Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm c...

Tài liệu Skkn một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5

.PDF
24
147
138

Mô tả:

Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Giáo dục Tiểu học Việt Nam đã có nhiều đổi mới, hướng tới đảm bảo chất lượng toàn diện giáo dục tiểu học. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Các em đang là học sinh tiểu học, nhất là học sinh cuối cấp bên cạnh các tri thức khoa học, các em cần được tham gia nhiều hoạt động để hình thành và rèn luyện năng lực, phẩm chất, sẵn sàng làm hành trang cho tương lai. Hoạt động trải nghiệm mục đích là tạo cơ hội cho các em được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn để rèn luyện các thói quen tốt, các phẩm chất nhân ái, bao dung, tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật, chuyên cần …các kỉ năng phát triển cá nhân, kỉ năng tự chủ, kỉ năng giao tiếp, hợp tác … Hoạt động trải nghiệm trên thực tế đã từng tồn tại rất lâu trong các môn giáo khoa và các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể ở trường học. Giáo viên và học sinh đã tiến hành các hoạt động đó nhưng chưa đầy đủ và sâu sắc về vai trò của nó đối với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con người. Là một hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Khuyến, một trường đóng trên địa bàn xã Ea Sol, một xã khá xa trung tâm huyện, trường có trên 60% học sinh dân tộc thiểu số, tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học? Làm thế nào để phát huy năng lực cá nhân của học sinh nhất là học sinh dân tộc thiểu số? Làm thế nào để góp phần vào sự thành công của việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22? Chính những trăn trở như trên cộng với ý tưởng đã được trải nghiệm và thực tiễn kiểm chứng của bản thân, tôi xin trình bày đề tài: “Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5” Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 1 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 Xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc : 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a) Mục tiêu: - Nâng cao năng lực quản lí chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề và kĩ năng giảng dạy, cách ghi chép khi tham gia cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Khuyến. - Nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên và cán bộ quản lý trường học thông qua việc tối ưu hóa phương pháp – kỹ thuật dạy học. - Rèn phong cách nghiên cứu và kỹ năng sư phạm của giáo viên nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông qua việc thực hiện linh hoạt Điều chỉnh nội dung dạy học theo tinh thần công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1 tháng 9 năm 2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và các nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học. - Từng bước góp phần giúp cán bộ quản lí, giáo viên phấn đấu đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. b) Nhiệm vụ: - Thể hiện rõ nội dung, bố cục của một sáng kiến kinh nghiệm. - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện hoạt động trải nghiệm trong thời gian gần đây ở trường tiểu học. - Đề xuất giải pháp, biện pháp để thực hiện việc thực hiện Hoạt động trải nghiệm ở học sinh lớp 5 nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh.. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 5; Chọn môn Tiếng Việt lớp 5, hoạt động NGLL của HS lớp 5; - CBQL, GV tại trường Tiểu học Nguyễn Khuyến. - HS lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Khuyến. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 2 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 - CBQL, GV khối 5 trường Tiểu học Nguyễn Khuyến; - Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Khuyến; (Chọn thực hiện thể nghiệm) - Các chủ đề, chủ điểm của hoạt động NGLL của nhà trường. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Quan sát; - Khảo sát, điều tra - Thông kê; - Phân tích; Tổng hợp - Thực hành II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Hoạt động giáo dục sau năm 2015 cần quán triệt tinh thần và mục tiêu của NQ số 29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo, nghĩa là cần tăng cường cường các hoạt động giáo dục theo hướng học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, được tham, gia các hoạt động gắn liền với thực tiễn nhằm hình thành cho học sinh một số năng lực và phẩm chất nhất định. Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: “Đánh giá học sinh tiểu học là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học”. Năng lực của học sinh tiểu học tập trung vào một số năng lực cơ bản sau: - Tự phục vụ, tự quản; Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 3 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 - Hợp tác; - Tự học và giải quyết vấn đề; Để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất một cách tự nhiên, cần tạo mọi cơ hội tốt nhất để học sinh được thực hành. Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với các hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp, tích hợp vào các môn học trong các tiết dạy nhằm bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: Giáo dục kĩ năng sống; giáo dục lao động; giáo dục an toàn giao thông... Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Sinh hoạt câu lạc bộ; tổ chức trò chơi; Các hội thi; hoạt động giao lưu; hoạt động thiện nguyện; lao động công ích; tham quan dã ngoại... Tóm lại: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình. 2. Phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu: a) Thuận lợi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm, chỉ đạo, tư vấn hỗ trợ trực tiếp thông qua các đợt tập huấn, kiểm tra. - Trong năm học 2017 -2018 nội dung bồi dưỡng tập trung vào việc Đổi mới nội dung dạy học, dạy học theo phân hóa học sinh, dạy học phát huy năng lực cá nhân học sinh đã được Sở giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đạo tạo đã quan tâm và tập huấn một cách chi tiết đến từng trường, tường giáo viên,… - Trường đóng ngay trung tâm xã nên được phụ huynh quan tâm, học sinh ngoan, chăm học, năng động trong công việc. Chính quyền địa phương quan tâm, tạo mọi điều kiện cho nhà trường hoạt động. Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 4 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 - CBQL, Giáo viên, phần lớn được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tỉ lệ GV đạt chuẩn trở lên chiếm 100%. 100% Giáo viên rất mong muốn được học hỏi, nâng cao năng lực sư phạm. - Trong chương trình dạy học đã được bố trí: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 1 tiêt /tuần; hoạt động giáo dục tập thể: 02 tiết trên tuần. Ngoài ra các môn học: Khoa học, đạo đức; Tiếng việt …có rất nhiều bài có thể thiết kế được dưới dạng hoạt động trải nghiệm. Trong các tiết học: Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1 tháng 9 năm 2011 đã định hướng rõ cho CBQL, GV thực hiện trong quá trình dạy học. Cụ thể: + Thời gian dư do giảm bớt bài, hoặc giảm bớt nội dung trong từng bài, giáo viên không đưa thêm nội dung khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng đã học (trong bài đó hoặc bài trước) cho học sinh hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Nhà trường cần tổ chức để giáo viên thảo luận, thống nhất cách sử dụng thời gian dư cho hợp lí. + Không kiểm tra, đánh giá vào các nội dung, các yêu cầu đã được giảm bớt, các bài không dạy hoặc ở bài đọc thêm trong văn bản hướng dẫn điều chỉnh. - Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện theo nội dung mà các văn bản đã hướng dẫn, giáo viên cần thực hiện một cách linh hoạt các kỹ thuật dạy học. “Kỹ thuật dạy học của giáo viên là sự xác lập, kiến tạo tình huống và xử lý tình huống đó bằng một chuỗi các thao tác kỹ thuật hay thao tác với những thủ thuật sư phạm cụ thể nhằm giúp HS hoạt động theo từng cá nhân cụ thể. Nhờ vào kĩ thuật tổ chức dạy học của GV mà HS có cơ hội được nghiên cứu, trải nghiệm, tương tác với nhau và giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp”. b) Tồn tại, hạn chế: + Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2011. Từ khi đạt chuẩn đến nay, các hạng mục nợ về cơ sở vật chất vẫn chưa thực hiện được, trường chưa được xây thêm phòng học nào trong khi đó số lớp lại tăng. Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 5 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 + Nội dung, chương trình sách giáo khoa năm 2000 có một số nội dung chưa hợp lý khi đối chiếu với sự phát triển của xã hội, với các văn bản hướng dẫn, đối chiếu với Quy định đánh giá học sinh tại TT22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Khả năng tự đổi mới, trăn trở của giáo viên trong việc thiết kế lại bài học theo hướng hoạt động trải nghiệm là rất ít. Tư duy “Sách có gì dạy nấy”. + Tổng phụ trách Đội thiết kế các hoạt động ngoài giờ còn chạy theo các chủ đề như 20/11: Tổ chức văn nghệ; tết trung thu Tổ chức phá cỗ …Nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa xây dựng được mục tiêu cụ thể về việc hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh sau từng hoạt động. c) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: c1) Nhà trường thiếu phòng học để thực hiện dạy học trên 5 buổi tuần và 2 buổi trên ngày nên giáo viên ít có thời gian thực hiện dạy thể nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học. c2) Trong dạy học giáo viên có dạy nhóm, thảo luận, bảng nhóm, phiếu, nhưng đang tập trung vào việc làm thế nào để học sinh hiểu kiến thức và tái hiện lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng chưa chú trọng đến việc hình thành năng lực, phẩm chất, tạo không khí thoải mái cho học sinh yêu thích học toán… c3) Hoạt động của Đội đang còn chạy theo thành tích của Hội đồng Đội; làm theo kế hoạch của cấp trên chưa thật sự đầu tư cho phù hợp với vùng miền, đối tượng học sinh. c4) Nội dung tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay thực hiện theo từng chủ đề, chủ điểm từ năm này sang năm khác, sao chép trên mạng. Nhà trường cũng như giáo viên ngại đổi mới. Tiết giáo dục tập thể (2 tiết trên tuần) tại các nhà trường chưa thật sự đầu tư hay tích hợp vào 15 phút chào cờ; hợp lý hóa một số tiết của giáo viên bộ môn thiếu tiết chưa thực sự đầu tư nhằm cải thiện chất lượng học sinh. Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 6 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 c5) Phụ huynh học sinh ít quan tâm đến lĩnh vực hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm, phần lớn chỉ đầu tư vào kiến thức cho con em mình. Chính vì những quan điểm trên làm ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh. d) Phân tích, đánh giá thực trạng: d1) Cơ sở vật chất nhà trường còn gặp nhiều khó khăn: - Trường có 12 phòng học/ 19 lớp, HSDT thiểu số trong trường nhiều chiếm trên 60%. Tỉ lệ lớp học 2 buổi trên ngày ít: 6 lớp/19 lớp, tỉ lệ 31,6% nên việc tổ chức dạy tăng tiết trong tuần bị hạn chế; trong khi đó trường đang thực hiện dạy Tiếng Anh theo Đề án từ lớp 3; dạy tiếng Ê đê 4 tiết trên tuần và dạy tin học 2 tiết trên tuần. - Với 6 lớp học 2 buổi trên ngày nhà trường tập trung vào lớp 1 và lớp 2 nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Do vậy, giáo viên khối 3,4,5 không có tiết tăng cường để thể nghiệm các tiết dạy theo hướng hoạt động trải nghiệm. - Đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học quá cũ và không phù hợp với cách tổ chức lớp học theo hướng hoạt động trải nghiệm như hiện nay. d2) Nhiều giáo viên ngại đổi mới, thực hiện theo hướng: “Sách có gì dạy nấy”, khả năng kết nối giữa các chủ đề, các chương còn nhiều bất cập. Cụ thể: - Đa số giáo viên chỉ dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên, dạy theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng, theo điều chỉnh của công văn 5842. - Giáo viên đang tập trung nhiều vào việc cung cấp kiến thức cho học sinh. + Khả năng tương tác giữa GV - HS; HS - HS; Nhóm – Nhóm, HS – Tài liệu học tập chưa được quan tâm; + Quan điểm về thiết kế lại nội dung bài học; thiết kế các hoạt động trải nghiệm; tham gia các câu lạc bộ cùng học sinh của giáo viên là một việc làm quá sức đối với giáo viên. + Việc quan tâm đến tâm lý, sở thích, nhu cầu của học sinh để từ đó định hướng, tháo gỡ, giúp đỡ học sinh không được giáo viên quan tâm. Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 7 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 - Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo viên thường quan tâm đến kết quả hiện tại mà ít tập trung đến vấn đề: + Phân tích suy nghĩ, hành động của học sinh; Theo dõi tiến trình phát triển của học sinh; Hiệu quả lâu dài qua một thời thời gian tác động. d3) Nội dung tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay thực hiện theo từng chủ đề , chủ điểm từ năm này sang năm khác, sao chép trên mạng. Nhà trường cũng như giáo viên ngại đổi mới. Tiết giáo dục tập thể (2 tiết trên tuần) tại các nhà trường chưa thật sự đầu tư hay tích hợp vào 15 phút chào cờ; hợp lý hóa một số tiết của giáo viên bộ môn thiếu tiết chưa thực sự đầu tư nhằm cải thiện chất lượng học sinh. Bởi những lý do sau: - Giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện các tiết học này không được tập huấn thường xuyên, dạy học mang tính chất hợp lý hóa tiết tiêu chuẩn (23 tiết), chất lượng của học sinh không ai đánh giá theo dõi các tiết học này. Hầu hết giáo viên được phân công các tiết dạy trên đều là giáo viên bộ môn thiếu tiết nên việc đầu tư cho giáo án cũng như trong tiết dạy là rất hạn chế. - Cách quản lý của nhà trường chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hồ sơ, giáo án không dự giờ. Nhà trường chỉ tập trung vào các hoạt động lớn: Tổ chức văn nghệ; giao lưu; Tổ chức trung thu; tổ chức tết cho học sinh nghèo. Chưa thật sự chú trọng đến hoạt động trải dài theo năm học, sự tham gia hoạt động của học sinh, tác động của nhà trường đến sự hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Qua khảo sát thực tiễn quan điểm của giáo viên về Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học. Kết quả như sau: Đối với giáo viên: Tổng số Nội dung khảo sát về việc tích Nội dung khảo sát về việc điều chỉnh nội giáo hợp hoạt động trải nghiệm trong dung HĐNGLL theo hướng hoạt động trải viên bài dạy nghiệm trong từng chủ đề được Thường Thỉnh Chưa bao Thường Thỉnh Chưa khảo sát xuyên thoảng giờ xuyên thoảng bao giờ 25 0 5 20 0 2 23 Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 8 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 Đối với học sinh: Tổng số HS 3 Học sinh tự HS tham gia vào HS tham gia trả lời, lớp 5A, 5B, giác chuẩn bị các hoạt động phỏng vấn, tương tác 5C TS TL TS TL TS TL 30 7 23.3% 7 23.3% 10 33.3% 30 5 16.7% 5 16.7% 7 23.3% 30 4 13.3% 4 13.3% 6 20% 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a) Mục tiêu của giải pháp: - Các giải pháp, biện pháp đưa ra phải thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tiễn giúp giáo viên, khối trưởng, BGH nắm được và thực hiện được. - Đảm bảo giáo viên khối lớp 5 nào cũng áp dụng được trên lớp học của mình. Các khối khác có thể áp dụng ở mức độ nhẹ nhàng hơn. - Giúp GV tìm ra biện pháp phù hợp để giúp cho tất cả các em học sinh tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. - Giúp giáo viên có khả năng phân tích đối tượng học sinh thông qua các bài test, nhận ra những điểm khó khăn, bất cập khi tiến hành tổ chức hoạt động và thực hành điều chỉnh thiết kế bài học cũng như thiết kế các hoạt đông cho học sinh tham gia. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: b1) Khắc phục cơ sở vật chất hiện có của nhà trường: - Sắp xếp thời khóa biểu một cách linh hoạt: + Đưa các tiết thể dục sang buổi hai nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên đề. + Các lớp hai buổi trên ngày tham gia học buổi hai ở các phòng trống chứ không nhất thiết phải là lớp học của mình ở buổi chính khóa. + Các tiết tăng cường được thực hiện linh hoạt, vào các buổi học và không có quan điểm là phải buổi thứ hai mới có tiết tăng cường. Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 9 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 - Thực hiện việc lồng ghép sinh hoạt tổ khối với sinh hoạt chuyên của nhà trường: Đại diện Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp tham gia sinh hoạt chuyên môn của các khối và tích hợp chỉ đạo việc thực hiện của các khối. - Hạn chế tối đa việc họp, sinh hoạt hoạt chuyên đề theo kiểu hành chính hóa: Chỉ triển khai, nhận xét đánh giá chung chung. - Sử dụng linh hoạt phòng hội đồng của nhà trường: + Lắp máy chiếu, sử dụng bảng di động để thực hiện dạy các tiết chuyên đề ngay ở phòng hội đồng. + Dùng phòng hội đồng để thảo luận các tiết dạy của các khối có sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường. - Duy trì và phát huy việc tự làm đồ dung dạy học phục vụ các tiết dạy trên lớp của mình. - Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm các nguồn tài liệu chính thống để làm tư liệu phục vụ cho tiết dạy. - Chỉ đạo giáo viên phát huy tối đa việc sử dụng các kênh hình trong sách giáo khoa để dạy học. Phát huy hết khả năng tương tác với sách giáo khoa cho học sinh. b2) Tăng cường công tác quản lý về mặt chuyên môn: Tăng cường việc kiểm soát nội dung: - Kiểm tra hồ sơ để tư vấn giáo viên về những nội dung cần làm mới để học sinh được trải nghiệm; - Tổ chức chuyên đề hướng đến việc hoạt động trải nghiệm cho học sinh. - Làm mới nội dung tiết sinh hoạt tập thể cũng như tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Xem việc tổ chức rút kinh nghiệm vào cuối tháng là nhiệm vụ không thể thiếu trong việc sinh hoạt chuyên môn. b3) Tuyên truyền với PHHS về tác dụng của Hoạt động trải nghiệm. - Tuyên truyền thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh; Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 10 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 - Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc hoàn thiện các phiếu bài tập cùng với học sinh; Làm sân khấu chuẩn bị diễn văn nghệ; tham gia gói bánh chưng trong chương trình bánh chưng xanh ngày tết… b4) Hướng dẫn giáo viên thực hiện công việc “Thâm canh” nội dung sách giáo khoa, phương pháp và kĩ thuật dạy học ngay trên lớp học của mình để giúp học sinh được hoạt động trải nghiệm: b4.1) Thực hiện điều chỉnh nội dung, phương pháp ở một số bài học môn toán: - Tổ chức trò chơi dạng khởi động trong môn toán (Lớp 5): Ngoài việc ôn lại kiến thức đã học giúp học sinh rèn tính phản xạ nhanh nhẹn, tính tập trung và được hoạt động tập thể những hoạt động này thường tổ chức trước giờ học, tạo sự thoải mái để vào bài một cách hiệu quả. Ví dụ1: Trò chơi đếm số Luật chơi: Các em đứng thành vòng tròn. Người đầu tiên mang số 1, bên cạnh là số 2-3-4.. tăng dần theo vòng cùng chiều kim đồng hồ. Nếu như đếm đến các số chia hết cho 3 (3, 6, 9, 12) thì người chơi phải im lặng và chỉ vào bạn kế tiếp. Bạn kế tiếp phải lập tức nói ngay số tiếp theo (VD: 1 – 2 – im lặng – 4 – 5 – im lặng – 7 …). Bất cứ ai nhắc đến các số chia hết cho 3 thì sẽ bị loại khỏi vòng tròn. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn 4 người chơi thì 4 bạn đó thắng cuộc. (HS hoàn toàn có thể thay đổi luật chơi thành: bỏ qua các số chia hết cho 4, 5, 2, hoặc các số có chữ số tận cùng là 5; là 4… Lợi ích: Trò chơi này giúp học sinh ôn lại kiến thức về dấu hiệu chia hết cho một số của các số tự nhiên mà các em đã được học ở lớp 4. Bên cạnh đó, HS còn được rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, tính tập trung và được hoạt động tập thể. Ví dụ 2: Trò chơi Ảo thuật với những con số: Luật chơi: Đưa 1 tờ lịch tháng cho HS, để các em dùng bút chì vạch liền ba con số bất kỳ theo chiều dọc tờ lịch. Tiếp đó người ảo thuật hỏi khán giả : “Hãy cho tôi biết tổng số của ba con số đó là bao nhiêu?” Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 11 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 Người ảo thuật thì chẳng cần nhìn vào tờ lịch cũng đoán biết đó là 3 con số của ngày nào. Giải mã: GV chỉ cần đem chia tổng số đó cho 3, đáp án chính là con số ở giữa. Lấy con số giữa trừ đi 7 thì dc một con số ở trên. Cuối cùng lấy con số giữa cộng với 7 thì được con số cuối cùng. Lợi ích : Trò ảo thuật đơn giản này áp dụng kiến thức về số trung bình cộng của ba số cách đều. HS chỉ cần để ý về sự cách đều của 3 ngày được khoanh là có thể dần dần đoán ra. - Xây dựng nội dung bài học theo hướng trải nghiệm : Đối với dạng toán Tìm tỉ số phần trăm: Tr 75 đến Tr 80. Đưa nội dung các bài toán về : + Tìm tiền lãi khi biết tiền vốn bỏ ra và tiền thu vào khi bán hết hàng. + Tìm tiền lãi khi gửi tiết kiệm khi biết lãi suất tiền gửi. + Tìm tỉ lệ phần trăm học sinh hoàn thành tốt vào cuối năm học hoặc tìm tỉ số phần trăm những bạn đạt điểm 10 môn toán so với học sinh cả lớp. Yêu cầu học sinh làm công việc thống kê sau đó mới tính. Đối với dạng toán tính diện tích xunh quanh, diện tích toàn phần, thể tích Tr 107 đến Tr 123. Đưa nội dung các bài toán về : + Tính diện tích phần quét sơn xunh quanh tường trong phòng học, phòng ngủ gia đình; + Tính diện tích tôn cần dùng để gò, hàn các thùng dạng hình hộp (Có nắp đậy, không có nắp đậy). Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 12 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 + Tích thể tích các vật dạng không phải là hình hộp bằng cách sử dụng các bình có chia vạch hoặc bình tràn ; Tích thể tích các vật không phải dạng hình hộp chữ nhật mà thấm nước…(Cho học sinh thực hành trực tiếp) b4.2) Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Tiếng Việt: Ví dụ 1: Dạy bài tập đọc (Lớp 5) : Tà áo dài Việt Nam (Tr122) - Cho học sinh về nhà tự sưu tầm các trang phục của các dân tộc, khuyến khích học sinh tự vẽ, tự thiết kế theo sự hiểu biết của mình. (Thực hiện theo nhóm) - Đầu tiết học cho học sinh trình bày theo dạng: Thuyết minh các trang phục mà mình đã sưu tầm hoặc giới thiệu bộ trang phục mà nhóm đã thiết kế hoặc biểu diễn thời trang các mẫu trang phục đã được chuẩn bị. Với cách làm trên học sinh rất thích thú và tự giác chuẩn bị các sản phẩm của nhóm mình. Các em được làm việc theo nhóm, được tìm hiểu, được làm công việc thống kê…Từ đó các em yêu thích môn học, yêu quý trang phục của dân tộc và tự hào về những trang phục đó. Kết thúc bài học, giáo viên có thể cho học sinh tự đánh giá những điều em đã học được thông qua phiếu điều tra để giáo viên có thể nắm bắt thông tin nhằm làm cơ sở để phỏng vấn, giúp học sinh hoàn thành nội dung bài học. TT Điều em học được Ý kiến của em Đúng 1 Không rõ Chưa đúng Em biết được một số thông tin về trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa. 2 Em biết được vai trò của chiếc áo dài của người phụ nữ Việt nam xưa. 3 Em phân biệt được áo dài tân thời với áo dài cổ truyền. 4 Em thiết kế và giới thiệu được y phục truyền thống của Việt nam. Ví dụ 2: Dạy bài Luyện từ và câu (Lớp 5) Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận (Tr155) Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 13 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 Phiếu bài tập chuẩn bị trước ở nhà: Em hãy viết các việc làm thể hiện trách nhiệm của em trong gia đình trong bảng sau : Loại trách nhiệm Việc làm thể hiện trách nhiệm Trách nhiệm với bản thân - Vệ sinh cá nhân. - Chăm chỉ học tập. Tập thể dục…. …. Trách nhiệm với các thành viên trong gia đình - Thăm hỏi sức khỏe. - Giúp đỡ ba mẹ làm công việc nhà ; - …… Trách nhiệm chung trong gia đình - Tiết kiệm nước; tạo không khí vui vẻ… - Giữ gìn vệ sinh chung;… Cho học sinh thuyết minh về trách nhiệm của bản thân trước lớp, cho các em thảo luận, bổ sung lẫn nhau trước khi học bài mới. b4.3) Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn khoa học: - Lựa chọn các bài học có dạng thực hành. - Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. b5) Thay đổi một số nội dung Hoạt động giáo dục, Hoạt động NGLL theo hướng Hoạt động trải nghiệm: - Thay đổi cách soạn bài. - Thay đổi cách tổ chức tiết dạy. - Thay đổi cách đánh giá. b5.1) Giới thiệu bố cục tiết soạn bài Giáo dục tập thể theo hướng hoạt động trải nghiệm mà trường tôi đã áp dụng bước đầu thành công. TUẦN …. Thứ … ngày … tháng … năm 201… Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 14 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 GIÁO DỤC TẬP THỂ (Tiết …) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm được 2. Kĩ năng: ( Năng lực được hình thành) 3. Thái độ ( Phẩm chất được hình thành) II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Tuyên truyền giáo dục học sinh biết một số ngày lễ trong tháng. 2. Giáo dục cho học sinh một số kĩ năng: (Có thể chọn 2 trong các kĩ năng của ý 2 này) a) Tiết kiệm điện, nước; an toàn khi sử dụng b) Giáo dục về ATGT, các biển báo, kĩ năng tham gia giao thông, ý thức tham gia giao thông, c) Các kĩ năng sống: Phòng chống xâm hại, kĩ năng từ chối, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử ở nhà , ở nơi công cộng ,….. d) kĩ năng phòng bệnh 3. Dạy múa hát tập thể, trò chơi, sinh hoạt sao nhi. 4. Thiết kế một số bài tập theo hướng hoạt động trải nghiệm. (Bài tập về nhà) Chú ý: Bài tập theo hướng hoạt động trải nghiệm phải theo chủ đề , thời gian, diễn biến tâm lý trẻ, phù hợp với lứa tuổi. b5.1.2) Giới thiệu 2 phiếu bài tập dành cho học sinh lớp 5 vào tháng 9 đầu năm học và tháng 4,5 vào cuối năm học. Phiếu số 1: (Thực hiện vào đầu tháng 9) Phiếu số 2: (Thực hiện vào tháng 4, 5) (Phụ lục đính kèm 2 phiếu này) III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 1. Nhận xét: Quá trình tham gia học tập của học sinh; ưu điểm, nhược điểm 2. Đánh giá: Tuyên dương, nhắc nhở, dặn dò b5.1.3) Thực hiện đổi mới nội dung Hoạt động NGLL: Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 15 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 Ngoài các trò chơi dân gian; múa hát sân trường; tổ chức đêm văn nghệ; Ngày hội trăng rằm; Tết sum vầy … Nhà trường cần linh hoạt tổ chức them theo hình thức: - Rung chung vàng: Ở sân chơi này tất cả học sinh, giáo viên có thể tham gia. Trước khi tham gia học sinh có thể chuẩn bị, luyện tập… - Sân khấu hóa theo lối diễn kịch: + Mỗi lớp chuẩn bị 01 tiểu phẩm để trình diễn theo hướng: Tuyên truyền An toàn thực phẩm; An toàn giao thông; phòng chống đuối nước; Bệnh học đường; … + Đóng lại theo các tác phẩm, câu chuyện đã học trong chương trình…. + Thi đọc thơ, ngâm thơ… - Tổ chức các hoạt động thiện nguyện: Áo ấm tặng bạn; bánh chưng xanh; Giúp bạn đến trường… - Tăng cường sinh hoạt các câu lạc bộ: Thành lập các câu lạc bộ theo sở thích nhằm giúp nhau trong học tập và phát triển năng lực, phẩm chất riêng của từng cá nhân, nhóm… c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Nhà trường Chỉ đạo việc thực hiện Khối thực hiện việc điều chỉnh GV tiến hành soạn và tổ chức cho HS thực hiện Báo cáo HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm Phụ huynh tham gia hoạt động trải nghiệm cùng học sinh Khối thực hiện việc dự giờ và thảo luận Quan tâm đến việc học của HS; Cách tổ chức của GV. Thảo luận về: Kiến thức; năng lực HS được hình thành Kiến thức cuộc sống thực tế của HS được phát huy Kiểm tra, đối chiếu với việc điều chỉnh để rút kinh nghiệm Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 16 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: d1) Hiệu quả của tiết dạy có đầu tư theo hình thức hoạt động trải nghiêm: Thực hiện trên khối 5 - Đối với học sinh: + Tự giác chuẩn bị nội dung để hoạt động như: Thao tác thống kê; vẽ tranh; + Tinh thần học nhóm cao; + Sự tương tác giữa các nhóm; giữa học sinh với học sinh; giữa học sinh với giáo viên được cải thiện rõ nét; + Các em học sinh tiếp thu chậm vẫn có cơ hội để thể hiện mình. - Đối với giáo viên: + Tổ chức tiết học nhẹ nhàng hơn khi giáo viên đã chuẩn bị kĩ về mặt nội dung; + Có nhiều thời gian chia sẻ và giải đáp thắc mắc với học sinh hơn; Kết quả cụ thể được thống kê như sau: * Đối với học sinh: 3 lớp 5A, 5B, 5C: Tổng Học sinh tự HS tham gia vào HS tham gia trả HS hiểu bài số HS giác chuẩn bị các hoạt động lời, phỏng vấn, tương tác TS TL 30 25 30 30 TS TL TS TL TS TL 83.3% 30 100% 25 83.3% 30 100% 28 93.3% 30 100% 24 80% 30 100% 27 90% 100% 23 76.7% 30 100% 30 * Đối với giáo viên: Tổng số Nội dung khảo sát về việc tích Nội dung khảo sát về việc điều chỉnh nội giáo hợp hoạt động trải nghiệm trong dung HĐNGLL theo hướng hoạt động viên bài dạy trải nghiệm trong từng chủ đề được Thường Thỉnh Chưa bao Thường Thỉnh Chưa khảo sát xuyên thoảng giờ xuyên thoảng bao giờ 25 20 5 0 20 5 0 Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 17 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 d2) Đối với tiết dạy Hoạt động giáo dục tập thể, hoạt động Ngoài giờ lên lớp: - Đối với học sinh: + Chủ động tham gia hoàn thành các phiếu bài tập giáo viên giao; + Tự tin, mạnh dạn chia sẽ với bạn; + Tham gia các hoạt động một cách tích cực; + Thích thú với những tiết học này. - Đối với giáo viên: + 100% giáo viên biết cách thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm. + 100% giáo viên biết thiết kế các hoạt động Giáo dục tập thể; Hoạt động Ngoài giờ lên lớp theo hướng hoạt động trải nghiệm để học sinh có cơ hội làm việc theo nhóm. + 100% giáo viên chủ động tổ chức các hoạt động, tương tác, chia sẻ với học sinh. d3) Tính thành công và lan tỏa của đề tài: - Không dừng lại ở khối 5, các khối khác đã thực hiện cách soạn tiết Giáo dục tập thể theo hướng hoạt động trải nghiệm. - Các môn Tiếng Việt, Lịch sử và địa lý, Tự nhiên và xã hội …cũng đã được giáo viên toàn trường thiết kế theo hướng hoạt động trải nghiệm của học sinh thông qua các một số hoạt động trong bài học. - Thay đổi được cách thiết kế hoạt động Ngoài giờ lên lớp một cách đồng bộ trong nhà trường. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Hoạt động Trải nghiệm là hoạt động học tập cho nên hoạt động này phải tuân thủ đầy đủ cấu trúc tâm lý của một hoạt động. Nghĩa là phải có đủ thành tố: Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 18 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 Động cơ, mục đích, phương tiện và thao tác học. Hơn nữa nó phải được thực hiện phối hợp một cách hợp lý cả hai khâu: Trải nghiệm và sáng tạo. - Trải nghiệm: + Học sinh được thực hiện bằng công việc cụ thể, bằng các hoạt động gắn liền với đời sống của học sinh. + Giáo viên dự định tổ chức, thiết kế các hoạt động; xác định mục tiêu và yêu cầu thực hiện của học sinh; phân loại các hoạt động; Thiết kế thành các hoạt động ; Tổ chức các hoạt động; Kiểm tra đánh giá; Rút kinh nghiệm; Khen thưởng... - Sáng tạo: + Học sinh sáng tạo thông qua việc làm cụ thể: Sáng tạo trong thiết kế; trong cách thực hiện; sáng tạo trong hợp tác, phối hợp.... + Giáo viên: Sáng tạo trong cách tổ chức; trong cách thiết kế 1 hoạt động theo hướng trải nghiệm trong bài dạy; thiết kế 1 bài học trong tiết hoạt động giáo dục tập thể; trong tiết Hoạt động NGLL; trong việc điều chỉnh thay đổi nội dung bài học mà vẫn đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và đảm bảo đạt Chuẩn kiến thức kỉ năng. Đối với hoạt động Trải nghiệm sáng tạo ngoài môn học chính khoá thực hiện tương tự như thiết kế đối với hoạt động Trải nghiệm sáng tạo theo môn học. Tuy nhiên việc lựa chọn mục tiêu giáo dục, đưa ý đồ sư phạm, xác định cấu trúc của hoạt động Trải nghiệm sáng tạo là việc làm không hề đơn giản. Tuy nhiên việc thiết kế dễ hay khó, đơn giản hay phức tạp tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm dạy học và giáo dục của người giáo viên và cái Tâm của người làm công tác giáo dục. 2. Kiến nghị: a) Về phía nhà trường: - Tích cực chỉ đạo các khối tổ thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tiếp cận hoạt động trải nghiệm; Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 19 Một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 - Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá việc áp dụng cách điều chỉnh vào trong tiết dạy để kịp thời rút kinh nghiệm. Từ đó có hướng chỉ đạo các khối tiếp tục thực hiện. - Chủ động liên hệ với các trường trong cụm để trao đổi kinh nghiệm về các tiết dạy thành công. - Chú trọng việc kiểm tra đánh giá các Hoạt động giáo dục, hoạt động NGLL. - Thực hiện các hoạt động NGLL một cách thường xuyên; - Chỉ đạo Đội tổ chức các hoạt động thiện nguyện; Lao động công ích... b) Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Tổ chức giao lưu giữa các cụm nhằm nhân điển hình cá nhân, khối tổ có những chuyên đề, bài dạy thiết thực, phù hợp với thực tiễn, đạt kết quả cao trong giảng dạy nhằm trao đổi và nhân rộng trong toàn huyện. - Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về cách soạn bài, kỹ thuật dạy học, cách tổ chức hoạt động của học sinh trong các tiết học Giáo dục tập thể, giáo dục NGLL theo tinh thần Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ea Sol, ngày 15 tháng 3 năm 2018 Người viết Quách Đình Bảo Nhận xét của Ban Giám hiệu nhà trường: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Người thực hiện: Quách Đình Bảo – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Khuyến 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan