Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng anh ở bậc tiểu học...

Tài liệu Skkn một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng anh ở bậc tiểu học

.PDF
12
267
110

Mô tả:

Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học MỤC LỤC TÊN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2 I. II. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................... 2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................... 2 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................. 2 1.2 Cơ sở thực tiễn:.......................................................................... 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 3. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM.............................. 3 5. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 3 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 3 7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 8. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUÀ NGHIÊN CỨU ........................ 4 III. NỘI DUNG............................................................................................ 4 1. THỰC TRẠNG ................................................................................ 4 1.1 Thuận lợi ........................................................................................ 4 1.2 Khó khăn ....................................................................................... 4 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG HIỆU QUẢ .................... 4 3 CÁC TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ TỪ VỰNG ......... 6 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.................................................................. 11 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 11 1. KẾT LUẬN..................................................................................... 11 2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ..........Error! Bookmark not defined. 1 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học I. TÊN ĐỀ TÀI Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học II. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận Khi mà xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con người cũng như sự hợp tác trong công việc không chỉ bó hẹp trong đất nước Việt Nam mà còn mở rộng ra môi trường quốc tế. Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày từ việc giao tiếp đến những cơ hội trong học tập, làm việc, cũng như các mối quan hệ hợp tác kinh doanh…Cho nên, việc học tiếng Anh là rất cần thiết đối với mỗi cá nhân. Trong tiếng Anh, vai trò của từ vựng hết sức quan trọng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm được từ vựng thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy, việc học từ vựng và rèn luyện kỹ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu ngôn ngữ. Nắm bắt được những yếu tố đó, nền giáo dục đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học tích cực thay cho những phương pháp truyền thống như trước đây, song song với điều đó là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thiết kế lại chương trình giảng dạy nhằm phù hợp với từng đối tượng của từng bậc học. Tuy nhiên các vấn đề đã đưa ra còn mang nặng lý thuyết chung chung và tập trung phần lớn ở các cấp học cao. Quan tâm tới phương pháp dạy-học của bậc tiểu học đang là vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc lên các cấp học sau. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Tiểu học Hướng Phùng là một trong những trường trên địa bàn huyện Hướng Hóa, mà đa số học sinh là người dân tộc thiểu số nên việc giảng dạy tiếng Anh càng trở nên khó khăn hơn. Tôi nhận thấy việc hạn chế trong giao tiếp của học sinh ở đây là do việc ít được giao tiếp bằng Tiếng Anh nên các em ít nhớ được từ. Chỉ khi rèn luyện được các kỹ năng cơ bản, cộng thêm vốn từ vựng nhất định thì các em mới có thể giao tiếp được. Tiếng Anh ở bậc tiểu học có nội dung đơn giản và không quá nhiều từ vựng, tuy nhiên nó vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh lẫn học sinh không quan tâm dẫn đến việc các em ít học từ vựng và nhớ từ. Chính vì điều đó đã gây cho tôi sự trăn trở là phải tìm ra phương pháp giúp đỡ các em học từ, nhớ từ lâu. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số phương pháp dạy vựng môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học” với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào 2 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh tiểu học. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trong môn tiếng Anh, đòi hỏi học sinh phải nắm được một vốn từ vựng khá mới có thể giao tiếp lưu loát. Nhưng điều quan trọng không phải học bao nhiêu từ, mà là học như thế nào để nhớ lâu và nhớ thật sâu các từ vựng đó. Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Tiếng Anh, bản thân tôi xin đưa ra một số phương pháp nhằm giúp học sinh nhớ và sử dụng vốn từ một cách hiệu quả. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh 4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM - Học sinh khối 4, 5 trường tiểu học Hướng Phùng 5. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong việc dạy Tiếng Anh, giúp học sinh học từ, nhớ từ là một hoạt động dạy không thể thiếu trong một tiết học nào. Việc học từ và nhớ từ không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh nhớ nghĩa của từ mà còn là việc giúp các em nghe từ, phát âm từ một cách chính xác và áp dụng từ trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vì vậy, việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ và nhớ từ lâu là nhiệm vụ của mỗi giáo viên với mục đích giúp học sinh hiểu từ, sử dụng được từ vào trong câu theo từng ngữ cảnh và nhớ được từ lâu. ❖ Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau: - Tìm hiểu thực trạng việc dạy Tiếng Anh trước khi vận dụng đề tài. - Các phương pháp dạy từ vựng hiệu quả - Các trò chơi giúp học sinh ghi nhớ từ vựng ❖ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đối thoại, phỏng vấn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra, thống kê. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi không dám đưa nhiều vấn đề. Nói cách khác là chưa đủ điều kiên đưa ra nhiều vấn đề mà chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ bé của việc học từ vựng tiếng Anh 7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Thời gian bắt đầu nghiên cứu: Tháng 11 năm 2014 - Thời gian kết thúc nghiên cứu: Tháng 3 năm 2015 3 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học 8. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUÀ NGHIÊN CỨU Học sinh có hứng thú hơn khi tiếp cận với các phương pháp dạy từ vựng tích cực. Khả năng ghi nhớ cũng như kỹ năng vận dụng từ vào giao tiếp được nâng cao. III. NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG 1.1 Thuận lợi - Trường tiểu học Hướng Phùng đang trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn quốc gia và được phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ trong việc nâng cao dân trí. - Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế cuộc sống học sinh và có nhiều hình minh họa đẹp mắt, sinh động, tạo hứng thú cho học sinh - Giáo viên dễ dàng tìm kiếm được nhiều tư liệu dạy học nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. - Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng Anh. 1.2 Khó khăn Cơ hội thực hành Tiếng Anh còn ít: là một trường miền núi, phần đa học sinh là người dân tộc thiểu số. Các em không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, không có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn chỉ gói gọn trong các giờ học, học để thi, để kiểm tra. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn: Trường học chưa có phòng Lab, phòng nghe nhìn dành riêng cho bộ môn tiếng Anh. Học sinh cũng chưa có điều kiện để sử dụng các thiết bị gia đình phục vụ cho việc tự học tiếng Anh. Số lượng học sinh ở mỗi lớp khá đông, hạn chế về không gian: Lớp học với số lượng đông học sinh (30-38 em) thì cơ hội cho các em được thực hành mỗi tiết học rất ít. Mặt thời gian hạn chế, không gian nhỏ hẹp, nên giáo viên không thể tổ chức được nhiều hoạt động trò chơi phong phú cho các em. Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học: Lứa tuổi này, các em vẫn ham chơi và chưa có động cơ để học tập. Bên cạnh đó, tiếng Anh là môn học tự chọn, nên phụ huynh và học sinh chưa thực sự quan tâm và đầu tư. Các em chưa ý thức được học tiếng anh là để làm phương tiện giao tiếp sau này. 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG HIỆU QUẢ 2.2 Giới thiệu từ thông qua các vật dụng trực quan. Sử dụng các vật dụng trực quan hay hình ảnh, giúp học sinh hiểu nhanh và ghi nhớ từ vựng một cách sâu sắc. Tranh ảnh hay các vật thật luôn tạo ra 4 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học hứng thú và thu hút sự theo dõi của học sinh. Bên cạnh đó, còn tác động đến khả năng tư duy của các em. Ví dụ 1: khi dạy từ “bread” (Unit 9- grade 4). Giáo viên lấy ra một ổ bánh mì rồi đặt câu hỏi “What is it?” Học sinh có thể trả lời bằng tiếng Việt. Sau đó GV giới thiệu từ và cách đọc. Nếu không có vật thật thì giáo viên có thể sử dụng tranh, ảnh minh họa cho “bread” Ví dụ 2: giới thiệu các từ: Song Festival, School Games, School Festival (Unit 6- Grade 5) Giáo viên sử dụng các hình ảnh về ngày hội trường, tiếng hát học đường để giới thiệu các từ vựng tới liên quan tới chủ đề lễ hội. Ví dụ 3: giới thiệu các bộ phận cơ thể (Unit 7 – grade 5), GV vừa chỉ vào các bộ phận như đầu, mắt, tai và đọc “head, eyes, ears” Học sinh sẽ dễ dàng hiểu đó chính là tên tiếng anh của các bộ phận đó. 2.3 Giới thiệu từ thông qua hành động, cử chỉ điệu bộ. Phương pháp này giúp cho học sinh có thể hiểu nghĩa một cách trực tiếp thông qua các cử chỉ điệu bộ của GV khi minh họa cho từ mới. Ví dụ: khi giới thiệu các từ như “to draw, to read, to write, to sing” (Unit 6 – grade 4) GV làm các điệu bộ như đang vẽ, hát, đọc, viết thì học sinh sẽ hiểu ngay nghĩa của các từ mà không cần GV dịch. 2.4 Giới thiệu từ thông qua ngữ cảnh Phương pháp này giúp học sinh hiểu được cách dùng của từ trong các tình huống giao tiếp. Ví dụ 1: khi dạy từ “take along” (Unit 9- grade 5) GV đưa ra một đoạn hội thoại LiLi: What are you going to do tomorrow? (Bạn sẽ làm gì vào ngày mai?) Alan: I’m going to have a picnic (Mình sẽ đi dã ngoại) Lili: Are you going to take along some food? (Bạn sẽ mang theo một ít thức ăn chứ?” Alan: Yes, I am. (Ừ, mình sẽ mang) Khi đặt từ “take along” vào trong ngữ cảnh, học sinh sẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa và cách dùng của từ vựng. Ví dụ 2: khi dạy từ “because”. GV đưa ra một hội thoại ngắn Alan: Why do you like music? LiLi: Because I like to sing. Như vậy, thông qua ví dụ đó, học sinh hiểu được nghĩa và cách dùng của từ dễ dàng hơn. 5 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học 2.5 Giới thiệu từ thông qua các bài hát. Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả, vừa có tác dụng khiến cho giờ học thêm sinh động, tạo hứng thú cho học sinh, vừa có thể tăng vốn từ cũng như khả năng nhớ lâu lượng từ đó một cách dễ dàng là cho học sinh học những bài hát tiếng Anh. Tuy nhiên, GV cần chọn những bài hát có nội dung phù hợp với bài học, ngắn gọn và không có quá nhiều từ khó. Ví dụ: - (Unit 7-- grade 5) GV có thể sử dụng bài “Head shoulder knees and toes”. - (Unit 10 – grade 4) Gv có thể sử dụng bài “Five little monkeys” - (Unit 8 – grade 4) GV có thể sử dụng bài “This is the way” Nếu có thời gian và điều kiện, GV có thể sử dụng các Video của bài hát cho học sinh xem. Học bằng tai, mắt và sự cảm nhận giai điệu âm nhạc sẽ khiến học sinh có hứng thú hơn với các giờ học tiếng Anh trên lớp. 3 CÁC TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ TỪ VỰNG Có nhiều cách giúp học sinh nhớ từ lâu. Tùy vào đặc trưng riêng của mỗi bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn những trò chơi phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần Warm up, FreePractice hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng. Sau đây là một số trò chơi mà bản thân tôi đã đúc kết trong quá trình học tập và giảng dạy. 3.2 What and Where - Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Thủ thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, - Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng lại. - Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn. - Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa. - Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ. Ví dụ: subject Beacause musician dancer want 6 A singer Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học 3.3 Guess the picture - Mục đích của trò chơi này giúp cho học sinh thực hành ôn và nói từ một cách hiệu quả. - Vẽ một số tranh đơn giản minh họa một số từ cần ôn tập trên giấy A4. (Có thể sử dụng những phiếu tranh dạy từ). - Cho một học sinh lên chọn một bức tranh (không cho những học sinh khác nhìn thấy nội dung của tranh). - Những học sinh khác đoán xem đó là tranh gì bằng cách đặt câu hỏi: “Is this a/an………..?” Ví dụ: Ôn các từ về quà tặng sinh nhật. (Unit 2 - grade 4.) S1: Is this a cake? S2: Yes, it is. S1: Is this a hat? S2: No, it isn’t. 3.4 Draw pictures - Mục đích của hoạt động này ngoài việc ôn từ còn giúp cho học sinh nghe từ và nhớ từ. - Giáo viên đọc, yêu cầu học sinh lắng nghe và vẽ lại. - Học sinh ở bậc tiểu, lượng từ vựng ít và khả năng nghe Tiếng Anh còn hạn chế nên giáo viên chỉ đọc những câu đơn giản. - Sau khi hoàn thành bức tranh, giáo viên kiểm tra lại tranh một số học sinh để xem mức độ nghe và hiểu của các em như thế nào. - Qua những hình vẽ ngộ nghĩnh của các em giáo viên nhận xét, ôn bài sẽ tạo cho các em sự hứng thú trong giờ học. - Thủ thuật này rất thích hợp trong việc ôn lại các từ chỉ đồ vật trong nhà và các giới từ. 3.5 Matching - Mục đích giúp học sinh ôn từ khi kết hợp từ với tranh, từ với nghĩa, hoặc từ với số…. - Tùy vào mục đích của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù hợp. Có thể sử dụng trong phần dạy từ, hoặc trong trò chơi củng cố từ…. Ví dụ: Dạy các từ về số đếm (Unit 4 – grade 4) 7 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học 3.6 Jumbled word - Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh thực hành từ mới và chính tả của từ. - Viết một số từ lên bảng hoặc vào tờ giấy A4 với các chữ cái xếp không theo thứ tự nhau. - Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa. - Học sinh có thể thực hiện thi đua giữa các nhóm, cặp hoặc cá nhân. - Cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp. Ví dụ: Sắp xếp các chữ cái thành 1 từ có nghĩa. (Unit 3 – grade 5) - matsopn rrmaef eecthra esrnu ngisre aniiscmu rdarcn Lloofabert ➔ ➔ ➔ ➔ ➔ ➔ ➔ ➔ Postman Farmer Teacher Nurse Singer Musician Dancer Footballer 3.7 Pass the card - Mục đích của thủ thuật này khích lệ khả năng nhớ từ của học sinh. - Học sinh đứng thành nhiều hàng - Giáo viên đưa cho học sinh đứng đầu mỗi hàng một phiếu tranh hoặc một đồ vật. 8 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học - Học sinh đó phải gọi tên của hình ảnh hoặc đồ vật, rồi chuyển phiếu hoặc đồ vật đó cho người đứng ngay sau mình. - Học sinh cuối cùng giơ cao phiếu tranh hoặc đồ vật và đọc to từ ấy lên. Ví dụ: dạy các từ chỉ con vật: tiger, elephant, bear, monkey… (Unit 10 – grade 4) 3.8 Noughts and crosses - Ngoài việc ôn từ, trò chơi này còn giúp học sinh hiểu và vận dụng từ mới vào trong câu. - Giáo viên vẽ 9 ô có các từ mới lên bảng hoặc chuẩn bị trên bảng phụ. - Chia học sinh thành 2 nhóm: một nhóm là “noughts” (o) và một nhóm là “crosses” (x). - Hai nhóm lần lược chọn các từ trong ô và đặt câu với từ đó. - Sử dụng mẫu câu: I can/ can’t …………… He can/can’t ………….. . She can/can’t………… - Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc một (x). - Nhóm nào có 3 (o) hoặc (x) trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ thắng cuộc Ví dụ: Play skipping rope go swimming Play badminton Play hide and seek Play chess Play football Ride a bike Draw a picture Dance Group 1: He can play football Group 2: She can’t play skipping rope. 3.9 Rub out and remember - Mục đích của trò chơi này cũng giúp cho học sinh nhớ từ vựng lâu hơn, cũng gần giống như “What and Where” tuy nhiên cần áp dụng thay thế cho nhau để tránh sự nhàm chán cho học sinh. 9 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học - Sau khi viết một số từ đã học trong bài và nghĩa của chúng lên bảng, giáo viên cho học sinh lặp lại và xóa dần các từ Tiếng Việt hay Tiếng Anh. - Chỉ vào nghĩa Tiếng Việt yêu cầu học sinh nói lại từ bằng Tiếng Anh và ngược lại. - Cho học sinh viết lại từ Tiếng Anh bên cạnh nghĩa Tiếng Việt hoặc nghĩa Tiếng Việt bên cạnh từ Tiếng Anh. Ví dụ: Khi dạy các ngày trong tuần (Unit 6 – grade 4) 3.10 Group the words - Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa của từ và hiểu được thuộc tính của từ. - Giáo viên viết một số từ lên bảng. - Học sinh làm việc theo nhóm để sắp xếp các từ theo từng chủ điểm mà giáo viên đã yêu cầu. Ví dụ: Sắp xếp các từ vào chủ đề thích hợp: car, milk, hamburger, rice, doll, mineral water, orange juice, kite, bread, fish, fruit juice, robot…. 10 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau một thời gian vận dụng các phương pháp dạy từ vựng đã nêu trên, tôi nhận thấy rằng: Những giờ học tiếng anh trở nên sôi động hơn, học sinh chủ động trong việc học nhờ vào lượng từ ngày càng được gia tăng. Học sinh có thói quen chủ động tham gia vào các trò chơi, sử dụng vốn từ vào giao tiếp thực tế có phần chuyển biến tốt hơn và đem lại kết quả khả quan. Dưới sự sáng tạo của giáo viên sẽ còn nhiều phương pháp và trò chơi nữa cho giáo viên vận dụng nhưng các phương pháp trên theo tôi là phổ biến, dễ thực hiện nhất và khả quan nhất. ❖ Kết quả khảo sát trong năm học 2014- 2015 Khối Tổng số HS 4 5 65 68 IV. Giữa kỳ I Giữa kỳ II Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành 45 59 20 9 55 65 10 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong quá trình dạy tiếng Anh, việc giới thiệu và kiểm tra từ vựng tuy chiếm lượng thời gian không nhiều song chúng có vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho học sinh nắm vững và sử dụng đúng ngôn ngữ sau này. Người giáo viên với vai trò của người hướng dẫn phải sử dụng những kỹ năng gì cho phù hợp trong quá trình giới thiệu từ vựng để đạt được mục đích bài học đề ra. Trong quá trình soạn bài, giáo viên phải lựa chọn kĩ năng, kỹ thuật cho phù hợp, chuẩn bị kĩ càng cho các lời dẫn gợi mở từ, các vật dụng cần thiết liên quan đến việc giới thiệu từ và chọn cách kiểm tra từ sao cho phù hợp gây hứng thú cho học sinh 2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ Để việc vận dụng các phương pháp này thành công và hiệu quả hơn nữa trong các tiết dạy, tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau: - Cần có những đợt tập huấn cho giáo viên về phương pháp giảng dạy đối với sách Let’s learn English - Cần có nhiều hơn nữa các buổi dạy chuyên đề cho giáo viên, nhằm trao đổi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. 11 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học - Giảm số lượng học sinh trong 1 lớp, chỉ nên từ 20- 25 em thì hiệu quả dạy học sẽ tốt hơn. - Cần đầu tư trang thiết bị cho các trường như: Phòng Lab, phòng nghenhìn, tranh ảnh minh họa, máy cassette….. - Trường nên tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình để đưa chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh ngày càng được nâng cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Quảng Trị, ngày 8 tháng 4 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) 12 Người thực hiện: Trần Thị Cao Đăng - Trường Tiểu học Hướng Phùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan