Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn sinh học – thcs để nâng cao chất ...

Tài liệu Skkn tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn sinh học – thcs để nâng cao chất lượng dạy học

.PDF
31
116
55

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, Các ban ngành đoàn thể đã hỗ trợ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình công tác tại trường cũng như trong thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài . Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên, học sinh trường đã giúp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài. Do điều kiện nghiên cứu, thời gian và phạm vi có hạn của một tiểu luận. Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy, cô trong hội đồng khoa học nhà trường, hội đồng khoa học của phòng giáo dục cũng như sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế có hiệu quả. EaĐrăng ngày 16/2/2016 Người thực hiện đề tài 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. I. MỞ ĐÂU I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hơn 10 năm tôi ra trường, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy tất cả các môn học trong chương trình Trung học cơ sở có nội dung liên quan tới nhau, thậm chí một vấn đề được nói tới ở nhiều môn học, một phần kiến thức ở bộ môn này có thể áp dụng cho bộ môn khác, giải quyết một số vấn đề trong môn học khác. Hoặc kiến thức các môn học có thể kết hợp giải quyết một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Đối với môn Sinh học ở chương trình Trung học cơ sở, là một bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về thế giớ thực vật ( Sinh học 6), nghiên cứu về thế giới động vật( Sinh học 7), nghiên cứu về cấu tạo, sinh lí, chức năng của các cơ quan trong cơ thể, mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể  Bảo vệ cơ thể...( Sinh học 8), nghiên cứu về di truyền học, môi trường, con người v.v...( Sinh học 9), nên việc tích hợp một vài nội dung các môn học kể cả tự nhiên hay xã hội có liên quan vào trong giảng dạy môn Sinh học nhằm nâng cao chất lượng dạy học là một điều cần thiết. Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc . Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin. Do đó tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học”. 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. I.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ a. Mục tiêu của đề tài Xã hội ngày càng hiện đại, cuộc sống ngày càng phát triển, giáo dục, càng được xem trọng. Không ai mà không nhận thấy sự cần thiết của việc học, nó là điều kiện buộc phải có để sống, để hội nhập với xã hội. Nó cũng là điều kiện cơ bản như một tiêu chí để đo lường mức thang giá trị của con người, giá trị của một cá nhân. Việc học ở thời đại văn minh ngày nay có ý nghĩa rộng lớn và được tổ chức Giáo dục- Khoa học- Văn hóa( UNESCO) của liên hợp quốc xác định rõ qua bốn mục tiêu cơ bản: Học để biết; học để làm; học để chung sống; học để tồn tại với tư cách của con người thời đại ngày nay. Đấy vừa là mục tiêu, vừa là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, cũng như cộng đồng xã hội.. Trong thời đại thông tin, bằng một cú "nhấp chuột" người học có thể có ngay trước mắt mình nội dung của những kiến thức cần có, thậm chí còn có thể nhiều hơn, mới hơn, hay hơn cái mà ông thầy đang có. Cái quan trọng, trở nên "tò mò" muốn biết của người học (và của người quản lý giáo dục) là ông thầy tuyền tải nội dung ấy theo cách nào. Nếu phương pháp truyền tải đó không mang được "hơi ấm của những ngọn lửa", không tạo nên cảm hứng sáng tạo, mà chỉ nhằm chất đầy một kho chứa thì người học sẽ chán nản và dần dần có thái độ "kính nhi viễn chi"- kính trọng nhưng xa lánh-( Dạy học mỗi thời một khác- Thanh tra đại học, Bà Rịa- Vũng Tàu). Do đó, cách dạy học của chúng ta phải khác, không thể giống như những thập kỉ trước được, mỗi học sinh có một khả năng riêng, cảm hứng học tập riêng khác nhau vì thế cần phải có cách dạy khác nhau. Nhiệm vụ của người giáo viên thời đại mới là nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để có phương pháp tác động khác nhau, thay vì đổ dồn một lượng kiến thức cho học sinh tiếp thu một cách thụ động; khơi dậy niềm đam mê, tạo điều kiện cho học sinh phát triển. Định nghĩa về dạy học mà người dạy đã theo đuổi trước đây: là tập hợp các thao tác chuyển các giá trị tinh thần, văn hóa, các hiểu biết mà nhân loại đã đạt được vào bên trong một con người. Với thời đại ngày nay dạy học không còn là quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức mà phải là một quá trình tổ chức, định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động nhằm chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa, trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Với đặc điểm mới về dạy học và người học như thế, trong tay ông thầy bây giờ không phải là tập dày các loại tài liệu, các bài diễn thuyết mà là một kế hoạch, một kịch bản điều hành môn học, tiết học cụ thể và chi tiết. Ông thầy phải thực sự trong vai một "đạo diễn chương trình", tích hợp được kiến thức, kỹ năng và thái độ của các môn học liên quan trong tiết học. Mục tiêu của môn học, của bài học cần được đề cao theo đúng giá trị của nó. Mỗi môn học, mỗi bài học phải có được một ý nghĩa nhân văn một giá trị xã hội, giá trị 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. tư tưởng nào đó. Học không chỉ để hiểu để biết mà phải để thay đổi nhận thức, thay thay đổi xã hội, thay đổi thể giới. Qua đề tài này tôi hi vọng phần nào đó sẽ góp phần tìm ra thêm một hướng đi mới cho việc dạy học môn Sinh học trung học cơ sở, cũng như một số lúng túng khi bước đầu áp dụng dạy học tích hợp liên môn bởi vì: - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh - Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. - Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. - Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp. - Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể - Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. b. Nhiệm vụ của đề tài: Nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lí luận, kiến thức các bộ môn liên quan tới bộ môn, để tích hợp lồng ghép vào giảng dạy bộ môn Sinh học Trung học cơ sở. Nhằm tạo hứng thú hơn cho học sinh trong việc học, cũng như tích hợp kiến thức các môn học liên quan giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn và vận dụng nhiều hơn trong việc học cũng như cuộc sống, giúp học sinh hình thành được các kĩ năng sống, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Phạm vi đề tài này tôi chỉ giới hạn nghiên cứu đối với học sinh khối 8,9 mà tôi được nhà trường phân công giảng dạy năm học 2014- 2015 I.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2014 tới tháng 5 năm 2015. - Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Ngô Quyền – Huyện EaHleo- Tỉnh ĐăkLăk I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Dạy học theo dự án. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp thực địa. + Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. + Phương pháp khăn trải bàn . . . + Phương pháp khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm qua các tiết dạy, các buổi ngoại khóa, có đối chứng kết quả trước và sau khi thực hiện. 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. + Phương pháp tìm hiểu tài liệu. + Phương pháp học hỏi, tòa đàm rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp. II. PHẦN NỘI DUNG II.1CƠ SỞ LÍ LUẬN II.1.1 Cơ sở lý luận - Về đổi mới phương pháp dạy học, nghị quyết 4 của Trung ương Đảng khoá VII đã xác định “phải khuyến khích tự học”, “áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. - Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. - Nghị quyết số 40 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định phải đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thể hệ trẻ. - Định hướng đó đã được pháp chế hoá trong văn bản pháp luật. Luật Giáo dục năm 2005 Điều 28, khoản 2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. - Công văn 6327/BGD ĐT-KHCNMT (năm học 2008-2009) tiến hành triển khai thí điểm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. * Vậy phương pháp dạy học tích hợp liên môn là gì? Dạy học tích hợp: Là định hướng dạy học giúp cho học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong qua trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học (Theo tự điển giáo dục) Mục tiêu: 1. Hình thành và phát triển năng lực học sinh, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. 2. Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn. 3. Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau. * Hiểu một cách đơn giản thì, dạy học tích hợp là: 1. Lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học. Ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường , bảo vệ 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. sức khỏe, giáo dục tiết kiệm ... vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học,Vật lý, Hóa học, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân... 2. Xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. 3. Giáo viên có thể tích hợp các nội dung ở các môn học khác nhau, hoặc các kiến thức khác liên quan đến bài giảng để chuyển tải đến học sinh những chủ đề giáo dục lồng ghép thông qua các hình thức truyền đạt bằng trình chiếu, giảng dạy, thảo luận, dạy học theo dự án. II.1.2 Cơ sở thực tiễn - Chúng ta ai cũng biết rằng việc học tập chỉ có kết quả khi người học được phát huy nội lực để tự phát triển chính mình - Định hướng trên nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp dạy học điều quan trọng hơn cả là giáo viên cần phải biết tích hợp các phương pháp dạy học nhằm tạo nên sự hứng thú học tâp cho học sinh. Ai đó đã nói “dắt con ngựa tới bờ sông cho nó uống nước nhưng nó không uống thì cũng phải chịu”, học sinh cũng thế bắt chúng ngồi ngay ngắn trong bàn học nhưng chúng không có hứng thú đối với bài giảng thì giờ học sẽ không có kết quả. Do đó người giáo viên cần phải suy nghĩ tìm ra giải pháp để tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong giờ học, nó sẽ là lời giải cho những giờ học nhàm chán nghèo nàn về phương pháp trở nên sôi động và hứng thú . - Trong các bộ môn được giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, Sinh học là một bộ mà giáo viên dễ dàng lồng ghép tích hợp các nội dung liên quan của các môn học khác. Vì các nội dung dạy và học của bộ môn Sinh học Trung học cơ sở rất thiết thực gần gũi với đời sống, với bản thân học sinh. - Khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn, là chúng ta xây dựng các chủ đề có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, do đó tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Hơn nữa học sinh được tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. Đồng thời học sinh không phải học lại nhiều lần một kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh được việc học quá tải hay nhàm chán cho học sinh đã được học ở các môn học khác, nhờ đó cho phép chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn vừa tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin. II.2 THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP a.Thuận lợi, khó khăn * Thuận Lợi - Sinh học là bộ môn khoa học tự nhiên, có nhiều chủ đề liên quan tới đời sống con người và thế giới tự nhiên xung quanh đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: Biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiêth tài nguyên, sự già hóa dân số- hậu quả của nó với việc giải quyết các vấn đề phúc lợ xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên… Vì vậy trong chương trình Sinh học Trung học cơ sở có thể dễ dàng sử dụng kiến thức của nhiều môn học liên quan để giải quyết một 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. số vấn đề đã nêu ở trên như: Toán học, Hóa học, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ Thuật, qua đó các em có thể hình thành các kỹ năng liên quan đến các môn học khác ngay trong khi học Sinh học. - Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho phép cập nhật nhiều thông tin các nội dung liên quan tới nội dung bài dạy môn Sinh học. - Đối với học sinhTrong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn thuộc khoa học tự nhiên và các môn thuộc khoa học xã hội. Các em sẽ tự rút ra được kiến thức giữa các bộ môn trong cùng nhóm có quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau. * Khó khăn * Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. * Về phía học sinh: Qua thực tế giảng dạy các em học sinh ở trường,tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà một số em còn học thụ động; không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học. Các kiến thức liên quan không phải lúc nào cũng cùng một khối, cùng một thời gian học, nên một số kiến thức các môn liên quan tới nội dung môn Sinh học các em không nhớ hết, trong giờ học lại không có thời gian, điều kiện xem lại kiến thức cũ. * Ngoài ra, chương trình trong sách giáo khoa hiện tại cũng gây không ít khó khăn cho việc dạy học theo chủ đề tích hợp. Phần lớn các phân môn trong sách giáo khoa đều được viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học liên quan, nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng khó thực hiện được. ❑ Thực trạng trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu trao đổi với một số học sinh về thái độ đối với việc học môn Sinh. Kết quả khảo sát học sinh khối 9 (190HS) như sau : 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. Thái độ của học sinh khối 9 đối với việc học môn Sinh học 9 Tỉ lệ % Rất hứng thú 40 Hứng thú 40 Không hứng thú 15 b.Thành công, hạn chế * Thành công Qua công việc giảng dạy, khảo sát thực tế và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Vấn đề dạy học lồng ghép tích hợp kiến thức một số bộ môn liên quan đến môn Sinh học được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Đào tạo EaH’leo, ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh, với phương pháp này, các em học sinh đã hứng thú hơn trong việc học, ham tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức, tìm mối liên quan của kiến thức các bộ môn trong việc học, có những kĩ năng ứng xử tốt trong cuộc sống. * Hạn chế Măc dù đã được qua một số đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, nhưng chưa hẳn tất cả giáo viên đã nhận thức vấn đề một cách thấu đáo, bản thân tôi cũng không ít lần luống cuống trong việc thiết kế bài dạy, cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp. III GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Qua các nội dung lồng ghép tích hợp một số kiến thức liên quan tới bộ môn Sinh học Trung học cơ sở, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học môn Sinh học cũng như các bộ môn khác. Giáo dục học sinh một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống * Các nội dung cần tích hợp là: 1. Giáo dục dân số 2. Giáo dục bình đẳng giới 3. Giáo dục môi trường 4. Giáo dục pháp luật 5. Giáo dục an toàn giao thông 6. Giáo dục hướng nghiệp 7. Giáo dục tiết kiệm. 8. Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. Hoặc nói khác đi là: 1. Bảo vệ hòa bình,chống chiến tranh 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. 2. Bảo vệ chủ quyền biển đảo chống bành trướng 3. Bảo vê bình đẳng giới,chống phân biệt giới tính 4. Bảo vệ môi trường , chống gây ô nhiễm 5. Bảo vệ pháp luật , chống tệ nạn xã hội 6. Bảo vệ an toàn giao thông 7. Phòng chống cháy nổ. 8. Phòng chống sida (AIDS). b. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài - Tuy nhiên Tích hợp liên môn không phải là tích hợp đa môn Ví dụ: Khi đưa ra số liệu là tích hợp được môn toán, trình chiếu bài giảng trên máy tính là tích hợp tin học, dùng các từ khóa tiếng Anh là tích hợp ngoại ngữ, thông tin cảnh báo là tích hợp giáo dục công dân… - Không phải bài nào cũng phải dạy tích hợp liên môn - Không phải dạy theo từng bài, mà giáo dục theo chủ đề xuyên suốt nhiều bài. * Bộ môn Sinh học có thể lồng ghép tích hợp nhiều kiến thức thuộc các bộ môn như Toán học( trong việc tính toán các phép lai, tính xác xuất, tỉ lệ v.v..) môn Giáo dục công dân ( giáo dục ý thúc, đạo đức học sinh), môn Hóa học( các chất hóa học tác động như thế nào tới động thực vật, cũng như con người…), Môn mỹ thuật( vẽ tranh cổ động, kêu gọi tuyên truyền..) * Một số nội dung của các môn học khác có thể áp dụng lồng ghép, tích hợp dạy học trong môn Sinh học Trung học cơ sở S Tên bài giảng có lồng ghép tích Các bài có thể tích hợp Ghi T hợp liên môn chú T 1 Tiết 8,9: Các loại rễ, các miền Môn Địa lý- Bài 17: Ô nhiễm môi của rễ. Cấu tạo miền hút của trường đới ôn hòa ; môn Văn học 8 rễ, tiết 12 Biến dạng của rễ( tiết 39- văn bản bài: Thông tin ngày sinh học 6) trái đất năm 2000), Giáo dục công dân 6- tiết 8: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Giáo dục công dân 7(TiÕt 22+ 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên) , Âm nhạc (Kiến thức Âm nhạc 8 Bài 7 Ngôi nhà chung của chúng ta); môn Mĩ thuật khi vẽ tranh bảo vệ môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7) 2 Tiết 56: Thực vật góp phần Giáo dục công dân 6- tiết 8: Yêu thiên điều hòa khí hậu- Tiết 57: nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; Thực vật bảo vệ đất và nguồn Giáo dục công dân lớp 7- TiÕt 22+ 23: nước( sinh học 6) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Mĩ thuật khi vẽ tranh bảo vệ môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ 9 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. 3 4 5 6 thuật 7) Địa lí 6- Tiết 22: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí; Địa lí 8- tiết 36: Đặc điểm khí hậu việt Nam. Tiết 4: Trùng kiết lị, trùng sốt Giáo dục công dân 7-TiÕt 22+ 23: Bảo rét- Tiết 7: Vai trò thực tiễn vệ môi trường và tài nguyên thiên của động vật nhuyên sinh( sinh nhiên); Giáo dục công dân 8- tiết 10: Gãp phÇn x©y dung nÕp v¨n hãa ë học 7) céng ®ång d©n c-; Địa lí 8- tiết 36: đặc điểm khí hậu Việt Nam; môn Mĩ thuật khi vẽ tranh bảo vệ môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7). Tiết 60: Bảo vệ đa dạng của Giáo dục công dân 6- tiết 8: Yêu thiên thực vật( Sinh học 6)-Tiết 49 nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; 50, 51, 52- Đa dạng của thúGiáo dục công dân lớp 7-TiÕt 22+ 23: Tiết 59, 60: Đa dạng sinh học- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên Tiết 61: Biện pháp đấu tranh nhiên; Mĩ thuật khi vẽ tranh bảo vệ sinh học-Tiết 62: Động vật quí môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ hiếm( Sinh học 7) – Tiết 61: Sử thuật 7); Giáo dục công dân lớp 9- tiết dụng hợp lí tài nguyên thiên 32: Sèng cã ®¹o ®øc vµ tu©n theo ph¸p nhiên- Tiết 62: Khôi phục môi luËt. trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái- Tiết 63: Luật bảo vệ môi trường( Sinh học 9) Tiết 23: Vệ Sinh hô hấp( Sinh Văn học 8- Tiết 45: Ôn dịch thuốc lá; học 8) Giáo dục công dân 7-TiÕt 22+ 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Giáo dục công dân 8- tiết 10: Gãp phÇn x©y dung nÕp v¨n hãa ë céng ®ång d©n c-; môn Mĩ thuật khi vẽ tranh tuyên truyền (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7). Môn Ngữ văn 8: tiết 49 Bài toán dân Tiết 66: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai ( sinh số; Môn giáo dục công dân 8- tiết 6: X©y dùng t×nh b¹n trong s¸ng, lµnh học lớp 8) m¹nh; Giáo dục công dân 8- tiết 19: Phòng chống tệ nạn xã hội. Môn giáo dục công dân 9- tiết 10: Lý t-ëng sèng cña thanh niªn, tiết 12: QuyÒn vµ nghÜa vô cña c«ng trong h«n nh©n. Môn tin học 9 bài 3 cách truy cập trang web, tìm kiếm thông tin. Môn Địa Lí 7- tiết 1: Dân sô, tiết 9: Dân số 10 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng, Địa lí 9- tiết 2: Dân Số và gia tăng dân số. 7 8 9 Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh- Tiết 12: Cơ chế xác định giới tính ở người (sinh học 9) Giáo dục công dân 7-tiết 11,12: Xây dựng gia đình văn hóa, Giáo dục công dân 8- tiết 19: Phòng chống tệ nạn xã hội, Giáo dục công dân 8- tiết 10: Gãp phÇn x©y dung nÕp v¨n hãa ë céng ®ång d©n c-, môn Mĩ thuật khi vẽ tranh tuyên truyền (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7) Môn Địa Lí 7- tiết 9: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng. Tiết 22: Đột biến gen- tiết 23: Giáo dục công dân lớp 7-TiÕt 22+ 23: Đột biến cấu trúc Nhiếm sắc Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên thể- Tiết 24, 25: Đột biến số nhiên; Mĩ thuật khi vẽ tranh bảo vệ lượng nhiễm sắc thể-Tiết 30: môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ Bệnh và tật di truyền ở người- thuật 7), Địa lí 7- tiết 18: Ô nhiễm Tiết 31: Di truyền học với con môi trường đới ôn hòa, Giáo dục công người( Sinh học 9) dân lớp 8- tiết 19, 20, 22: Phßng chèng tÖ n¹n x· héi; Phßng chèng tai n¹n vò khÝ, ch¸y næ vµ c¸c chÊt ®éc h¹i, Giáo dục công dân 9- Tiết 4: Bảo vệ hòa bình. Tiết 57- 58: Ô nhiễm môi Địa lý( Bài 17: Ô nhiễm môi trường trường( Sinh học 9) đới ôn hòa); Văn học 8-tiết 39- văn bản bài: Thông tin ngày trái đất năm 2000); Giáo dục công dân 7-TiÕt 22+ 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Âm nhạc- 8 Bài 7 Ngôi nhà chung của chúng ta, môn Mĩ thuật khi vẽ tranh bảo vệ môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7); Môn Hóa học 9 bài 34: Hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ. * Chú ý: Lồng ghép tích hợp nên lựa chọn nội dung theo chủ đề xuyên suốt, tránh sự trùng lặp giữa các môn học, các khối lớp. Thời gian dạy học tích hợp phải hơn 45’( một tiết học) Một số ví dụ lồng ghép trong một số bài môn Sinh Học – Trung học cơ sở. 11 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. * Bài 47- tiết 57 (Sinh học 6): Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước. Có thể tích hợp; Giáo dục công dân 6- tiết 8: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; Giáo dục công dân lớp 7- TiÕt 22+ 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Mỹ thuật 7 bài 20; Địa lí 8- tiết 36: Đặc điểm khí hậu việt Nam - Có thể đặt câu hỏi tích hợp: + Có những nguồn tài nguyên thiên nhiên nào? + Qua các hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, giáo dục học sinh kĩ năng biết bảo vệ mình trước thiên tai ( lũ lụt) + Việt Nam có đặc điểm khí hậu như thế nào, Tây nguyên có mấy mùa trong năm? Tại sao Việt Nam- Tây nguyên lại có những đặc điểm khí hậu đó?. + Em có nhận xét gì về diện tích rừng Việt Nam nói riêng, ĐăkLăk nói chung bây giờ so với trước đây?, Là học sinh em có những việc làm nào để bảo vệ rừng? + Hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường * Bài 48- tiết 48, bài 49- tiết 50, bài 50- tiết 51, bài 51- tiết 52: Đa dạng của thú( Sinh học 7). Các bài có thể lồng ghép: Giáo dục công dân 6- tiết 8: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; Giáo dục công dân lớp 7-TiÕt 22+ 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Mĩ thuật khi vẽ tranh bảo vệ môi trường (bài 20 Mỹ thuật 7); Giáo dục công dân lớp 9- tiết 32: Sèng cã ®¹o ®øc vµ tu©n theo ph¸p luËt - Một vài câu hỏi tích hợp: + Vì sao phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?. + Các biện pháp bảo vệ môi trường? Bảo vệ động vật hoang dã?. + Hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. + Cần lên án các hành vi săn bắn, mua bán động vật hoang dã- sống phải có đạo đức và tuân theo pháp luật. + Trình bày luật bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã? Bài 63- tiết 66: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai ( sinh học lớp 8) các nội dung có thể lồng ghép, tích hợp: Môn Ngữ văn 8: tiết 49 Bài toán dân số; Môn giáo dục công dân 8- tiết 6: X©y dùng t×nh b¹n trong s¸ng, lµnh m¹nh; Giáo dục công dân 8- tiết 19: Phòng chống tệ nạn xã hội. Môn giáo dục công dân 9- tiết 10: Lý t-ëng sèng cña thanh niªn, tiết 12: QuyÒn vµ nghÜa vô cña c«ng trong h«n nh©n. Môn tin học 9 bài 3 cách truy cập trang web, tìm kiếm thông tin. Môn Địa Lí 7- tiết 1: Dân sô, tiết 9: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng, Địa lí 9- tiết 2: Dân Số và gia tăng dân số. - Các câu hỏi có thể sử dụng; + Nguy cơ khi có thai tuổi vị thành niên? Hậu quả nếu lỡ có thai mà đi phá thai ở những nơi không đầy đủ điều kiện? Vì sao phải giữ gìn tình bạn trong sáng? + Nguy cơ gia tăng dân số, các hệ lụy? 12 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. + Theo hiến pháp Vệt Nam, bao nhiêu tuổi thì được kết hôn?Thế nào là tệ nạn tảo hôn? Cách hạn chế, tránh nạn tảo hôn ở địa phương nói riêng, Việt Nam nói chung? + Theo em con đường nào tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao? - Pháp luật Việt Nam xử lý như thế nào về việc quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên, thiếu niên, trẻ em? + Cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai?( Giáo dục kĩ năng sống, xử lý tình huống cho học sinh sau này trên đường đời). * Tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Sinh học 9. qua bài sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, thấy được tác hại, nguyên nhân và giải pháp để làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp hơn. Kết hợp tích hợp các môn: Địa lý ( Bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa), Văn học ( Văn bản tiết 39- văn bản bài: Thông tin ngày trái đất năm 2000), Giáo dục công dân( Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên), Âm nhạc 8-Bài 7 Ngôi nhà chung của chúng ta. Ngoài ra, học sinh cũng có thể rèn luyện và thực hành môn Mĩ thuật khi vẽ tranh bảo vệ môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7), Môn Hóa học 9 bài 34: Hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ: Các hợp chất hữu cơ trong đó có chất dẻo (plastic) Tôi xin trình bày cụ thể như sau: Ngày soạn: 20/3/2015 ngày dạy: 23/3/2015 Bài 54- tiết 57: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ( TIẾT 1) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Học sinh nắm được khái niệm ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Từ các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống, cũng như bảo vê sức khỏe bản thân, gia đình phòng chống một số bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra. -Mỗi học sinh hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát hoá kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 13 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. - Giáo viên: tranh hình SGK, ảnh thu tập sách báo, tư liệu về ô nhiễm môi trường. - Học sinh: Xem bài trước, sưu tầm tranh ảnh., tìm hiểu một số bài hát bảo vệ môi trường, làm phim bảo vệ môi trường, vẽ tranh tuyên truyền, III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: sd câu hỏi SGK. 3. Giảng bài mới: Gv vào bài mới Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo về một thảm họa sắp xảy ra với loài người khi tỉ lệ bệnh ung thư sẽ tăng đến 57% trong vòng 20 năm nữa. Trong khi đó, hiện tỷ lệ ung thư của Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới mà nguyên nhân bị nghi ngờ là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, do môi trường ô nhiễm . Hoạt động 1 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ ? Mục tiêu: -HS hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Hoạt động dạy - Giáo viên nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi: * Tích hợp môn Giáo dục công dân 7bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” + Em hiểu thế nào là môi trường ? + Môi trường có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người ? + Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường ? + Do đâu môi trường bị ô nhiễm ? - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhưng cần lưu ý: + Học sinh ở thị trấn dễ nhìn thấy rác thải bụi khói. + Học sinh ở nông thôn thấy việc phân bón, thuốc sâu... - Giáo viên đánh giá phần thảo luận rồi khái quát hoá kiến thức. * Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra khái niệm ô nhiễm môi trường, các nguyên Hoạt động học - Học sinh: Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên ,nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống ,sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên - +Tạo nên có sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa , xã hội . + Tạo cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển tri tuệ , đạo đức và tinh thần . - Học sinh nghiên cứu SGK trang 161. - Kết hợp tài liệu sưu tầm: - Trao đổi nhóm → thống nhất ý kiến, nêu được: + Môi trường bị bẩn. + Thay đổi bầu không khí. + Độc hại cho sinh vật và người. - Học sinh khái quát hoá kiến thức thành khái niệm ô nhiễm môi trường và nguyên 14 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. nhân gây ô nhiễm. * Giáo viên trình chiếu một vài hình ảnh ô nhiễm môi trường. nhân gây ô nhiễm. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn đồng thời các tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. - Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do hoạt động của con người và tự nhiên như thiên tai, núi lửa * Giáo viên trình chiếu một vài hình ảnh nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Học sinh quan sát Hoạt động 2 CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM Mục tiêu: HS chỉ được các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại do các tác nhân gây ra, từ đó biết cách tránh ô nhiễm môi trường. Hoạt động dạy 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt Hoạt động học - GV hỏi: Kể tên các khí có trong thành phần không khí gây độc hại cho cơ thể sinh vật? -Học sinh nghiên cứu SGK + Các chất khí thải gây độc đó là chất gì ? →trả lời các khí là CO2, NO2, + Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào ? SO2, bụi... * Giáo viên chiếu bảng phụ trên màn hình yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn trả lời bảng dưới - Học sinh thảo luận tìm ý kiến và hoàn thành bảng - Mỗi nhóm hoàn thành 1 nội dung. 15 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. Hoạt động gây ô nhiễm không khí 1> Giao thông vận tải: Xe ô tô…….…. 2> Sản xuất công nghiệp: Nhà máy điện……. ……….. 3> Sinh hoạt: …………. Nhiên liệu bị đốt cháy Một vài loại chất thải được tạo ra sau khi đốt, Tác hại? Xăng, dầu, …….. ……………….. Than đá …. ……… Than, củi…. - Giaó viên đặt câu hỏi:Hãy kể thêm những hoạt động đốt cháy liệu nhiên tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí? - Chúng ta nên làm gì để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí? -Giaó viên phân tích thêm: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như than củi ga ... sinh ra lượng CO2 chất này sẽ tích tụ gây ô nhiễm. Vậy trong từng gia đình phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh gây độc hại. Đồng thời sử dụng nguồn năng lượng phải tiết kiệm, hợp lý. ( Giáo dục ý thức sử dụng nguyên nhiên liệu hợp lý) * Liên môn Địa lí 7: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Giáo viên yêu cầu học sinhthảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau: Em hãy quan sát các bức ảnh dưới đây em có suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp khắc phục sự ô nhiễm khí ở các nước đới ôn hòa. - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức trên tranh ảnh mà giaó viên đã chuẩn bị. - Học sinh bằng những hiểu biết của mình trả lời + Bản thân và cùng đại diện khu dân cư tuyên truyền người dân hiểu và có biện pháp giảm bớt ô nhiễm…. Hs thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 16 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. Thủng tầng ôzôn Băng tan Khí thải xe cộ Đô thị nhấn chìm - Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nguồn gốc, tác hại ô nhiễm không khí. * Giáo viên : - Em hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính? - Thế nào là mưa axít? * Nguồn gốc: Các chất thải: CO , CO2 , SO2 , NO2 …và bụi có nguồn gốc từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt… - Tác hại: gây ô nhiễm không khí >hiệu ứng nhà kính, mưa axít.. gây một số bệnh về phổi cho con người. * Giáo viên bổ sung: Hiệu ứng nhà kính (greenhouse effect) là sự trao đổi không cân bằng giữa Trái đất và không gian chung quanh làm cho nhiệt độ của khí quyển trái đất tăng lên Điều này tương tự như sự tăng nhiệt độ xảy ra tại các nhà kính trồng rau, quả tại các nước ôn đới. 17 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. *Năng lượng Mặt trời chiếu xuống Trái đất lẽ ra sẽ phản xạ ra Khoảng không vũ trụ một phần năng lượng nhưng nay lại bị lưu giữ lại tại tầng đối lưu và phản xạ trở lại Trái đất làm cho nhiệt độ của khí quyển tầng thấp và bề mặt trái đất tăng dần lên. - Giáo viên chiếu một vài hình ảnh mô tả hiệu ứng nhà kính ( Mưa axít ăn mòn công trình) - Học sinh đã tìm hiểu ở nhà trả lời - Giáo viên: các chất khí gây hiệu ứng nhà kính? - Giáo viên bổ sung: N2O, O3 CFC (Freon) CF6.. - Hậu quả của hiệu ứng nhà kính? * Gv nhận xét và chốt kiến thức. Trước tình trạng đó, hầu hết các nước trên thế giới đã kí Nghị định thư Ki-ô-tô, nhằm cắt giảm khí thải gây ô nhiễm, bão vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất.(nước nào không kí? Vì sao?) GV nói thêm... 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học - Giáo viên: Hãy kể tên chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học mà em biết? - Học sinh: CO2, CH4, - Học sinh lắng nghe và quan sát hình ảnh - Học sinh trả lời: 18 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. * Giáo viên trình chiếu một vài hình ảnh người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại. - Giáo viên : Em có nhận xét gì về việc người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trên cây lương thực, thực phẩm Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ trên màn hình- hình 54.2 trả lời câu hỏi :Nguồn gốc, tác hại của Ô nhiễm do - Học sinh quan sát hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học - Học sinh trả lời * Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nguồn gốc, tác hại ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học -HS tự nghiên cứu hình 54.2, sơ đồ trên máy chiếu -Trao đổi nhóm, chú ý chiều mũi tên, màu sắc mũi tên. Thống nhất ý kiến - Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, chất độc hoá học bảo vệ thực vật, con người có thể dùng phương pháp nào bảo vệ thực vật mà không ô nhiễm môi trường? - Các biện pháp bảo vệ thiên địch có lợi? - Nguồn gốc: Do con người lạm dụng chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học Tích tụ ở môi trường nước, đất, không khí.. -Tác hại: Chúng gây hại cho sức khoẻ con người và sinh vật, có thể gây đột biến. - Học sinh trả lời: sử dụng thiên địch * Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích nói chung cũng như động vật nói riêng. 19 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp một số môn học vào giảng dạy môn Sinh học- Trung học cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học. 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ - Giáo viên cho học sinh quan sát một vài hình ảnh ô nhiễm do các chất phóng xạ. - - - Học sinh quan sát ( Mỹ rãi đioxin xuống các cánh rừng ở Việt Nam năm 1969) và ( Thảm họa Chernobyl )* Giáo viên mở một vài hình ảnh đột biến, nạn nhân da cam cho học sinh quan sát. - Học sinh quan sát. ọc – Học sinh suy nghĩ trả lời: * Qua quan sát hình ảnh hãy cho biết: - Các chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu? - Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào? - Nguồn gốc chủ yếu từ nhà máy nguyên tử và các vụ thử vũ khí hạt nhân, do chiến tranh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan