Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn đạo đức...

Tài liệu Skkn rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn đạo đức

.PDF
14
213
73

Mô tả:

Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM- ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC MỤC LỤC……………………………………………………………………...1 I. TÊN ĐỀ TÀI:.................................................................................................. 2 II. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………................2 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 2 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm ....................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu......................................................................3 III. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................ 3 1. Cơ sở lý luận … ................................................................................................ 3 2. Cơ sở thực tiễn . ................................................................................................ 4 3. Thực trạng . ....................................................................................................... 4 3.1. Thuận lợi........................................................................................................4 3.2. Khó khăn........................................................................................................5 4. Các biện pháp . .................................................................................................. 7 4.1. Biện pháp thứ nhất........................................................................................ 7 4.2. Biện pháp thứ hai...........................................................................................9 4.3. Biện pháp thứ ba............................................................................................9 4.4. Biện pháp thứ tư.......................................................................................... 10 4.5. Biện pháp thứ năm.......................................................................................10 4.6. Biện pháp thứ sáu.........................................................................................11 5. Kết quả đạt được. ...................................................................... ....... ..............12 IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... ...12 1 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức I. TÊN ĐỀ TÀI: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức II. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận. Như chúng ta đã biết, hiện nay đất nước chúng ta đang ngày một phát triển và đi lên. Và để xây dựng thành công một đất nước đi theo con đường XHCN, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho nước nhà một nguồn nhân lực dồi dào cả về số lượng và chất lượng. Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng và nhà nước ta đã và đang chỉ đạo thực hiện “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” cho sự phát triển của đất nước. Và giáo dục phải hướng đến phát triển toàn diện cho HS đó là “Dạy chữ, dạy người” . Trong đó giáo dục kỹ năng sống cho HS các cấp nói chung, trong đó có giáo dục Kỹ năng sống cho HS Tiểu học là một vấn đề đang được mọi người quan tâm nhiều. Đối với học sinh Tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Hướng Phùng là một trong những xã khó khăn của vùng Bắc Hướng Hóa, đa số học sinh là con em đồng bào Vân Kiều, điều kiện kinh tế và đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, phụ huynh chưa có đủ điều kiện và chưa có sự quan tâm đến việc học của con em và hầu như không quan tâm đến việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sống cho con em mình. Nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của Chuyên môn nhà trường, các tổ chức cộng đồng nên học sinh có cơ hội tiếp xúc và rèn luyện kĩ năng cho bản thân nhiều hơn. Tuy nhiên, sự tiếp xúc, trải nghiệm của học sinh còn quá ít so với thực tế cuộc sống. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc Vân Kiều lại càng cần thiết. Bởi lẽ, các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, các em phải được trang bị đầy đủ cả về kiến thức khoa học, phẩm chất đạo đức lẫn kỹ năng sống cho bản thân. Điều đó mới làm nên con người hoàn thiện cho những chủ nhân tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu Nhận thức được yêu cầu của xã hội như vậy, tôi thấy rằng để góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS. Ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hoá, học tập các kiến thức về khoa học - xã hội học sinh còn phải tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, kĩ năng sống. Đạo đức là một trong những môn học có thể nói là giúp nhiều nhất cho sự hình thành và phát triển kỹ năng sống cho các em như: KN giao tiếp ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè,…); KN bày tỏ ý kiến của bản thân; KN ra quyết định giải 2 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi; KN giữ gìn vệ sinh cá nhân;…..Vì vậy, tôi đã trăn trở xem làm thế nào nâng cao hiệu quả giờ dạy và góp phần trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết. Chính điều đó đã giúp tôi đi đến làm SKKN “ Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 qua môn Đạo đức”. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Kỹ năng sống của học sinh lớp 5C trường Tiểu học Hướng Phùng – Hướng Hóa – Quảng trị. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Nghiên cưu cơ sở lí luận của đề tài. Tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống của học sinh lớp 5C trường Tiểu học Hướng Phùng. 6. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp quan sát, phân loại, điều tra, trao đổi, giao tiếp, phương pháp thực nghiệm, phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm. Sử dụng tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học và một số tài liệu khác. 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 7.1. Phạm vi: Nghiên cứu những kĩ năng sống phù hợp với học sinh lớp 5 thông qua môn đạo đức nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. 7.2. Kế hoạch: Tháng 10/2015: Đăng kí đề tài lập đề cương, điều tra thực trạng kỹ năng sống của học sinh lớp 5C. Tháng 11-12/2015: Thu thập và xử lí số liệu điều tra. Tháng 1-2/2016: thống kê phân tích các số liệu Tháng 3/2016: Viết bài và chỉnh sửa hoàn thiện đề tài. III. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Hiện nay kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kĩ năng học tập, còn việc giáo dục kĩ năng sống chưa có điều kiện và thời gian để quan tâm nhiều. 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức Trong những năm trở lại đây, khi phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng hú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh Tiểu học. Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ về các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Yêu cầu về nội dung giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; những kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; những thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh...Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong ghế nhà trường Tiểu học hiện nay chưa thực sự chú trọng đúng mức đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Tổng số lớp là 12 em, trong đó có 6 nữ. Tất cả các em là người Vân Kiều, môi trường tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt còn ít nên kĩ năng bản thân còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh trong lớp chưa mạnh dạn trong học tập cũng như giao tiếp nên việc tiếp xúc, tìm hiểu cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt kỹ năng sống còn rất hạn chế. 3. Thực trạng. 3.1. Thuận lợi. Thứ nhất: Trong những năm gần đây, phòng GD & ĐT Hướng Hóa đã chỉ đạo các nhà trường lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh một cách sát sao thông qua nhiều hoạt động cụ thể và thiết thực như: Tổ chức cuộc thi về “An toàn giao thông”, hay “Vẽ tranh bảo vệ môi trường”,......Riêng trường tôi, trong nhiều năm học gần đây cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi góp phần nâng cao kỹ năng sống cho HS mà nổi bật là cuộc thi “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”, “Vẽ tranh bảo vệ môi trường” - đây là tiền đề cho HS lớp 5 phát triển tố hơn về một số kỹ năng như: KN giao tiếp, KN ứng xử, KN hợp tác với bạn bè, KN hùng biện,... Thứ hai: Theo chương trình SGK Đạo đức hiện nay, bản thân môn đạo đức chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kỹ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi,…. Khả năng giáo dục KNS của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật XH trở thành tình cảm, niềm tin và hành 4 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức vi, thói quen thì phương pháp dạy học môn Đạo đức đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Mặt khác, chúng ta thấy quá trình dạy học tiết Đạo đức là quá trình tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình; phân tích xử lý tình huống, trò chơi, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…Thông qua các hoạt động đó, sự tương tác giữa GV- HS , HS – HS được tăng cường. HS có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Đạo đức cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án; phòng tranh, trò chơi,…Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đó, HS đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Do vậy, có thể khẳng định Đạo đức là môn học tiềm năng trong việc giáo dục KNS cho các em. Đây cũng chính là điểm thuận lợi cho người GV trong việc dạy học GD KNS cho HS. Thứ ba: Như chúng ta đã biết, một trong những điểm nhấn của năm học 2015- 2016 là: “Rèn kỹ năng sống cho học sinh” trong thực hiện chương trình giáo dục . Vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Phòng GD Hướng Hóa và Trường Tiểu học Hướng Phùng đã chỉ đạo rất sát sao đến từng GV nhằm hướng đến nhiệm vụ trên. Thực vậy, thông qua các hoạt động dạy học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể nhằm thực hiện GD toàn diện cho HS với nhiều mục tiêu khác nhau. Một trong những mục tiêu đó là: Giúp HS có kỹ năng sống, biết sống an toàn phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế tại nơi ở. Đây chính là thuận lợi đầu tiên nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống cho HS qua các môn học trong đó có môn Đạo đức. Thứ tư: Hiện nay HS Tiểu học mạnh dạn hơn, gần gũi hơn với GV. Nhờ vậy mà GV dễ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, những ưu điểm và khuyết điểm của các em để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng thêm kỹ năng sống cho các em. Thứ năm: Bản thân GV được trang bị đầy đủ nội dung, kiến thức về cơ bản đặc biệt là kiến thức về KNS nhằm đáp ứng nhu cầu GD hiện đại. 3.2. Khó khăn: Như chúng ta đều biết, đặc điểm của học sinh tiểu học vốn từ Tiếng Việt ít mà đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số lại càng hạn chế, kiến thức còn nghèo, những hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn hẹp, điều này phần nào làm hạn chế đến kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng phòng tránh bị xâm hại, hay kỹ năng Nói không với những việc xấu khi người khác rủ rê của các em,... 5 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức Tại lớp tôi dạy, 100% HS là con em dân tọc Vân Kiều nên cơ hội giao tiếp, khám phá thế giới xung quanh còn hạn chế. Điều này góp phần hạn chế việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho các em. Cụ thể, đầu năm tôi đã sử dụng phương pháp trò chuyện với các em tìm hiểu xem khả năng giao tiếp của các em như thế nào thì tôi nhận thấy: các em còn rất rụt rè trong giao tiếp với thầy cô giáo đặc biệt là người lạ đến trường, thậm chí còn hay nói trống thiếu chủ ngữ trả lời câu hỏi như: GV hỏi:- Em năm nay bao nhiêu tuổi? ( HS trả lời: 11 tuổi.) - Em thích học môn nào nhất?(HS trả lời: Toán). Vì sao em thích học môn toán nhất? (HS im lặng.) Mặt khác, qua điều tra, trò chuyện với các em tôi còn thấy KNS để bảo vệ bản thân hay bạn bè của các em cũng còn rất hạn chế như: KN đi xe đạp an toàn, KN tránh sấm sét khi trời mưa bão, KN phòng tránh bị xâm hại, KN nói lời từ chối khi bị bạn rủ rê làm những việc xấu, KN phòng tránh điện giật, kỹ năng tham gia giao thông đường bộ Ví dụ: GV hỏi: Em sẽ làm gì khi đang đi trên đường mà trời mưa có sấm, sét mà? (80% HS trả lời: Em chạy về nhà hay đến những cây to cao để trú ). Như vậy là rất nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, tôi còn quan sát các em giao tiếp, ứng xử với bạn bè xung quanh, và với các em nhỏ lớp dưới, tôi thấy trong quá trình giao tiếp ứng xử nhiều em xưng hô còn thô lỗ, hành động không được tế nhị với các bạn khác giới, chẳng hạn như: Khi trò chuyện với bạn cùng lớp, nhiều em xưng hô (tau, mi, hắn, thay vì xưng mình, cậu, bạn, tớ); với em nhỏ, hay bắt nạt, thiếu sự nhường nhin; còn với bạn khác giới thì thường không chơi cùng, không muốn ngồi gần, … Đối với giáo viên chúng ta, phương pháp dạy học truyền thống đã tồn tại rất lâu trong mỗi đồng chí. Mà đặc trưng của phương pháp dạy học truyền thống là người GV truyền thụ kiến thức cho HS, người GV làm việc nhiều trong mỗi tiết dạy, còn HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít có điều kiện bày tỏ quan điểm, sở trường của mình. Chính vì thế mà hiện nay chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nhằm lấy HS làm trung tâm, với quan điểm GV nói ít, HS làm việc nhiều . Với quan điểm này kỹ năng sống của HS được hình thành và phát triển rất tốt. Song nhiều đồng chí vẫn chưa mạnh dạn đổi mới cả nội dung và phương pháp cho phù hợp với lớp của mình và với từng tiết dạy. Điều này làm quá trình GD kỹ năng sống cho học sinh như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác,…còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, hiện nay bản thân phụ huynh vẫn chưa nhận thức sâu sắc, đúng đắn và rõ nét về dạy KNS cho các em. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những hệ luỵ như sự bùng nổ công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hoá của các nước phương tây, lối sống thực dụng....Gia đình, cha mẹ phải lo 6 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức cuộc sống mưu sinh bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa. Thậm chí hầu hết phụ huynh còn mang tư tưởng giao phó việc dạy dỗ con em cho GV, nhà trường, chưa nhiệt tình trong hợp tác giáo dục trẻ, chưa nêu gương tốt cho các em trong giao tiếp, ứng xử. Rất nhiều phụ huynh chỉ nghĩ rằng đến trường là để học chữ mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “học làm người” quên đi việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng hoà nhập cộng đồng. Nên dẫn đến các hành vi đạo đức của các em bị sai lệch gây những hậu quả đáng tiếc. Cụ thể, kết quả điều tra một số KNS của học sinh vào đầu năm học 20152016, tôi thu được kết quả như sau: Tổng số HS Kết quả KNS của HS lớp 5C Đạt 12 em Không đạt SL TL SL TL 3 25% 9 75% 4. Các biện pháp chủ yếu 4.1. Biện pháp thứ nhất: Trong quá trình dạy học cần làm nổi bật rõ phần KNS giáo dục thông qua từng hoạt động đó là gì? Cách thực hiện như thế nào? 4.1.1. Về mục tiêu bài học: GV cần xác định được KNS cơ bản nhất cần đạt trong tiết dạy này là gì chứ không nhất thiết là phải rèn được đầy đủ các KNS như mục tiêu đã được nêu ra trong sách hướng dẫn GD kỹ năng sống. Ví dụ: Khi dạy bài “Kính già yêu trẻ” (Đạo đức lớp 5), theo mục tiêu của sách hướng dẫn GD kỹ năng sống có 3 KNS mà HS cần đạt nhưng GV có thể xác định 2 mục tiêu cơ bản mà HS cần đạt, đó là: Kỹ năng tư duy phê phán ( biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em). Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. 4.1.2. Về dạy học phần “Khám phá.” ( hay trải nghiệm) Giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi hay tổ chức cho HS chơi trò chơi tương tác nhằm gợi lại những hiểu biết đã có của các em nhằm kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kỹ năng, kiến thức,…sẽ được học. Ví dụ: Khi dạy bài “Hợp tác với những người xung quanh” (Tiết 1), (Đạo đức lớp 5), chúng ta có thể làm như sau: 7 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức GV nêu câu hỏi, yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời: Các em đã từng hợp tác với bạn bè hoặc với ai đó để cùng làm một việc bao giờ chưa? Đó là việc gi? Các em đã hợp tác như thế nào? Kết quả ra sao? HS suy nghĩ và trả lời. Như vậy qua cách đặt câu hỏi như vậy, GV thấy được sự trải nghiệm của HS như thế nào để từ đó vừa kích thích các em học tập, vừa nắm bắt được mức độ hiểu biết cũng như KNS của các em ở mức độ nào để từ đó giúp các em hình thành và phát triển KNS cần thiết, phù hợp. Ngoài ra trong quá trình các em trình bày, GV giúp các em rèn luyện KN giao tiếp (cụ thể là KN trình bày một vấn đề trước tập thể). 4.1.3. Về dạy học phần “ Kết nối”. GV đóng vai trò là người hướng dẫn, HS là người phản hồi, trình bày quan điểm nhằm giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. Đây là cầu nối sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới. Trong giai đoạn này, chúng ta có thể sử dụng một số kỹ thuật dạy học như: chia nhóm thảo luận, đóng vai, sử dụng băng- đài- máy chiếu, hay hỏi đáp. Ví dụ: Khi dạy bài “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” – phần kết nối (Tiết 1), (Đạo đức lớp 5), chúng ta có thể làm như sau: Trước hết, với hoạt động này, GV cần xác định được mục tiêu về KNS mà HS cần phải đạt là: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng xử lý thông tin và trình bày suy nghĩ, ý tưởng. Sau đó, GV có thể tiến hành lên lớp như sau: GV yêu cầu HS đọc các thông tin SGK trang 34, hỏi: Qua các thông tin trên, em cảm nhận như thế nào về đất nước và con người Việt Nam? Em còn biết thêm gì về Tổ quốc của chúng ta? Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc, để đưa đất nước ta trở nên giàu mạnh? HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. GV kết luận: Việt Nam là đất nước tươi đẹp, có truyền thống văn hóa lâu đời và có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hiện nay, đất nước ta đang đổi mới và phát triển từng ngày song vẫn còn là một nước nghèo. Yêu Tổ quốc Việt Nam, em cần cố gắng học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” 4.1.4. Về hoạt động “Thực hành/ luyện tập.” Đây là hoạt động đòi hỏi người GV phải tạo điều kiện cho HS thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năngmới vào một bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa. GV là người định hướng để HS thực hành đúng cách, và điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch. Mặt khác, GV cần khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được. 8 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức Ví dụ: Khi dạy bài “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” – phần thực hành/ luyện tập (Tiết 1), (Đạo đức lớp 5), chúng ta có thể làm như sau: Trước hết, với hoạt động này, GV cần xác định được mục tiêu về KNS mà HS cần phải đạt là: kỹ năng hợp tác; kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng. Sau đó, GV có thể tiến hành lên lớp như sau: Gv giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập 1, 2 SGK. Gọi các nhóm trình bày về một sự kiện lịch sử có liên quan (bài tập 1), hình ảnh có liên quan (bài tập 2).Từ đó rèn cho HS cần đạt về KNS. GV kết luận: Nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta đang dần cạn kiệt. Vì vậy,cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. 4.1.5. Về dạy học phần “Vận dụng”. Trong hoạt động này, GV cần tạo cho HS cơ hội tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới. Ví dụ: Khi dạy bài “Hợp tác với những người xung quanh” – phần Vận dụng (Tiết 2), (Đạo đức lớp 5), chúng ta có thể làm như sau: Cuối tiết học, GV yêu cầu mỗi nhóm HS đăng ký cùng hợp tác với nhau để xây dựng và thực hiện một công việc chung của lớp, của trường,… Chẳng hạn: trang trí lớp học, vệ sinh trường lớp, hay tổ chức buổi liên hoan,… Như vậy, qua hoạt động này, GV rèn cho HS về kỹ năng hợp tác trong cuộc sống phù hợp với khả năng của các em, tạo cho các em tinh thần đoàn kết trong những trường hợp cần thiết. 4.2. Biện pháp thứ hai: Giáo dục tích hợp KNS phải lựa chọn tích hợp theo vùng miền. Trước hết, ta hiểu như thế nào là “Giáo dục tích hợp KNS phải lựa chọn tích hợp theo vùng miền?” Thực vậy, “Giáo dục tích hợp KNS phải lựa chọn tích hợp theo vùng miền” có nghĩa là: ngoài những yêu cầu về kỹ năng cần đạt chung trong từng tiết dạy, GV cần xác định rõ cần bổ sung những kỹ năng nào sẽ phù hợp với vùng miền, địa phương mà các em đang ở (như miền núi, miền xuôi hay miền biển; vùng nông thôn hay thành thị,…) mà tiết dạy đó nên đưa vào để giáo dục. Chẳng hạn như: Ở miền núi: GV có thể giáo dục thêm cho các em kỹ năng phòng chống sạt lở đất, phòng chống cháy rừng,…nhằm bảo vệ bản thân, mọi người xung 9 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức quanh cũng như môi trường tự nhiên (thông qua bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên) hoặc hoạt động ngoại khóa về phòng ngừa thảm họa. Ở miền xuôi: GV có thể giáo dục thêm cho các em kỹ năng bơi lội, tránh chết đuối nước,… Vậy ở địa phận Hướng Phùng, chúng ta có thể rèn KNS thêm cho HS như thế nào?. Theo tôi, Hướng Hóa là một vùng miền núi có nhiều suối chảy qua và nhiều rừng núi. Tôi có thể giáo dục cho các em thêm một số KNS như: kỹ năng bơi lội, kỹ năng tránh chết đuối nước, kỹ năng chống sạt lở đât, phòng chống cháy rừng Đặc biệt, đây cũng là nơi thường xảy ra mưa dông và trong cơn mưa thường có sấm sét. Do vậy, tôi cũng đã tiến hành giáo dục thêm KN phòng tránh sấm sét thông qua chương trình phòng ngừa thảm họa của Tầm nhìn Thế giới. 4.3. Biện pháp thứ ba: Giáo dục KNS môn đạo đức còn thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Để rèn KNS đã học ở môn đạo đức có hiệu quả, tôi còn vận dụng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đó là thông qua các phong trào “ Nói lời hay làm nghìn việc tốt”qua cách ứng xử lễ phép như biết thưa trình, chào hỏi những người lớn tuổi, vui vẻ hoà nhã với bạn bè...và tổng kết vào các buổi sinh hoạt.Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với HS của mình. Tránh hung hăng nặng lời với những những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi. Bằng hình thức trực quan sinh động HS rèn được những KNS mà các em đã đựơc học. Tôi còn khuyến khích các em chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó áp đặt. 4.4. Biện pháp thứ tư: Thực hiện Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây ngành giáo dục của chúng ta rất coi trọng và thường xuyên nhức đến vấn đề Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Tại sao lại như vậy? Thực ra nội dung này đã được chúng ta đề cập đến từ rất lâu, chúng ta đã biết và đã làm nhưng còn rất mờ nhat, nó chưa thực sự là một vấn đề quan tâm nhiều. Song hiện nay, thực tế đã cho thấy bên cạnh những giáo viên ưu tú, quan tâm đến HS, tâm huyết với nghề vẫn còn đâu đó một số GV làm mất đi hình ảnh đẹp của người thầy trong mắt HS, phụ huynh,...Bởi lẽ, một số GV có lối sống buông thả, còn hơi men khi lên bục giảng, còn xúc phạm đến nhân phẩm HS, ... Trong khi đó, vói HS nói chung cũng như HS Tiểu học, thầy cô giáo là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Thầy cô luôn là tấm gương phản chiếu rõ nhất cho các em soi vào và điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động của mình. Chính vì thế, biện pháp đầu tiên nhằm hình thành và phát triển KNS cho HS (như KN giao tiếp: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đề nghị; bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ; bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà,…) là người GV phải mẫu mực trong từng lời nói, hành động đối với mọi 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức người xung quanh như đồng nghiệp, HS, làng xóm hay phụ huynh. Hay nói cách khác, người GV hành động, nói năng kể cả cách ăn mặc phải mang tính sư phạm, đúng tác phong của nhà giáo để học sinh họa tập và làm theo. 4.5. Biện pháp thứ năm: Gần gũi, tạo mối thân thiện với học sinh. Đầu tiên, sau khi nhận lớp để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa HS và GV, tôi sắp xếp thời gian trong từng tiết học cũng như những lúc rảnh rỗi cho HS được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về sở thích, ước mơ tương lai cũng như những mong muốn của tôi với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau hơn. Đồng thời, tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện. Nơi “ Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, thầy cô giáo là những người thân trong gia đình”. Đây là một điều kiện rất quan trọng để phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh. Bởi HS không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó, áp đặt. Tiếp theo, tôi quan sát HS để nắm được tính cách của các em : mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay thích thể hiện, hiếu động .....Tôi chú trọng biểu hiện về thái độ học tập, cử chỉ hành vi, những tâm tư tình cảm ...Từ đó nắm được sự thiếu hụt về KNS để từ đó có biện pháp bồi dưỡng, giáo dục kịp thời. 4.6. Biện pháp thứ sáu: Tuyên truyền cho phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng của việc GD KNS cho các em bên cạnh việc dạy học những kiến thức về khoa học. Ngay từ đầu năm học, người GV chủ nhiệm cần tuyên truyền cho HS thấy tầm quan trọng của GD KNS cho các em thông qua các môn học trong đó có môn Đạo đức. Đó là một trong những mục tiêu của GD Tiểu học hiện nay. Các em muốn trở thành một con người phát triển toàn diện, một người có đủ đứctài- kỹ năng sống thì các em phải học tốt tất cả các môn học. Xã hội ngày một phát triển, đòi hỏi chúng ta phải năng động, hoạt bát. Muốn được như vậy, các em có kiến thức chưa đủ mà các em cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày một vấn đề trước lớp hay trước tập thể lớn,…Điều này, hỗ trợ rất lớn cho cuộc sống của các em sau này. Ngoài ra, GV cần cho phụ huynh thấy rõ mục tiêu của GD KNS trong môn Đạo đức lớp 5 là gì để cùng với GV hỗ trợ các em học tốt môn học này và giúp các em hoàn thiện bản thân. Cụ thể là việc GD KNS trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho các em các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm gọn gàng,…Để trở thành con ngoan 11 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức trong gia đình, HS tích cực gương mẫu của nhà trường và là một công dân tốt của xã hội. 5. Các kết quả đạt được: Qua một thời gian thực hiện, tôi nhận thấy: KNS phù hợp với lứa tuổi của các em được trang bị tương đối đầy đủ, như: Về KN giao tiếp của các em đã được cải thiện như: mạnh dạn, tự tin hơn, nhiều em diễn đạt trôi chảy có đầu có cuối; trong giao tiếp hạn chế được tình trạng rất nhiều lời nói trống, đặc biệt với bạn bè các em xưng hô gần gũi lịch sự,… Về KN hợp tác với bạn bè, KN đảm nhận trách nhiệm Về KN tìm kiếm và xử lý thông tin linh hoạt hơn, chính xác hơn. KN giữ gìn bản thân như: phòng tránh sấm sét, phòng tránh bị xâm hại,…cũng được các em hiểu rõ và có ý thức thực hiện tốt. KN giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như trường lớp được các em thực hiện thường xuyên, sạch sẽ. Cụ thể, bằng cách quan sát, điều tra và tổ chức cho HS làm một số bài trắc nghiệm về một số KNS của học sinh, vào giữa tháng 3 năm 2016 tôi thu được kết quả như sau: Tổng số HS Hiệu quả thực hiện giáo dục KNS cho HS lớp 5C Đạt 12 em Không đạt SL TL SL TL 10 83% 2 27% IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 1. Kết luận Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra được một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả của việc rèn KNS cho HS như sau: Để dạy tốt, trước hết người GV phải là một tấm gương phản hồi tốt nhất để các em phấn đấu. Phải thực hiện quá trình điều tra bằng mọi biện pháp có thể để thấy được những thiếu hụt về KNS mà các em cần được bổ sung kịp thời. Luôn tạo điều kiện cho các em tự bộc lộ khả năng của mình 12 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức Cần tuyên truyền cho phụ huynh, các tổ chức xã hội thấy rõ về tầm quan trọng của rèn KNS cho các em. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của HS về phương pháp dạy học của mình. Từ đó kiên trì biết phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu không chủ quan tự mãn. Quá trình chuẩn bị bài cũng như lên lớp, người GV cần xác định rõ những KNS mà HS cần đạt, trong đó đâu là KNS cơ bản nhất cần được hình thành trong tiết dạy đó. Cần kết hợp với các môn học khác nhất là các hoạt động tập thể, hoạt động NGLL,… để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. GD kĩ năng sống phù hợp với vùng miền 2. Kiến nghị Kính mong nhà trường cũng như Chương trình Dự án Tầm nhìn Thế giới tạo mọi điều kiện để bản thân cũng như các em học sinh được học tập trải nghiệm thêm nhiều kĩ năng hơn nữa. Trên đây là một số biện pháp mà tôi nghiên cứu tìm tòi xây dựng nên trong quá trình rèn KNS cho các em. Kính mong Hội đồng Khoa học trường đóng góp cho SKKN của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA Hướng Phùng, ngày 28 tháng 3 năm 2016 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Thị Trúc 13 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK VÀ SGV Đạo đức lớp 5 – Nhà xuất bản Giáo dục 2. Tài liệu tập huấn KNS cho HS Tiểu học – Nhóm biên soạn gồm: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình và TS Lưu Thu Thương 3. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư Phạm – Nguyễn Kế Hào (Chủ biên) – NXB ĐHSP (2009) 14 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc - Trường Tiểu học Hướng Phùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan