Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình ngữ văn địa phương thcs (phầ...

Tài liệu Skkn vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình ngữ văn địa phương thcs (phần văn)

.DOC
26
1646
51

Mô tả:

Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) Trang Phần thứ nhất: Phần mở đầu.................................................................................... 2 I. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………. 2 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu của đề tài ........................................................ 3 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề………………………………………………….. 4 I. Cơ sở lý luận của vấn đề………...……………………………………………... 4 II. Thực trạng của vấn đề………………………..………………………………… 6 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.................................................8 IV. Tính mới của giải pháp .....................…………………………………….……21 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………...... 21 Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị...........................................................................22 I. Kết luận……………………………………………………………………......... 22 II. Kiến nghị…………………………………………………………………......... 23 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………....25 Nguyễn Thị Thi Trang 1 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Có thể nói trong trường kì lịch sử loài người, môn Văn là một môn học có lịch sử lâu đời nhất trong các môn học. Trong bất kì giai đoạn nào, môn học này cũng hướng tới các nhiệm vụ chủ yếu sau đây : -Thứ nhất, giúp người học biết đọc, biết viết (biết chữ) -Thứ hai giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và biết cảm nhận, thưởng thức cái hay, cái đẹp của văn chương, nghệ thuật. -Thứ ba, thông qua hai nhiệm vụ trên mà mở mang tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và rèn luyện nhân cách cho người học sinh. Ngày nay, khi đất nước bước sang một giai đoạn mới, mục tiêu của giáo dục nhà trường phổ thông đã xác định rõ trong luật giáo dục: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục – Điều 23) Do yêu cầu gắn với cuộc sống hiện tại nên chương trình Ngữ văn trung học cơ sở có đưa vào một số bài Chương trình địa phương. Đó là những bài học rất bổ ích giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về địa phương mình với những nội dung có tính chất gần gũi, cần thiết đối với cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng nơi mình đang sinh sống : văn học nghệ thuật, văn hóa dân gian, ngôn ngữ , thiên nhiên, môi trường, … Nhằm đưa học sinh đến với những vấn đề vừa quen thuộc gần gũi hằng ngày vừa có ý nghĩa lâu dài mà tất cả mọi người dân ở địa phương cùng quan tâm đến, giúp các em “hòa nhập với cộng đồng”, thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với quê hương, đất nước . Từ đó có tinh thần thái độ học tập đúng đắn hơn. Muốn chuyển tải một cách tốt nhất những vấn đề về địa phương đến người học. Người giáo viên phải có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú . Ai cũng hiểu nếu không nắm vững tri thức thì không thể dạy tốt được nên người giáo viên bao giờ cũng chú tâm vào việc tìm tòi, tích lũy kiến thức , suy ngẫm nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu các đối tượng học sinh. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì xây dựng chương trình giáo dục phổ thông trong đó có quy định chuẩn đầu ra, những nội dung cốt lõi và yêu cầu bắt buộc (phần cứng) nhưng đồng thời dành thời lượng (khoảng 20%) để các địa phương và nhà trường vận dụng, bổ sung những nội dung mang tính đặc thù về lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp Nguyễn Thị Thi Trang 2 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) với điều kiện của địa phương mình. Tỉnh Đắc Lắc và cụ thể là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana đã áp dụng chương trình địa phương mới trong năm học 2018 - 2019 này. Nhưng thời gian theo phân phối chương trình còn hạn chế và phần lớn chưa được thiết kế, giảng dạy một cách bài bản mà còn mang nhiều tính tự phát. Tài liệu học tập thì khan hiếm, ít ỏi và chưa được cập nhật. Tài liệu tham khảo hầu như không có đối với cả người dạy và người học Xuất phát từ nhận thức đó, tôi cảm thấy rằng cần trăn trở về việc giảng dạy các nội dung Chương trình địa phương trong chương trình Ngữ văn THCS. Tôi viết đề tài: “Vài Kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trìnhNgữ văn địa phương THCS ”. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy và phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của học sinh trong việc tiếp nhận thông tin, khám phá giá trị của mỗi bài Chương trình địa phương mà bản thân các em được học . II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu của đề tài - Giúp cho giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy các bài học trong trương trình Ngữ văn địa phương THCS và cụ thể là phần văn học. - Tạo điều kiện cho các em học sinh phát huy năng lực, sở trường, lòng tự hào về những nét đẹp của địa phương mình, đặc biệt nhất là đối với các em người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. - Qua đó góp phần tạo hứng thú, khơi gợi niềm đam mê để các em tự tìm hiểu những nét đẹp về văn hóa vùng miền mà mình đang trực tiếp sinh sống. Đồng thời nó sẽ tạo tiền đề hình thành cho các em biết nuôi dưỡng ước mơ sau này lớn lên sẽ phát triển hơn nữa những di sản văn hóa, những danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc của dân tộc mình, của địa phương mình đến với bạn bè trong và ngoài nước. - Giúp cho các em là người dân tộc thiểu số, cụ thể là người Ê-đê có thêm niềm tin, niềm tự hào về thành tựu văn học dân gian của dân tộc mình. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) đã xác định môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, môn học công cụ và cũng là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ. Mục tiêu của môn Ngữ văn là : “ cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản , hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là Tiếng Việt) và Văn học( trọng tâm là Văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước(…) hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng Tiếng Việt, tiếp nhận Văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống (…) bồi Nguyễn Thị Thi Trang 3 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập; tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại”. Để đạt được mục tiêu đó, cần thiết phải đảm bảo một hệ thống quan điểm đúng đắn – mà cụ thể là phải có quan điểm khoa học, quan điểm sư phạm và quan điểm thực tiễn – khi xây dựng và phát triển chương trình bộ môn Ngữ văn. Không thể quan niệm rằng chương trình Ngữ văn cấp THCS vẫn sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vị trí, mục tiêu và quan điểm của công cuộc đổi mới giáo dục đề ra nếu trong tổng thể không thể tách rời của nó khuyết đi một nội dung đã được phân bố suốt cả chương trình bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9 đó là phần Văn học địa phương. Rõ ràng, việc tập hợp, chọn lọc các tác giả, tác phẩm , tiến hành biên soạn và giảng dạy một cách đồng bộ và hiệu quả chương trình văn học địa phương - cụ thể là văn học địa phương Đắc Lắc - là một yêu cầu mang tính cấp bách và hết sức thiết thực. Vế văn học địa phương được hiểu là những sáng tác văn học của các tác giả trong một khu vực địa lý cụ thể. Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cư trú nhất định và mang bản sắc riêng, độc đáo có tính chất đặc thù của vùng, miền, địa phương đó. Năm học 2018 – 2019 tài liệu hướng dẫn daỵ – học Ngữ văn địa phương tỉnh Đắk Lắk chú trọng Những nội dung cần đưa vào giảng dạy trong Ngữ văn địa phương ở Đắc Lắc có liên quan đến chương trình Ngữ văn THCS : 1. Ngữ văn 6: Có một số vấn đề liên quan nhiều đến việc tổ chức dạy – học các nội dung địa phương. Hiểu được cách giải thích độc đáo về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam của người Ê-đê và ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng các dân tộc qua nội dung truyện “ Sự tích các dân tộc” ( truyện cổ Ê- đê). Hiểu thêm về đặc trưng thể loại sự tích dân gian, ý nghĩa của hình tượng cây kơ-nia trong đời sống tâm linh của người dân tộc Tây Nguyên qua nội dung truyện. “ Sự tích cây kơ - nia ( truyện cổ Ê-đê). Và một số văn vản đọc thêm: “Qủa bầu mẹ” ( truyện cổ Khơ- mú), “Cô gái đẹp và hạt gạo”( truyện cổ Ê- đê). , “ Thỏ và Mtao bụng phệ” ( truyện ngụ ngôn Ê-đê). 2. Ngữ văn 7: Các nội dung cần khai thác: Niềm tự hào, nâng cao ý thức học tập, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình, nắm được chính sách giáo dục ngôn ngữ các dân tộc của Đảng và Nhà nước qua bài “ Giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” và cảm nhận được ý chí, sức mạnh phi thường và khát vọng vượt thời đại của Đăm Săn cũng như sự kì vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên qua đoạn trích“ Đi bắt nữ thần mặt trời”. - Một số bài đọc thêm “ Các bộ chữ viết Ê-đê, M Nông, J Rai vì Đak Lak ngày nay là địa bàn giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc anh em và nhiều nhóm địa phương ( 47 dân tộc anh em), ‘ Sử thi Tây Nguyên- kho tàng văn hóa, tinh thần vô giá”... Nguyễn Thị Thi Trang 4 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) 3. Ngữ văn 8: Chương trình địa phương cần khai thác một số nội dung chính sau đây: Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của “ Thác Dray nur” một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Đak Lak. Hiểu thêm về cảnh sắc thiên nhiên bí ẩn và kì thú của núi rừng Tây Nguyên qua cây chuyện hấp dẫn về cuộc sống bầy đàn đặc trưng của loài voi qua văn bản “ Ở nơi hoang dã”. Cảm nhận được những thay đổi tích cực đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay của đông bào dân tộc Tây Nguyên qua văn bản “ Mùa xuân ơi, tới đi”. Đồng thời mở rộng kiến thức về Sông Sêrêpôk, Hồ Lak... 4. Ngữ văn 9: Các nội dung địa phương cần tập trung khai thác là: Những tình cảm tha thiết, chân thành của Bác Hồ kính yêu dành cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên qua văn bản “ Bác Hồ với Tây Nguyên”. Cảm phục tinh thần bất khuất , sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng trong công cuộc đấu tranh dành độc lập, tự do và truyền thống đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc qua văn bản “ Ngọn lửa bất khuất”. Vẻ đẹp của các chiến sĩ trên đường hành quân ra trận và cảnh quan thiên nhiên phóng khoáng đậm nét trữ tình của miền đất Tây Nguyên qua văn bản “ Trước giờ nổ súng” và một số văn bản đọc thêm. II. Thực trạng của vấn đề 1. Thuận lợi: - Trường THCS Buôn Trấp là một ngôi trường nằm ở trung tâm thị trấn Buôn Trấp và là đơn vị đã có nhiều thành tích trong công tác dạy và học của ngành Giáo dục Huyện nhà trong nhiều năm qua. Hầu hết các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập của con em, nhiều lớp phụ huynh đã đầu tư ti vi do vậy tiện lợi cho việc xen hình ảnh và vidio liên quan đến các nội dung bài học. Đa số các em có ý thức học tập tốt và rất hào hứng với môn học sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sưu tầm, tìm hiểu truyện dân gian tại địa phương. - Các giáo viên giảng dạy giàu kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề, có trình độ và năng lực chuyên môn vững vàng luôn quan tâm đến việc sưu tầm và tìm hiểu về văn học địa phương nên đã sưu tầm được một số tư liệu tương đối về văn học, văn hoá của tỉnh nhà. - Các giáo viên giảng dạy đều thực hiện đúng phân phối chương trình, đã bám sát vào tài liệu dạy – học nên nội dung bài học được truyền tải đảm bảo, học sinh làm quen và bước đầu có hứng thú với việc học văn học địa phương. - Những nội dung chương trình địa phương ở từng phân môn bước đầu đã tích hợp được cả ba phân môn giúp cho giáo viên và học sinh tương đối thuận lợi trong việc tìm hiểu và khai thác nội dung bài học. 2. Khó khăn: Đây là năm đầu tiên Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn Tài liệu dạy – học Ngữ văn địa phương tỉnh Đắc Lắc . Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana triển khai dạy học chương trình địa Nguyễn Thị Thi Trang 5 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) phương mới ở một số môn học nhất định trong đó có môn Ngữ văn. Chính vì vậy mà việc giảng dạy phân môn này sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định như : - Do việc thay sách giáo khoa đặt ra quá nhiều vần đề mới mẻ cần phải giải quyết trong khi đó thời gian và điều kiện để tìm hiểu, tra cứu và sưu tầm của giáo viên còn rất hạn chế. - Học sinh chưa được giao tiếp rộng, trình độ nhận thức còn hạn chế, việc tự học ở nhà hoặc tự sưu tầm những nội dung theo yêu cầu của giáo viên hầu như chưa thực hiện được. - Tài liệu tham khảo đối với cả giáo viên và học sinh hết sức hạn chế. - Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra một số nội dung cụ thể để phục vụ tốt cho quá trình dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Nó sẽ trở thành một nguồn tài liệu để quý thầy cô giáo cùng tham khảo. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp: - Đưa ra những biện pháp, cách thức thực hiện tối ưu nhất trong việc gây hứng thú cho học sinh trong tiết học Văn học địa phương, làm cơ sở để các giáo viên cùng tham khảo và thực hiện. - Giúp cho tiết học Văn học địa phương vừa đảm bảo được nội dung vừa thu hút được sự chú ý của học sinh. Qua đó, học sinh hứng thú với môn học và có phương pháp tiếp thu bài nhanh với những đặc thù riệng của phân môn này. Đồng thời, người dạy ngày càng nâng cao được tay nghề, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giảng dạy Văn học địa phương trong trường THCS và hơn nữa là khơi gợi được sự thích thú, niềm đam mê tìm tòi của học sinh. - Giáo viên phụ trách bộ môn sẽ biết được mặt mạnh của mình để phát huy cũng như mặt yếu để tìm hướng khắc phục. Đồng thời đi tìm lời giải cho hiện trạng học sinh chưa thực sự chú ý, tập trung vào môn học. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân để những tiết học khác được thực hiện tốt hơn. 2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp: Để thực sự thu hút học sinh, tạo cho các em có hứng thú với tiết học Văn học địa phương, tôi đã thử nghiệm một số biện pháp phù hợp với đặc trưng môn học, phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường trong từng tiết dạy, để phù hợp với trình độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh. Cụ thể, trong một tiết dạy Văn học địa phương, giáo viên cần lưu ý các điều sau: - Trước hết là phải chuẩn bị kiến thức cho một tiết học, đây là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học bài Chương trình địa phương. Vì kiến thức bài học không có sẵn nên không chuẩn bị thì không có nội dung kiến thức cho tiết học. Chính vì vậy để có một tiết học đạt kết quả như mong muốn thì cả giáo viên và học sinh đều cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. Nguyễn Thị Thi Trang 6 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) + Về phía giáo viên: cần lên kế hoạch cụ thể để hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học Chương trình địa phương. Vì nội dung của môn Ngữ văn địa phương chủ yếu là văn học dân gian của người bản địa, cảnh sắc thiên nhiên, truyền thống văn hóa... nên học sinh cần có thời gian để sưu tầm, tìm hiểu. Giáo viên cần phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở. Đồng thời giáo viên cũng cần phải tìm hiểu thêm về văn học dân gian của người Ê-đê, nét đẹp về văn hóa, truyền thống và phong cảnh của địa phương, sưu tầm tranh ảnh để làm tư liệu cho bài dạy của mình. + Về phía học sinh: học sinh phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho. Bản thân mỗi học sinh cần trang bị một cuốn sổ tay để ghi chép và lưu giữ để làm tài liệu cho quá trình học tập sau này. - Tiếp theo là tổ chức các hoạt động dạy học tiết Chương trình địa phương trên lớp. Để tổ chức một tiết học sinh động, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện cho các em các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trình bày trước tập thể đòi hỏi giáo viên phải áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào tiết dạy để tạo không khí sôi nổi, các em có hứng thú với tiết học và yêu thích tiết học văn nói chung và văn học địa phương nói riêng. Giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để cho tiết học thêm sinh động hơn. + Ví dụ: Lớp 6: Bài “SỰ TÍCH CÁC DÂN TỘC” ( Truyện cổ Ê-đê) - Trước tiên, giáo viên cần xác định được mục tiêu cụ thể của từng bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau: + Kiến thức: ∙ Nắm và kể lại nội dung của truyện. ∙ Hiểu được cách giải thích độc đáo về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam của người Ê-đê và ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng giữa các dân tộc qua nội dung truyện. + Kĩ năng: ∙ Đọc – hiểu văn bản văn học địa phương. ∙ Bước đầu biết liên hệ, so sánh với truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc của các dân tộc khác. +Thái độ: Giáo dục HS yêu mến, tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta và phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam. - Tiếp theo là xác định được phương pháp/ky thuâ ̣t dạy học cụ thể và phù hợp với nội dung của bài học như: phương pháp tìm tòi, so sánh, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm. - Một khâu quan trọng giúp tiết học thành công nữa là sự chuẩn bị bài của cả giáo viên và học sinh phải thật chu đáo, tỉ mỉ. Giáo viên chuẩn bị giáo án, tài liệu tham khảo, một số hình ảnh liên quan. Còn học sinh cần đọc, tìm hiểu kĩ bài học theo Tài liệu dạy học địa phương. Nguyễn Thị Thi Trang 7 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) - Tiến hành các hoạt đô ̣ng học tâp̣ và nô ̣i dung học tâp: ̣ + Ổn định tổ chức + Bài cũ: Câu chuyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã giải thích về cội nguồn của dân tộc ta mà các em đã được học thì theo em còn câu chuyện nào khác cũng giải thích về cội nguồn các dân tộc không? Hãy kể cho các bạn cùng biết. + Bài mới: Giới thiệu bài Từ phần câu hỏi bài cũ, Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động : Đọc - hiểu văn bản. I/ Đọc - hiểu văn bản. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, gọi học 1/ Đọc – Tìm hiểu chung sinh đọc văn bản. - Giải thích từ khó - Văn bản “Sự tích các dân tộc” thuộc thể loại - Thể loại : truyện cổ Ê-đê nào? Kiểu văn bản nào? - Kiểu văn bản: tự sự - Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? - Phương thức BĐ: tự sự ? Văn bản “Sự tích các dân tộc” được liên kết - Bố cục: 2 phần. bởi mấy đoạn? Em hãy nêu giới hạn của từng đoạn? Nội dung của mỗi đoạn? - Đoạn 1: “Từ đầu ……. sống sót” => Giới thiệu sự việc hai anh em Khốt và Kho sống sót qua trận giông bão. - Đoạn 2: “Tiếp theo……là cha mẹ” => Quá trình hình thành và ra đời của các đân tộc Việt Nam. ? Trong văn bản có những chi tiết kì ảo nào? + Hai anh em Khốt Và Kho trốn vào trong quả 2/ Tìm hiểu văn bản: bầu khô nên đã sóng sót sau trận giông bão a/ Giới thiệu sự việc hai anh em khủng khiếp. Khốt và Kho sống sót qua trận + Quả bầu kì lạ đã sinh ra sáu mươi đôi nam nữ giông bão. đều gọi Khốt và Kho là cha mẹ… ? Các chi tiết ấy có vai trò gì trong truyện? - Tất cả mọi người đều sống - Tô đậm tính chất kì lạ lớn lao đẹp đẽ về sự ra chung trong một buôn làng. đời của các dân tộc làm tăng thêm sự hấp dẫn của văn bản. ? Tại sao trong câu chuyện này các tác giả dân gian không giới thiệu về nguồn gốc và hình dáng của hai nhân vật Khốt và Kho? - Học sinh tự bộc lộ ý kiến. ? Khốt và Kho có phải là những người được sinh ra đầu tiên không? Nguyễn Thị Thi Trang 8 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) - Học sinh tự bộc lộ ý kiến. ? Điều gì đã xảy ra làm cho buôn làng bị cuốn trôi hết? - Học sinh tự bộc lộ ý kiến. ? Sau trận giông bão khủng khiếp đó thì cả buôn làng có còn ai sống sót không? Vì sao? - HS trả lời - Giáo viên chốt ý và ghi bảng. - Sau một trận giông bão khủng khiếp. - Chỉ còn lại hai anh em Khốt và Kho sống sót khi kịp chui vào quả bầu khô. => Họ được coi như là cha mẹ của các dân tộc ta. ? Chi tiết tưởng tượng quả bầu khô có ý nghĩa b/ Quá trình hình thành và ra đời gì? của các đân tộc Việt Nam. - HS tự bộc lộ ý kiến của mình. - Khốt và Kho đã trồng các loại ? Khốt và Kho đã làm gì sau khi chui ra khỏi quả cây như: lúa, ngô, bầu để sống bầu khô? qua ngày. - Họ tìm thấy các loại hạt như: lúa, ngô, bầu trong quả bầu thần kì và đem trồng. - Cây bầu chỉ ra một quả duy ? Cây bầu do hai anh em trồng có gì kì lạ nhất và sinh ra sáu mươi đôi nam không? nữ. - Chỉ ra một quả duy nhất và sinh ra sáu mươi đôi -> Người dân VN đều cùng một nam nữ…. nguồn gốc, đều là anh em một ? Chi tiết ấy có ý nghĩa gì? nhà, thể hiện ý nguyện đoàn kết ? Việc chia con của Khốt và Kho khác với việc của dân tộc Việt Nam. chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ ở chỗ nào? - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển vì phong tục tập quán khác nhau. - Khốt và Kho chia con đi khắp các miền trên cacnj theo thứ tự trước sau: + Đôi đầu tiên đi về phía mặt trời mọc có đồng bằng và biển cả là tổ tiên của người Kinh bây giờ. + Những đôi ra tiếp sau đi về vùng núi phía Bắc trùng điệp được coi là tổ tiên của các dân tộc Mường, Tày, Thái,... + Những đôi ra sau cùng thì ở lại vùng núi phía Nam chính là tổ tiên của các dân tộc Tây Nguyên bây giờ. ? Qua sự việc chia con của Khốt và Kho đã thể hiện ý nguyện gì của người Ê-đê? - Việc chia con đi các miền -> - Phát triển dân tộc, đoàn kết thống nhất dân tộc nguyện vọng mở mang bờ cõi, Nguyễn Thị Thi Trang 9 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) mọi người Việt Nam đều có chung nguồn gốc từ quả bầu khô. ? Em hiểu gì về nguồn gốc các dân tộc của nước ta qua văn bản “Sự tích các dân tộc” của người Ê-đê? - Học sinh thảo luận nhóm. Hoạt động 2: Tổng kết nội dung bài học ? Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện? - HS thảo luận nhóm - GV: Khái quát nội dung chính của văn bản. - HS khái quát. phát triển các dân tộc gắn liền với những phong tục tập quán của người Ê-đê. 3/Tổng kết: a. Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo kể về nguồn gốc hình thành các dân tộc theo trí tưởng tượng của người Ê-đê. b. Nội dung: Truyện kể về nguồn gốc dân tộc Việt Nam qua trí tưởng tượng phong phú của người Ê-đê cho chúng ta thấy được rằng tất cả các dân tộc đều chung một nguồn gốc và ý nguyện đoàn kết gắn bó các dân tộc anh em. Lớp 7: Bài: ĐI BẮT NỮ THẦN MẶT TRỜI ( Trích sử thi Ê-đê:Bài ca chàng Đăm Săn) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được ý nghĩa sâu xa của hình tượng Đam Săn: lí tưởng, khát vọng tột cùng của người anh hùng trẻ tuổi: bài ca cuộc sống đầy khát vọng hào hùng. - Quan niệm thẩm mĩ của người Tây Nguyên về vẻ đẹp của người phụ nữ. 2.Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản văn học địa phương. - Bước đầu hiểu được nghệ thuât đặc sắc của sử thi Đam Săn qua ngôn ngữ kể chuyện và cách sử dụng biện pháp so sanh, phóng đại 3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần đại đoàn kết dân tộc. B. Phương pháp/ky thuâṭ dạy học Vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm. C. Chuẩn bị 1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, một số hình ảnh liên quan. 2. HS: Đọc, tìm hiểu kĩ bài học theo Tài liệu dạy học địa phương. Nguyễn Thị Thi Trang 10 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) D. Các hoạt đô ̣ng học tâp̣ và nô ̣i dung học tâp̣ 1.Ổn định tô chức 2.Bài cũ: 3.Bài mới Giới thiệu bài: Từ phần câu hỏi bài cũ, Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động : Đọc - hiểu văn bản. I/ Đọc - hiểu văn bản. - Giáo viên gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn 1/ Đọc – Tìm hiểu chung SGK/33 - HS tóm tắt- GV giới thiệu sơ qua về tác phẩm: - Tác phẩm gồm 8 chương được chia thành 4 phần:Đoạn trích:“Đi bắt nữ thần Mặt Trời” thuộc chương V Sử thi Đam Săn là một sử thi anh hùng nổi tiếng của người Ê- đê miêu tả những chiến công oanh liệt và khát vọng tự do, hạnh phúc của người tù trưởng giàu mạnh, trẻ tuổi, tài năng lỗi lạc Đam Săn. - Văn bản : “Đi bắt nữ thần Mặt Trời” thuộc thể - Thể loại :Sử thi Ê-đê loại nào? Kiểu văn bản gì? - Kiểu văn bản: tự sự - Văn bản sử dụng PTBĐ nào? - Phương thức BĐ: tự sự- miêu - HS tóm tắt đoạn trích: Vì khát vọng muốn trở tả thành người tù trưởng hùng mạnh nhất, đâu đâu cũng phải khuất phục. Đăm Săn quyết định đi bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ, bất chấp nhữ lời khuyên của người thân và bạn bè, trải qua bao gian nan nguy hiểm, chàng đến được nởi của nữ thần Mặt Trời nhưng bị nàng từ chối. Không nghe lời can ngăn của nữ thần chàng lập tức trở về và gục ngã giữa rừng bùn đen. 2/ Tìm hiểu văn bản: a/ Hình tượng người anh hùng ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả về hành động Đăm Săn của Đam Săn khi đi bắt nữ thần Mặt Trời? + Nghỉ 10 ngày, ngủ 5 đêm, đi suốt một năm + Chặt một sườn núi ném xuống bùn làm con Nguyễn Thị Thi Trang 11 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) đường + Giết Tê Giác dưới vực thẳm , giết Hùm trên núi cao, giết Quạ, Diều, ma quỷ. ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở những chi tiết trên và nêu tác dụng?( HSTL) ? Thái độ và hành động của Đam Săn sau khi ra đi bắt nữ thần Mặt Trời như thế nào? + Bị nhiều người ngăn cản vẫn quyết tâm ra đi + Bản thân tự vượt qua mọi thử thách hiểm nguy( Đường đầy cọp, đầy rắn độc……………cỏ tranh cắt nát tay, mây cắt nát chân….) ? Hành động thách thức khi bị nữ thần Mặt Trời từ chối nói lên phẩm chất gì của người anh hùng? + bị nữ thần Mặt Trời từ chối, không cần chết hay sống vẫn trở về. ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả về vẻ đẹp của nữ thần Mặt Trời? + Tóc nàng chải bóng che xuống hai vai, nàng đi như nước lững lờ trôi, tiếng nàng lanh lảnh… ? Nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn? ? Việc miêu tả như vậy nhằm thể hiện quan niệm gì của người xưa về thế giới tự nhiên? ? Ý nghĩa của hành động đi bắt nữ thần Mặt Trời của Đam Săn là gì? + Phản đối tục lệ nối dây( chuê nuê) + Khát vọng của người anh hung, dân tộc anh hùng muốn chinh phục, khám phá, làm chủ thiên nhiên đầy bí ẩn. Nguyễn Thị Thi Trang 12 -Nghệ thuật phóng đại tô đậm vẻ đẹp thể lực và sự phi thường của Đam Săn. =>Đam Săn – con người có lòng dũng cảm vô song, ý chí kiên cường, lí tưởng cao đẹp. b/ Hình ảnh nữ thần Mặt Trời -So sánh giàu hình ảnh: nàng vừa có một vẻ đẹp của cô gái Êđê bình dị, nữ tính, vừa có vẻ đẹp siêu nhiên. - Nữ thần Mặt Trời: là nguồn sức mạnh, nguồn sống của thế giới tự nhiên- Nàng là con của Trời Đất, không có nàng thì không có ánh sáng cũng như không có sự sống => Nữ thần Mặt Trời không chỉ là thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người Tây Nguyên về cái đẹp mà còn là biểu tượng của khat vọng vươn tới chiếm lĩnh cái đẹp tuyệt đối 3/Tổng kết: Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) ? Hãy khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của a. Nghệ thuật: đoạn trích? - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp - HS tự bộc lộ ý kiến của mình. dẫn, so sánh ví von độc đáo, sử dụng thủ pháp trùng điệp, phóng đại để tô đậm tính chất kì vĩ của nhân vật. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh , trang trọng. b. Nội dung: - HS thảo luận nhóm: Khái quát nội dung chính Đoạn trích đã thể hiện khá tiêu của văn bản. biểu nội dung và nghệ thuaath - HS khái quát. đặc trưng của sử thi Tây Nguyên. Hành động của Đam Săn mang tính thời đại thể hiện khát vọng của con người muốn chinh phục thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên đầy bí ẩn. Lớp 8: Bài: MÙA XUÂN ƠI, TỚI ĐI! ( truyện ngắn) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Cảm nhận được những thay đổi tích cực đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. - Hiểu được ý nghĩa, giá trị của truyền thống văn hóa trong cuộc sống hiện nay của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. 2. Kĩ năng: - Bước đầu cảm nhận được nghệ thuật kể chuyện của tác giả qua biện pháp độc thoại nội tâm của nhân vật. 3. Thái độ: Giáo dục HS trân trọng truyền thống văn hóa của dân tộc, địa phương. B. Phương pháp/ky thuâṭ dạy học Vấn đáp, gởi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. C. Chuẩn bị 1. GV: Giáo án, tư liệu liên quan. 2. HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo sách tài liệu dạy học địa phương. D. Các hoạt đô ̣ng học tâp̣ và nô ̣i dung học tâp̣ 1.Ổn định tô chức 2.Bài cũ: ? Nguyễn Thị Thi Trang 13 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) 3.Bài mới Giới thiệu bài GV giới thiệu bài mới. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn Stl/61 ? Em hãy khái quát những hiểu biết của mình về tác giả-tác phẩm? + HS trả lời. + GV và HS cùng nhận xét. Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản - GV yêu cầu HS đọc văn bản. + GV nhận xét. ? Xác định thể loại của văn bản? ? Xác định ptbđ của bài văn? ? Xác định bố cục văn bản? Nêu nội dung từng phần? + P1: “Từ đầu -> gió thổi mát cả trong bụng” => Niềm vui, niềm tự hào của Aduôn Sang khi cháu Y Sang học giỏi. + P2: “Tiếp theo -> học giỏi như vậy => Câu chuyện về cuộc sống của vợ chồng Amí Sang - con gái đầu của bà Aduôn Sang. + P3: Còn lại => Cảnh mùa xuân đã về trên khắp buôn làng. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 2, STL/74. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Theo em đó là nhân vật nào? - Vì sao tình cảm của aduôn Sang lại hướng về nhân vật đó? Nguyễn Thị Thi Nội dung I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: Linh Nga Niê K’Đăm (dân tộc Ê-đê), sinh năm 1948, quê ở tỉnh Đắk Lắk. 2. Tác phẩm II. Đọc – Hiểu văn bản 1. Đọc – Tìm hiểu chung - Đọc văn bản. - Chú thích (Stl/73) - Thể loại: Truyện ngắn - PTBĐ: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Bố cục: 3 phần 2. Tìm hiểu văn bản a. Niềm vui, niềm tự hào của Aduôn Sang về cháu của mình. - A duôn Sang rất vui và tự hào khi cháu của mình học rất giỏi - Bà đã quyết định làm cơm mời dòng họ để ăn mừng. => Bà đã quyết định ăn Tết cùng với Tết cổ truyền của cả nước. Trang 14 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) - HS thảo luận rồi trả lời câu hỏi. ? Người Ê-đê trước đây có ăn Tết chung với người cả nước không? - HS trả lời ? Nội dung chính của truyện nằm ở đoạn nào? - Nằm ở đoạn 2 ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện nội dung chính của truyện? GV yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn tổ 1, 2 câu 5; tổ 3,4 câu 6 trả lời câu hỏi. * GV yêu cầu HS lấy VD minh họa thêm cho những nội dung thảo luận ở trên. - Trong cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên vẫn được bảo tồn và phát huy như: + Nhà dài ( GV giải thích thêm về tục nhà dài của người Ê-đê vì họ theo chế độ mẫu hệ). + Tập tục cúng bến nước, ăn cơm mới. + Tập tục bắt chồng, ở rể. + Văn hóa ẩm thực: món cà đắng - Để vươn lên trong cuộc sống hiện đại đồng bào đân tộc Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi tích cực về nhận thức xã hội qua cuộc sống của vợ chồng Amí Sang. + Hiểu và làm theo chính sách định cư của Nhà nước. + Xóa bỏ luật tục kết hôn cùng họ + Vợ chồng Amí là những người được học cao nên đã có những nhận thức tích cực về việc kế hoạch hóa gia đình, xây dựng và phát triển kinh tế. Họ là tấm Nguyễn Thị Thi b. Câu chuyện về vợ chồng Amí Sang đã phản ánh suộc sống của cộng đồng người Ê-đê. - Nghệ thuật độc thoại nội tâm -> Phản ánh những nét đẹp trong đời sống tinh thần của người đông bào Tây Nguyên. -> Cộng đồng đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã có nhiều thây đổi tích cực về nhận thức xã hội để có cuộc sống ổn định và ngày càng phát triển. Trang 15 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) gương điển hình cho buôn làng. - GV qua phần độc thoại nội tâm của Amí Sang đã phản ánh đầy đủ về cuộc sống của người Ê-đê nói riêng và của đồng bào Tây Nguyên Nói Chung. ? Để miêu tả khung cảnh mùa xuân ở đoạn cuối của văn bản thì tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? - HS trả lời Hoạt động 3: Tổng kết ? Em hãy nêu một vài nét đặc sắc về nghệ thuật của văn ục kết hôn cùng họ . c. Cảnh mùa xuân đã về trên khắp buôn làng. - Nghệ thuật: nhân hóa -> Quang cảnh tươi đẹp của buôn làng báo hiệu một mùa xuân tràn ngập hạnh phúc sẽ về với buôn làng. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật: Sử dụng nhiều tính từ miêu tả, phép nhân hóa làm nổi bật vẻ đẹp tràn đầy sức sống của buôn làng. Nghệ thuật độc thoại nội tâm của nhân vật. b. Nội dung: - Văn bản đã tái hiện lại những nét đẹp, những phong tục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. - Người đồng bào Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi tích cực về nhận thúc xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống cả về đời sống tinh thần và vật chất. Lớp 9: Bài: TRƯỚC GIỜ NỔ SÚNG ( Trích tiểu thuyết Trong cơn gió lốc) A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Kiến thức: - Hiểu thêm vẻ đẹp tâm hồn những chiến sĩ trên đường hành quân ra trận và cảnh quan thiên nhiên phóng khoáng , đậm nét trữ tình của mảnh đất Tây Nguyên. - Mở rộng kiến thức về văn xuôi Việt Namth[ì kì kháng chiến chống Mĩ. - Hiểu thêm về ý nghĩa của chiến thắng Buôn Ma Thuột trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 2. Kĩ năng: - Rèn ky năng cảm thụ tác phẩm văn học Nguyễn Thị Thi Trang 16 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) - Có ý thức quan tâm đến những vấn đề lịch sử của địa phương 3. Thái độ: - Trân trọng, biết ơn sự đóng góp, hi sinh của thế hệ trước, thấu hiểu giá trị của cuộc sống hòa bình. B/ Chuẩn bị: - GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số tư liệu, hình ảnh liên quan đến tác phẩm - HS: Tìm hiểu các nội dung liên quan theo hướng dẫn của GV. C/ Tiến trình dạy học: 1/ Bài cũ:Nêu hiểu biết của em về chiến thắng BMT ngày 10/3/1975? 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - HS nêu. - GV nhận xét bổ sung thêm - GV yêu cầu học sinh đọc . - GV nhận xét. ? Xác định thể loại của văn bản? ? Xác định ptbđ? ? Xác định bố cục của văn bản? - 3 phần; + P1: Từ đầu -> phía BMT. Giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ của Trung đoàn 6. + P2: Tiếp -> lấn dần bóng đêm. Cuộc hành quân trong đêm của các chiến sĩ + P3: còn lại Niềm vui sướng của các chiến sĩ khi hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động 2: - GV gọi HS đọc văn bản phần từ đầu-> Nguyễn Thị Thi Nội dung I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - SĐP/105 II. Đọc- tìm hiểu văn bản. 1. Đọc- tìm hiểu chung. - Thể loại: Tiểu thuyết - ptbđ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm - Bố cục: 3 phần. 2. Tìm hiểu văn bản: a. Cảnh đêm cao nguyên Trang 17 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) vô hiệu. ? Em có cảm nhận gì về cách miêu tả khung cảnh đêm cao nguyên ở đoạn văn trên? - HS trả lời. ? Trong đoạn văn trên biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất? tác dụng của biện pháp tu từ đó? - Biện pháp so sánh, nhân hóa - HS chỉ cụ thể các câu văn. - Hiệu quả gúp người đọc hình dung cụ thể khung cảnh đêm cao nguyên có vẻ đẹp hùng vĩ, huyền bí, trái ngược với cảnh ban ngày của mùa khô cao nguyên. - GV gọi HS đọc văn bản phần từ Đoàn quân vẫn đi->tạm dừng chân. - HS đọc. ? Trong đoạn văn trên các anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì? - Họ nghĩ đến mùa mưa, nghĩ đến đất đai, lãnh thổ, quê hương, tổ quốc thiêng liêng, đến trân đánh lớn ở BMT ? Em có nhận xét gì về biện pháp tu từ trong đoạn văn: “ Họ nghĩ đến mùa mưa...đến với mình” - Biện pháp so sánh diễn tả rất tinh tế, sinh động, những cảm xúc rất thật, rất đời thường, nhưng cũng vô cùng cao đẹp của những người chiến sĩ. Đó cũng là sức sống của cao nguyên khi bước vào mùa mưa. - Hình ảnh người chiến sĩ dừng chân nghỉ tại rừng cà phê sau một đêm hành quân hiện lên trong đoạn cuối gợi cho em suy nghĩ về điều gì? - GV cho HS thảo luận nhóm. - HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau miễn là hợp lí. VD: - Sự nghỉ ngơi thư giãn của người lính Nguyễn Thị Thi - Cách miêu tả cảnh vật theo không gian, sự di chuyển của đoàn quân. - Biện pháp so sánh, nhân hóa => Khung cảnh đêm cao nguyên có vẻ đẹp hùng vĩ, huyền bí, trái ngược với cảnh ban ngày của mùa khô cao nguyên b. Cảm xúc, tâm trạng của các anh chiến sĩ khi hành quân. - Biện pháp so sánh diễn tả rất tinh tế, sinh động, những cảm xúc rất thật, rất đời thường, nhưng cũng vô cùng cao đẹp của những người chiến sĩ. Đó cũng là sức sống của cao nguyên khi bước vào mùa mưa. Trang 18 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) trước khi bước vào trận đánh lớn, tâm hồn họ vẫn yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. ( liên hệ với 3 câu cuối bài Đồng chí.) - Vẻ đẹp đặc trưng của của cao nguyên. - Mục đích cao mà cũng rất đỗi bình dị, đới thường của cuộc chiến đấu.. ? Em có cảm nhận gì về hình ảnh: “ Họ nhận ra ...dần bóng đêm”? Đặt trong bối cảnh chung của tác phẩm hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì? - Hình ảnh thực phản ánh quy luật vận động của thiên nhiên vũ trụ, qua một đêm hành quân người lính đã đón nhận ánh sáng của một ngày mới. - Hình ảnh tượng trưng: Cuộc chiến đấu của quân dân ta đã vào trận cuối, tương lai tươi sáng của vùng đất cao nguyên, dân tộc VN đã mở ra. Niềm tin tưởng, lạc quan của người chiến sĩ vào thắng lợi của trận đánh cuối cùng. ? Em biết gì về mục đích, ý nghĩa của chiến thắng BMT trong chiến dịch Hồ Chí Minh? - HS nêu. - Gv nhận xét - Gv cho HS đọc phần mở rộng kiến thức. SĐP/ 109, 110 Hoạt động: Tông kết ? Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? nêu nội dung chính của văn bản? - GV yêu cầu HS trình bày bài tập 1 đã giao HS chuẩn bị trước ở nhà. - GV yêu cầu HS làm bài tập 2 ở nhà. Nguyễn Thị Thi - Hình ảnh thực phản ánh quy luật vận động của thiên nhiên vũ trụ => Hình ảnh tượng trưng: Cuộc chiến đấu của quân dân ta đã vào trận cuối, tương lai tươi sáng của vùng đất cao nguyên, dân tộc VN đã mở ra. Niềm tin tưởng, lạc quan của người chiến sĩ vào thắng lợi của trận đánh cuối cùng. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật - Ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, tinh tế của người trong cuộc. - Thành công trong sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh, ẩm dụ. b. Nội dung: - Vẻ đẹp của vùng đất cao nguyên và tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, niềm tin vào chiến thắng của người chiến sĩ. III. Luyện tập: Trang 19 Năm học 2018 - 2019 Vài kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương THCS (phần văn) * Bài tập 1: SĐP/ 109 * Bài tập 2: SĐP/ 109 *Vài kinh nghiệm trong tiến trình tô chức dạy học một số nội dung địa phương: + Nếu nội dung học tập là các hoạt động văn hóa truyền thống mà không có điều kiện và không phù hợp về thời điểm, thời gian để cho HS đi tham quan thì có thể giới thiệu các nội dung trên bằng hình ảnh, Vidiô hoặc cho HS sưu tầm tranh ảnh, thơ văn, bài viết đã chuẩn bị ở nhà. Nếu không phải nội dung trên, thì có thể tiến hành bài học theo tiến trình sau: Hoạt động 1: Nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩ của bài học chương trình địa phương. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trao đổi nhóm. GV nêu yêu cầu, chia nhóm trao đổi theo các vấn đề đã nêu trong phần chuẩn bị bài ở nhà của sách học sinh. Hoạt động 3: Yêu cầu HS đại diện cho các nhóm trình bày kết quả trao đổi. Có thể lựa chọn cả 3 hình thức đã nêu trong sách học sinh: - Kể lại bằng miệng. - Đọc văn bản truyện đã sưu tầm một cách diễn cảm. - Biểu diễn hoặc giới thiệu trò chơi dân gian. Hoạt động 4: tổng kết và đánh giá kết quả giờ học chương trình địa phương: - Những nội dung, văn hóa dân gian địa phương đặc sắc cần lưu ý, những vẻ đẹp hình thức độc đáo của các tác phẩm này. - Nhận xét, đánh giá về ý thức và kết quả học tập của một số HS tiêu biểu. - Rút ra bài học chung khi học tập chương trình Ngữ văn địa phương. + Nếu nội dung học tập là giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà không có điều kiện và không phù hợp về thời điểm, thời gian để cho HS đi tham quan thì có thể tổ chức giới thiệu các nội dung trên bằng băng hình Vidiô hoặc cho HS sưu tầm tranh ảnh, thơ văn, bài viết đã chuẩn bị ở nhà. Có thể tiến hành bài học theo tiến trình sau: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS trao đổi nhóm. GV nêu yêu cầu, chia nhóm trao đổi theo các vấn đề đã nêu trong phần chuẩn bị bài ở nhà của sách học sinh. Hoạt động 2: Yêu cầu HS đại diện cho các nhóm trình bày kết quả trao đổi. Có thể lựa chọn cả 2 hình thức đã nêu trong sách học sinh: - Giới thiệu – miêu tả bằng miệng; bằng tranh ảnh sưu tầm được về di tích hoặc danh lam, thắng cảnh đã xác định. - Đọc văn bản đã sưu tầm hoặc văn bản tự mình viết về di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh. Nguyễn Thị Thi Trang 20 Năm học 2018 - 2019
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan