Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong tr...

Tài liệu Skkn một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong trường thcs

.DOCX
16
1506
126

Mô tả:

1. Tên sáng kiến:“ Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong trường THCS” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết: Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác hồ nói: “ … Non sông ViệtNamcó trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc ViệtNamcó được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu…”. Trong trường học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia các phong trào công tác Đội. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Trong nhà trường, Đội là tổ chức nồng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Trong những nămqua mặc dù chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường đã được chú trọng nhưng chất lượng về các hội thi, các hoạt động phong trào,... đều có kết quả chưa cao. Phần thể hiện múa hát tập thể, tổ chức trò chơi đều rất rập khuôn, cứng nhắc, ít sáng tạo, thiếu mạnh dạn trong các hoạt động, các hội thi; cuộc thi ít có điều kiện để tổ chức, kiến thức học ít được vận dụng và trau dồi thường xuyên nên trí nhớ không bền vững. Các kế hoạch hoạt động được thiết lập thiếu chi tiết, cụ thể và lúc triển khai thực hiện thì không tránh khỏi sai sót đáng kể. Trong nhiều năm qua, kể từ năm học 2008- 2009 đến nay, từ khi bản thân được nhận nhiệm vụ TPT Đội, Liên đội trường THCS Sơn Định đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp huyện và giữ vững danh hiệu ấy trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, Liên đội phải thừa nhận rằng thực chất các hoạt động Đội của trường đều được tổ chức theo phong trào, tập trung vào số ít Đội viên nên trên thực tế thì chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên đội vẫn chưa cao, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác Đội. Mà tổ chức Đội yêu cầu là phải phát huy hết vai trò của người lãnh đạo, người điều khiển tổ chức. Phát huy hết tính tự giác, tích cực sáng tạo và tự quản của mỗi tổ chức Đội. Vậy nên nâng cao được chất lượng, hiệu quả của các hoạt động Đội, tổ chức tốt các hội thi trong trường THCS sẽ phát huy được hết hiệu quả, tác dụng của phong trào thi đua sẽ tạo ra được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng cho các em, từ đó các em sẽ hăng say học tập tốt. Đáp ứng được cho các em khi đến trường là: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui!”. Hầu hết các em học sinh rất yêu thích các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức nhưng chưa có sự tổ chức thích hợp và chưa có sự quan tâm đúng mức. Khi được tổ chức tham gia thì các em rất hăng hái, hoạt động sôi nổi và nhiệt tình. Như vậy, hoạt động phong trào đã giúp được rất nhiều thành phần cá biệt trong trường học không sa vào các hoạt động không lành mạnh hoặc các tệ nạn xã hội khác, những em học sinh còn lại thì được tăng thêm sự giải trí giúp cho công việc học tập của các em được tốt hơn. Chính vì vậy, là TPT Đội của nhà trường phải tạo điều kiện để các hoạt động phong trào trong nhà trường THCS mình đang công tác hoạt động tốt hơn để phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh. Trước khi áp dụng “Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong trường THCS” Liên đội đã có những thuận lợi cũng như gặp phải những khó khăn như sau: a. Ưu điểm - Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, BGH nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng Đội xã Sơn Định, các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và giáo viên trong nhà trường. - Đội ngũ các anh, chị phụ trách Chi đội luôn kịp thời trong việc thu nhận thông tin và vạch hướng giải quyết thông tin đến chi đội mình, cùng với sự nhiệt tình của BCH Liên, Chi đội và toàn thể đội viên trong Liên đội. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ vật chất, một phần kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hội thi, các hoạt động công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường. - Các đội viên nhiệt tình, năng nổ và tích cực tham gia các hoạt động phong trào của Đội. - Nhiều năm liền Liên đội đạt và giữ vững Liên đội mạnh cấp huyện, tiến đến đạt Liên đội mạnh cấp tỉnh trong năm học 2014 – 2015, 2015- 2016. 2. Khó khăn: - Đội ngũ các anh chị phụ trách Chi, Sao; BCH Liên, Chi đội nhiệt tình nhưng vì năng lực công tác Đội còn hạn chế nên việc tiếp thu, truyền đạt và tổ chức các hoạt động trong công tác Đội chưa thật tốt dẫn đến hiệu quả các hoạt động Đội còn thấp. - Liên đội Trường còn nhiều Đội viên có hoàn cảnh khó khăn nên việc tham gia các hội thi, các hoạt động phong trào do các cấp tổ chức gặp không ít khó khăn, hiệu quả còn thấp. - Kinh phí phục vụ cho hoạt động công tác Đội còn rất hạn hẹp, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa nhưng không đảm bảo cho hoạt động được lâu dài vì hiện tại kinh tế cũng rất khó khăn.. - Tổng phụ trách không chuyên về nghiệp vụ, cẩm nang về trò chơi, hội thi còn ít, vốn kỹ năng tổ chức các hoạt động hạn hẹp, chỉ là giáo viên có chút năng khiếu về tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách công tác thiếu nhi của trường nên trong hoạt động còn gặp nhiều bỡ ngỡ. - Đội viên hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế, ít quan tâm đến những vấn đề mang tính chính trị- xã hội, thời sự và kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, thời gian học văn hóa chiếm gần hết quỹ thời gian của các em, nên việc vui chơi của các em không mấy được phụ huynh chú trọng. - Đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội chưa được bồi dưỡng thường xuyên, hoạt động không đều tay, hay rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin khi thực hiện nhiêm vụ. - Ban chỉ huy Liên đội chưa mạnh dạn và phát huy năng lực lãnh đạo, chưa sáng tạo trong công việc nên chất lượng hoạt động chưa cao. Tình hình nề nếp đôi khi còn lộn xộn, chưa đi vào khuôn khổ; ý thức tự quản của các Chi đội và đội viên chưa đáp ứng được yêu cầu chung của Liên đội. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng còn hạn chế. Tác phong đội viên mặc dù được chấn chỉnh thường xuyên nhưng vẫn còn xộc xệch, luộm thuộm, chưa đúng tác phong nên chưa đẹp; và hơn nữa Liên đội còn đang đứng trước nguy cơ tấn công và xâm nhập của tiêu cực và tệ nạn xã hội vào học đường. - Hiện tượng học sinh cá biệt gia tăng. Số học sinh này thường xuyên gây gổ đánh nhau, nói tục, chửi thề với các bạn, thường xuyên nói dối và không vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn, trốn học lang thang ngoài đường. Một số em thường hay nghỉ học không có lý do. Xuất phát từ những hạn chế, khiếm khuyết các mặt chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh, chưa nhận thức đúng đắn được vai trò, trách nhiệm của bản thân, dẫn đến chất lượng học tập và các hoạt động Đội của các em bị suy giảm. Đó là động lực thúc đẩy tôi suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong trường THCS, giúp thúc đẩy động lực quyết tâm học tập, thi đua rèn luyện trở thành những người con có ích trong tương lai cho xã Sơn Định và huyện nhà. 3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1 Mục đích của giải pháp: - Nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào công tác Đội và thanh thiếu nhi trong nhà trường. Nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả của các hoạt động Đội. Các hình thức tổ chức hoạt động phong trào thiếu nhi ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn và hiệu quả cao hơn. - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, kết hợp giữa học và chơi, chơi và học, phát huy hết khả năng vốn có của học sinh; tạo môi trường thuận lợi cho các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. - Đồng thời hình thành trong các em sự yêu quý trường lớp, “ yêu thầy mến bạn” nhiều hơn nữa, góp phần xây dựng và thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3.2.2. Nội dung giải pháp: Để nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong nhà trường, đơn vị đã thực hiện một số giải pháp sau: 3.2.2.1. Chọn các hoạt động phong trào phù hợp với sở thích của lứa tuổi học sinh THCS - Đội TNTP nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên, với BGH xác định ngay từ đầu năm các hoạt động lớn, hội thi lớn để mỗi Chi đội, mỗi GV xác định và thực hiện, cụ thể: + Tháng 8,9: hoạt động tập thể tập trung về truyền thống nhà trường như trò chơi dân gian vào dịp Lễ khai giảng, Tết Trung thu. + Tháng 10, 11: các hoạt động văn nghệ, hoạt động chào mừng ngày 20/11: báo tường, chương trình văn nghệ tiếp bước đến trường. + Tháng 12: tổ chức các hoạt động tìm hiểu về anh bộ đội cụ Hồ: tổ chức tham quan học tập tại các khu di tích lịch sử, thi hát các bài hát về chú bộ đội trong sinh hoạt cờ đầu tuần; tổ chức hái hoa học tập chuẩn bị thi học kì. + Tháng 1, 2: hoạt động trò chơi dân gian với chủ đề “ Mừng Đảng, Mừng Xuân”: tham gia hoạt động thi Múa Lân cấp huyện, Tỉnh; các hoạt động thi cấp Huyện như vẽ tranh, hội thao; tổ chức chưong trình học làm người có ích,…. + Tháng 3, 4: hoạt động chào mừng ngày 26/3, các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian chuẩn bị cho sân chơi mùa hè: tổ chức gian hang ẩm thực, chuẩn bị các hoạt động cho dự thi hoạt động hè, hoa phượng đỏ,… - Thông qua các hoạt động lớn là tìm hiểu nội dung chủ đề theo chương trình năm học và giáo dục rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. 3.2.2.2. - Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ: Xây dựng chương trình từ đầu năm học, lịch trình các hoạt động lớn, các hội thi liên quan đến học sinh. - Phân công cụ thể, phối kết hợp phân công cho từng thành viên giáo viên trong nhà trường và đội ngũ BCH Liên Đội: + Giáo viên phụ trách Chi đội: Thực hiện nội dung chương trình, đôn đốc hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động lớn, tập trung. + TPT Đội: nghiên cứu, lồng ghép chương trình phù hợp vào các buổi sinh hoạt Sao, Đội và chào cờ đầu tuần, thời gian ra chơi 20 phút giữa giờ. Tổ chức các hội thi như: văn nghệ, thể dục thể thao, thi vẽ tranh theo chủ đề, thi kể chuyện theo sách, thi nghi thức Đội, cắm trại, báo tường, phong trào nuôi heo đất, em yêu biển đảo ViệtNam, trò chơi dân gian,…. Trong các hội thi, cuộc thi thì TPT phải chủ động từ mọi phía: thông qua Hội đồng phụ trách, tham mưu với Ban giám hiệu về kế hoạch tổ chức hội thi, cuộc thi; lập bảng dự trù, tờ trình xin kinh phí. Khi được sự đồng ý, tán thành của Hội đồng phụ trách, Ban giám hiệu và các thành viên thì bắt đầu tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh học sinh, toàn thể cộng đồng về ý nghĩa của hội thi, tính thiết thực và mức độ giáo dục thông qua hội thi. Chuẩn bị mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho hội thi; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nhắc nhở thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành. Triển khai đôn đốc tập luyện, kiểm tra tiến độ thực hiện của các chi đội, lớp sao; tiến hành duyệt chương trình cho thật chu đáo theo kế hoạch. Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa sai cho các Chi, Sao trước khi tiến hành hội thi chính thức. Đặc biệt phải quán triệt được ý thức tham gia, có đánh giá, nhận xét và bảo lưu thành tích tập thể, cá nhân để cuối năm học bình xét thi đua. + Chi Đoàn nhà trường: Hỗ trợ đắc lực cho Đội TNTP trong việc tổ chức các hoạt động. + Cán bộ thư viện: trực tiếp tổ chức hội thi tìm hiểu qua sách báo, tài liệu ở thư viện thông qua các hội thi tìm hiểu theo chủ điểm. Hàng tháng có thi và tổng kết phát thưởng kịp thời. Các chủ điểm bám theo các ngày lễ lớn trong tháng và theo của điểm hàng tháng của năm học. + BCH Liên Đội: hướng dẫn BCH Chi Đội tự thực hiện cho các phong trào hoạt động vào giờ hoạt động ngoài giờ, để phong trào có hiệu quả hơn. 3.2.2.3. - Tổ chức thực hiện: Hàng tuần, hàng tháng vào giờ sinh hoạt cờ, TPT tuyên dương những em học sinh, lớp hoạt động xuất sắc nhất, có thành tích cao trong xây dựng tập thể lớp, do tập thể học sinh trong lớp bình chọn. - Phong trào cần được triển khai rộng rãi trong cán bộ - giáo viên - nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. - Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường: + Tham mưu tốt với BGH, Chi Bộ nhà trường và chính quyền địa phương,…trong duyệt kế hoạch hoạt động và phân công hỗ trợ. + Phối hợp với Hội đồng đội xã, ban văn hoá xã trong công tác tổ chức các hoạt động lớp như văn nghệ, thể dục thể thao, sân chơi hè cho học sinh nhân ngày 1/6. + Phối hợp với các phụ trách Chi Đội, tạo tinh thần phấn khởi, thúc đẩy và đôn đốc các em tham gia hoạt động. + Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ vào các hoạt động giáo dục chung đặc biệt là hỗ trợ khen thưởng, huy động sự đóng góp của các mạnh thường quân. 3.2.2.4. - Đầu tư các điều kiện về vật chất: Sân chơi là yếu tố quan trọng, cần đầu tư sân chơi sạch sẽ, thoáng, đủ rộng để các em hoạt động. - Các dụng cụ phục vụ cho trò chơi dân gian được đầu tư mua sắm đủ để phục vụ cho các trò chơi. - Âmply, loa, máy, các dụng cụ phục vụ tuyên truyền hướng dẫn học sinh. - Sách tham khảo, báo Đội, báo bạn đường, sách hoạt động trò chơi, hoạt động tập thể,…được nhà trường đặt mua đủ, phục vụ cho nhu cầu đọc và nghiên cứu. 3.2.2.5. Vận động xã hội hóa kinh phí : Như chúng ta đã biết hiện tại nguồn kinh phí ngân sách chi cho các hoạt động phong trào hiện tại còn rất hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tổ chức cũng như khen thưởng cho rất nhiều hoạt động trong năm học. Muốn tổ chức tốt cần có một nguồn kinh phí ổn định, do đó Liên đội đã thực hiện một số việc để xã hội hóa kinh phí như sau: - Trong cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm, nhà trường thông qua các kế hoạch hoạt động cho phụ huynh nắm rõ, sau đó mỗi hoạt động cụ thể sẽ có bảng đề nghị sự hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh. - Liên hệ và vận động sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà kinh doanh trong địa bàn xã. - Tổ chức chương trình văn nghệ gây quỹ “ Tiếp bước đến trường” vừa có kinh phí hỗ trợ giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vừa tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động. - Liên đội sử dụng 50 % từ quỹ kế hoạch nhỏ cho các hoạt động. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Đề tài “ Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong trường THCS” đã được bản thân áp dụng đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động phong trào trong nhà trường. Đồng thời đề tài cũng đã được triển khai trong toàn trường, có thể được ứng dụng rộng rãi và cụ thể hoá theo từng đặc điểm của trường, từng thời điểm và từng giai đoạn lứa tuổi học sinh. Tuỳ vào tình hình mà có những thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh hiện có. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015 – 2016 của HĐĐ huyện Chợ Lách và thực tế tình hình hoạt động của Liên Đội. Trong năm qua, khi áp dụng “ Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong trường THCS” Liên Đội thực hiện đạt một số kết quả cụ thể như sau: - Trong năm đã tổ chức 3 hoạt động trò chơi dân gian cấp Liên Đội vào dịp Tết Trung thu, ngày lễ khai giảng, hoạt động chào mừng 26/3 và lồng ghép phát động chủ đề năm học 2015- 2016. Hái hoa học tập cấp Liên Đội 4 lần với hơn 2000 lượt học sinh tham gia. - Tham gia dự thi “ Hát quốc ca – Niềm tự hào công dân” do HĐĐ huyện, Phòng GD&ĐT huyện phát động, gởi 1 băng ghi hình về PGD&D9T. - Tham gia phong trào “ Em yêu lịch sử ViệtNam”, kết quả có hơn 100 bài dự thi. -Tham gia hoạt động “ Ngày hội thiếu nhi với văn hóa giao thông” kết hợp với Xã đoàn tổ chức. Kết quả có 275 Đội viên tham gia. - Kết quả cả năm có 92 lượt hái hoa học tập ở lớp và 4 lượt hái hoa học tập dưới cờ. - Phong trào “Hoa điểm mười” được phát động trong toàn Liên Đội, kết quả có 1378 điểm 10. - Có 45 gương người tốt được thông qua dưới cờ. - Tham gia dự thi học sinh giỏi Huyện đạt 14 giải ở các môn. - Tham gia “ Chinh phục vũ môn” trên Iternet có 40 Đội viên tham gia. - Tham gia cuộc thi “ Đi đường an toàn – cho bạn cho tôi” đạt 160 học sinh. - Thành lập CLB năng khiếu Âm nhạc, Mỹ thuật, Múa Lân, aerobic với hơn 100 hs đăng kí tham gia. - Phát động phong trào Kế hoạch nhỏ, kết quả đạt 2.156.000 đ. - Phong trào “ Ngôi nhà khăn quàng đỏ”, các Chi Đội vận động đạt 1.470.000 đ. - Mua tăm ủng hộ người mù đạt 2.000.000 đ. Tham gia đóng góp xây dựng khu tưởng niệm Trần văn Ơn đạt 1.673.000 đ. - Vận động ủng hộ nạn nhân chất độc da cam đạt 215.000đ. - Tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bến Tre tổ chức với 2 sản phẩm. - Tham gia thi vẽ tranh chủ đề “ An toàn giao thông” với 5 bài dự thi. - 100% Đội viên cam kết bảo vệ môi trường. - Tham gia tốt “ Một ngày làm chiến sĩ” do HĐĐ Huyện tổ chức. - Kết quả học tập: Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2014-2015 174 197 142 21 32.6% 36.9% 26.6% 3.9% 189 209 120 18 35,3% 39,0% 22,4% 3,3% 20152016 - Xếp loại hạnh kiểm: Năm học Tốt Khá Trung bình Yếu 2014- 471 63 0 0 88.2% 11.8% 0 0 2015 2015 - 488 2016 91,0% 48 9% Giải thưởng vòng Huyện, Tỉnh: Cấp Huyện: - 1 giải nhất, 2 khuyến khích vẽ tranh thiếu nhi Mùa Xuân năm 2016. - Giải nhất Múa lân Mùa xuân. - 1 giải nhất, 1 giải 3 môn Cờ vua HKPĐ. - 1 giải nhất, 7 giải khuyến khích “ Văn hay chữ tốt” - 14 học sinh giỏi Huyện lớp 9 ở các môn. - 1 giải khuyến khích thi “ Tin học trẻ không chuyên”. Cấp Tỉnh: - Giải ba thi dẫn chương trình “ Nét đẹp người thầy” chào mừng 20/11. - 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích môn Vật lí kì thi thi học sinh giỏi lớp 9. Thành tích Liên Đội - Đạt Liên Đội vững mạnh cấp huyện năm 2015 -2016. - Đạt vững mạnh cấp Tỉnh năm học 2015 -2016. - Thành tích các năm qua: + 5 năm liền đạt Liên Đội vững mạnh cấp huyện. + Nhận nhiều giấy khen của huyện, tỉnh. 3.4.1.Học sinh: a. Về kiến thức: Ban chỉ huy Liên, Chi đội nắm chắc những kiến thức cơ bản của các hoạt động phong trào giúp các em tự tin khi tham gia hoạt động các cấp cũng như tổ chức tại Liên đội, phong trào ngày càng có hiệu quả hơn. b. Về kĩ năng: - Tư duy của các em trở nên nhanh nhẹn hơn, các kĩ năng của các em ngày càng hoàn thiện, nhất là các kĩ năng sinh hoạt Đội. - Kĩ năng thực hành Nghi thức Đội cũng được Ban chỉ huy nắm vững và phổ biến đến các Chi đội giúp cuộc thi Nghi thức có hiệu quả hơn về chất lượng. 3.4.2. Giáo viên: - TPT: hoạt động phong trào ngày càng có hiệu quả giúp cho bản thân cảm thấy phấn khởi hơn trong công tác, có động lực để sáng tạo ra những phong trào mới, hay hơn và phù hợp hơn đối với đối tượng là học sinh THCS. *Tóm lại: Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: :“ Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào trong trường THCS” đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phong trào ở trường THCS Sơn Định một cách đáng kể và đạt được những hiệu quả cao. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không Chợ Lách, ngày 18 tháng 10 năm 2016
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan