Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24 36 tháng

.DOCX
30
668
133

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới trẻ em, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã dạy: " Giáo viên mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ". Để làm được điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tâm với nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là với giáo viên dạy trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng. Lứa tuổi mà "Chân đi chưa vững, miệng nói bi bô...", lứa tuổi vẫn cần những lời ru ầu ơ của bà của mẹ... Trong thực tế hiện nay đối với xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, đang dần dần từng bước xây dựng nhân cách con người mới phát triển toàn diện. Để giáo dục trẻ được tốt, đòi hỏi mỗi chúng ta phải chú ý tới việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở mọi hoạt động trong đó: "Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" là một trong những hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non đặc biệt với trẻ 24-36 tháng tuổi. Theo ý kiến chuyên gia tại Mô đun MN1-D xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên). Các nhà nhà giáo dục đều phải thừa nhận rằng: “Cách tiếp cận để giáo dục trẻ tốt nhất đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng phương pháp dạy học tích cực. Nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề của trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện phù hợp" [7]. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên ở trẻ. Chính vì vậy, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp giáo viên có thể điều chỉnh, hoàn thiện các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày ở trường thông qua các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm [2] Song trong thực tế hiện nay ở trường mầm non Ngọc Sơn, việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa đạt được hiệu quả theo kê hoạt đề ra. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục thì nhân tố quyết định chính là đội ngũ giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác những thông tin trên mạng internet để thực hành, áp dụng vào việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. Xuất phát từ những lí do trên, bản thân là một giáo viên đã nhiều năm công tác trong trường mầm non. Năm học 2017-2018 được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm trẻ: 24- 36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn. Tôi rất băn khoăn trăn trở, hiểu rõ trách nhiệm của một người giáo viên, tôi nghĩ đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải nỗ lực quyết tâm cao để phấn đấu. Tôi muốn trẻ của mình khi đến lớp được khám phá, trải nghiệm, tìm tòi những gì mà trẻ chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái mà vẫn đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng". Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Bản thân nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn năm học: 2017-2018". Nhằm giúp giáo viên có một số biện pháp linh hoạt sáng tạo trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tạo điều kiện cho trẻ được thực hành trải nghiệm trong các hoạt động một cách hiệu quả nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn năm học: 2017-2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi chọn các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Tham khảo các tài liệu liên quan đến tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các môn học, các hoạt động giáo dục có liên quan đến SKKN. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Khảo sát thực tế trên trẻ ở nhóm 24-36 tháng D1, thu thập thông tin cần thiết khi điều tra trên trẻ. - Phương pháp thống kê sử lý số liệu. Điều tra và khảo sát được số liệu sau đó thống kê lại để sử lý số liệu phù hợp trong sáng kiến. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: Trong lý luận dạy học có những quan niệm khác nhau về các vai trò, vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh nhưng quy tụ lại có hai hướng. Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Nhưng những năm gần đây các tài liệu dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy trẻ làm trung tâm là xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới. Theo cố vấn chuyên môn: PGS.TS. Kay Margetts đã nói: "Như chúng ta vừa xem kết quả điều tra EDI Việt Nam, 50,68% trẻ Việt Nam trong độ tuổi từ 5-6 tuổi được điều tra bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt ít nhất là một lĩnh vực phát triển. Đây là vấn đề đáng báo động của giáo dục Mầm non Việt Nam. Để thục sự nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non, đã đến lúc cần phải có sự thay đổi, phải có sự nhất quán trong nhận thức và trong hành động. Thực hiện chương trình Giáo dục mầm non trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm"[2] Lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non là quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường Mầm non [3]. Quan điểm lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy học đã có từ trong tư tưởng giáo dục của các nhà giáo dục thời kỳ cổ đại và được phát triển trong quá trình lịch sử của giáo dục. Song nó chưa có những điều kiện để chiếm địa vị ưu thế như trong những năm gần đây. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm được hiểu là: Trẻ vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình dạy học. Trẻ là mục tiêu của quá trình dạy học việc dạy học phải xuất phát từ trẻ, bao gồm từ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi như: Nhu cầu, động cơ, loại hình tư duy, đặc điểm tình cảm, các chức năng sinh lý của cơ thể … cho đến những đặc điểm cá nhân của từng trẻ (năng lực nhận thức, vốn hiểu biết, hoàn cảnh sống, khí chất, tính cách…). Nói cách khác đó chính là sự phân hóa trong giáo dục, sự phân hóa này là cần thiết vì mỗi trẻ là một thế giới khác biệt, không trẻ nào giống trẻ nào. Trẻ là động lực của quá trình dạy học: Trẻ phải là chủ thể của các hoạt động bằng việc phát huy tính tích cực, chủ động tự giác khi giải quyết các nhiệm vụ dạy học. Đối với trẻ mầm non để thực hiện được điều này cần tạo hứng thú, động cơ cho trẻ đối với việc học của từng trẻ. Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình giáo dục mầm non yêu cầu đối với giáo viên cần phương pháp giáo dục: Tạo điều kiện cho trẻ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động. Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, áp dụng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm " Chơi mà học, học bằng chơi". Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm với giáo dục cá nhân. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm và cả lớp, phù hợp với độ tuổi, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu, hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế [3]. Trường Mầm non Ngọc Sơn căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học: 2017-2018 của phòng GD&ĐT Huyện Ngọc Lặc. Nhà trường xây dựng kế hoạch năm học đặt ra các chỉ tiêu phấn đấu về mọi hoạt động của nhà trường trong năm, đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thục tế của nhà trường và địa phương nhằm đạt kết quả cao nhất. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 28/2016/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo [4]. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục " Lấy trẻ làm trung tâm" Năm học này nhà trường đã đi vào chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện đồng bộ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó có tác động rất lớn đến việc giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cũng được quán triệt thực hiện từ việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là trong vai trò của giáo viên khi tổ chức hoạt động này. 2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 tại trường mầm non Ngọc Sơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Năm học: 2017-2018 nhóm trẻ lớp phụ trách tại khu trung tâm với tổng số là 14 cháu. Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1, bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1.1. Thuận lợi: Nhóm trẻ 24-36 tháng D1 tôi phụ trách được đặt ở khu trung tâm nên có nhiều thuận lợi trong việc huy động trẻ ra lớp. Phần lớn các cháu trong nhóm ở khu dân cư lân cận nên duy trì sĩ số thường xuyện với tỷ lệ chuyên cần cao. Dễ dàng cho việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, nhiệt tình tâm huyết bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn trường. Đặc biệt BGH rất quan tâm bồi dưỡng cho giáo viên về công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường nói chung và nhóm trẻ 24-36 tháng D1 nói riêng. Nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tương đối đầy đủ. Chỉnh trang khuân viên, bố trí sắp xếp môi trường trong và ngoài lớp học phong phú, đẹp mắt, phù hợp. Điều đó cũng là điều kiện thuận lợi cho bản thân trong việc thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt kết quả tốt hơn. 100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Các đồng chí có năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong công tác, thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm của mình. Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có năng lực chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm, là giáo viên giỏi cấp trường và cấp huyện trong nhiều năm. Bên cạnh đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên phụ trách trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. 2.1.2. Khó khăn: Cùng với những thuận lợi nêu trên thì bản thân còn gặp không ít những khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trẻ nói riêng cụ thể như: Trường Mầm non Ngọc Sơn thuộc địa bàn xã miền núi, cách trung tâm Huyện Ngọc Lặc 7km và phía đông bắc. Địa hình phân bố không đồng đều, phần lớn người dân làm nông nghiệp, thu nhập thấp. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh ở một số mặt còn hạn chế Về giáo viên: Một số giáo viên có tuổi đời cao, việc áp dụng phương pháp dạy học mới còn gặp nhiều bất cập. Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ đặc biệt biệt là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đôi lúc, đôi nơi giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong việc học hỏi kinh nghiệm cũng như nghiên cứu tài liệu để áp dụng vào công việc giáo dục trẻ hàng ngày. Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường chưa nhiều, thiếu phòng chức năng cho các cháu hoạt động. Đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập và vui chơi chưa phong phú nên trẻ ít được hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn gặp nhiều khó khăn. Về trẻ: Phần lớn trẻ là con em dân tộc thiểu số, gia đình làm nghề nông nghiệp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Một số gia đình phải gửi con cho ông bà đi làm ăn xa để phát triển kinh tế, nên không có điều kiện phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Điều kiện khó khăn về mọi mặt, trẻ ít được va chạm, giao tiếp nên trẻ trở nên nhút nhát và thiếu tự tin khi trao đổi hay trò chuyện với những người xung quanh cũng như tham gia vào các hoạt động với bạn bè. Để thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24- 36 tháng, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng môi trường hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện chưa tổ chức được đa dạng các hình thức giúp trẻ tích cực chủ động hoạt động khám phá, trải nghiệm một cách có hệ thống phù hợp với khả năng của trẻ trong nhóm. Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, cùng với việc trường mầm non Ngọc Sơn bước vào thực hiện theo hướng dẫn của nghành về áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, nhưng thực tế việc thực hiện các hoạt động cho trẻ ( hoạt động học tập, hoạt động vui chơi…) một số ít vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm, mặc dù chúng ta cũng đã đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục. Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế trẻ ở nhóm trẻ 24-36 tháng D1 về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong năm học: 2017- 2018. Bản thân tôi nhận thấy kết quả thực trạng khả năng của trẻ cụ thể như sau: Nội dung Trẻ tích cực, hứng thú, tham gia vào cáchoạt động giáo dục. Trẻ biết thể hiện nhu cầu, cảm xúc của bảnthân bằng lời nói Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích được trải nghiệmvà biết thực hiện các yêu cầu của cô Số trẻ Chưa đạt khảo Số trẻ Tỉ lệ sát Đạt Số trẻ Tỉ lệ 14 10 71% 4 29% 14 10 71% 4 29% 14 9 64% 5 36% Từ những kết quả điều tra, thống kê trên đây ta có thể nhìn thấy rất rõ về việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa đáp ứng được với yêu cầu giáo dục mầm non hiện nay. Vì vậy bản thân đã nghiên cứu cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về phương pháp dạy học "Lấy trẻ làm trung tâm". Làm thế nào để trẻ 24-36 tháng luôn mạnh dạn tự tin giúp trẻ tích cực hơn khi tham gia các hoạt động.Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng "Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1" vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non Ngọc Sơn năm học 2017-2018 2.3. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn 2.3.1. Biện pháp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Qua nhiều năm công tác và thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ trong trường mầm non, bản thân tôi nhận thấy để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì biện pháp xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên mà người giáo viên cần làm. Đây là biện pháp vô cùng quan trọng giúp giáo viên vạch ra hướng đi đúng đắn trong tổ chức hoạt động giáo dục. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Phải căn cứ vào khả năng của trẻ, phù hợp với độ tuổi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương để xác định mục tiêu nội dung cụ thể. Từ đó, trẻ tham gia vào các hoạt động hứng thú hơn, dễ dàng hơn, đúng với khả năng của trẻ hơn. "Có nhiều loại kế hoạch giáo dục: Kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch nhóm lớp, kế hoạch tháng/ chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày...nhưng kế hoạch tuần và ngày là quan trọng nhất bởi vì: Sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không của trẻ để có biện pháp giáo dục hiệu quả. Giáo viên tập trung hơn vào trẻ. Kế hoạch ngày càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đến trẻ, làm thế nào để giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo hơn trong các hoạt động giáo dục. Giáo viên dễ dàng thực hiện được những gì mình muốn dạy trẻ Xác định mục tiêu rò ràng, cụ thể sẽ giúp giáo viên giáo dục giúp trẻ đạt mục tiêu đặt ra thuận lợi hơn" [3]. Khi lập kế hoạch giáo dục tôi đã dựa những hiểu biết về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đảm bảo: Trẻ tham gia tích cực trong việc học tập của mình, chú trong đến các hoạt động sao cho trẻ được " Chơi mà học, học bằng chơi". Trẻ học thông qua chơi và học hỏi bằng nhiều cách khác nhau. Trong năm học này khi xây dựng kế hoạch tôi đã bám vào thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bám vào chương trình hướng dẫn của độ tuổi 24-36 tháng, Dưa vào kế hoạch giáo dục năm của Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch nhóm lớp. Ngoài ra còn phải dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm của trẻ nhóm lớp để xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Các kế hoạch giáo dục khi xây dựng tôi dựa trên cơ sở những hiểu biết về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tân và đảm bảo: Trẻ tham gia tích cực trong việc học tập của mình. Từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển. Chú trong đến các hoạt động sao cho trẻ được " Chơi mà học, học bằng chơi". Trẻ học thông qua chơi và học hỏi nằng nhiều cách khác nhau. Đối với lứa tuổi 24-36 tháng là nhận biết 3 màu cơ bản qua đồ vật đồ chơi Khi xây dựng kế hoạch tôi đã lựa chọn cho trẻ nhận biết từng màu vào trong từng chủ đề cho phù hợp và đủ số lượng tiết. "Ví dụ: Ở chủ đề: " Bé và các bạn" là chủ đề đầu tiên tôi thực hiện Tôi cho trẻ nhận biết màu đỏ qua đồ dùng của bé: Đôi dép, đôi giày, cái mũ, cái nơ. Trong hoạt động NBPB màu đỏ Tôi chuẩn bị các đồ dùng cho trẻ quan sát bằng giáo án điện tử, vật thật Cho trẻ nhận biết tên gọi, màu sắc của đồ dùng của bé và phát âm chính sác về tên gọi, màu sắc của đồ dùng. ( Đôi dép màu đỏ; cái mũ màu đỏ...) Qua các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi tôi hỏi trẻ về tên gọi, màu sắc và đặc điểm của các đồ dùng đồ chơi. Tổ chức cho trẻ đi mua sắm: Cho trẻ chọn cho mình một đồ dùng. Tôi hỏi cho từng trẻ trả lời về tên gọi, màu sắc, công dụng của đồ dùng đó. Lập kế hoạch để sác định cách ứng sử của trẻ trong hoạt động đóng vai. Cô ngồi xuống và trò chuyện một cách tự nhiên với trẻ về những điều trẻ đang làm. Kích thích trẻ suy nghĩ và mở rộng hoạt động chơi của trẻ. Trò chơi đóng vai: Con cho cô biết con đang làm gì? Con xếp hình bằng gì? Đồ chơi con cầm có màu gì? Hay: Em búp bê của con mặc váy màu gì? Sao con không cho em bé uống nước, con có cho em bé đi khám bệnh không? Hoạt động Nhận biết tập nói Kế hoạch đặt ra của tôi đối với trẻ là trẻ nhận biết được đặc điểm, tên gọi của các bạn trong nhóm. Qua môn học: Nhận biết tập nói " Các bạn trong nhóm lớp". Kế hoạch đưa ra để trẻ nhận biết phù hợp: Trẻ biết tên gọi của mình, tên các bạn trong nhóm; giới tính. Tôi cho từng trẻ tự giới thiệu tên của mình, sở thích, giới tính. Có những trẻ nhút nhát không trả lời được tôi mời trẻ khác trả lời câu hỏi giới thiệu về bạn của mình. Từ đó cô mở rộng cho trẻ biết về đặc điểm riêng của bạn trai, bạn gái, nhận biết sự khác nhau giữa bạn trai và bạn gái.[5] Để tạo sự hứng thú, tự tin cho trẻ chơi và học thông qua hoạt động đóng vai đối với nhà trẻ đạt được hiệu quả. Cô giáo thường xuyên đóng vai chơi ở các góc chơi, cùng thảo luận với trẻ, sau đó dần tách ra để cho trẻ tự học và chơi. Màu sắc là cái mà dễ thu hút sự chú ý của trẻ nhất, nếu muốn dạy trẻ học nhanh nhớ thì nên chuẩn bị những đồ chơi nhiều màu sắc, đẹp, ngộ nghĩnh... Từ đó, việc học đối với trẻ như một trò chơi thú vị khiến các hoạt động trí tuệ của trẻ sẽ trở nên phong phú và có điều kiện để phát huy. Với việc xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp trong các hoạt động, tôi nhận thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động và tự tin trả lời câu hỏi của cô. Kết quả cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giúp cô và trẻ đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. 2. 3.2. Biện pháp xác định mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp cho đến các hoạt động cụ thể của người giáo viên. Mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ ít và nhóm trẻ nhiều để tạo cơ hội cho trẻ được "Học bằng chơi, chơi mà học". Bởi vậy việc xác định mục tiêu và nội dung giáo dục hết sức quan trọng và cần thiết đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ 24-36 tháng D1 của lớp tôi phụ trách ở vùng nông thôn xa trung tâm nên hạn chế về mọi mặt. Xác định được điều đó tôi đã dựa vào đặc điểm nhận thức của trẻ lớp tôi để đưa ra mục tiêu, nội dung phù hợp với khả năng của trẻ. Tôi căn cứ vào đặc điểm nhận thức của trẻ như: Khả năng, nhu cầu học tập, sở thích của trẻ mà tôi đã quan sát được trong thời gian đầu trẻ đến trường để xác định mục tiêu cho phù hợp. "Ví dụ : Chủ đề: "Cây, quả rau và những bông hoa đẹp". Mục tiêu đặt ra cho trẻ: Trẻ nhận ra sự khác biệt về màu sắc của các đối tượng. Nội dung NBPB “ Màu đỏ, màu xanh”. Tôi tổ chức cho trẻ đi siêu thị và yêu cầu trẻ mua về những sản phẩm như: Cà chua ( Đỏ); quả cam ( Xanh)… và tiến hành cho trẻ về nhóm quan sát nhận biết, mỗi nhóm là một loại quả. Tôi đưa ra các câu hỏi kích thích trẻ trả lời cô Các con cho cô biết đây là quả gì? Quả Cam có màu gì? Quả cà chua tròn hay dài? Cho trẻ được đưa ra nhận xét về loại quả mà mình được quan sát. Dù trẻ nói đúng hay chưa đúng tôi vẫn khuyến khích trẻ nói và bằng những lời động viên của tôi giúp trẻ tự tin vào câu trả lời của mình. Tôi thấy trẻ rất thích thú tham gia hoạt động và tích cực trả lời các câu hỏi của cô, tiết học nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả hơn. Tôi cũng cảm thấy vui khi trẻ của tôi ngày càng tiến bộ. Chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ giúp trẻ học để hiểu sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh mà còn học để tự làm những việc gần gũi và phù hợp với trẻ. Ở đây trẻ học cách làm như thế nào?( học cách tìm hiểu và khám phá, phát hiện ra sự thay đổi của sự vật hiện tượng; học cách biểu đạt những suy nghĩ, hiểu biết và cảm nhận của mình). Tôi căn cứ vào nhu cầu học tập của trẻ, những điều kiện thực tế để tôi lựa chọn nội dung cho phù hợp. Ví dụ : Trong chủ đề: Các cô bác trong trường Mầm non Mục tiêu: Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ, trẻ biết được công việc và vai trò quan trọng của cô cấp dưỡng, thông qua hoạt động nhận biết tập nói: "Công việc của cô cấp dưỡng". Nội dung: Nhận biết tập nói " Công việc của cô cấp dưỡng" Giáo dục trẻ biết công việc của các cô cấp dưỡng là nấu ăn, các cô rất quan trọng và gắn bó với trẻ. Từ đó trẻ biết quý các cô và ăn hết xuất, không làm rơi vãi. Ví dụ : Chủ đề: Mùa hè với bé Mục tiêu: Trẻ biết quan sát phán đoán hiện tượng đơn giản như: Ông mặt trời chiếu ánh nắng Nội dung: Quan sát ông mặt trời Kỹ năng quan sát: Khi cho trẻ quan sát (Ông mặt trời), trẻ phán đoán: Có ánh nắng chiếu xuống. Kiến thức: Trẻ nhận biết được một đến 2 sự vật hiện tượng tự nhiên: Mặt trời, mây, mưa So sánh, ghi nhớ có chủ định: Có mặt trời thì nắng, không có mặt trời thì không có nắng. [5] Qua hoạt động giáo dục trẻ biết được các hiện tượng tự nhiên và cách phòng tránh như: Khi nắng biết đội mũ, không nên đứng chơi ngoài trời khi nắng và mưa. Việc xác định mục tiêu và nội dung cụ thể không chỉ giúp cho giáo viên dễ dàng tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động mà còn giúp giáo viên đạt được kết quả mong đợi ở trẻ nhiều hơn. 2.3.3. Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non nói chung và trong lớp học nói riêng là sự cần thiết và quan trọng. Việc này được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. [6] Môi trường giáo dục trong trường lớp mầm non có vai trò quan trọng về sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm- kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, khi xây dựng môi trường hoạt động trong lớp cũng như ngoài trời phải phù hợp thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ. Môi trường giáo dục cần đảm bảo an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đối với nhóm trẻ 24-36 tháng, tôi đã xây dựng môi trường vui chơi, học tập trong lớp. Xắp xếp, bố trí các góc chơi: Hợp lý, khoa học, đẹp mắt, vừa tầm với trẻ để trẻ dễ dàng lựa chọn cũng như lấy đồ dùng thuận tiện. Các đồ dùng, đồ chơi tôi tự tạo được sử dụng từ những nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên và địa phương; được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn đối với trẻ. Được được sắp xếp trong các góc chơi có tính mục đích rõ rệt, mà khi cầm vào đồ dùng trẻ có thể tự sử dụng được theo mục đích của mình. Thay bằng những tiết học ngày xưa chỉ diễn ra trong lớp học thì nay tôi cho trẻ được thay đổi môi trường ngoài lớp như: "Dạo chơi ngoài trời". Cho trẻ đi dạo quanh khu vực trong trường, ngồi dưới gốc cây, góc thiên nhiên, hay ngoài sảnh của lớp học giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái khi được tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ nhặt lá cây, chơi với lá cây : Tôi cho trẻ trò chuyện về thiên nhiên, cho trẻ nhặt lá cây từ những lá cây đó tôi có thể cho trẻ phân biệt theo kích cỡ (to – nhỏ), màu sắc (Xanh- vàng), hình dạng, công dụng của lá (có ích - không có ích). Xắp xếp mỗi nhóm lá cây theo thứ tự: Từ to nhất đến nhỏ nhất, từ dài nhất đến ngắn nhất… Gọi tên: Học nhận biết tên lá cây Xé lá cây Xâu thành vòng. Vò lá, ngửi lá. Dùng lá để xếp thành những đồ chơi: Xếp quạt, xếp đường đi… Sử dụng lá để đếm… Cát: Khi được ra ngoài thiên nhiên, được chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên sẽ tạo cho trẻ hứng thú và dễ tiếp thu. Trẻ được thực hành trải nghiệm như: Xúc cát, gạt cát, rót cát. In hình bàn chân, bàn tay trên cát. Dùng ngón tay vẽ hình trên cát. Giấu đồ vật trên cát. Nước: Đong nước, rót nước, vục nước. Quan sát mặt nước, trời mưa Nhận biết nước nóng, nước lạnh, nước mặn, nước ngọt. Vỏ ngao, vỏ sò, vỏ ốc, hến: Xếp hình Chồng tháp. Thi ném vỏ sò, lăn vỏ sò… So sánh theo hình dạng và kích thước của vỏ sò. Sắp xếp theo to - nhỏ. Đếm số lượng. Lùm cây: Chơi ú tim Đuổi bắt Giấu, tìm đồ vật. Tôi nghĩ những vật liệu tuy đơn giản và rất dễ tìm trong cuộc sống hàng ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Chỉ cần giáo viên chịu đầu tư thời gian tâm huyết thì những vật vô tri vô giác sẽ trở lên có hồn và thu hút trẻ tham gia khám phá. Ví dụ: Tôi bố trí các góc hợp lý, tạo không gian để trẻ có thể đi lại trao đổi giữa các góc, nhóm chơi, để trẻ có thể, thể hiện và phối hợp hành động chơi, đồ dùng có số lượng khác nhau, với chủng loại đa dạng và đẹp mắt. Đồ dùng chưa nhiều tôi đã huy động phụ huynh thu gom phế liệu để cô và trẻ cùng làm những đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc dạy và học để các con được cùng cô làm đồ dùng đồ chơi trẻ rất vui và cảm thấy tự hào vì mình đã góp phần nhỏ bé để tạo ra sản phẩm: Cùng cô làm sách, tranh ( nguyên liệu từ sách, báo cũ, lịch...), những đồ chơi từ nắp chai ( tạo lỗ trên nắp chai và xâu dây thành vòng)... Chỉ những việc đơn giản như vậy thôi những nó cũng góp phần vào phát triển toàn diện cho trẻ. Tôi luôn tạo môi trường thân thiện tạo cho trẻ luôn cảm thấy thoải mái, trẻ cảm thấy được yêu thương chăm sóc và tự tin khi giao tiếp. Sự giao tiếp giữa trẻ với trẻ là sự thân thiện với nhau khi đó tôi đóng vai trò như những người bạn tâm sự cởi mở gần gũi với trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tự tin vào bản thân. Tôi thấy trẻ của tôi rất cởi mở khi được trò chuyện với cô giống như một người bạn và nói ra cảm nghĩ của mình một cách vô tư và hồn nhiên nhất. Khi áp dụng biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đã giúp cho trẻ tự tin tích cực tham gia hoạt động. Biện pháp này cũng giúp cho giáo viên khi tổ chức thực hiện các hoạt động được phong phú, đa dạng hơn, tiết học nhẹ nhàng mà vẫn đặt hiệu quả cao. Có thể nói, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã thu hút được trẻ vào các hoạt động. Đây là cơ hội để trẻ tham gia hoạt động, trải nghiệm, được học hỏi theo cách của mình mà không bị gò bó, mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt là vào các thời điểm như chơi và hoạt động góc vào buổi sáng và giờ hoạt động chiều. 2.3.4. Biện pháp thực hành trải nghiệm Thực hành trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó, trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống. Đây là một trong những biện pháp thu hút sự hứng thú của trẻ vào hoạt động nhiều nhất. Tôi tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm: Hoạt động trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế việc làm, qua khám phá tìm tòi. "Ví dụ : Khi tổ chức hoạt động cho trẻ tìm hiểu về “ Các loại quả gần gũi”. Kiến thức đặt ra cho trẻ: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi vị của một số loại quả gần gũi. Cô cho trẻ quan sát đĩa quả (các miếng được cắt trên đĩa, gồm dưa hấu, cam…) và hỏi trẻ: Cô có đĩa gì đây? Theo các con trên đĩa có những quả gì? Để biết được điều đó, cô và các con cùng thử xem nhé! Ai muốn ăn thử nào? ( Cho mỗi trẻ một quả bất kỳ. Trẻ được cầm miếng quả để quan sát sau đó cho trẻ ngửi và ăn) Con vừa được ăn quả gì? Hãy nói về quả mà mình được ăn (trẻ tự nêu lên cảm nhận của mình) Tại sao con biết, con được ăn là cam? Tại sao con biết con vừa ăn là dưa hấu?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan