài hát “Đèn xanh – đèn dỏ”. Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ hoạt động văn học. Môn toán Hay với hoạt động học Toán: “Cao hơn – thấp hơn” tôi cho trẻ nghe hát bài: “Năm ngón tay ngoan”, để giúp trẻ so sánh và vào bài trẻ cũng dễ hiểu hơn. Hoặc trong hoạt động: Khám phá xã hội “ Tìm hiểu về ngày tết nguyên đám” t«i tích hợp cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”. Qua đó còn trẻ còn biết ngày tết sắp đến, và gia đình sẽ chuẩn bị thật nhiều đồ dùng, đồ ăn và có cả quần áo mới cho trẻ. ================================================= 9/20 Khi dạy trẻ hoạt động Thể Dục cũng không thể thiếu âm nhạc được, vì có âm nhạc trẻ sẽ hoạt động Thể Dục được dễ hơn, hứng thú hơn khi tập khởi động và tập BTPTC. Ví Dụ: Chủ điểm: “Giao thông” khi khởi động tôi cho trẻ đi dưới bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” để trẻ dễ dàng, hứng thú trong khi tập, hay khi trẻ tập BTPTC sẽ tấp dưới bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”… Trong ho¹t ®éng tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, t«i mở nhạc cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung phù hợp với đề tài như. Ví Dụ: Tô màu,vẽ, nặn hoa quả tôi mở cho trẻ nghe bài hát “Màu hoa”, “Hoa lá mùa xuân”... Trong bài hát các Con vừa nghe những bông hoa có màu gì? Ngoài hoa có màu tím, màu đỏ, màu vàng thì còn có những gì các Con?... Qua đó giúp trẻ rất hứng thú tô màu, muốm khám phá nhờ vậy mà kết quả của hoạt động rất tốt. Hoạt động tạo hình Vẽ Đề tài Các bông hoa. Gây hứng thú Màu hoa. (Hồng Đăng) ================================================= 10/20 Con vật yêu thích Gà trống, mèo con và cún Xé dán con. (Thế Vinh) Tàu hỏa Đoàn tàu nhỏ xíu. (mộng Lân) Nặn Hoa quả ngày tết Sắp đến tết rồi. (Hoàng Lân) Di màu Trường mầm non Trường cháu đây là trường mầm non. (Phạm Tuyên). Trong các hoạt động có chủ đích tôi đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn, đồng thời cũng giúp trẻ giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc. 3/ Gi¸o dục ©m nhạc ở mọi lóc mọi nơi: Trên thực tế gi¸o dục ©m nhạc ở mẫu gi¸o nãi chung vµ gi¸o dôc ©m nh¹c cho trÎ 4- 5 tuæi nãi riªng cho ta thấy rằng kh¶ năng tiếp thu về ©m nhạc của trẻ kh«ng thể tự nã ph¸t triển được, mà phải qua một qu¸ tr×nh: Học mà chơi- Chơi mà học. Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc. Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc những bài hát trong tõng chñ ®iÓm, chủ đề. Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn, ngoài ra tôi còn tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, đến lớp, rèn cho trẻ nề nếp chào hỏi, lễ phép qua bài hát “Lời chào buổi sáng”. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài. Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: “Quan s¸t bån hoa”. Sau khi quan sát xong tôi cho trẻ nghe hoÆc h¸t bµi h¸t “Mµu hoa” hoÆc “Hoa trong vên”... Qua đó trẻ sẽ củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ hoa. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ nghe về nội dung lời ca. Có âm nhạc tôi nhận thấy trẻ vui thích hẳn lên, làm cho hoạt động ================================================= 11/20 thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó tôi nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với bài hát mới giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc, trẻ tự tin hoà mình cùng cô. Không chỉ giờ đón trẻ hay chơi ngoài trời khi trẻ ăn, rửa mặt, rửa tay, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy tôi cũng cho trẻ nghe hoặc hát các bài hát cho phù hợp với từng nội dung chủ đề, chủ điểm. Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi và hoạt động ở góc. Tôi thấy giờ hoạt động góc trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ánh lại những việc làm của người lớn. VD: Với chủ điểm “Giao thông” trong giờ hoạt động góc - ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm chú cảnh sát giao thông. Hay hoạt động ngoài trời, Cô cho trẻ hát bài “Đèn xanh- đèn đỏ”, “Em đi qua ngã tư đường phố”... hướng trẻ hát những bài có nội dung theo chủ điểm, nhằm củng cố những kiến thức đã học, và giúp trẻ hiểu biết thêm về luật lệ giao thông khi trẻ tham gia giao thông. Tôi thấy rằng trẻ rất thích chơi ở góc, thể hiện được công việc ở mỗi góc. Giúp trẻ tìm hiểu về những công việc của người lớn, cứ như trẻ đang chơi mà học. Nhờ vậy mà trong các hoạt động giáo dục âm nhạc tôi thấy các cháu rất hứng thú, say sưa trong hoạt động, giúp trẻ thuộc lời và hát tốt hơn các bài hát trong các chủ đề, chủ điểm giáo dục trẻ. 4/ Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội: Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội tôi có thể tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà ================================================= 12/20 tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc Trong các ngày Hội khai trường, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày nôen, ngày 8/3, ngày rằm trung thu... Trẻ rất thích tự làm và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của âm nhạc. Mặt khác sự cảm thụ tích cực của trẻ về âm nhạc không nên dừng lại ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được người lớn truyền thụ, mà tri thức, kỹ năng về âm nhạc sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền ở trẻ, nếu các cháu được rèn luyện chu đáo và được tham gia biểu diễn... Tất cả những hình thức biểu diễn, những tác phẩm âm nhạc như đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc hơn. Qua việc biểu diễn văn nghệ trong ngày hội, ngày lễ tôi nhận thấy chất lượng âm nhạc cho trẻ ở lớp tôi tăng lên khá rõ, các cháu rất thích học môn này, rất mạnh dạn tham gia vào các hoạt động không chỉ có giáo dục âm nhạc. 5/ Tuyªn truyÒn kÕt hîp víi phô huynh. Nh chóng ta ®· biÕt m«i trêng tiÕp xóc cña trÎ chñ yÕu lµ gia ®×nh vµ nhµ trêng. V× vËy việc phèi hîp gi÷a gia ®×nh vµ nhµ trêng lµ mét biÖn ph¸p quan träng vµ kh«ng thÓ thiÕu ®îc trong viÖc gi¸o dôc toµn diÖn cho trÎ. T«i cho r»ng phô huynh còng lµ nh©n tè quan träng gióp trÎ hứng thú với hoạt động âm nhạc. §Ó thùc hiÖn ®iÒu nµy ngay tõ buæi häp phô huynh ®Çu n¨m t«i ®· ®a kÕ ho¹ch ®Ó tuyÒn truyÒn cho phô huynh thÊy râ ®îc tÇm quan träng cña viÖc giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc. Hµng tuÇn theo chủ đề, chủ điểm t«i ®Òu cã kÕ ho¹ch cô thÓ d¸n tríc cöa líp häc ®Ó th«ng b¸o cho phô huynh biÕt tuÇn nµy ch¸u ®îc häc g×? V× vËy phô huynh cã thÓ gióp trÎ cñng cè l¹i kiÕn thøc ë nhµ mét c¸ch s©u s¾c h¬n. Vµ nhê phô huynh ®ãng gãp c¸c nguyªn phÕ liÖu mở nh: muçng gç, thanh tre, n¾p s÷a, ly nhùa, hép s÷a, thùng giấy, ống lon, bảng, quần áo cũ, dụng cụ hóa ================================================= 13/20 trang….VD: N¾p s÷a lµm trèng l¾c… §Ó lµm trang phôc cho trÎ t«i dÝnh èng hót, mót bittis, giÊy, l¸ ®Ó lµm v¸y, ¸o cho trÎ biÓu diÔn… Tãm l¹i: Cã thÓ nãi c«ng t¸c tuyªn truyÒn víi phô huynh lµ 1 viÖc lµm thiÕt thùc vµ quan träng trong viÖc giúp trẻ hứng thú với ho¹t ®éng ©m nh¹c hay c¸c ho¹t ®éng kh¸c. II. /KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Những biện pháp nêu trên đã giúp chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ lớp tôi được nâng cao rõ rệt, đa số trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc. Trẻ hát rất tốt nhất là những bài hát đơn giản, ngắn gọn, một số trẻ còn biểu diễn rất tốt theo giai điệu của bài hát, và đặc biệt nhờ vào hoạt động âm nhạc còn giúp trẻ thêm hứng thú hơn, với các hoạt động giáo dục như: Tạo hình, văn học, thể dục,… Qua đó giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc. Tôi đã đánh giá trên nhiều hình thức khác nhau và nhận thấy có được kết quả rất lớn so với đầu năm học. STT Nội dung áp dụng. Kết quả trước khi Kết quả sau khi áp áp dụng biện pháp. 1. Trẻ có kỹ năng ca hát trong giáo 7/28 cháu = 25 %. dục âm nhạc. 2. Trẻ thể hiện cảm xúc khi 08/28 nghe nhạc, nghe hát. 3. Trẻ hứng thú tích cực tham cháu 28,5%. 07/28 cháu = 25% dụng biện pháp. 21/28 cháu = 75% = 20/28 cháu = 71,5% 21/28 cháu = 75% gia hoạt động giáo dục âm nhạc. 4. Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc. 09/28 cháu = 32,1% 19/28 cháu = 67,9% 5. Trẻ mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn 07/28 cháu = 25% 21/28 cháu = 75% trong giáo dục. Qua bảng so sánh những tiêu chí trên đối chiếu với đầu năm khi chưa áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kết quả rất phấn khởi. Đặc biệt là trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin trước mọi người, trẻ rất thích được tham gia biểu diễn văn nghệ nhất là ================================================= 14/20 trong các ngày hội, ngày lễ… Trẻ rất thích được nghe nhạc giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học thuộc sẽ đặt những cơ sở đầu tiên về thị hiếu âm nhạc của trẻ. V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Nhớ mãi lời dạy của LêNin “Học- học nữa- học mãi”. Giáo viên nếu chịu khó nghiên cứu tài liệu, chịu khó học hỏi đồng nghiệp thì sẽ luôn luôn tự tin và có tinh thần phấn đấu vươn nên để nâng cao nhận thức của bản thân… Và nếu trẻ hứng thú, say sưa trong hoạt động giáo dục âm nhạc thì giáo viên phải: Hát đúng, hát mẫu chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, hát thuộc bài hát, kết hợp điệu bộ minh hoạ cho bài hát. Cô phải biết sử dụng đàn trong giờ học và có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút trẻ vào giờ học. Cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Trong giờ hoạt động chung giáo viên phải biết tổ chức và có kỹ thuật chỉ huy tập thể một cách sinh động và chính xác. Nghiên cứu bài dạy, chuyển tiếp nhẹ nhàng lôgic mới thu hút trẻ học tốt. Thông qua các hoạt động góc và hoạt động ngoài trời giúp trẻ hiểu biết thêm về âm nhạc và củng cố những kiến thức đã học. Cần cho trẻ được biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ…Tổ chức biểu diễn trong các cuộc thi nhằm gây cho trẻ những hứng thú nhất định. Trẻ sẽ rất hào hứng, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Trong những biện pháp ấy tôi nhận thấy biện pháp: Giáo dục âm nhạc trong giờ hoạt động chung và giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, những biện pháp khác cũng góp phần quan trọng giúp trẻ học tốt giáo dục âm nhạc. Nhìn kết quả trên trẻ, tôi vô cùng phấn khởi với những gì mình gieo và gặt hái được. Tôi nhận thấy câu nói của nhà giáo dục Xô Viết ưu tú Macarencô ================================================= 15/20 đã nhận được và khuyên nhủ chúng ta: “Không có trẻ con nào là không dạy được, chỉ có phương pháp giáo dục của ta tồi thôi” như một chân lý. PhÇn III: KÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ I. KÕt luËn: Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu, nhưng giúp trẻ học tốt hoạt động âm nhạc thật không phải dễ. Nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi nói trên được thực hiện thông qua giờ hoạt động chính ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Từ những vốn kinh nghiệm tích luỹ ấy, tôi đã áp dụng và có hiệu quả ở lớp mình nhằm giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, vì trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai .... II .KhuyÕn nghÞ: Đó là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng trực tiếp vào lớp mình. Nhưng bản thân cần phải nỗ lực và học hỏi nhiều hơn nữa. Bản thân tôi khuyến nghị: Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho các chị em trong trường học hỏi nhau thêm, và học hỏi ở các trường bạn như: chuyên đề, bài dạy vi tính… Về trường tổ chức các chuyên đề, tổ chức thao giảng, các lần sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên tổ chức kỷ niệm các ngày hội, ngày lễ cho trẻ để trẻ được tham gia để phát huy được năng khiếu ở trẻ. Từ đó chị em có điều kiện bổ sung thêm những kinh nghiệm nhằm giáo dục trẻ được tốt hơn... ================================================= 16/20 Đề nghị nhà trường liên kết với phòng giáo dục tổ chức lớp dạy đàn, hát cho giáo viên được tham gia học tập và trang bị đàn cho các lớp. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc 4- 5 tuổi và đạt kết quả rất tốt, trong quá trình thực hiện đề tài không thể nào tránh được những thiếu sót khuyết điểm. Tôi rất mong được sự đóng góp sửa đổi, bổ sung và giúp đỡ từ BGH nhà trường, phòng GD tạo điều kiện cho việc thực hiện đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Mỹ Hưng, ngày 25 tháng 03 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Hảo ================================================= 17/20 Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cơ sở ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Chủ tịch hội đồng (Ký tên, đóng dấu) ================================================= 18/20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan