Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi...

Tài liệu Skkn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

.DOCX
27
248
98

Mô tả:

MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................1 1.5. Những điểm mới của sáng kiến......................................................................2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.........................4 2.3.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ..................................4 2.3.2. Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tự làm đồ dùng đồ chơi.............6 2.3.3. Cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử nghiệm.....................................7 2.3.4. Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời..................................8 2.3.5. Kinh nghiệm thiết kế bộ sưu tập các trò chơi............................................11 2.3.6. Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tham quan dã ngoại................12 2.3.7. Kinh nghiệm phối hợp với các bậc phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm...........................................................................................................13 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................15 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................16 3.1. Kết luận........................................................................................................16 3.2. Kiến nghị......................................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................17 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội.Đó là việc phát triển năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc tình cảm của mình; hiểu và đáp lại tình cảm cảm xúc của người khác, hình thành và rèn luyện tính tự tin. Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp trẻ biến kiến thức, tình cảm của trẻ thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen tốt. Từ đó giúp trẻ mầm non làm chủ cuộc sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng hơn trong xã hội hiện đại với nền văn hóa đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay. Trong các độ tuổi trẻ mầm non thì trẻ mẫu giáo lớn có mối quan hệ với những người xung quanh được mở rộng một cách đáng kể.Vì vậy tình cảm của trẻ trở nên muôn hình muôn vẻ, mạnh mẽ và sâu sắc hơn so với các lứa tuổi trước. Đây cũng là giai đoạn trẻ ham học hỏi, có nhu cầu được tiếp thu và lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và có hành vi ứng xử phù hợp với các hoàn cảnh sống của mình. Mỗi trẻ có những yếu tố cá nhân và có sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau. Bởi vậy, là nhà giáo dục, tôi thiết nghĩ cần có những biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm, khám phá và tự khẳng định bản thân mình. Hoạt động trải nghiệmlà một trong những hoạt động giáo dục tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, tình cảm mới và hình thành kĩ năng mới. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ thẩu hiểu ý nghĩa củalao động, biết sáng tạo khi làm ra một sản phẩm, biết trân trọng sản phẩm đó và biết yêu quý người lao động. Đây là con đường, là cách thức để đưa trẻ đến mục tiêu phát triển toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, ngữ và lao động. Tất cả đó là nền móng để xây thành nhân cách đầu tiên của con người mới - con người hiện đại ngay từ khi lứa tuổi còn thơ. 1 Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm để đúc kết nên đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Giúp cho giáo viên tích lũy thêm được những biện pháp, thủ thuật giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Để trẻ có được những cơ hội tốt nhất để thực hành, trải nghiệm, tiếp thu kiến thức và hình thành các kĩ năng xã hội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu trên Internet, tập san, sách, báo có liên quan đến đề tài) - Phương pháp điều tra giáo dục - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm - Phương pháp điều tra thực trạng học sinh 1.5. Những điểm mới của sáng kiến Đem đến một số kinh nghiệm được rút ra từ chính trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó có sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia 2 đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, năng lực tâm lý xã hội (kĩ năng sống), phẩm chất nhân cách giúp trẻ thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết tích cực, ham học hỏi... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mỗi trẻ. Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của trẻ, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển toàn diện. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, với cuộc sống để trẻ được trải nghiệm và sáng tạo. Tuy nhiên, trẻ chưa phải là người trải nghiệm đích thực mà đứng trước mỗi đối tượng cần được trải nghiệm, trẻ luôn cần có sự kích thích hứng thú và sự định hướng khám phá của giáo viên để lĩnh hội được những kiến thức, tình cảm, kỹ năng xã hội. Trẻ tuổi mầm non luôn ham thích đến những chân trời mới, thích tự tay mình làm những đồ dùng đồ chơi mới, thích được chơi các trò chơi mới, thí nghiệm mới. Tất cả đó đều là những nguồn cảm hứng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn vốn ngôn ngữ đã dần hoàn thiện, trẻ cũng được giao tiếp với nhiều người hơn, không gian giao tiếp rộng hơn nên kinh nghiệm sống của trẻ đã trở nên phong phú hơn để sẵn sàng đến với việc học hỏi những điều mới mẻ. Trong hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được đi đến địa điểm triến hành trải nghiệm; được tiếp nhận những kiến thức mới mà giáo viên định hướng nhận thức cho trẻ; được vui chơi cùng cô giáo, cùng các bạn; sử dụng ngôn ngữ để thể hiện vốn kiến thức và tình cảm của mình; được sống trong những tình huống và hoàn cảnh thực tế để rèn luyện các kĩ năng xã hội. Và cuối cùng, trong chính bản thân hoạt động trải nghiệm của trẻ mang hình hài tất thảy cái “mỹ” của con người, của thế giới đồ vật, của thiên nhiên và của cả vốn ngôn ngữ Việt Nam giàu đẹp. Chính những vẻ đẹp sống động ấy sẽ kiến tạo nên những suy nghĩ tích cực, những tâm hồn biết yêu, biết trân quý và có năng lực sáng tạo nên cái đẹp. 3 Như vậy, hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong những con đường để tiến đến mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Ở trường tôi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi mặc dù luôn được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên để tìm ra phương cách nào cho các giáo viên có thể khai thác triệt để mục đích giáo dục của hoạt động này cũng như việc nâng cao hiệu quả giáo dục của hoạt động. Bản thân tôi khi tiến hành nghiên cứu một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy được những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. - Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến sự phát triển của con em mình. - Bản thân là một giáo viên trẻ, năng động, rất tâm huyết và luôn cập nhật những đổi mới vào công tác giảng dạy trong đó có việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ - Thời đại công nghiệp 4.0 giúp tôi có thể tìm kiếm hình thức và liên hệ nhanh chóng với một số địa điểm để tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp nhất cho trẻ. * Khó khăn - Cùng một độ tuổi nhưng tính tích cực, cách tiếp nhận và mức độ hoạt động của mỗi trẻ khác nhau khiến giáo viên gặp khó khăn trong quá trình định hướng và tổ chức cho trẻ. - Đặc thù của trẻ mầm non là học bán trú, một số hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức ở trường nhưng một số hoạt động cần tổ chức ngoài buổi học của trẻ nênrất khó sắp xếp về mặt thời gian. - Công tác phối kết hợp giữa tôi và phụ huynh trong lớp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn do cha mẹ trẻ bận đi làm. 4 * Kết quả thực trạng Sau đây là bảng khảo sát về sự tích cực và kĩ năng của trẻ vào đầu năm học 2018 - 2019 trên tổng số điều tra 35 cháu tại lớp tôi giảng dạy. Bảng 1. Bảng khảo sát tính tích cực và kĩ năng của trẻ vào đầu năm học 2018 - 2019 Đạt Khá giỏi TT Nội dung khảo sát Trung Chưa đạt bình Tỉ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số trẻ % trẻ % trẻ 1 Trẻ tích cực hoạt động 20 57 10 28,5 5 14,5 2 Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 11 31,5 20 57 4 11,5 3 Kĩ năng vận động qua các trò chơi 20 57 14 40 1 3 lệ % Qua kết quả khảo sát thực trạng, tôi thấy tỉ lệ trẻ có nhận thức, tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ trên tổng số điều tra tại lớp tôi vào đầu năm học 2018 - 2019 ở mức độ trung bình và chưa đạt khá cao. Với vai trò và trách nhiệm của một cô giáo mầm non, tôi trăn trở và mong muốn đổi mới trong cách giáo dục của mình để nâng cao năng lực nhận thức, tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ.Vì vậy, tôi đã tiến hành các hoạt động trải nghiệm để đẩy mạnh sự thoải mái, tự tin và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ Hiệu quả của hoạt động trải nghiệm phụ thuộc khá lớn vào việc hướng dẫn của giáo viên. Để công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ có hiệu quả, trước hết tôi chú trọngthực hiện tốt các vai trò sau: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ sao cho: kế hoạch tổ chức hoạt động phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chủ đề giáo dục, phù hợp với trẻ, với thời gian, thời điểm tổ chức hoạt động, phù hợp với điều kiện cơ sở vật 5 chất của trường lớp, địa phương. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo năm học, theo tháng, theo tuần và theo ngày. Ví dụ: Dựa vào khung chương trình mà ban giám hiệu đã xây dựng vào đầu năm học 2018 - 2019, tôi tự xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo năm, theo chủ đề cho trẻ lớp tôi như sau: Bảng 2. kế hoạch hoạt động trải nghiệm của trẻ lớp C1 (5 - 6 tuổi) năm học 2018 - 2019 Chủ đề Trường mầm non Bản thân Thời gian Tên hoạt tổ chức động Tháng 9 Tháng 10 Dòng nước mát lành Những cầu thủ nhí Nội dung Địa điểm tổ chức hoạt động Trẻ cùng nhau lội Dòng suối trong suối, bắt trai hến, vườn cổ tích của khám phá nước trường Sân vận Vui chơi trên sân cỏ Bảo An - P. Ba Đình Những gia Trẻ cùng cô đi bộ dạo Gia đình Tháng 11 đình trong qua những khu nhà phố Nghề nghiệp Thế giới động vật Thế giới thực vật Giao thông Hiện tượng tự nhiên Quê hương Tháng 12 Tháng 1 xung quanh trường Em yêu chú Tham quan doanh bộ đội Người bạn nhỏ động trại 368 Khu phố 5 quanh trường học Phường Ngọc Trạo - Tx Bỉm Sơn Nuôi chú thỏ trong Góc thiên nhiên chiếc lồng: cho thỏ của lớp C1 (5 - 6 ăn, uống nước… tuổi) Em rất thích Thực hành thí Góc thiên nhiên Tháng 2 trồng nhiều nghiệm cây xanh Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Quá trình của lớp C1 (5 - 6 phát triển của cây Xe trên phố Tham quan dạo phố Bé yêu biển lắm Bác Hồ tuổi) Đường Lê Lợi trước cổng trường Phối hợp cùng phụ Biển Sầm Sơn huynh đưa trẻ đi Thành phố Sầm biển Sơn - Thanh Hóa Tham quan lăng Chủ Lăng Chủ tịch Hồ 6 đất nước Bác Hồ Trường tiểu kính yêu! tịch Hồ Chí Minh Chí Minh - thủ đô Hà Nội học Bản kế hoạch trên được xây dựng vào đầu năm học 2018 - 2019. Tuy nhiên, tôi vẫn dành cho bản kế hoạch một sự linh hoạt sao cho phù hợp với các điều kiện thực tế để không chỉ hướng trẻ đến những chuỗi hoạt động trải nghiệm logic với nhau mà còn phải đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất cho trẻ. Ví dụ vào đầu năm học, khi trời thu nắng nhẹ, suối nước trong mát giữa vườn cổ tích giàu vẻ đẹp và thơ mộng của trường được tôi vận dụng trở thành nơi trải nghiệm thú vị cho những bạn nhỏ lớp tôi. Nơi đó, trẻ được hòa mình vào nắng, gió, nước; được ngắm nhìn, nâng niu và tự khám phá trên đôi bàn taynhỏ những sinh vật sống trong môi trường nước như trai, hến…. Ảnh trẻ hoạt động trải nghiệm vào tháng 9 Qua những trải nghiệm của trẻ, tôi cảm nhận bản thân đã thành công trong việc xây dựng và tiến hành thực nghiệm kế hoạch hoạt động trải nghiệm của tôi. Bởi lẽ tôi nhìn thấy sự hứng khởi của trẻ khi chuẩn bị bước vào trải nghiệm. Những đứa trẻ đã thông qua việc khám phá nguồn nước suối mát lành mà nhận 7 thức được tính chất của nước là không màu, không mùi, không vị. Trẻ có thể nhìn thấy cả những chú trai, chú hến dưới dòng suối để tự nhận xét được về màu của nước.Khi trẻ dùng lòng bàn tay của mình để đưa nước lên và dùng khứu giác để cảm nhận nước đồng nghĩa với việc trẻ hiểu ra rằng: nước không có mùi và không có vị. Điều tôi khẳng định hoạt động của mình thành công trên hết thảy đó chính là trên những gương mặt thơ ngây với miệng cười của những đứa trẻ. Ở đó chúng đang mãn nguyện, hứng thú, khoái chí, đang được cùng nhau vui chơi, trải nghiệm vàđược tự chiếm lĩnh tri thức. Bản kế hoạch trên có rất nhiều những hoạt động trải nghiệm, mỗi một hoạt động có những ưu thế và đem lại cho trẻ khối lượng kiến thức, tình cảm và kĩ năng xã hội nhất định. Bởi vậy, cần khai thác triệt để mục đích giáo dục của từng hoạt động trải nghiệm và phối hợp các hoạt động với nhau để hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. 2.3.2. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tự làm đồ dùng đồ chơi Việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non nói chung và trong lớp nói riêng theo tôi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Đây là một hoạt động giáo dục trong chuỗi những hoạt động trải nghiệm giúp trẻ nhận biết được chất liệu, cách làm nên một sản phẩm, hình thành và rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp như tính chủ động, kiên trì, sáng tạo… Hiện nay trong trường mầm non, việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi cũng đã được giáo viên chú ý, tuy nhiên chưa được đều đặn và chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Bản thân tôi, trong công tác tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi đã đúc rút được một số kinh nghiệm như sau: Trước tiên, tự bản thân giáo viên phải là người luôn tăng cường nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, tự bồi dưỡng, tham quan, học hỏi, tham khảo tài liệu, sách báo nhằm làm giàu ý tưởng, tích lũy thêm được nhiều thông tin về đồ chơi và kinh nghiệm hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Sau đó, giáo viên là người lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn trẻ, gợi ý và hỗ trợ trẻ hoạt động. 8 Việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi được tôi lồng ghép trong ba hình thức họat động đó là: hoạt động tạo hình, hoạt động góc và hoạt động chiều. Trong ba hình thức trên, tôi tâm đắc nhất là cách thức lồng ghép vào hoạt động góc. Bởi lẽ trong đó, ngoài được tự làm đồ dùng đồ chơi trẻ còn được tham gia vào thế giới của một xã hội thu nhỏ với các vai chơi ở góc phân vai: người bán nguyên vật liệu, những người làm đồ dùng đồ chơi, một số bạn vẫn tham gia nhặt lá hay cành khô ở góc thiên nhiên để tham gia vào việc cung cấp nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. Khi đó, các nhóm chơi sẽ có sự hợp tác tự nguyện, được thỏa mãn các lựa chọn khác nhau và tự thay đổi trong cách thể hiện với từng đồ dùng đồ chơi chúng làm ra. Bên cạnh đó, chính phương cách cho trẻ tự tạo đồ dùng đồ chơi ngay trong quá trình chơi để tạo thêm những chi tiết mới, mối quan hệ mới, là cơ sở sáng tạo nên những cái mới được nảy sinh từ hoạt động chơi. Trẻ tự tay làm những chiếc lá Để tổ chức trải nghiệm cho trẻ một cách có hiệu quả, trước đó tôi có thể trao đổi, trò chuyện với trẻ bằng một câu chuyện, câu đố, câu thơ hay một tình huống nào đó hoặc cho trẻ chơi với đồ dùng, đồ chơi để hướng trẻ đến những vấn đề xung quanh đồ dùng, đồ chơi mà trẻ cần làm. Tôi chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mẫu chuẩn đẹp và chuẩn bị nguồn nguyên liệu phong phú cho hoạt động của cô và trẻ bằng cách tự tìm kiếm, sưu tầm hay vận động sự hỗ trợ từ phụ huynh. Với những nguồn nguyên vật liệu khác nhau, tôi tạo cho trẻ cơ hội được cầm, nắm, nhìn, sờ, ngửi, nghe… để trẻ được tự 9 khám phá tính chất, tự đặt câu hỏi với giáo viên, tự đoán và tự làm thử… Đây chính là cách trải nghiệm trực tiếp để đưa trẻ đến với lao động sáng tạo nghệ thuật và cách trân quý sản phẩm. Tôi chú ý giới thiệu hay hướng dẫn chi tiết về đồ dùng, đồ chơi đó, giải thích ngắn gọn, minh họa cách làm sao cho mọi trẻ đều nhìn thấy đồ dùng, đồ chơi. Ví dụ: Trong chủ đề Bản thân, tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ dùng đò chơi về Cảm xúc trên khuôn mặt, tôi trò chuyện với trẻ về khuôn mặt có hình gì? Trên khuôn mặt có những bộ phận gì? Cách tạo nên khuôn mặt như thế nào và bằng cái gì? Có thể dùng bút dạ vẽ lên mảnh giấy hình tròn, đặt mảnh giấy lên miếng bìa đã được phết hồ, dùng kéo cắt theo đường viền, dùng dây nilong làm tóc, tạo khuôn mặt già nua, mặt con gái, con trai, mặt đeo kính, kiểu mặt méo mó, khóc nhè hay đang cười tươi xinh. Bên cạnh đó, tôi chú ý tạo cho trẻ thói quen tự làm và giữ gìn những đồ chơi chung. Những sản phẩm dù đã làm xong hay chưa hoàn thiện cũng cần được sắp xếp gọn gàng và đúng chỗ quy định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm sẽ tự giới thiệu về đồ dùng đồ chơi mà cả nhóm đã làm được (bằng chất liệu gì? Làm như thế nào? Chơi trong trò chơi gì?...). Điều tôi chú tâm nhất trong quá trình tổ chức hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chính là việc thay đổi các hình thức, sử dụng hợp lí các thủ thuật giáo dục đểcó bầu không khí tích cực, thoải mái, vui vẻ xuyên suốt cả quá trình hoạt động. Sau cùng, tôi luôn giành riêng một góc để trưng bày những thành quả của trẻ như những món đồ kỉ niệm về giá trị sức lao động của “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. 2.3.3. Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử nghiệm Thử nghiệm là một dạng hoạt động thực hành, trong đó trẻ được tự tay thực hiện, trực tiếp quan sát hiện tượng xảy ra. Điều này mang lại cho trẻ vô vàn hứng thú và kích thích trẻ tiếp tục tìm tòi khám phá những điều mới mẻ ở xung quanh mình. Hoạt động thử nghiệm giúp trẻ phát hiện những tính chất không thấy được nếu chỉ quan sát bên ngoài, tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, thấy được các mối quan hệ giữa các sự vật. Không những thế, trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ 10 môi trường, thử nghiệm còn giúp trẻ nhận ra sự biến đổi không ngừng trong thiên nhiên xung quanh và tìm hiểu nguyên nhân của những biến đổi khí hậu, cố gắng vận dụng những hiểu biết đã có của mình để dự đoán kết quả. Qua đó, trẻ sẽ hình thành thái độ quan tâm, bảo vệ các đối tượng trong thiên nhiên, giúp trẻ hiểu tại sao phải chăm sóc, tại sao phải hành động bảo vệ môi trường. Trọng tâm của hoạt động thử nghiệm được tôi tiến hành bao gồm ba bước: Dự đoán điều gì có thể xảy ra: nếu chúng ta làm thế này thì sẽ… Làm thử để kiểm chứng dự đoán trong những điều kiện có kiểm soát. Cố gắng giải thích những gì quan sát được và rút ra bài học về hành vi cần thiết để bảo vệ môi trường. Giai đoạn gieo hạt Giai đoạn cây 5 ngày tuổi Việc được trải nghiệm thông qua hoạt động thí nghiệm là một kho tàng khám phá thú vị đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Còn gì thú vị hơn khi trẻ được tự tay thao tác, chứng kiến và tự trải nghiệm với những tính chất của sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống. Trong đó bao gồm những sự vật, hiện tượng mà nếu chỉ quan sát và không tiến hành thí 11 nghiệm thì trẻ sẽ không hiểu được tính chất của vạn vật. Phía sau tất cả sự tích cực nhận thức đó chính là những bài học giáo dục cho mai này với những suy nghĩ và hành động đúng đắn. 2.3.4. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời Nhìn lại những năm tháng đầu đời của trẻ, ngay khicòn là một đứa bé nằm trong nôi thì những người chăm sóc bé đều đưa bé đi dạo chơi và hít thở không khí trong lành của những công viên, bờ hồ, những dãy phố hay trên con đường làng hàng cây thân thuộc… Đến khi trẻ lớn hơn thì đây vẫn là cơ hội để trẻ được tiếp xúc, được trải nghiệm với nhiều điều bổ ích và thú vị. Trên một diện tích rộng lớn như khuôn viên của trường mầm non Xi Măng thì việc dạo chơi ngoài trời cũng có thể giáo dục làm quen chữ cái. Bởimỗi thân cây cảnh, mỗi cành cây hoa, mỗi bụi tre ngà… trong vườn trường là một biển tên. Ở đó có những chữ cái mà giáo viên có thể tích hợp hỏi trẻ về những chữ cái mà trẻ đã học và giới thiệu cho trẻ những chữ cái trẻ chưa học. Hàng cây tùng có các biển tên và đánh số cây Hoạt động dạo chơi ngoài trời là khoảng thời gian yêu thích của trẻ nhỏ, giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động: chạy, nhảy, đi, tung, leo, trèo, ném… Giúp trẻ tìm hiểu những điều cơ bản về thiên nhiên, môi trường, sự vật, hiện tượng. Trong khung cảnh ngoài trời trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, gió, mây. Đây chính là những món quà mà tạo hóa ban cho con người nói chung và cho trẻ nhỏ nói riêng để chúng được thoải mái, khoan khoái trải 12 nghiệm giữa mênh mang không khí trong lành. Trong không gian ấy, tôi còn cùng trẻ trò chuyện về bầu trời, khí hậu, ông mặt trời hay đám mây đen, vì sao lại có mưa… Đó là những bài học về cuộc sống bổ ích, thú vị đối với trẻ. Ảnh trẻ cùng nhau dạo chơi ngoài trời Với những trải nghiệm cùng thiên nhiên, tôi cũng không quên cùng trẻ tìm hiểu về các loại chim và côn trùng. Những chú chim nhỏ, những con chim bồ câu, chim sẻ luôn tạo cho trẻ những niềm vui lớn. Niềm vui lớn ấy được tìm thấy trong hoạt động lặng lẽ quan sát loài chim đang chao lượn trên bầu trời. Hay chỉ với một tổ kiến nhỏ, ngoài việc đảm bảo cho sự an toàn của trẻ, tôi còn tạo cơ hội để trẻ được quan sát những cư dân nhỏ bé của xã hội côn trùng, cùng trẻ trò chuyện về những chú kiến siêng năng, luôn chăm chỉ làm việc trong một gia đình kiến hạnh phúc. Có một điều mà nếu trước đây tôi chưa nghiên cứu hoạt động trải nghiệm của trẻ thì tôi và các giáo viên khác đã không nghĩ tới đó là việc đưa trẻ đến cùng một địa điểm nhưng vào những khoảng thời gian khác nhau. Bằng cách này nhà giáo dục chúng ta sẽ giúp trẻtự trải nghiệm được rằng: cùng một địa điểm nhưng với những mốc thời gian khác nhau như sáng, chiều hay các mùa xuân, hạ, thu, đông thì cảnh tượng thiên nhiên sẽ khác nhau. Ví dục như mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa đông không khí lạnh cành lá khô; mùa thulá 13 vàng rụng, khí trời se lạnh; mùa hạ đất khô và khí trời nóng nực, mặt trời chiếu rọi những tia nắng chói chang. Tất cả những sự vật, sự việc hiện tượng có trở thành phương tiện để giáo dục trẻ hay không tùy thuộc vào sự định hướng tư duy của giáo viên đối với trẻ. Đây chính là biện pháp, là lối đi, là thủ thuật giáo dục. Hoạt động ngoài trời có trở thành một hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ hay không tùy thuộc vào cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên. Bằng một số biện pháp định hướng tư duy, tôi còn “biến” hoạt động đi dạo trở thành cơ hội để giúp trẻ học toán. Trẻ có thể học đếm, học so sánh số lượng, kích thước, so sánh hình dạng, đo lường... Đếm xem có bao nhiêu cây bạch đàn? Bao nhiêu cây tùng? Cây nào nhiều hoa hơn?... Khi đó, thiên nhiên và cảnh vật chính là một cuốn sách lớn để trẻ được học toán bằng những trải nghiệm với đối tượng thực tế. Trên các khoảng sân rộng được lát gạch sạch sẽ và có bóng cây che mát, tôi hướng trẻ đến với các cách để tạo hình bằng những mẩu que, cành cây nhỏ hoặc bằng phấn để yêu cầu trẻ tự vẽ những hình hình học: hình tam giác, hình tròn, hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật… Hay từ những chiếc xô, chiếc bình đựng nước trong bộ sưu tập đồ chơi của trẻ cũng được tôi sử dụng để trẻ được trải nghiệm phép đo lường, phép so sánh. Nếu trong hoạt động tạo hình với chủ đề Vẽ phong cảnh thiên nhiên thì bạn cần cho trẻ nhìn tranh mẫu, xem ảnh, xem video về cảnh vật thiên nhiên để bổ sung vào kiến thức của trẻ. Thế nhưng, đối với hoạt động dạo chơi ngoài trời, dù là đề tài yêu cầu vẽ phong cảnh, vẽ hoa, vẽ cây, vẽ chim và côn trùng, vẽ suối nước… thì đâu đó xung quanh trẻ chính là cảnh thực và là cơ hội để trẻ được mặc sức tư duy, tưởng tượng. Chỉ cần viên phấn với những mảng sân, trẻ sẽ đưa mọi thứ trẻ nhìn thấy được vào trong các bức vẽ của mình. Với nguồn nguyên liệu giàu có là được hòa mình trải nghiệm với thiên nhiên sống động xung quanh thì sức sáng tạo của trẻ là vô bờ bến. 14 Ảnh trẻ đang cùng nhau vẽ trên sân Ảnh bức vẽ trên sân của trẻ Thiên nhiên là người bạn hiền hòa và thân thiết của trẻ nhỏ. Bởi vậy, tôi luôn chú trọng tạo nhiều cơ hội để trẻ được trải nghiệm, học hỏi những điều bổ ích từ thiên nhiên, được sống cùng thiên nhiên.Từ đó giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 2.3.5.Thiết kế bộ sưu tập các trò chơi Nếu hoạt động học tập là linh hồn của chương trình giáo dục phổ thông thì hoạt động vui chơi là linh hồn của chương trình giáo dục mẫu giáo. Bởi lẽ chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Bởi chính sự “học mà chơi, chơi mà học”, lao động theo kiểu “làm mà vui, vui mới làm”… khiến cho tâm hồn trẻ thơ phát triển một cách hồn nhiên, phong phú. Chơi chính là cuộc sống của trẻ, tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ. Trẻ cần chơi như ta cần ăn cơm, uống nước hằng ngày. Chơi có mặt ở hầu hết các hoạt động, các thời điểm sinh hoạt trong ngày của trẻ trong đó có hoạt động trải nghiệm. Với hoạt động trải nghiệm, việc tổ chức cho trẻ chơi là điều không thể thiếu. Những trò chơi phù hợp với hoạt động ngoài trời là trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên như cát, sỏi, hột, hạt, lá, nước… và những trò chơi học tập nhằm khám phá khoa học khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh.Trong đó, trò chơi vận động vừa là phương 15 tiện để dạy trẻ vận động, vừa là hình thức tổ chức giáo dục thể chất một cách tích cực, thoải mái, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ. Bên cạnh trò chơi vận động là trò chơi dân gian. Không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho con em mình. Đây cũng chính là hoạt động văn hóa dân gian dành cho trẻ em được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế và nhẹ nhàng. Trong đó, trẻ được phát triển ngôn ngữ với những bài đồng dao như bài Chi chi chành chành, Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ… được phát triển vận động và được rèn luyện kĩ năng sống. Trên sân chơi của trường mầm non Xi Măng, chúng tôi chú trọng mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong đó có mục tiêu tạo môi trường phong phú, đa dạng cho trẻ được vui chơi trải nghiệm nên nhà trường đã đưa tất thảy những trò chơi vận động và dân gian để rèn luyện các kĩ năng của trẻ. Ảnh trẻ cùng nhau chơi các trò chơi vận động và dân gian trên sân trường Được tham gia trải nghiệm đối với trẻ đã là một sự thú vị vô cùng. Nhưng hơn thế, trẻ còn được chơi những trò chơi phù hợp với hoàn cảnh, với độ tuổi và năng lực để trẻ được thỏa mãn tất cả nhu cầu của mình thì còn gì ham thích hơn và lí thú hơn. Chính sự ham thích và lí thú đó là điều kiện thuận lợi, tiên quyết để trẻ tiếp thu và học tập vô vàn kiến thức. 2.3.6. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tham quan dã ngoại 16 Hoạt động tham quan dã ngoại nằm trong chuỗi hoạt động trải nghiệm của trẻ. Đây là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động, nhu cầu vui chơi, đem lại niềm vui, tiếng cười cho con trẻ, sự an tâm, hài lòng của các quý phụ huynh, khẳng định màu sắc riêng của bậc học mầm non và có sức lan tỏa đến cộng động. Nơi chúng ta cần hướng trẻ đến trong hoạt động tham quan dã ngoại là những nơi có các khu vực chơi đa dạng, không gian rộng, sạch sẽ, cơ sở vật chất đặc biệt thân thiện và điều quan trọng nhất là trong quá trình diễn ra hoạt động phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã lên kế hoạch, trao đổi, vận động từng phụ huynh cùng tham gia giã ngoại để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ. Và tất nhiên hoạt động dã ngoại sẽ đươc tiến hành vào ngày nghỉ học ở trường của trẻ và ngày nghỉ làm của phụ huynh. Mọi dự trù về kinh tế, địa điểm tham quan, phương tiện, đồ dùng mang theo như nước uống, đồ ăn, khăn mặtcủa trẻ cũng được tôi lên kế hoạch và cùng với phụ huynh chuẩn bị chu đáocho trẻ. Khi cho trẻ đến địa điểm cần tham quan, tôi luôn quan tâm đến vị trí đứng, những đồ vật xung quanh trẻ làm sao đảm bảo được an toàn và thoải mái khi hoạt động. Cho trẻ quan sát trò chuyện với những người ở những nơi cần tham quan, khuyến khích trẻ tự đặt ra các câu hỏi để người lớn trả lời. Trong những buổi tham quan, tôi luôn tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi trong bộ sưu tập của mình. Có khi là trò chơi vận động, có khi là trò chơi dân gian và đan xen vào đó là những hoạt động tĩnh như ngồi, nghe hát, kể chuyện, đọc thơ… Còn nếu địa điểm hẹn hò trải nghiệm của tôi và các bạn nhỏ lớp tôi không phải là ở trường mà là đâu đó như sân vận động Bảo An thì tôi và giáo viên đứng lớp sẽ cùng chơi đá bóng hay kéo co với trẻ. Khi thì chúng tôi làm trọng tài, khi thì chúng tôi làm thủ môn, lúc lại làm cầu thủ. Có thời điểm như vào tháng tư vừa qua chúng tôi lại có những cuộc trải nghiệm vui chơi trên biển. Tất cả mọi thành viên sẽ dậy thật sớm đón bình minh trên biển, giúp đỡ các bác làng chài kéo lưới. Tại thời điểm đó, tôi cảm nhận lũ trẻ được thể hiện hết mình khi chơi và chúng thực sự rất vui. 17 Ảnh trẻ chơi: Kéo co Ảnh trẻ kéo lưới đánh cá trên biển Ảnh trẻ tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Với sự thuận lợi và thành công của hoạt động tham quan dã ngoại, kết hợp với cách tổ chức linh hoạt dựa trên kế hoạch đặt ra, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, các kĩ năng của trẻ tiến bộ rất nhiều so với đầu năm, các cháu trở nên thông minh, nhanh nhẹn hơn, đã tích cực, chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh của mình. 18 2.3.7. Phối hợp với các bậc phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm Gia đình là một tập hợp người quan hệ với nhau trên cơ sở huyết thống và tình cảm sâu sắc. Giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết thống mà không một tổ chức nào thay thế được. Đối với trẻ thơ, đây là điều kiện thuận lợi nhất để hình thành và phát triển nhân cách. Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục là không thể thiếu. Thông qua buổi họp phụ huynh, góc phụ huynh, qua face book hay zalo để tuyên truyền mục đích của hoạt động trải nghiệm nói riêng và trao đổi kinh nghiệm của việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung. Xuất phát từ việc trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường khiến trẻ rất thích thú và mong muốn được tiếp tục tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động trải nghiệm. Thêm vào đó là hiệu quả của công tác tuyên truyền đã khiến cho các bậc phụ huynh hiểu ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách trẻ. Các phụ huynh đã trực tiếp tạo cơ hội và tham gia cùng trẻ vào các hoạt động trải nghiệm. Ảnh bạn Ngọc Anh lớp C1 đi tham quan Vườn chim - Thung Nham - Ninh Bình Những lần trải nghiệm của trẻ có thể là đi tham quan dạo chơi ở Công viên để cho trẻ quan sát thế giới xung quanh, trẻ nhìn thấy các bác nhân viên chăm 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan