Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học 8...

Tài liệu Skkn rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học 8

.DOC
18
331
125

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS BÌNH LƯ THUYẾT MINH SÁNG KIẾN Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học 8 ở trường THCS Bình Lư Tác giả/đồng tác giả: Trần Thị Vân Anh Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm sinh Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THCS Bình Lư Bình Lư, ngày tháng 3 năm 2017 0 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học 8 ở trường THCS Bình Lư 2. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Vân Anh Năm sinh: 03/02/1987 Nơi thường trú: Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Sinh – hóa, Chức vụ công tác: Tổ phó chuyên môn Nơi làm việc: Trường THCS Bình Lư Điện thoại: 096.828.000 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn sinh học 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2016 đến ngày 31 tháng 3 năm 2017 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường THCS Bình Lư Địa chỉ: xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02313.879.434 1 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 1.1 Sự cần thiết: Môn Sinh học 8 là môn khoa học giúp các em tìm hiểu sâu về một loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hóa đó là con người về những điều bí ẩn trong chính cơ thể các em. Bản thân tôi nhận thấy rằng trong một bài học về môn Sinh học không chỉ đơn thuần là tìm hiểu về cấu tạo, chức năng sinh lí của các cơ quan trong cơ thể mà còn giúp các em có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, rèn lối sống, kĩ năng ứng xử trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện đại, giúp các em hòa nhập kịp thời với guồng quay của thời đại - thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua chương trình sinh học 8 là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đặc biệt là kĩ năng liên quan đến sức khỏe, trí tuệ tinh thần, tình cảm. Chính vì những điều đó tôi mạnh dạn nghiên cứu SKKN “Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học 8 ở trường THCS Bình Lư” với mục đích: 1.2. Mục đích Giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, từ đó các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân Hình thành kỹ năng sống cho học sinh thông qua các bài giảng, giúp các em nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn tuổi. Giúp các em nhận biết được sự lạm dụng về tình cảm và cách xử trí với những vấn đề này. Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy đối với giáo viên cùng vùng miền phù hợp với đặc thù môn sinh học nói chung và môn sinh học 8 nói riêng. 2 2. Phạm vi triển khai thực hiện: 17 học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Bình Lư, huyện Tam Đường từ tháng 08 năm 2016 đến nay 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: *) Thực trạng hiện nay: Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng. Giáo viên có quan niệm dạy học là dạy kiến thức mà chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường, thiên nhiên...). Hơn nữa, nội dung kiến thức trong một bài học là quá sức đối với học sinh nên giáo viên phải lo truyền tải các nội dung kiến thức của bài học mà không có thời gian để dạy kĩ năng sống. Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK. Vì vậy SGK khoa cung cấp những kiến thức nào thì học sinh chỉ biết những kiến thức đó, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán.. *) Ưu điểm: Giáo viên không tốn thời gian công sức, không sợ sai kiến thức, truyền tải được hết nội dung bài học. Học sinh học thuộc được kiến thức cơ bản theo nội dung sách giáo khoa *) Hạn chế: - Giáo viên chỉ cung cấp kiến thức mà SGK có. Phần liên hệ thực tế chưa được giáo viên chú trọng nhiều. Giáo viên chủ nhiệm cả tuần chỉ có một tiết sinh hoạt lớp việc nắm tình hình của từng em trong lớp qua mọi hoạt động là chưa cụ thể, đặc biệt là kỹ năng sống của các em. - Học sinh: Nhiều học sinh chưa có kĩ năng tự chăm sóc, rèn luyện bản thân như ngồi học không đúng tư thế, việc luyện tập thể dục thể thao chưa đúng cách - tập mang tính chiếu lệ, tập cho xong. Nhiều học sinh còn hiếu động, đùa nghịch bằng những trò chơi nguy hiểm, có những học sinh chưa biết cách vệ sinh cá nhân như: Quần áo chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng,... *) Từ những vấn đề nêu trên ta thấy được vai trò quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh hiện nay là vấn đề cấp bách và cần thiết phải 3 làm ngay. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Từ kinh nghiệm của bản thân tôi nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để nâng cao kỹ năng sống cho các em học sinh như sau: 3.2.1. Điểm mới của SKKN Tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa con người và cách sống. Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn hóa, xã hội, đạo đức và sự công bằng chính trực. Dễ phát huy tính tích cực của học sinh. Huy động tối đa các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress). Giáo viên trong quá trình giảng dạy biết tạo tình huống có vấn đề kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. 3.2.2. Các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể: Phân loại kiến thức kĩ năng sống Chia làm 3 nhóm: - Nhóm 1: Kĩ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe. - Nhóm 2: Kĩ năng sống liên quan đến trí tuệ, thực hành. - Nhóm 3: Kĩ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình Sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. *) Kĩ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe Gồm các bài: - Cấu tạo cơ thể người - Cấu tạo và tính chất của xương - Hoạt động của cơ - Bạch cầu miễn dịch - Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Vận chuyển máu qua hệ mạch- Vệ sinh hệ tuần hoàn 4 - Vệ sinh hệ hô hấp - Tiêu hóa ở dạ dày - Hấp thu chất dinh dưỡng và thải phân - Vệ sinh hệ tiêu hóa - Vitamin và muối khoáng - Vệ sinh hệ bài tiết - Vệ sinh da - Vệ sinh mắt - Vệ sinh hệ thần kinh - Sự điều hòa phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Đại dịch AIDS- thảm họa của loài người *) Kĩ năng sống liên quan đến kiến thức thực tiễn và thực hành Gồm các bài: - Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương - Thực hành: Sơ cứu cầm máu - Thực hành: Hô hấp nhân tạo - Thụ hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim có trong nước bọt - Thân nhiệt - Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - Tuyến sinh dục - Cơ quan sinh dục nam - Cơ quan sinh dục nữ - Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai - Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai *) Nhóm kĩ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần Gồm các bài: - Hoạt động thần kinh cấp cao ở người - Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục 5 - Đại dịch AIDS- Thảm họa của loài người *) Nhóm kĩ năng kiên định bảo vệ bản thân tránh sự lôi kéo của bạn bè xấu, sự cảm thông, chia sẻ Gồm các bài: - Vệ sinh mắt - Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Đại dịch AIDS- Thảm họa của loài người Ngoài 4 nhóm kĩ năng chính nêu ở trên thì trong suốt quá trình học tập môn Sinh học 8 các em còn được rèn về một số kĩ năng sống cơ bản sau: - Kĩ năng thu thập kiến thức, xử lí thông tin khi đọc sách giáo khoa, khi quan sát tranh ảnh, mô hình, mẫu vật. - Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng hợp tác, giao tiếp, lắng nghe tích cực trong nhóm. - Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công. - Kĩ năng tư duy, phê phán, đặt mục tiêu. - Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước lớp. Tuy nhiên, tùy từng bài học mà giáo viên đưa vào nội dung lồng ghép cho phù hợp, tránh gượng ép, miễn cưỡng. 3.2.3. Vận dụng kỹ năng sống thông qua bộ môn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng trong phạm vi của chuyên đề tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài và về một số kĩ năng sống. Cụ thể như sau: a) Giáo dục kĩ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe *) Giáo dục kĩ năng sống liên quan đến bộ xương và hệ cơ người Ví dụ: Khi dạy bài: “Bộ xương người”, ngoài việc truyền đạt nội dung như sách giáo khoa giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi: Trật khớp là gì? Nguyên nhân gây ra trật khớp? Vì sao khi bị trật khớp phải chữa ngay không được để lâu? 6 Trật khớp là một trấn thương trong đó đầu xương xị trật ra khỏi vị trí bình thường nguyên nhân chủ yếu là do bị ngã… khi bị trật khớp phải chữa ngay không được để lâu vì để lâu bao khớp khô và không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi vẫn cử động khó khăn. Như vậy qua bài này ta giáo dục cho học sinh khi bị trật khớp phải điều trị ngay không được để lâu sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại. Bài: “Cấu tạo và tính chất của xương” và “Tiến hóa của hệ vận động - vệ sinh hệ vận động” - Ở độ tuổi nào thì xương phát triển mạnh nhất, thức ăn và sự luyện tập thể dục thể thao có liên quan gì đến sự phát triển của xương? - Vì sao người ta thường cho trẻ sơ sinh ra tắm nắng? Vì sao người ta thường nắn chân cho trẻ sơ sinh? Để xương phát triển bình thường không bị gãy thì phải chú ý điều gì khi học tập, đùa nghịch hay khi tham gia giao thông? - Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý điều gì? Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh thành đáp án đúng và giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như: - Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất can xi và thường xuyên tắm nắng vào buổi sớm để cơ thể hấp thụ được vitamin D  tránh bệnh còi xương. - Lao động, thể dục thể thao vừa sức, vui chơi đúng cách, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông khi tham giao thông  tránh tai nạn gãy xương. - Giáo dục cho học sinh thói quen ngồi học, làm việc đúng tư thế, khi mang vác không mang vác quá nặng và phải mang vác đều hai vai  tránh bị cong vẹo cột sống. *) Kĩ năng về phòng tránh một số bệnh tật thông thường Ví dụ: Khi dạy bài: “Bạch cầu - Miễn dịch”, giáo viên đưa ra một số câu hỏi: - Bạch cầu đã tham gia vào những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? 7 - Bản thân em đã có miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ những loại bệnh nào? (Bản thân em đã có miễn dịch với bệnh thủy đậu từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh lao, sởi, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván từ sự tiêm phòng). - Em có biết tiêm thuốc ngừa lao là tiêm gì vào cơ thể không? Tại sao tiêm thuốc ngừa lao thì phòng được bệnh lao? (Tiêm thuốc ngừa lao là tiêm vi trùng lao đã bị làm yếu đi, không đủ khả năng gây bệnh nhưng kích thích cơ thể tạo kháng thể trong máu. Khi vi trùng lao từ môi trường xâm nhập vào cơ thể, cơ thể đã có sẵn kháng thể chống lao, diệt vi trùng lao nên ta không bị bệnh lao). Như vậy qua bài này sẽ rèn cho học sinh kĩ năng rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Bài: “Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục” (bệnh tình dục) và “Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người” Nêu các con đường lây truyền bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh HIVAIDS, hậu quả và cách phòng tránh bệnh? Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh kĩ năng phòng tránh các bệnh tình dục bằng cách: Sống vô tư, hồn nhiên, không yêu đương, luôn giữ ở tình bạn trong sáng, lành mạnh, không đua đòi bồng bột, không tiêm chích ma túy, không dùng chung bơm kim tiêm, không nhận máu có nhiễm HIV, nếu là phụ nữ bị nhiễm HIV không nên sinh con, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ, một chồng. Khi bị bệnh cần có ý thức tránh lây nhiễm cho người khác. *) Kĩ năng phòng tránh tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy và kĩ năng xây dựng nhân cách Ví dụ: Khi dạy bài : “Vệ sinh hô hấp” Nêu tác hại của khói thuốc lá? Qua đây giáo viên cho học sinh thấy trong khói thuốc lá có rất nhiều chất đô ̣c hại đă ̣c biê ̣t là Nicotin, nó làm tê liệt lớp lông dung lót trong khí quản từ đó bụi, vi khuẩn từ môi trường ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể và có thể gây bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, lao phổi, ung 8 thư phổi. Thấy rõ tác hại của thuốc lá bản thân các em sẽ không sử dụng đồng thời các em sẽ vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá. *) Kĩ năng về sức khỏe sinh sản Ví dụ: Bài “Tuyến sinh dục” Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dạy thì của nam, nữ? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý? * Bài: “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” Nêu rõ những ảnh hưởng của viê ̣c có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được? Các phương tiện sử dụng để tránh thai? Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình phải làm gì khi còn là học sinh như: Sống vô tư, hồn nhiên, không yêu đương luôn giữ ở tình bạn trong sáng, lành mạnh, không đua đòi bồng bột, không nhất thời hồ đồ tránh việc mang thai ngoài ý muốn xảy ra và để lại hậu quả đáng tiếc… *) Kĩ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn cho nạn nhân. Có hai loại tai nạn : - Tai nạn không chủ định (vô ý): Thương tích gây nên không chủ ý của những người bị tai nạn thương tích hay của những người khác. Thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được (chấn thương do giao thông, do ngã, lửa cháy, chết đuối, ngộ độc…) - Tai nạn có chủ định: Thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được. Thương tích gây nên có sự chủ ý của người bị tai nạn thương tích hay của người khác như: Tự tử, giết người, bạo lực học đường, đánh nhau, hiếp dâm, hành hạ trẻ… Ví dụ: Bài: “Thực hành- Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương”, các bài về bộ não. 9 Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương? Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi em cần lưu ý những điểm gì? Qua bài học giáo viên giáo dục học sinh kĩ năng bảo vệ bản thân tránh tai nạn gãy xương bằng cách: Khi tham gia giao thông em cần chấp hành tốt luật giao thông như không được đua xe, không đi xe hàng hai hàng ba đùa nghịch đánh võng; khi lao động phải vừa sức, cẩn thận; khi vui chơi tránh những trò chơi nguy hiểm, không leo trèo cây, không đùa giỡn quá mức để tránh bị gãy xương thậm chí tới mức tử vong và có thể gây tổn thương cho người khác. Hình ảnh: Học sinh leo trèo cây nguy hiểm 3.2.4. Kĩ năng sống liên quan đến kiến thức thực tiễn, thực hành a. Kĩ năng xây dựng các thói quen tốt * Bài: “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” Em hãy nêu một số ví dụ về phản xạ có điều kiện? Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện? Điều đó có ý nghĩa gì? Sau khi học sinh cho ví dụ giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó giáo dục 10 cho các em thói quen: Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, đi học đúng giờ, có thời gian biểu, ăn uống đúng giờ, điều độ, ngồi học nghiêm túc, học và làm bài tập về nhà… b. Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất. Ví dụ: Bài: “Thân nhiệt” - Vì sao khi mùa hè da ta thường hồng hào còn mùa đông nhất là khi trời rét da ta thường tím tái hoặc sởn gai ốc? Qua đó học sinh hiểu được cơ chế tự điều hòa thân nhiệt là khi trời lạnh da nổi gai ốc để giữ nhiệt, trời nóng mao mạch ở da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh , đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể. - Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”, “ Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam” Qua đây giúp học sinh hiểu được khi trời nóng, nước trong cơ thể bị mất nhanh, nhiều để giảm nhiệt làm cho cơ thể thiếu nước nên ta thấy mau khát do đó các em cần phải uống đủ nước cho cơ thể. Vào mùa đông trời lạnh, quá trình chuyển hóa trong cơ thể tăng (để tăng sinh nhiệt) nên ta mau đói vì vậy các em cần ăn uống để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Làm nhà hướng nam để tránh được ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hướng nam có nhiều gió vào mùa hè (gió đông nam) nên thoáng mát, về mùa đông tránh được gió đông bắc. c. Kĩ năng thực hành Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm, trực quan, thực hành. Trong các giờ thực hành giáo viên phải dạy chính xác, khoa học, không bớt xén chương trình để thông qua bộ môn rèn cho các em kĩ năng thực hành, quan sát, sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản… Ví dụ: * Bài: “Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương” Hãy nêu cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị tai nạn gãy xương cẳng tay? 11 Phương pháp sơ cứu cho người bị tai nạn gãy xương - Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng vải sạch hay gạc gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở hai chỗ đầu nẹp và hai bên chỗ xương gãy. Trường hợp chỗ gãy là xương cẳng tay thì chỉ dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay. - Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng cần quấn chặt. Với xương cổ tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo vào cổ. - Với xương chân thì băng từ cổ chân vào. Chú ý nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động. Như vậy thông qua bài học sẽ giáo dục cho học sinh phải biết linh hoạt khi gặp người bị tai nạn gãy xương phải nhanh chóng sơ cứu, băng bó cố định và gọi cấp cứu cho nạn nhân. 3.2.5. Kĩ năng liên quan đến tình cảm, tinh thần Sự thông cảm là bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi các em phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do hành vi của chính bản thân mình gây ra. Điều này có nghĩa là hiểu và coi hoàn cảnh của người khác như của chính mình và tìm cách 12 giảm bớt gánh nặng cho họ bằng sự chia sẻ hơn là lên án, cọi khinh họ. Do vậy cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ với họ để họ có thể tự quyết định và có thể đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất. Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình được khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua chương trình Sinh học 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ. Giáo dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân HIVAIDS. Hãy gần gũi, thông cảm chia sẽ để nạn nhân này sống có ích trong những ngày còn lại của đời mình. Ví dụ: * Bài: “Đại dịch AIDS thảm họa của loài người” Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV- AIDS hay không? Vì sao? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ sung. Qua đó giáo dục các em biết thông cảm chia sẻ với người bị HIV- AIDS, không phân biệt đối xử với họ. 3.2.6. Nhóm kĩ năng kiên định bảo vệ bản thân tránh sự lôi kéo của bạn bè xấu Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè, có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ và việc làm sai trái của bạn bè. Bản thân phải dừng ngay những việc làm mà mình cho là sai lầm và có khả năng bảo vệ quyết định của mình điều này không được nhóm bạn đồng tình. Do vậy khi cả nhóm bạn bè gây những ảnh hưởng và thói quen xấu thì việc phản đối, khước từ bạn bè là một kĩ năng rất quan trọng. Ví dụ: * Bài: “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên? Hậu quả có thể xảy ra khi nạo phá thai ở tuổi vị thành 13 niên? Thông qua bài học giáo viên giáo dục cho học sinh nhất là học sinh nữ kĩ năng bảo vệ bản thân bằng cách: Sống vô tư hồn nhiên luôn giữ ở tình bạn trong sáng, tập trung vào việc học tập, không yêu đương ở tuổi còn đi học, không đua đòi bồng bột đặc biệt là phải kiên quyết từ chối nếu có bạn trai rủ quan hệ tình dục để tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra. * Bài: “Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người” Bệnh HIV- AIDS lây nhiễm qua những con đường nào? Phòng tránh bị lây nhiễm HIV- AIDS bằng cách nào? Thông qua câu hỏi trên giáo viên giáo dục cho học sinh kĩ năng bảo vệ bản thân tránh bị lây nhiễm HIV- AIDS bằng cách: Phải suy nghĩ thấu đáo, sống vô tư hồn nhiên, không đua đòi, phải biết khước từ khi có bạn bè xấu rủ đi mua, hút, tiêm trích ma túy… 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Để đánh giá Để nắm bắt được tình hình học tập và cách vận dụng kĩ năng sống của học sinh thông qua môn Sinh học 8, tôi đã cho 21 học sinh lớp 8 của trường THCS Bình lư làm bài kiểm tra . Kết quả khảo sát chât lượng môn Sinh học 8 tháng 9 năm học 2015 - 2016 của 21 HS lớp 8 khi chưa áp dụng sáng kiến: TSHS Giỏi Số Tỉ lệ Khá Số Tỉ lệ Trung bình Số Tỉ lệ Số Yếu Tỉ lệ lượng lượng lượng lượng 1 4,8% 2 9,5% 10 47,6% 8 38,1% 21 Sau một thời gian áp dụng rèn kỹ năng sống lồng ghép vào trong các tiết dạy sinh học 8 và theo dõi sự thay đổi tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra từ 10 đến 15 phút tôi nhận thấy đã có những kết quả bước đầu, đạt được kết quả như sau: * Trong một giờ học: So với phương pháp thuyết trình, dạy triền miên lan man, thầy đọc, trò chép, dạy chay, dạy qua loa chủ yếu là SGK. Đồng thời so sánh với kết quả trước khi tôi thực hiện chuyên đề này tôi nhận thấy: Chất lượng học tập môn 14 sinh học đã được nâng lên, các em học sinh đã có những chuyển biến rõ rệt về hành vi, lối sống, biết tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe cho bản thân, yêu thích môn học, có ý thức tự học và sáng tạo. * Trong các bài kiểm tra: Kết quả khảo sát 17 học sinh lớp 8 tháng 03 năm học 2016- 2017 cụ thể qua các bài kiểm tra của 17 học sinh trường THCS Bình Lư như sau TSHS 17 Giỏi Số Tỉ lệ lượng 3 17.6% * Kết luận Khá Số lượng 6 Tỉ lệ 35.3% Trung bình Số Tỉ lệ lượng 6 Số lượng 35.3% 2 Yếu Tỉ lệ 11.8% Qua SKKN tôi nhận thấy các em học sinh đã có hứng thú và mạnh dạn hơn trong các giờ học, trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Học sinh đã biết áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, rèn lối sống khoa học, tránh xa các tê ̣ nạn xã hô ̣i, bạo lực học đường… 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến “Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học 8 ở trường THCS Bình Lư” có thể ứng dụng và triển khai tới các trường Trung học cơ sở trong toàn huyện có đối tượng học sinh như trường chúng tôi vào những năm học tiếp theo. 6. Kiến nghị, đề xuất a) Công nhận SKKN được đầu tư bởi tác giả Trần Thị Vân Anh b) Kiến nghị khác: + Đối với phòng giáo dục: Cung cấp thêm thiết bị cần thiết để phục vụ cho việc giảng dạy. + Đối với nhà trường: Tham mưu với cấp trên đầu tư thêm trang thiết bị ,dụng cụ trực quan đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy. + Đối với phụ huynh: Quan tâm đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều thời gian cho con cái học tập. Phối hợp chặt chẽ ,thường xuyên 15 với giáo viên bộ môn để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình. + Đối với giáo viên: Cần tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình hơn nữa trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cũng như kĩ năng sống cho học sinh. + Đối với học sinh: Cần tích cực học tập, thu nhận thông tin từ mọi phương tiện, từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. 8. Tài liệu kèm: ( Không) Trên đây là nội dung, hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm của chính Tôi tự đúc rút ra trong quá trình dạy học không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trần Thị Vân Anh 16 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan