Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số kinh nghiệm sử dụng và thiết kế bài giảng e learning cho giáo viên m...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm sử dụng và thiết kế bài giảng e learning cho giáo viên mầm non

.DOC
33
45
98

Mô tả:

Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGÔ THÌ NHẬM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VÀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Lĩnh vực: Giáo dục mầm non Người viết: Nguyễn Minh Hương Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2016 – 2017 Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN Mục lục Phần I. Đặt vấn đề 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Kế hoạch nghiên cứu 4 Phần II. Giải quyết vấn đề 5 1. Cơ sở lý luận 6 2. Thực trạng của vấn đề 8 Phần III. Các biện pháp thực hiện 11 Phần IV. Hiệu quả của SKKN 27 1. Kết luận 29 2. Kiến nghị 30 Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xã hội toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung và của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học hết sức cần thiết và còn giúp cho giáo viên luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả, truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ. CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Máy tính – Laptop – Máy tính bảng – Điện thoại thông minh – Internet là công cụ cần thiết và không thể thiếu đối với con người trong thời đại ngày nay. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc sống. CNTT đi vào cuộc sống , nó có mặt ở khắp mọi nơi, việc kết nối cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn cho tất cả mọi người. Hiện nay hầu như các trường mầm non đều đã đầu tư, trang bị ti vi, máy chiếu, máy tính và nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. CNTT là phương tiện hữu ích góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc giáo dục trẻ được xem là ưu tiên hàng đầu của ngành Giáo dục mầm non. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là kiến thức nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm" một cách dễ dàng. CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. CNTT phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Flash, Photoshop, Converter, Kids, Kidsmart, Nutrikids, Happykids, Adobe presenter, Ispring...Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, máy tính bảng… cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, điện thoại thông minh...vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn của giờ dạy. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, người giáo viên không chỉ có thể tạo ra những bài giảng để giảng dạy trực tiếp cho trẻ mà giáo viên còn có thể thiết kế và tạo ra những bài giảng giúp trẻ có thể tự học, tự tri giác, tự thao tác trên máy tính có kết nối mạng Internet tại chính ngôi nhà của mình đó chính là những bài giảng E-learning. Thế nhưng để thiết kế thành công 1 bài E-learning hoàn chỉnh không phải là 1 việc dễ dàng. Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy ở Trường mầm non tôi nhận thấy việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to lớn trong giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội... Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ, trẻ được học qua máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Nhưng trên thực tế việc ứng dụng CNTT ở các trường mầm non nói chung và Trường mầm non nơi tôi đang công tác nói riêng thì việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế. Từ những thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm sử dụng và thiết kế bài giảng E-Learning cho giáo viên mầm non”. Tôi hy vọng rằng với 1 số kinh nghiệm nho nhỏ của mình sẽ góp phần nhỏ bé nâng cao được chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên Trường mầm non nơi tôi đang công tác nói riêng và giáo viên mầm non nói chung. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non. - Tạo điều kiện cho bản thân luôn luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình đô ̣ tin học. Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên mầm non. Các phần mềm ứng dụng CNTT vào chương trình giáo dục mầm non. Thực hiện trên giáo viên trường mầm non – nơi tôi đang công tác. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài. - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để nhận biết về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non. - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp kiểm tra, so sánh, đánh giá giữa 2 phương pháp dạy học ứng dụng CNTT và phương pháp dạy học truyền thống. - Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân và đồng nghiệp. 5. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Tháng 9/2016: Xác định đề tài, sưu tầm tài liệu. - Tháng 10/2016: Xây dựng đề cương. - Tháng 11 - 12/2016: Tiến hàng khảo sát và thực nghiệm. - Tháng 1 - 3/2017: Đánh giá kết quả, sửa chữa bổ sung. - Tháng 4/2017: Viết đề tài, in theo mẫu. Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hô ̣i. Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CPngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". Công văn số 4987/BGDĐT- CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 - 2013. Trong đó có nội dung: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng. Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh,văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy học tập thể lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Công nghệ thông tin phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà trẻ mầm non hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú của trẻ. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học đó là: + Computer Based Training gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính) + E-learning (học dựa vào máy tính) - Trong đó: CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu ( màn hình cỡ lớn hoặc tivi kết nối với máy tính) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy. Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN - E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học. Như vậy, có thể thấy CBT và E-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất : + Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ ( CBT ) + Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ ( E- learning ) E-learning là một thuật ngữ mới. Hiện nay theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiều theo nghĩa rộng, đây là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là CNTT. Theo quan điểm hiện đại, Elearning là sự phân phát nội dung học sử dụng các công nghệ điển tử hiện đại như máy tính, laptop, internet…trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, băng video, audio…thông qua một máy tính hay tivi. Người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng internet dưới hình thức như: Email, chat, forum… Đặc điểm chung của E-learning: + Dựa trên CNTT và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… + Hiệu quả của bài giảng E-Learning cao hơn so với phương pháp học truyền thống do E-Learning có tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. + E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới. Rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning đã ra đời. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera với âm thanh, văn bản, … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để trẻ học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Mục tiêu hoạt động của năm học 2016 - 2017 đối với giáo dục mầm non là “Tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo: Giáo dục mầm non chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nghiên cứu áp dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư, trong đó quan tâm tới hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin và xã hội hóa. Bên cạnh đó, giáo viên cũng được khuyến khích tham gia đóng góp các bài trình chiếu, bài giảng E-Learning, khai thác thư viện bài giảng điện tử…, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho trẻ. Trên thực tế với những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp trong cuộc sống và những kĩ năng sống cần thiết đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có đủ hiểu biết và kiến thức để có thể thiết kế t hành cống bài giảng giáo án điện tử hay bài E-Learning hay đ ể d ạy tr ẻ. Đây là bảng thốống kế sốố liệu trình độ c ủa giáo viến nơi tối đang làm vi ệc: TT Nội dung Tỷ lệ giáo viên đạt 1 Số giáo viên biết soạn thảo văn bản Word 12/15 2 Số giáo viên biết thiết kế bài giảng powerpoint 7/15 3 Số giáo viên biết thiết kế bài giảng E-Learning 2/15 4 Số giáo viên biết tìm kiếm dữ liệu trên Internet 11/15 5 Số giáo viên biết download tài liệu trên Internet 10/15 6 Số giáo viên đạt giải thi kỹ năng CNTT 1/15 7 Số giáo viên đạt giải thi sản phẩm CNTT 1/15 8 Số giáo viên đạt giải thi bài giảng E-Learning 2/15 Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN Trường mầm non nơi tôi làm việc có khoảng hơn 200 trẻ với 6 lớp học của 4 lứa tuổi khác nhau : MGL, MGN, MGB, NT. Hiện tại tôi phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ và là phụ trách mảng công nghệ thông tin của nhà trường, bản thân tôi luôn đi sâu nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử E-Learning để giúp trẻ của lớp thực hiện tốt việc học và học như thế nào để có hiệu quả. Ngoài ra, tôi còn suy nghĩ giúp cho giáo viên trong trường có cách nhìn, có cách tổ chức và xây dựng bài giảng làm sao phù hợp giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. Trẻ khỏe mạnh tích cực tham gia vào các hoạt động. a. Ưu điểm: - Công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục đạt hiệu quả nhất định (100% các lớp được trang bị máy vi tính). Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại. - Nhà trường thường xuyên được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và Đào tạo Quận. Tích cực tham gia và hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động, các hội thi do Phòng giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã đạt được các thành tích đáng kể. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học, nâng cao trình độ chuyên môn. Chúng tôi thường xuyên được đi học bồi dưỡng chuyên môn do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện để học tập, củng cố nâng cao nghiệp vụ. - Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề. - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất. 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đều tâm huyết tận tuỵ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ. - Đặc biệt, đại đa số các đồng chí giáo viên đứng lớp đã biết thiết kế giáo án điện tử và thiết kế bài giảng PowerPoint để phục vụ cho các tiết dạy và thi giáo viên giỏi trong nhà trường. - Nhà trường cử giáo viên tham gia đầy đủ các cuộc thi “Thiết kế bài giảng điển tử - bài giảng E-Learning” và đều dành giải cả về Hội thi Kỹ năng sử dụng CNTT và Hội thi Sản phẩm CNTT. Đặc biệt, trong năm học 2016 – 2017 giáo viên còn được gửi bài thi Thiết kế bài giảng E-Learning cấp quốc gia lần thứ 4. - Bản thân tôi đã nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ. - Bản thân bỏ thời gian nghiên cứu nghiêm túc, tự bồi dưỡng thường xuyên về công nghệ thông tin – các phần mềm cần thiết cho quá trình giảng dạy. b. Nhược điểm: - Trình độ về CNTT của giáo viên còn hạn chế, thời gian đứng lớp cả ngày, nên thời gian nghiên cứu chưa nhiều. - Trình độ đào tạo không đáp ứng yêu cầu, nắm bắt phương pháp giảng dạy mới còn rất nhiều hạn chế. Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN - Trình độ nhận thức của một số giáo viên không đồng đều, khả năng ngoại ngữ của giáo viên không có căn bản nên gặp khó khăn trong việc sử dụng các phần mềm. - Một vài giáo viên năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa cao. Cách soạn giảng giáo án điện tử còn nhiều lúng túng chưa linh hoạt. - Việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang nặng tính hình thức, chưa thường xuyên, liên tục… - Phần mềm soạn bài giảng E-Learning độc lập, khá đắt, có thể cho tải về dùng thử 30 ngày. Chính vì vậy khi soạn bài giảng trên phần mềm này giáo viên gặp khá nhiều những lỗi nhỏ. - Thời gian để bản thân chúng tôi nghiên cứu bài giảng E-Learning còn bị hạn chế. - Không phải giáo viên nào cũng có thể thiết kế một bài giảng E learning do chưa được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Presenter - Thực hiện bài giảng E-Learning mất nhiều thời gian công sức trong việc tìm tư liệu lẫn thiết kế - Nhà trường đã trang bị máy tính, nối mạng internet, máy chiếu… để giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên, vẫn có không ít giáo viên lúng túng và thụ động khi ứng dụng CNTT vào bài giảng. Trong khi nhiều giáo viên lớn tuổi không mặn mà do trình độ CNTT có hạn. Dựa trên cơ sở thực tiễn và căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã có kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính. Thông qua việc bản thân tôi không ngừng học tập trau rồi kiến thức về tin học, đặc biệt sau khi được tập huấn về thiết kế và sử dụng bài giảng E-Learning do Phòng Giáo dục tổ chức. Chính vì vậy, sau một thời gian nghiên cứu và được tập huấn thiết kế bài giảng E-Learning, tham gia thi Thiết kế bài giảng điện tử nhiều năm liền, tôi đã tiến hành xây dựng và thiết kế một số bài giảng điển tử ( dạy dựa vào máy tính),bài giảng E-Learning ( học dựa vào máy tính), bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm để thiết kế bài giảng điện tử đa dạng, phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trẻ cũng như điều kiện cơ sơ vật chất nơi làm việc. Bài giảng E-Learning với những kỹ năng cơ bản tạo ra câu hỏi trắc nghiệm, ghi âm và chèn lời thoại – video vào bài, chỉnh sửa biên tập âm thanh… thông qua phần mềm bổ trợ Adobe Presenter cụ thể như sau: Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Nhắc đến giáo án điện tử ai cũng biết đó chính là sử phần mềm powerpoint trong bộ Office để soạn thảo, chỉnh sửa, cài đặt và trình chiếu bài giảng theo nội dung giáo viên đã soạn, nghiên cứu và thiết kế trước đó. Đa phần các giáo viên đều biết sử dụng 1 số kỹ năng cơ bản trong powerpoint như: Soạn thảo nội dung, chèn hình ảnh hay khó hơn là chèn âm thanh vào bài trình chiếu…Nhưng sang đến phần mềm để có thể thiết kế được bài giảng E-Learning như: Adobe presenter hay Ispring thì các bạn cần có những kỹ năng khó hơn. Để tạo ra 1 bài giảng E-Learning, chúng ta cần thao tác các bước trên phần mềm powerpoint nhưng trên thanh công cụ được mở rộng thêm nhiều chức năng và công dụng hơn và tất nhiên đối với những người có kỹ năng chưa cao thì đó quả thực là 1 công việc khó khăn. Đơn giản, nếu bạn có trình độ về ngoại ngữ còn hạn chế thì để hiểu được nghĩa của các mục trên thanh công cụ cũng là một việc hết sức gian nan. Đây chính là hình ảnh 2 thanh công cụ của 2 phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning. Chúng ta có thể thấy được ngay sự nổi trội , dễ hiểu hiện ngay trên thanh công cụ nhưng sử dụng chúng thì cũng không hề đơn giản như những gì các bạn nhìn thấy. Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của chính mình đã tích lũy được khi nghiên cứu, học tập để thiết kế được một bài giảng E-Learning hoàn chỉnh bằng phần mềm Adobe presenter áp dụng được trong một số các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Hình ảnh 1: Thanh công cụ trong Ispring Suite Hình ảnh 2: Thanh công cụ trong Adobe presenter Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN A. GIỚI THIỆU CÁCH CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER Đầu tiên bạn cần tải phần mềm Adobe Presenter tại đại chỉ: www.adobe.com Một số chú ý khi cài đặt phần mềm này : - Tắt mạng Internet - Tắt powerpoint - Không update phần mềm sau khi cài đặt Bắt đầu tiến hành cài đặt: Nháy đúp chuô ̣t trái vào biểu tượng vừa tải, tuần tự theo các bước sẽ cho kết quả thành công. Sau khi cài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của phần mềm Powerpoint. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau: Hình ảnh 3: Bảng điều khiển sau khi đã cài Adobe Presenter B. CÁC BƯỚC SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER - Bước 1: Thiết kế bài giảng trên Microsoft Powerpoint (có thể sử dụng các bài Powerpoint có sẵn). - Bước 2: Sử dụng các tính năng của phần mềm Adobe presenter để hoàn thiê ̣n nô ̣i dung bài giảng. - Bước 3: Xuất bản bài giảng. C. KINH NGHIỆM KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING BẰNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN 1. Kinh nghiệm tạo hình nền, màu chữ. - Để thiết kế một bài giảng E-Learning thành công thì việc tạo hình nền và màu chữ cho các slide là cũng rất cần thiết. Do vậy cần chọn các hình nền tươi sáng và phải tương phản với màu chữ trên các slide để làm nổi bật các nội dung cần truyền đạt trên các slide, gây hứng thú cho học sinh khi học bài. - Với các bài học cho trẻ lứa tuổi mầm non tôi thường chọn những hình nền đáng yêu và ngộ nghĩnh và khung hay viền (thường là viền màu đỏ hoặc màu xanh) cho các nội dung câu hỏi, bài tập để làm nổi bật trên các slide, chẳng hạn: Hình ảnh 5: Slide câu hỏi trong bài trò chơi Rung chuông vàng Hình ảnh 4: Slide 3 trong bài E-Learnng Sự phát triển của cây từ hạt - Chữ và màu chữ tôi thường sử dụng là cỡ chữ 32 và màu đỏ cho các tiêu đề, màu xanh lam cho các nội dung câu hỏi, ở các phương án trả lời tùy vào nội dung mà tôi tự chọn màu cho phù hợp. - Một số slide tôi chèn thêm một số biểu tượng đơn giản để trang trí góc, cuối các slide gây hứng thú cho học sinh. Hình ảnh 6: Slide câu hỏi trong bài powerpoint trò chơi Rung chuông vàng Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN 2. Kinh nghiệm tạo âm thanh, chỉnh sửa âm thanh và chèn âm và video vào bài giảng. - Sau khi đã thiết kế các slide xong, công việc tiếp theo là phải tạo âm thanh cho bài giảng. Việc tạo âm thanh cho bài giảng có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn: + Cách 1: Ghi âm trực tiếp khi máy tính, laptop có hỗ trợ âm thanh. + Cách 2: Ghi âm bằng phương tiện hỗ trợ âm thanh khác (máy ghi âm, điện thoại di động có hỗ trợ ghi âm,file âm thanh có sẵn download trực tiếp từ mạng internet xuống ….) sau đó chèn vào bài giảng hay chèn trực tiếp file có sẵn vào bài giảng. Cụ thể với cách 1: Trong bài giảng E-Learning “Vòng đời của loài bướm” các slide âm thanh đều được ghi âm trực tiếp từ máy tính đang sử dụng + Bước 1: Tôi chọn slide cần biên tập hay cần ghi âm ở phía bên trái + Bước 2: Trong mục Adobe presenter tôi chọn mục Record audio và bắt đầu ghi âm + Bước 3: Tôi chọn chỉnh sửa âm thanh vừa ghi âm Exit audio Cụ thể với cách 2: + Bước 1: Tôi vẫn chọn slide cần chèn âm thanh ở phía bên trái khuôn hình + Bước 2: Tôi chọn Import audio để chọn file âm thanh cần chèn vào slide đó + Bước 3: Biên tập (chỉnh sửa) thời gian hay độ dài của slide được chèn âm thanh. - Sau file âm thanh vừa chèn vào slide tôi muốn ghi âm lời giảng của giáo viên hay sau lời giảng của giáo viên tôi muốn chèn thêm một đoạn bài hát chẳng hạn vào sau lời giảng. Làm như sau: + Tạo ra một slide trống (liền ngay slide cần chèn thêm để tiện copy). + Chèn bài hát hay ghi âm lời giảng của giáo viên vào slide trống vừa tạo + Chọn chỉnh sửa âm thanh (Exit Audio) + Giữ và dê chuột trái để bôi đen đoạn bài hát hoặc lời giảng ghi âm cần copy, sau đó chọn lệnh copy trên biểu tượng. + Để con trỏ vào vị trí cần dán đoạn bài hát hay lời giảng vừa ghi âm (sau slide cần thêm), chọn lệnh Paste, tiếp tục bấn OK là xong. + Xoá bỏ slide trống đã tạo ban đầu. => Chỉ những thao tác đơn giản như vậy là tôi đã chèn thêm được một đoạn bài hát sau lời giảng của giáo viên. Trong bài giảng này tôi đã thực hiện tương tự với một số slide khác rất nhanh và tiện, không cần phải sử dụng phần mềm khác để ghép âm thanh, tạo cho việc chèn âm thanh vào bài giảng theo ý muốn một cách đơn giản. - Đối với một số slide mà âm thanh có thể được lặp lại thì việc thực hiện chèn cùng rất đơn giản. Một sốố kinh nghiệm sử dụng và thiếốt kếố bài giảng E-learning cho GVMN Hình ảnh 7: Slide được chèn âm thanh (video) và slide ghi âm lời của giáo viên Ví dụ: Trong bài giảng E-Learning Trò chơi Đúng hay sai, sau mỗi câu trả lời đúng đều có tiếng vỗ tay chúc mừng sau khi chọn đúng đáp án ở các slide như 2, 3, 5, 7…. Tôi chỉ cần làm một số thao tác như sau: + Chèn tiếng vỗ tay vào slide 2. + Chọn chỉnh sửa âm thanh (Exit Audio) + Giữ và dê chuột trái để bôi đen đoạn tiếng vỗ tay ở slide 2 cần copy, sau đó chọn lệnh copy trên biểu tượng. + Để con trỏ lần lượt vào vị trí cần dán tiếng vỗ tay ở slide 3,5, 7… chọn lệnh Paste trên biểu tượng vào tất cả các slide trên, sau đó tiếp tục bấn OK là xong. Ngoài ra có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng camera của laptop đang dùng ghi video trực tiếp hay chèn video giống như chèn file âm thanh vào slide. Ghi hình trực tiếp Chèn tệp video đã có sẵn Biên tập Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:  Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.  Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import). 2.3. Kinh nghiệm tạo một số bài tập trắc nghiệm. - Để tạo các bài tập trắc nghiệm trên phần mềm Adobe Presenter, trước tiên phải thực hiện thao tác Việt hoá cho các thông báo, nút lệnh trong bài trình chiếu trong Quizt Manager/ Dafault Labels (như hình vẽ). Hình ảnh 8: Việt hóa các nút lệnh trên bản thuyết trình - Thiết kế các bài tập trắc nghiệm xong tiến hành chỉnh sửa cỡ chữ, đổ màu và tạo nền cho các bài tập để làm nổi bật các bài tập, gây hứng thú cho học sinh khi học bài, chẳng hạn như hình vẽ dưới đây : Hình ảnh 9: Slide câu hỏi trong bài E-Learning tìm hiểu về con ong => Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến thức, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Từ menu của Adobe Presenter,nháy chọn mục Quizze Manager. Thẻ Add Question: Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau  Câu hỏi lựa chọn  Câu hỏi đúng/sai  Điền vào chỗ trống  Trả lời ngắn với ý kiến của mình.  Ghép đôi  Đánh giá mức độ. Không có câu trả lời đúng hay sai. Hình ảnh 10: Các loại câu hỏi trong Adobe presenter * Thiết kế câu hỏi lựa chọn: Multiple Choice Yêu cầu câu hỏi Thang điểm của câu hỏi Thêm đáp án trả lời Chọn nếu là đáp án đúng Chọn loại câu hỏi 1 hay nhiều lựa chọn Hình ảnh 11: Câu hỏi lựa chọn trong bài E-Learning khám phá con ong * Thiết kế câu hỏi đungg/ sai: True/ False Yêu cầu câu hỏi Thang điểm của câu hỏi Đáp án đúng hay sai Hình ảnh 12: Câu hỏi Đúng Sai trong bài E-Learning khám phá con ong * Thiết kế câu hỏi điền vào chô trống: Fill in the blank Thêm câu hỏi điền khuyết Chọn đáp án từ danh sách cho trước Chọn đáp án đúng Tự gõ đáp án vào chỗ trống Thêm các đáp án gợi ý Hình ảnh 13: Câu hỏi Điền từ trong bài E-Learning khám phá con mèo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan