Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một vài biện pháp dạy học mĩ thuật theo hướng phát triển năng lực học sinh ...

Tài liệu Skkn một vài biện pháp dạy học mĩ thuật theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

.PDF
12
152
87

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………… 1. Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp dạy học Mĩ thuật theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở” 2. Lĩnh vực áp dụng: Chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: * Thực trạng việc giảng dạy mĩ thuật ở địa phương Chương trình Mĩ thuật cấp trung học cơ sở đưa vào giảng dạy chưa lâu, là bộ môn năng khiếu do đó khi đánh giá kết quả học tập bằng điểm số đã tạo ra không ít áp lực cho học sinh, phụ huynh và cả giáo viên. Đã có nhiều thay đổi sau mỗi lần tập huấn về phương pháp và kiểm tra đánh giá, dạy học theo chủ đề…..hiện nay môn Mĩ thuật được xếp loại Đạt và Chưa đạt; điều đó một mặt giảm áp lực chung, một mặt khiến cho học sinh có tâm lí không cần phấn đấu, chỉ cần vẽ sao cho đạt, không phát huy hết khả năng thẩm mĩ vốn có trong từng cá nhân học sinh, bằng khả năng của mình tôi đã khuyến khích, động viên , tuyên dương những bài vẽ đẹp Làm thế nào để học sinh hứng thú, thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình, tạo điều kiện cho học sinh ham thích bộ môn? đó là điều trăn trở của bản thân, hè năm 2017 sau khi được dự tập huấn về việc dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực, tôi quyết định vận dụng vào giảng dạy tại đơn vị và nghiên cứu vết về đề tài “Một vài biện pháp dạy học Mĩ thuật theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở” dù địa phương chưa được cung cấp sách giáo khoa * Ưu điểm giải pháp cũ - Khi được động viên, tuyên dương học sinh có sự phấn khởi trong học tập - Các em làm bài và nộp đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên - Mỗi lớp đều có 2-3 bài vẽ đẹp * Hạn chế giải pháp cũ - Chưa thể hiện rõ sự tương tác giữa các học sinh - Bài vẽ tranh, vẽ trang trí chưa phong phú về nội dung, chưa đa dạng về chất liệu - Bài vẽ theo mẫu đúng tỉ lệ, có đăc điểm mẫu chưa nhiều 3.2. Nội dung giải pháp I. Mục đích của giải pháp - Tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận, trải nghiệm những phương pháp mới, giúp các em phát huy khả năng thẩm mĩ vốn có của bản thân - Học sinh có cơ hội sáng tạo, góp phần thực hiện mục tiêu “Giáo dục toàn diện” II. Điểm mới của giải pháp - Định hướng cho học sinh phát triển năng lực cá nhân trong từng lĩnh vực, từng phân môn: thường thức mĩ thuật, vẽ theo mẫu, trang trí, thường thức mĩ thuật - Từng bước hình thành khả năng giao tiếp, thực hiện tương tác giữa các nhóm, các cá nhân, tạo sự tự tin cho học sinh - Khơi gợi và bồi dưỡng lòng khát khao thể hiện tài năng sáng tạo và hình thành nguyện vọng đưa cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày III. Các bước thực hiện giải pháp 1/. Đối với phân môn vẽ theo mẫu - Chọn mẫu cũng là một nghệ thuật: Mẫu phải đẹp về hìng dáng, đường nét, màu sắc, có tỉ lệ rõ ràng giữa các vật mẫu: 1/2, 1/3, 2/3...để học sinh dễ so sánh khi quan sát nhận xét và thể hiện lại mẫu. - yêu cầu học sinh xem trước nội dung bài, chú trọng các bước vẽ - Hướng dẫn học sinh tự quan sát tìm ra đặc điểm, đường nét, độ đậm nhạt, màu sắc....của các mẫu vật tương đương và thông dụng trong gia đình ở những góc nhìn khác nhau trên cơ sở đó các em thể hiện lại các vật dụng quen thuộc bằng cảm xúc, nhận thức của mình nhằm rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng vẽ chì, vẽ màu...Mang vào lớp tham khảo với bạn và giữ gìn dành cho tiết trưng bày cuối năm. - Riêng bài vẽ chân dung sau khi học, giáo viên nên gợi ý cho hoc sinh vận dụng kiến thức để vẽ chân dung người thân, chân dung thần tượng.... 2/. Đối với phân môn vẽ trang trí - Trước tiên cần hướng dẫn các em đọc trước nội dung bài và xem các hình minh họa trong sách giáo khoa để nhận biết những thông tin kiến thức được truyền đạt qua hình ảnh. Xem kĩ cách trang trí, dựa trên cơ sở đó để làm phác thảo màu nhỏ trên 1/2 A4 (Tùy nội dung bài giáo viên có thể qui định kích thước cụ thể) mang bài phác thảo vào lớp tham khảo ý kiến bạn, ý kiến giáo viên... Từ đó rút kinh nghiệm để làm bài trên A4 tốt hơn. - Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học làm sổ tư liệu để vẽ lại bất kì hình các con vật, hoa, lá,...nào được in trên sách báo.....với kích thước từ 5cm – 10cm, sau đó tô màu theo ý thích. Đây là kho tư liệu vô cung quí giá để học tốt phân môn này. - Có những học sinh còn làm cả bộ sưu tập về các loài hoa, các con vật, côn trùng.....Và khi học trang trí thì các em là người vẽ hình nhanh nhất và vẽ màu rất đẹp và bài vẽ đầy những ý tưởng cách điệu sáng tạo. - Khuyến khích học sinh có thể cắt dán Ví dụ: Trình bày bìa sách có thể cắt dán hình minh hoạ sao cho phù hợp với tên sách,cắt dán các hoạ tiết khi làm bải trang trí quạt, trang trí chậu cảnh 3/. Đối với phân môn vẽ tranh Đây là phân môn khó nhất đối với học sinh: Nội dung rộng, hình ảnh chủ yếu thường là con người; sản phẩm lại đa dạng nên phần tìm và chọn nội dung đề tài rất quan trọng. - Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài, chọn nội dung yêu thích, có cảm xúc để vẽ, sau đó suy nghĩ tìm hình ảnh để thể hiện nội dung đã chọn, đồng thời tham khảo thêm các ảnh chụp về thiên nhiên, con người trong mọi hoạt động kết hợp với quan sát nhận xét thực tiễn cuộc sống để có thêm kiến thức lựa chọn hình ảnh, sắp xếp bố cục sao cho hợp lí, sao cho bài vẽ có trọng tâm, tranh có sinh khí.... nhưng không nhất thiết phải vẽ thật nhiều người. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần gợi mở nhưng nội dung gần gũi với lứa tuổi học sinh: Ví dụ: + Đề tài học tập có thể vẽ một bạn đang ngồi học bài ở nhà, góc sân trường....., đề tài gia đình chỉ cần có 3 thành viên đã rõ về nội dung đó là cha mẹ và con chính sự gợi ý này đã giúp cho những học sinh không có năng khiếu vẽ bài dễ dàng hơn + Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam ngoài vẽ tranh sinh hoạt, có thể thiết kế thiệp chúc mừng thầy cô........ 4/. Đối với phân môn thường thức mĩ thuật Đây là phân môn chủ yếu là lí thuyết, dễ gây tâm lí chán nản trong học sinh, khi dự giờ thao giảng các giáo viên cũng ngại dạy phân môn này, khâu dặn dò càng quan trọng, cần yêu cầu học sinh ghi kĩ các câu hỏi và soạn bài đầy đủ. Câu hỏi để học sinh soạn cần phải xoáy sâu vào nội dung trọng tâm bài: ? Nêu bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển, đặc điểm của mĩ thuật; ? Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả…. Đối với tác phẩm yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung, bố cục, hình ảnh, chất liệu, bút pháp…..(kết hợp quan sát các tác phẩm sách giáo khoa) Trong quá trình soạn bài học sinh đã phần nào nắm được kiến thức mới, đồng thời sẽ nảy sinh những thắc mắc chưa hiểu, các em ghi nhận để vào lớp hỏi bạn, hỏi thầy Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn yêu cầu khi nhận xét thì học sinh phải chuẩn bị ít nhất một câu hỏi nhằm vấn đáp nhóm bạn; Động tác này khiến các em soạn bài kĩ hơn có đầu tư vào hệ thống câu hỏi chất vấn 3.3. Khả năng ứng dụng của giải pháp Giải pháp “Một vài biện pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở” có thể vận dung một cách có hiệu quả trong huyện với tất cả các khối lớp 3.4. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nêu trên Dù địa phương chưa có quyết định dạy theo phương pháp mới, cũng như chưa có sách giáo khoa mới nhưng khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy thái độ của học sinh đối với bộ môn chuyển từ thờ ơ sang chú ý rồi yêu thích đến say mê, mỗi giáo viên đều kết hợp chặt chẽ giữa dặn dò cuối tiết và kiểm tra sự chuẩn bị đầu tiết học thị chắc chắn hiệu quả giáo dục ngày càng được nâng cao và toàn diện hơn. Hứng thú học tập của học sinh ngày càng được khơi sâu, tạo được lòng say mê ham học đối với bộ môn, tôi rất hài lòng khi nhận được thông tin từ học sinh “Em thích nhất khi học mĩ thuật vì đó là môn học giúp em có khả năng tái hiện lại cái thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ chỉ bằng nét vẽ và màu sắc, mỗi bài học em đều vẽ từ 3 đến 4 tranh, có khi nhiều hơn nữa, Em dành hết thời gian rảnh rỗi vào các bài vẽ, coi đó là môn giải trí lành mạnh” Tranh vẽ đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện Khi dạy các tiết thường thức sự tương tác giữa các nhóm học sinh khiến lớp trở nên sinh động hơn học sinh vấn đáp và trả lời rất tốt: - Bài giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam: học sinh hỏi bạn: “Tui thắc mắc tại sao gọi là đám cưới chuột mà trong tranh lại có con mèo?” Và câu trả lời từ học sinh là “Tại vì con mèo muốn ăn hối lộ, nếu không cống nạp mèo sẽ ăn hết chuột trong đám cưới ” - Bài Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954: học sinh vấn đáp nhau: “Tại sao trong tác phẩm “Nghỉ chân nên đồi” Tô Ngọc Vân lại vẽ cái ống điếu?” Đáp lại là câu trả lời đầy thông minh: “Đó người nông dân tham gia kháng chiến” - Khi xem, tìm hiểu tranh của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, học sinh hỏi nhóm bạn: “Tại sao mái ngói ki thì nâu, khi thì đen....giống như bị cháy?” Và học sinh được chất vấn đã tự tin trả lời: “mái ngói cổ, cũ kĩ có rêu” Trong từng tiết dạy, những tinh huống học sinh tự tạo ra và tự giải quyết linh hoạt, chính xác, lớp học trở nên sinh động hơn , học sinh hứng thú hơn Những bài trang trí được các em khéo léo cắt dán, phối hợp vẽ màu vừa đẹp vừa sáng tạo, phát huy được khả năng trong học sinh Bản thân và đồng nghiệp được các em trân trọng làm thiệp tặng nhân ngày nhà giáo Việt Nam bằng nhiều chất liệu khác nhau do các em tự thiết kế, các em còn tự thiết kế thiệp chúc xuân, mừng sinh nhật.....tặng nhau. Những bài vẽ các vật dụng quen thuộc mà học sinh tự vẽ mang vào lớp chứa đựng rất nhiều cảm xúc: có khi là cây bút, chiếc xe đồ chơi, chiếc nón, cái cặp hay chai đựng nước các em mang theo hàng ngày... Tất cả điều đó là thành công lớn nhất của người dạy và người học mĩ thuật. * Một số sản phẩm sau khi ứng dụng giải pháp “phát triển năng lực học sinh” Thiệp cắt dán giấy màu Thiệp trranh cát Thiệp vẽ màu và cắt dán, nút áo, chỉ sơ dừa thơm Thiệp xếp trang trí bằng giấy Bìa sách phối hợp cắt dán Vẽ tranh bằng màu sáp, sáp dầu 3.5. Tài liệu kèm theo (Không) Tháng 01 năm 2019
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan