Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
rõ yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng
sáng tạo trong giảng dạy nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
Học sinh đa số có ý thức tự học khá tốt, một số học sinh có năng khiếu bộ
môn, học lực giỏi, vận dụng tốt kiến thức các môn học, thường xuyên được tìm
hiểu, bổ trợ kiến thức liên quan đến bài học qua các tư liệu trên internet do đó
phát huy được năng lực cá nhân và phẩm chất vốn có giúp cho việc thực hiện
nội dung lồng ghép giáo dục hiệu quả hơn.
2. Khó khăn
Một số học sinh học tập còn thụ động, máy móc, học lực yếu kém, lười
học bài có hệ thống nên việc chuẩn bị bài, tìm những nội dung liên quan đến bài
học còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học trên lớp, đến nhận
thức và hành động tích cực trong thực tế.
Bên cạnh ý thức học tập chưa tốt, ý thức thực hiện nội qui trường lớp của
một số học sinh trong đó có đối tượng học sinh lớp 9 như: ý thức kỉ luật chưa
cao, đi học muộn, bỏ tiết, nghỉ học không có lí do, nghiện chơi điện tử, một số
em lười học, thêm tác động xấu từ bên ngoài dẫn đến bỏ học. Ở nhiều lớp còn có
biểu hiện chưa tốt trong giao tiếp, đánh nhau, nói tục chửi thề, gây mất đoàn kết
trong nhóm bạn bè. Thiếu ý thức trong bảo vệ của công trường lớp, bảo vệ cơ sở
vật chất chung như bàn ghế, lớp học, xả rác bừa bãi trong khuôn viên trường, sử
dụng chưa tiết kiệm điện, nước trong nhà trường, trốn tránh, ỷ lại, chưa tích cực
trong lao động tập thể, chăm sóc bồn hoa cây cảnh của lớp, của nhà trường...Đây
chính là biểu hiện hạn chế trong nhận thức và hành động của một số học sinh về
quyền và nghĩa vụ học tập, chưa xác định được mục đích học tập, chưa xác định
được những việc làm tích cực của bản thân đối với trường, lớp và hành vi đó
không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến tính cách của bản thân mà còn ảnh hưởng đến
một số học sinh khác, đến phong trào thi đua của tập thể, của trường lớp. Theo
đó, dẫn đến tình trạng bỏ học, chơi bời lêu lổng, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ
nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến gia đình, xã hội. Từ vấn đề hạn chế trên, tôi
càng nhận thức rõ hơn vai trò của các hoạt động giáo dục. Dạy học không chỉ
chú trọng kiến thức mà còn phải chú trọng nội dung lồng ghép giáo dục nhận
thức tư tưởng, kĩ năng, thái độ cho học sinh, giúp các em càng nhận thức rõ mục
tiêu, nhận thức lí tưởng sống của bản thân khi đang còn là học sinh THCS, làm
nền tảng cho tương lai sau này.
Về phía giáo viên, trước khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc lồng ghép
giáo dục học sinh trong các bài giảng đã được thực hiện thường xuyên. Tuy
nhiên, giáo viên còn mắc phải một số hạn chế cụ thể như trong quá trình giảng
dạy vẫn còn thiên về truyền tải kiến thức sách vở, ít chú ý đến vấn đề giáo dục
thực tế, ngại đổi mới các phương pháp dạy học tích cực nên phần nào ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục toàn diện. Nếu chỉ chú trọng truyền tải kiến thức, việc
lồng ghép giáo dục sẽ chiếm rất ít nội dung, hiệu quả chưa cao. Nếu lồng ghép,
Nguyễn Thị Minh Tính - Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đắk Lắk
4