Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số kinh nghiệm trong định hướng giải bài tập cho học sinh khối 7 trường...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong định hướng giải bài tập cho học sinh khối 7 trường thcs lê đình chinh

.DOC
31
922
106

Mô tả:

UBND HUYỆN KRÔNG ANA PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA ----------  ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG ĐỊNH HƯỚNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 7 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH Lĩnh vực : Chuyên môn Giáo viên : Huỳnh Văn Dân Đơn vị: Trường THCS Lê Đình Chinh Krông Ana, tháng 4 năm 2019. 1 MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 I. Đặt vấn đề.................................................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................................2 PHẦN THỨ HAI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................................2 I. Cơ sở lý luận............................................................................................................................2 1.1. Bài tập là phương thức hữu hiệu để củng cố và mở rộng kiến thức.................................3 1.2. Bài tập giúp rèn luyện kỹ năng tự vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề thực tế, tự đánh giá và kiểm tra kiến thức....................................................................3 1.3. Bài tập là phương tiện tốt nhất để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh..................4 II. Thực trạng vấn đề...................................................................................................................4 III. Giải pháp thực hiện................................................................................................................5 1. Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực................................................................5 1.1. Phương pháp hoạt động nhóm..........................................................................................6 1.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề..............................................................................7 1.3. Phương pháp vấn đáp.......................................................................................................7 2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.................................................................................8 2.1. Chương I. Quang học........................................................................................................8 2.2. Chương II. Âm học.........................................................................................................11 2.3. Chương III. Điện học......................................................................................................12 3. Phân loại bài tập vật lý......................................................................................................15 3.1. Phân loại theo mức độ....................................................................................................16 3.2. Phân loại theo phương tiện giải......................................................................................17 4. Trình tự giải bài một bài tập Vật Lý..................................................................................18 5. Giới thiệu một số bài tập cơ bản trong chương trình Vật lý 7 và hướng dẫn giải.............19 IV. Tính mới của giải pháp........................................................................................................23 V. Hiệu quả của sáng kiến.........................................................................................................24 1 PHẦN THỨ BA. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................25 I. Kết luận..................................................................................................................................25 II. Kiến nghị...............................................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................27 2 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Hòa chung cùng với xu hướng đổi mới của nhiều ngành nghề, giáo dục Việt Nam cũng đang có nhiều sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, bên cạnh việc đẩy mạnh đổi mới chương trình, tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu giảm tải, khoa học, thiết thực, khả thi thì đổi mới mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học luôn được quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông, môn học Vật Lý cũng không phải là ngoại lệ bởi những kiến thức chuyên môn của Vật Lý là vô cùng quan trọng, là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật, những kiến thức vật lí mang lại có sự gắn kết chặt chẽ với thực tế đời sống. Đồi với môn học Vật lý, cũng như các bộ môn khoa học xã hay các bộ môn tự nhiên khác như Toán học, Hóa học, Sinh học,.. để nâng cao được chất lượng thì người học không những cần nắm vững được những kiến thức lý thuyết chuyên môn, biết áp dụng công thức để tính các bài tập cơ bản mà còn phải hiểu để giải thích được các hiện tượng Vật lý đã và đang xảy ra trong tự nhiên cũng như cuộc sống thường ngày. Bởi suy cho cùng, công việc giáo dục muốn đạt được hiệu quả thì việc dạy và học cần phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, tự phát triển nhận thức và năng lực tư duy. Đây là con đường phát triển tích cực nhất, bền vững nhất. Trong việc học vật lý, mỗi kiến thức chuyên môn đều cần được nhắc lại, củng cố sau mỗi bài học, theo đó bài tập là một phương thức cực kỳ hữu hiệu. Bài tập giúp người học củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, mở rộng thêm những kiến thức cơ bản của những bài học trên lớp, củng cố thêm kỹ năng vận dụng nhưng cái đã biết để giải quyết vấn đề cụ thể và đặc biệt hơn là qua đó phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề của học sinh, có giá trị to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh. Chính vì vậy, đối với người học Vật lý việc nắm được các phương pháp để vận dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các bài tập là rất cần. Mỗi bài tập không đơn thuần chỉ là con số, là áp dụng công thức và tính ra đáp án, mà đó còn là cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đào sâu kiến thức, các khái niệm, các định luật và vận dụng vào những vấn đề trong thực tiễn. Bài tập Vật lí giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giúp các em học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập của bản thân. Xét về mặt định hướng phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là về mặt rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được thì vai trò của việc giải bài tập vật lí trong quá trình học tập có một giá trị rất lớn, nắm vai trò bản lề giữa việc học lý thuyết và vận dụng vào thực tế. 1 Việc giải bài tập giáo dục ý chí, tính kiên trì vượt khó, phát triển tư duy lô gíc, sự nhanh trí. Trong quá trình tư duy sâu sắc ấy, có sự phân tích và tổng hợp những mối liên hệ giữa các hiện tượng và đại lượng vật lí đặc trưng cho chúng. Bài tập giúp các em hiểu được nhiều mối liên hệ giữa vật lí và kĩ thuật Qua thực tế trong giảng dạy bộ môn Vật Lý tại trường THCS, cụ thể đối với khối lớp 7 thì bài tập là một trong những khó khăn mà đa số học sinh mắc phải. Học sinh nắm được nội dung lý thuyết của bài học, thuộc lòng các đại lượng và công thức nhưng lại gặp khó khăn khi giải quyết các bài tập, đặc biệt là các bài tập suy luận logic, bài tập mang tính thực tiễn, gắn liền với cuộc sống. Bài tập vật lý rất đa dạng và phức tạp, nhiều bài tập có sự liên quan đến kiến thức chuyên môn của nhiều bộ môn khác. Chính vì vậy, mỗi giáo viên khi giảng dạy cần phải có sự đầu tư cho mỗi dạng bài tập, có sự kiên nhẫn giúp đỡ học sinh hiểu một cách cặn kẽ về mỗi dạng bài, nắm vững kiến thức và tự tin mỗi khi giải bài tập vật lý để từ đó các em yêu thích hơn đối với sự học bộ môn Vật Lý. Chính vì tầm quan trọng của bài tập, là một giáo viên Vật lý tôi cũng mong muốn học sinh của mình có những bài giải tốt. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc định hướng giải bài tập vật lý cho học sinh khối lớp 7 trường THCS Lê Đình Chinh” nhằm mục đích nâng cao chất lượng làm bài, chất lượng giáo dục của bộ môn Vật Lý 7 tại nhà trường. II. Mục đích nghiên cứu Nhằm phát huy của vai trò của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, là người định hướng việc học, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức chuyên môn giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực tự học của học sinh . Giúp nâng cao chất lượng các tiết học có vận dụng bài tập, hình thành kĩ năng kĩ xảo cho mỗi học sinh khi giải quyết các dạng bài tập vật lý, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn vật lý 7. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Nghị Quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng ta lần thứ 2 khóa VIII (Nghị quyết TW 2) đã chỉ rõ mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới: “Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”. 2 Từ những vấn đề trên Quốc hội khóa X có Nghị quyết số 40, Chính phủ có chỉ thị 14 và Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 43 nói về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường trung học cơ sở, hơn nữa môn vật lý mà tôi đang giảng dạy là môn học thực nghiệm, bên cạnh việc đòi hỏi kỹ năng thực hành rất cao, sức sáng tạo lớn còn đòi hỏi kĩ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết trên lớp để giải quyết các bài toán, các hiện tượng thực tế. Song trong quá trình dạy học tại trường, tôi nhận thấy học sinh còn chưa nhận thấy được sự quan trọng của việc vận dụng kiến thức để giải quyết các hiện tượng vật lý được cụ thể hóa trong các bài tập, mà đối với học sinh bài tập chỉ đơn giản là đáp án, là con số, giải bài tập còn rập khuôn, máy móc, chưa chủ động sáng tạo, chưa tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của giáo viên, nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng toán học để giải bài tập vật lý. 1.1. Bài tập là phương thức hữu hiệu để củng cố và mở rộng kiến thức Vật lý là môn học lý thuyết, trong đó các kiến thức là các lý thuyết trừu tượng. Chính vì vậy việc nắm bắt được kiến thức chuyên môn cũng như hiểu rõ được bản chất của các khái niệm, định luật, các hiện tượng Vật lý là điều quan trọng. Trong thực tế, mỗi khái niệm, mỗi định luật Vật lý lại có những biểu hiện rất cụ thể, đơn giản thông qua các hiện tượng thường ngày và bài tập là sự ghi chép lại mỗi hiện tượng đó. Khi giải bài tập, mỗi học sinh phải vận dụng những kiến thức trừu tượng đó để giải, qua đó nắm được bản chất của kiến thức, của các hiện tượng vật lý đã được học, thấy được sự đa dạng muôn hình muôn vẻ của các hiện tượng đang diễn ra trong thực tế và rèn luyện cho mình kỹ năng quan sát, phân tích các hiện tượng vật lý thú vị đã và đang xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Bài tập sẽ là phương thức khắc họa kiến thức đơn giản và hữu hiệu nhất, từ đó giảm đi sự e dè, nhàm chán của mỗi học sinh khi họcbộ môn Vật lý. 1.2. Bài tập giúp rèn luyện kỹ năng tự vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề thực tế, tự đánh giá và kiểm tra kiến thức Khi tiếp cận với mỗi bài tập, học sinh phải tự bản thân mình phân tích các dữ liệu của đề bài đưa ra, tự đào sâu lại những kiến thức đã học, xây dựng những lập luận để từ đó đưa ra phương án giải quyết tình huống tốt nhất. Chính vì vậy bài tập không chỉ là phương tiện tốt nhất để mỗi học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được học để phân tích và giải quyết các tình huống thực tế, mà còn là hình thức rèn luyện khả năng tự học, tự kiểm tra và đánh giá kiến thức của bản thân, xây dựng cho mình đức tính tự tìm tòi và học hỏi, qua đó hình thành cho mỗi học sinh kĩ xảo khi tiếp xúc với các bài tập ở bộ môn Vật lý nói riêng và các bộ môn khác nói chung. 3 1.3. Bài tập là phương tiện tốt nhất để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh. Sự đa dạng của bài tập, từ trắc nghiệm đến tự luận, từ áp dụng công thức để tính đến suy luận logic, từ nhận biết đến vận dụng chính là công cụ để giáo viên kiểm tra, đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của từng học sinh, qua đó phân loại được các đối tượng học sinh và có phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng đối tượng để nâng cao chất lượng giáo dục. II. Thực trạng vấn đề. Trong giảng dạy, có một thực tế đang diễn ra đó là phần lớn học sinh chỉ “học vẹt” các khái niệm, các định luật và đặc biệt là số lượng lớn các đại lượng vật lý, các công thức tính toán trong mỗi bài học. Các kiến thức lý thuyết, các đại lượng, các công thức thực sự là một mớ hỗn độn khi các em chưa biết cách hệ thống các kiến thức đã học một cách có khoa học. Chính điều đó là khó khăn bước đầu của học sinh khi giải bài tập. Ngoài ra sự đa dạng của các hiện tượng vật lý, của các dạng bài tập thực sự là một rào cản lớn của học sinh cần phải vượt qua nếu muốn làm tốt được các bài tập trong chương trình bộ môn Vật lý 7. Học sinh nắm vững lý thuyết nhưng không có khả năng đọc, tìm hiểu, phân tích đề bài không thể nào làm tốt được các bài tập suy luận, dẫn đến tình trạng áp dụng phương pháp giải, áp dụng công thức một cách máy móc; hoặc trong nhiều trường hợp các em còn chưa biết cách trình bày một bài giải sao cho hợp lý mà chỉ quan tâm đến đáp án cuối cùng. Bên cạnh đó, thời gian dành cho môn học vật lý, đặc biệt là thời gian dành cho bài tập Vật lý ở nhà trường rất hạn chế. Đa số thời gian các tiết học là học lý thuyết, về những khái niệm trừu tượng. Chính vì vậy, các em chưa được rèn luyện hết với các dạng bài tập, chưa nắm vững và hệ thống được các phương pháp giải bài tập. Chính thực trạng đó dẫn đến việc hầu hết các em học sinh chỉ “học suông” các lý thuyết mà thiếu đi kỹ năng làm bài tập, không đáp ứng được yêu cầu của môn Vật lý. Những khó khăn mà học sinh trong nhà trường mắc phải được thể hiện rõ trong chất lượng ở những bài làm của học sinh, cụ thể với kết quả khảo sát ở các lớp 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh cuối học kì 1 năm học 2017 – 2018 bằng những bài tập ở các mức độ khác nhau. Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi SL Khá % SL 4 % Trung bình SL % Yếu - kém SL % 7A1 32 6 18,8 14 43,8 7 21,9 5 15,5 7A2 29 4 13,8 13 44,8 8 27,6 4 13,8 7A3 31 5 16,1 13 42 7 22,6 6 19,3 7A4 33 5 15,2 14 42,4 9 27,2 5 15,2 Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng bài làm của các em thì không những mỗi học sinh cần được trang bị tốt những kiến thức cơ bản, mà giáo viên cần phải có phương pháp để các đối tượng học sinh khác nhau được tiếp cận với nhiều dạng bài tập khác nhau, định hướng và hướng dẫn cho học sinh phương pháp để giải quyết các bài tập đó một cách đúng trình tự, chính xác, đẹp đẽ và hiệu quả. III. Giải pháp thực hiện Để mỗi học sinh hoàn thành tốt được những tiết học có vận dụng bài tập hay có thể tự mình hoàn thành những bài tập ở nhà, nâng cao năng lực tự học thì điều đầu tiên cần làm là giáo viên cần hệ thống lại kiến thức chuyên môn một cách khoa học, dễ hiểu để làm nền tảng, làm cơ sở cho việc giải bài học. Khi hệ thống lại kiến thức cũng như trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với các đối tượng học sinh ở từng lớp, cụ thể là phù hợp với học sinh khối 7 trường THCS Lê Đình Chinh Đồng thời đó cần phải cung cấp cho học sinh cách phân loại bài tập, trình tự giải một bài tập vật lý cũng như giới thiệu cho học sinh một sô dạng bài tập cơ bản trong môn vật lý 7 và cách giải, để từ đó học sinh có thể tự tích lũy thêm cho mình một số kinh nghiệm khi giải bài tập, làm cơ sở cho việc tự học, tự giải các dạng bài tập nâng cao khi học ở nhà. Đó là nội dung chính của bài viết này. 1. Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực Dạy học tích cực (DHTC) là một thuật ngữ rút gọn dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. DHTC nêu cao mối quan hệ giữa việc dạy và học, lấy học sinh làm trung tâm của các hoạt động dạy học, coi trọng rèn luyện phương pháp tự học của học sinh bên cạnh việc rèn luyện học tập hợp tác. Có thể kể tên một số phương pháp dạy học tích cực: phương pháp vấn đáp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp động não. Ở bài này đặc biệt giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh là học sinh khối 7 trường THCS Lê Đình Chinh. 5 1.1. Phương pháp hoạt động nhóm Ở phương pháp hoạt động nhóm, lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 người, mỗi lớp không quá 6 nhóm để đảm bảo việc hoạt động nhóm đạt được kết quả cao nhất. Việc chia nhóm cần được thực hiện phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài học và có thể thay đổi theo từng bài học khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng. Các thành viên hoạt động tích cực theo sự phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng, trong quá trình hoạt động các thành viên có sự phối hợp và giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Kết quả hoạt động của thành viên đóng góp vào kết quả của nhóm, kết quả của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành như sau: * Làm việc chung cả lớp : - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ - Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm * Làm việc theo nhóm - Phân công trong nhóm - Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm * Tổng kết trước lớp - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung - Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhóm cần tránh sự ỷ lại vào một thành viên nào đó trong tổ mà phải đảm bảo tất cả các thành viên đều được hoạt động và đóng góp vào kết quả chung của cả nhóm. 1.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học tích cực này rèn luyện cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và tự giải quyết những vấn đề xảy ra trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau: 6 - Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức + Tạo tình huống có vấn đề; + Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; + Phát hiện vấn đề cần giải quyết - Giải quyết vấn đề đặt ra + Đề xuất cách giải quyết; + Lập kế hoạch giải quyết; + Thực hiện kế hoạch giải quyết. - Kết luận: + Thảo luận kết quả và đánh giá; + Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra; + Phát biểu kết luận; + Đề xuất vấn đề mới. - Các mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề. Các Giải quyết Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch mức vấn đề 1 Giáo viên Giáo viên Giáo viên Học sinh 2 Giáo viên Giáo viên Học sinh Học sinh 3 Giáo viên + Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh 4 Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Kết luận, đánh giá Giáo viên Giáo viên + Học sinh Giáo viên + Học sinh Giáo viên + Học sinh 1.3. Phương pháp vấn đáp Vấn đáp là phương pháp DHTC mà trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp: - Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Đây là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học. - Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn. 7 - Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. 2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy có thể hiểu là một phương pháp ghi chép tận dụng tối đa khả năng ghi nhớ, sự nhạy cảm của bộ não đối với hình ảnh, màu sắc sự giúp con người có thể nắm bắt được các vấn đề, nội dung và liên kết những đối tượng đơn lẻ lại với nhau. Sơ đồ tư duy trình bày các ý tưởng, nội dung bằng hình ảnh, giúp bộ não nhìn nhận và ghi nhớ dễ dàng hơn. 2.1. Chương I. Quang học CHƯƠNG I: QUANG HỌC * Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng - Mắt chỉ có thể nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Chúng ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta - Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. Vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó * Sự truyền ánh sáng 8 - Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. - Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng - Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng - Chùm sáng phân kì là chùm sáng gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng * Định luật truyền thẳng của ánh sáng - Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng - Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên trái đất - Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. * Định luật phản xạ ánh sáng - Hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng, tia sáng bị hắt lại gọi là tia phản xạ. - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc phản xạ luôn bằng góc tới 9 * Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn và có độ lớn bằng vật - Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau. - Các tia sáng từ điểm sáng S cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’ * Gương cầu lồi - Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng - Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. * Gương cầu lõm - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia hội tụ vào một điểm ở trước gương và ngược lại có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ song song. 10 2.2. Chương II. Âm học CHƯƠNG II: ÂM HỌC * Nguồn âm - Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm - Các nguồn âm đều dao động * Độ cao của âm - Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị của tần số là 1/s gọi là Héc (Hz) Tần số dao động (Hz) = Số dao động / thời gian (s) - Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn - Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ * Độ to của âm - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của thước so với vị trí cân bằng ban đầu. - Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị Đêxiben (dB) * Môi trường truyền âm - Chất rắn, chất lỏng và chất khí là các môi trường có thể truyền âm - Chân không không thể truyền được âm 11 - Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí * Phản xạ âm – tiếng vang - Âm truyền gặp màn chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ được nghe cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây. - Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn bóng, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). - Giả sử: Gọi s là quãng đường truyền âm, t là thời gian truyền âm, v là vận tốc truyền âm, ta có: v = s/t (m/s) * Chống ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của con người. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm làm cho âm lệch theo hướng khác. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta thường sử dụng các vật liệu khác nhau như bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bê tông, …. để làm giảm tiếng ồn đến tai. Những vật liệu này thường được gọi là vật liệu cách âm 2.3. Chương III. Điện học CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC * Sự nhiễm điện do cọ xát - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát - Vật bị nhiễm điện (mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện * Hai loại điện tích - Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau 12 - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron * Dòng điện – nguồn điện - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng - Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. - Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. * Chất dẫn điện và chất cách điện. dòng điện trong kim loại - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua: Kim loại, nước,.. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua: cao su, thủy tinh, nhựa,.. - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng * Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện - Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ có thể lắp mạch điện + tương ứng + Nguồn điện: + Nguồn điện gồm hai pin mắc liên tiếp: + - + Bóng đèn: + Dây dẫn: + Công tắc đóng: + Công tắc mở: K K - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương, qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện. - Chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại là ngược nhau. 13 * Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. - Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đi ốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao. * Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí - Dòng điện có tác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vụn sắt, thép… - Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi dòng điện đi qua dung dịch muối thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm - Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật * Cường độ dòng điện - Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện được kí hiệu là chữ I - Đơn vị đo cường độ dòng điện: ampe (A) - 1A = 1000mA - Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. * Lưu ý: Chốt (+) được nối với cực (+) của nguồn điện. Không được mắc trực tiếp hai cực của nguồn điện vào hai chốt của ampe kế. * Hiệu điện thế - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. + Kí hiệu của hiệu điện thế: U + Đơn vị: vôn (V) Milivôn (mV) Kilôvôn (kV) 1mV = 0,001V 1kV = 1000V - Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế. Vôn kế được mắc song song với nguồn điện, dụng cụ điện. Chốt (+) được nối với cực (+) của nguồn điện - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. * Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. 14 - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ dòng điện càng lớn. - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường * Đoạn mạch nối tiếp - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I = I1 = I2 - Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn: U13 = U12 + U23 * Đoạn mạch song song - Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN - Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ mạch điện mạch rẽ : I = I1 + I2 * An toàn khi sử dụng điện 1. Chỉ làm TN với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. 2. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. 3. Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. 4. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. 3. Phân loại bài tập vật lý Có rất nhiều cách để phân loại bài tập vật lý, phân loại theo mức độ, phân loại theo phương tiện giải, phân loại theo mục đích, theo cách cho dữ liệu…tuy nhiên đối với bài tập vật lý 7, bài tập thường được phân loại theo hai kiểu cơ bản sau: 3.1. Phân loại theo mức độ Dựa vào mức độ, bài tập vật lý có thể được phân loại như sau: 15 Bài tập tập dượt Phân loại bài tập theo mức độ Bài tập tổng hợp Bài tập sáng tạo 16 Là những bài tập cơ bản, đơn giản, chỉ đề cập đến một vài phép tính đơn giản Là bài tập khi giải cần phải vận dụng nhiều khái niệm, định luật, dùng nhiều kiến thức Là dạng bài tập học sinh có sự vận dụng kiến thức, sáng tạo ra cách giải. 3.2. Phân loại theo phương tiện giải Bài tập định tính Bài tập định lượng Là những bài tập giải học sinh chỉ thực hiện các phép đơn giản, hoặc nhẩm khi cần tính tính Là bài tập khi giải cần phải thực hiện một loại các phép tính để cho ra một kết quả định lượng Phân loại bài tập theo phương tiện giải Bài tập đồ thị Bài tập thí nghiệm 17 Là bài tập đòi hỏi học sinh phải biểu diễn quá trình diễn biến của hiện tượng nêu trong bài tập bằng đồ thị Là bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lý thuyết để tìm ra số liệu cần thiết cho việc giải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan