Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn ngữ văn thcs...

Tài liệu Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn ngữ văn thcs

.PDF
40
1
114

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN DÀNH CHO GIÁO VIÊN MÔN NGỮ VĂN THCS (Năm học 2013-2014) NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2013-2014 DÀNH CHO GIÁO VIÊN MÔN NGỮ VĂN THCS TÀI LIỆU PHỤC VỤ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG MÔN NGỮ VĂN THCS THEO TÀI LIỆU BIÊN SOẠN CỦA SỞ Kính thưa Quí thầy cô! Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS, Sở GD&ĐT Quảng Bình đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí dành cho học sinh tỉnh Quảng Bình. Bắt đầu từ năm học 2013-2014, các tiết giáo dục địa phương trong phân phối chương trình môn Ngữ văn, Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9 và môn Địa lí lớp 9 được dạy học theo bộ tài liệu do Sở GD&ĐT Quảng Bình tổ chức biên soạn. Để việc triển khai thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương môn Ngữ văn theo tài liệu của Sở đạt kết quả tốt, phòng GDTrH đưa Chuyên đề dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Ngữ văn THCS theo tài liệu biên soạn của Sở vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 (sau đây gọi tắt là Chuyên đề). Thời lượng dành cho Chuyên đề là 30 tiết, gồm 15 tiết giáo viên tự nghiên cứu và 15 tiết bồi dưỡng tập trung. Để phục vụ cho phần giáo viên tự nghiên cứu trong nội dung của Chuyên đề, chúng tôi tiến hành biên soạn Tài liệu này. Tài liệu gồm 03 phần: - Phần I: Khái quát về chương trình giáo dục địa phương môn Ngữ văn THCS - Phần II: Nguyên tắc biên soạn và những thay đổi của tài liệu so với Sách giáo khoa (do Bộ GD&ĐT ấn hành). - Phần III: Những lưu ý về phương pháp dạy học. Riêng phần này chúng tôi chỉ đưa ra một số câu hỏi để giáo viên tự nghiên cứu, bàn bạc, thảo luận ở tổ (nhóm) chuyên môn. Phương pháp dạy học đối với từng bài cụ thể sẽ được giải quyết khi tiến hành bồi dưỡng tập trung. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn tài liệu sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và bất cập. Rất mong quí thầy, quí cô thông cảm, chia sẻ và góp ý chân tình, thẳng thắn để chúng tôi có được những kinh nghiệm thật sự bổ ích./. 2 Trao cho thầy bói, đâm lo vào mình. g. Lên non đón gió lấy trầm, Xui ong lấy mật, ... (dục, giục) tằm nhả tơ. h. Một mai trống ... (dục,giục), quán dời, Tiếc câu đoan thệ uổng lời giao ngôn. i. Cứ an tâm trở về nuôi thầy với mẹ, Để trả nợ dưỡng... (dục, giục) sinh thành ngày xưa. k. Ở hiền thì lại gặp lành, Những người nhân đức trời ... (dành, giành) phúc cho. l. Ai ơi! cứ ở cho lành, Tu nhân tích đức để ... (dành, giành) về sau. m. Giá chi một nải chuối xanh, Năm bảy người ... (dành, giành) cho mủ dính tay. * Hãy chọn 1 từ (tiếng) thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: a. Đến đây chẳng lẽ ngồi không, Nhờ chàng ... (dã, giã) gạo cho đông tiếng hò. b. Gái Ba Xuyên tuy quê mùa dân...(dã,giã) Tóc dài bỏ xõa áo vải bà ba. c. Âm...(dương, giương) cách trở. d. Đánh giặc mà đánh tay không Thà về xó bếp...(dương, giương) cung bắn mèo. e. ...(dương, giương) đông kích tây. g. Bến hiền thuyền đậu, bến ...(dữ, giữ) thuyền lui. Ngọn nước ngược ai lại bỏ sào xuôi Làm sao ...(dữ, giữ) vững để tới lui con thuyền. h. Khen cho kiếp trước khéo tu Ngày sau con cháu võng dù ... (nganh, nghênh) ngang. * Đặt 4 câu, trong đó mỗi câu có sử dụng một trong các từ sau: dương, giương, dữ, giữ. * Hãy chọn 1 từ (tiếng) thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: a. Anh đến ...(dàn, giàn) hoa thì hoa đã nở, Anh đến bến đò thì đò đã sang sông. b. Ao sen ... (dàn, giàn) mướp luỹ tre, Nhắc chi những nỗi đi về năm xưa. 8 c. Lạnh lùng anh đắp áo cho Đành chi lòng giận ...(dày, giày) vò năm canh. d. Anh chẻ tre bện sáo cho...( dày, giày). Ngăn sông Trà Khúc, tất có ngày gặp em. e. Anh ơi! em bảo anh này Công cha nghĩa mẹ cao ... (dày, giày) chớ quên. g. Ai về tôi gởi đôi ...(dày, giày) Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi. h. Xưa kia ở cùng mẹ cha Mẹ cha yêu...( dấu,giấu) như hoa trên cành. i. Ghe lui còn để ...(dấu, giấu) dằm Người yêu đâu vắng chỗ nằm còn đây. k. ...(dấu, giấu) đầu hở đuôi. * Đặt 4 câu trong đó mỗi câu có sử dụng một trong các từ sau: dây, giây; mệnh, mạnh. * Phân các cặp từ dưới đây vào ô viết đúng và ô viết sai : Viết đúng Viết sai Ví dụ : Ví dụ : - dam dở - nham nhở nham nhở/dam dở; cá nhám/cá dám; lải nhải/lải dải; nhẹ nhàng/dẹ dàng; dặt dạnh/ nhạt nhạnh nhạo báng/dạo báng; nhảy dây/dảy dây; chạy nhảy/chạy dảy; dắm bắn/ nhắm bắn chuột nhắt/chuột dắt; dập cuộc/ nhập cuộc * Hãy cho biết từ in nghiêng nào sau đây viết sai chính tả? Hãy sửa lại cho đúng: 9 Bác An làm nghề thợ duộm nên vải vóc phơi dan dản khắp sân. Bác thường hay pha trò bằng cách nhái tiếng miền Trung. b. Âm chính * Chọn 1 từ (tiếng) thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong các câu ca dao (tục ngữ) sau: a. Tạnh trời mây kéo về non, Hẹn cùng cây cỏ chớ còn ... (mong, mông) mưa. b. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà ... (tróng, trống). c. Chú Cuội ngồi ... (góc, gốc) cây đa, Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời. * Hãy cho biết từ in nghiêng nào sau đây viết sai chính tả? Sửa lại cho đúng. a. Cõng rắn cắn gà nhà. b. Cành cây công queo. c. Trời đang nổi dông. d. Người dông dỏng cao. e. Ăn nói dõng dạc. g. Lúa đang trổ đồng. * Hãy chọn 1 từ (tiếng) thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: a. Cầu tre lắt lẻo, anh thắt thẻo ruột gan, Sợ em đi chửa quen đàng, Rủi em có... (mạnh, mệnh) hệ, lỡ làng duyên anh. b. Biết ....(mạnh, mệnh) trời người đời chẳng khó. c. Chim đồng nội, cá sông sâu, ... (mạnh, mệnh) ai nấy bắt, cơ cầu mà chi. * Đặt 4 câu, trong đó mỗi câu có sử dụng một từ được tạo bởi một trong các tiếng sau: lanh, lênh, lạch, lệch. Ví dụ: Chim lanh lảnh hót. c. Phụ âm cuối * Em hãy đọc các câu ca dao do một bạn học sinh chép lại sau đây và cho biết từ nào bạn đã viết sai chính tả: a. Buồn trông con nhện giăng tơ Kẻ đi biềng biệc, người chờ, chờ suông! b. Trời mưa cho ướt lá khoai Thân tôi đi ở đã hai tháng ròng 10 Bây giờ má hóp lưng còng Thân tôi lê lếc ra đồng bắt cua. c. Buồn vì một nỗi tháng hai Đêm ngắn ngày dài thua thiệc người ta. d. Cá không ăn muối cá ương Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư. * Hãy chọn 1 từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống a. Ai bỏ cha mẹ cơ hàn; Ngày sau Trời phạt đứng đàng ăn.. ( xin, xinh). b. Ai làm cái nón quai thao Để cho anh thấy cô nào cũng... (xin, xinh) c. Chị em, trên...(kín, kính) dưới nhường, Là nhà có phúc, mọi đường yên vui. d. ... (kín, kính) lão đắc thọ. e. Em được thì cho anh ...(xin, xinh) Hay là em để làm... (tin, tinh) trong nhà. * Đặt 4 câu, trong đó mỗi câu có sử dụng một trong các từ sau: tin, tinh; tín, tính. d. Dấu hỏi, ngã * Chọn 1 từ (tiếng) thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: a. Làm trai mà chẳng biết suy, Đến khi ... (nghĩ, nghỉ) lại còn gì là thân. b. Đẹp vàng son, ngon mật ... (mỡ, mở). c. Học ăn học nói, học gói học ... (mỡ, mở). d. Rán sành ra ... (mỡ, mở). e. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ... (ngõ, ngỏ) đã hay. g. Thương nhau không được... (ngõ, ngỏ) lời Nước trôi thăm thẳm biết đời nào nên. * Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã cho các từ in nghiêng trong các câu sau (chép ra vở, không làm trực tiếp vào sách): a. Chiếc xe ca đô lại bên đường để đón khách. b. Ăn cho đa mới thôi. c. Tiếng nhạc trầm bông. d. Trâu đằm làm nước vân đục. 1.3. Đọc thêm So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm sau đây: 11 Trong từ láy âm, D và GI không láy âm được với nhau, cho nên, những từ láy điệp âm đầu thì hoặc là điệp D, hoặc điệp GI, chứ không lẫn lộn. Dựa vào láy âm ta viết: - Những từ láy âm điệp GI: giặc giã, giây giướng, giẹo giọ, giềnh giàng, giệnh giạng, gióng giả, giấm giúi, giữ giàng, giùi giập... - Những từ láy âm điệp D: dai dẳng, dài dặc, dại dột, dãi dầu, dạn dĩ, dào dạt, dầm dề, dằn dỗi, dí dỏm, dõng dạc, dông dài, dồn dập, dở dom, dửng dưng. Cũng trong láy âm, GI không bao giờ láy âm với l, nhưng D lại láy âm với l. Do đó, gặp những chữ băn khoăn viết D hay GI, nếu láy âm với l thì phải viết D. Đó là các trường hợp: lẹt dẹt, lở dở, lâm dâm, lim dim, lò dò, lù dù, lang dang, líu díu, lềnh dềnh, lầm dầm... b. Dựa vào kết hợp Về mặt kết hợp, GI không bao giờ xuất hiện trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uy, uê, uyê, còn D lại có thể đứng trước các vần đó. Vậy nên, trong các trường hợp sau đây, ta phải viết D: doạ (nạt), doãng (chân), duềnh (nước), (do) doe, duy (nhất), duyên (số)... 3. Một số trường hợp có cách phát âm tương tự cần chú ý - DAO: dao cau, dao găm, dao cạo// ca dao, cầu dao, đồng dao, lưỡi dao, người Dao... - GIAO: giao ban, giao chiến, giao kèo, giao lưu, giao thiệp, giao thừa, giao đấu, giao phó, giao tranh, giao ước// bàn giao, kết giao, ngoại giao, tâm giao, xã giao... - DẬN: dận gót giày, dận một đôi guốc, dận đầu xuống đất... - GIẬN: giận cá chém thớt, giận dữ, giận hờn// căm giận, tức giận... - DAN: dan díu, dan nắng, dan tay... - GIAN: gian ác, gian lận, gian khó, gian ngoan, gian tham, gian thương, gian trá, gian truân// dân gian, dương gian, không gian, trần gian, thế gian... - DƯỜNG: dường ấy, dường nào, dường bao, dường như... - GIƯỜNG: giường bệnh, giường chiếu, giường đôi, giường mối, giường nệm... (Sưu tầm) MẸO VIẾT ĐÚNG DẤU HỎI, DẤU NGÃ 13 Ðể viết đúng chính tả nói chung và viết đúng dấu hỏi, dấu ngã nói riêng, bên cạnh biện pháp rèn luyện âm chuẩn và nhớ mặt chữ của từ dựa vào nghĩa của chúng, chúng ta còn có thể vận dụng một số mẹo luật. Tức là các quy tắc mà dựa vào đó, có thể suy ra dấu hỏi, dấu ngã một cách chính xác. Dưới đây xin mách bạn một số mẹo nhỏ. 1. Đối với từ láy * Trong từ láy, dấu hỏi thường đi với thanh ngang (còn gọi là thanh không) hoặc thanh sắc và dấu ngã thường đi với thanh huyền hoặc thanh nặng. Do đó, nếu gặp từ láy mà bạn còn phân vân không biết nên viết là dấu hỏi hay dấu ngã thì cứ theo qui luật này mà suy ra. Cụ thể, nếu thấy thanh sắc hoặc không thanh (thanh ngang) thì bạn cứ mạnh dạn dùng dấu hỏi (ví dụ: dư dả, lửng lơ, nóng nảy, vất vả, nghỉ ngơi...). Tương tự, khi thấy thanh huyền và thanh nặng thì bạn cứ dấu ngã mà dùng (ví dụ: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ, nghĩ ngợi...). Để cho dễ nhớ, bạn có thể học thuộc hai câu thơ sau: Chị Huyền vác nặng ngã đau, (huyền, nặng, ngã) Anh Sắc không hỏi một câu được là. (sắc, không, hỏi) * Đối với một số từ đơn bạn cũng có thể "lâm thời" tạo từ láy cho chúng để áp dụng qui tắc trên mà xác định dấu hỏi hay ngã. Ví dụ, bạn còn phân vân, không biết nên viết "Bé đang vẽ tranh" hay "Bé đang vẻ tranh" thì bạn hãy tạo ra từ láy cho từ để xác định (vẻ vang, vắng vẻ, vui vẻ, vẽ vời). Trong trường hợp này, từ láy phù hợp với nghĩa đang dùng là vẽ vời. "Huyền, nặng, ngã", như vậy bạn viết "Bé đang vẽ tranh" là đúng. * Không phải tất cả các từ láy đều tuân theo qui tắc "huyền, nặng, ngã" và "không, sắc, hỏi" như vừa nói đâu bạn ạ. Tiếng Việt rắc rối như thế đó. Vì vậy, muốn viết đúng chính tả bạn còn phải chú ý các trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: - Dấu hỏi: lẳng lặng, mình mẩy, vẻn vẹn, bền bỉ, nài nỉ, viển vông, chò hỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, sừng sỏ, luồn lỏi, sành sỏi, vỏn vẹn, chồm hổm, niềm nở, hồ hởi... - Dấu ngã: than vãn, ve vãn, nhão nhoét, khe khẽ, riêng rẽ, ễng ương, ngoan ngoãn,... 2. Đối với từ Hán Việt Đối với từ Hán Việt, bạn hãy nhớ mẹo sau: - Dùng dấu hỏi khi từ có phụ âm đầu là CH, GI, KH Ví dụ: + Ch: chuẩn (mực), chỉnh (tề), chủ (quyền), chủng (tộc), chuyển (nhượng)... 14 + Gi: giả (sử), giải (oan), giảm (thiểu), giản (tiện), giảng (viên)... + Kh: khả (thi), khẳng (định), khẩn (trương), khẩu (chiến), khởi (đầu)... - Dùng dấu ngã khi từ có phụ âm đầu là M, N(NH-NG), V, L, D, N (bạn có thể dùng câu "Mình Nên Viết Là Dấu Ngã" để nhớ các phụ âm này). Ví dụ: - D: dã, dẫn, dĩ, diễm, diễn, diễu, dĩnh, doãn, dõng, dũng, dữ, dưỡng. - L: lãm, lãn, lãng, lãnh, lão, lễ, liễu, lĩnh, lỗi, lỗ, lũng, luỹ, lữ, lưỡng... - M: mã, mãi, mãn, mãng, mãnh, mão, mẫn, mẫu, mỹ, miễn... - N(kể cả NH-NG): ngẫu, nghĩa, nghiễm, ngỗ, ngũ, ngữ, ngưỡng, nhã, nhãn, nhẫn, nhĩ, nhiễm, nhiễu, nhũ, nhũng, nhuyễn, nhưỡng, nữ... - V: vãn, vãng, vĩ, viễn, vĩnh, võ, võng, vũ... 3. Một số trường hợp "cùng âm khác dấu" cần lưu ý Ngoài những mẹo đã nói ở trên, sau đây xin cung cấp một số từ "cùng âm khác dấu" để các bạn tham khảo. - BÃ: bã bọt mép, bã chã, bã đậu, bã rượu, bỗ bã, mệt bã người... - BẢ: bả chó, bả chuột, bả vai... - BÃI: bãi binh, bãi biển, bãi cỏ, bãi công, bãi miễn, bãi xe//bến bãi, bừa bãi, đất bãi... - BẢI: bải hoải, bải xoải, chối bai bải... - BÃO: bão biển, bão bùng, bão lụt// hoài bão, vũ bão... - BẢO: bảo an, bảo bối, bảo dưỡng, bảo đảm, bảo hành/chỉ bảo, dạy bảo, gia bảo... - BẪY: bẫy cá, bẫy chim, bẫy chuột// cạm bẫy, gài bẫy, mắc bẫy... - BẨY: bẩy hòn đá lên, bóng bẩy, xúi bẩy, lẩy bẩy... - BỄ: bễ lò rèn, bỏ bễ, kéo bễ, thổi bễ... - BỂ: bể bơi, bể cá, bể dâu, bể khổ, bể vụn... - BÕ: bõ công, bõ bèn, bõ ghét, nói cho bõ... - BỎ: bỏ ăn, bỏ lỡ, bỏ lửng, bỏ phiếu, bỏ túi//bãi bỏ, dứt bỏ, ghét bỏ, từ bỏ, xóa bỏ... - BỮA: bữa ăn, bữa chiều, bữa mai, bữa cơm, bữa đực bữa cái, dăm bữa nửa tháng, dở bữa, qua bữa, trừ bữa... - BỬA: bửa củi, bửa làm đôi, dao bửa cau, chơi bửa... - CÃI: cãi chày cãi cối, cãi cọ, cãi nhau, cãi vã//bàn cãi, chối cãi, tranh cãi... - CẢI: cải bắp, cải bẹ, cải biến, cải chính, cải dạng, cải huấn, cải lương, cải tạo, cải tiến// củ cải, hoán cải, hối cải, rau cải... 15 - CỖ: cỗ bài, cỗ bàn, cỗ máy, cỗ pháo, cỗ tết// ăn cỗ, dọn cỗ, mâm cỗ... - CỔ: cổ áo, cổ chai, cổ đại, cổ động, cổ điển, cổ đông, cổ nhân, cổ phần, cổ thi, cổ thụ, cổ truyền/hoài cổ, vọng cổ, trung cổ, đồ cổ, thiên cổ, thượng cổ, truyện cổ... - CŨI: cũi chó, cũi lợn, đóng cũi, đặt vào cũi, nhốt cũi, tháo cũi sổ lồng... - CỦI: củi cành, củi đuốc, củi lửa, củi rừng//bổ củi, chở củi về rừng, gánh củi, củi đun... - CŨNG: cũng đành, cũng nên, cũng thế, cũng được, cũng phải, cũng có... - CỦNG: củng cố, lủng củng, củng cho mấy cốc, củng đầu... - CỮ: cữ ăn, cữ gió, cữ mưa, cữ rét, cữ trăng// đầy cữ, đến cữ, kiêng cữ, ở cữ... - CỬ: cử quốc ca, cử binh, cử chỉ, cử động, cử hành, cử nghiệp, cử tạ, cử tri//bầu cử, cắt cử, nghĩa cử, đắc cử, tái cử, trúng cử, khoa cử, thi cử... - DÃ: dã ca, dã cầm, dã chiến, dã độc, dã khách, dã nhân, dã thuốc//dân dã, điền dã, thôn dã, việt dã... - DẢ: dóng dả, dư dả. - DẪU: dẫu cho, dẫu mà, dẫu rằng, dẫu sao... - DẨU: dẩu môi//mồm hơi dẩu. - DẼ: dẽ dàng, dẽ đất, dẽ giun//chim dẽ, cua dẽ, đất dẽ... - DẺ: cây dẻ, da dẻ, dung giăng dung dẻ, hạt dẻ, mảnh dẻ... - DỄ: dễ bảo, dễ chịu, dễ coi, dễ dãi, dễ dàng, dễ ghét, dễ hiểu... - DỂ: dể người//kẻ khinh người dể, khinh dể. - DỠ: dỡ hàng, dỡ khoai, dỡ nhà//bốc dỡ, xếp dỡ... - DỞ: dở bữa, dở chừng, dở dang, dở dở ương ương, dở dơi dở chuột, dở ẹc, dở hơi, dở khóc dở cười, dở khôn dở dại, dở miệng, dở ngô dở khoai, dở tay//chết dở, bỏ dở, gàn dở, làm dở, món ăn dở, nói dở, viết dở... - ĐÃNG: đãng tính, đãng trí//du đãng, khoáng đãng, lãng đãng, lơ đãng, phóng đãng, thoáng đãng... - ĐẢNG: đảng bộ, đảng đoàn, đảng kì, đảng phái//bè đảng, chính đảng, đồng đảng, tính đảng... - ĐĨA: đĩa hát, đĩa cân, đĩa mềm, đĩa nhạc//bát đĩa, xóc đĩa... - ĐỈA: đỉa đói//con đỉa, dai như đỉa... - ĐĨNH: đĩnh đạc. - ĐỈNH: đỉnh cao, đỉnh điểm, đỉnh đầu//đỉnh núi, tuyệt đỉnh... 16 - ĐỖ: đỗ đạt, đỗ đen, đỗ xanh, đỗ xe//bến đỗ, chỗ đỗ, chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, ga đỗ, thi đỗ, xôi đỗ... - ĐỔ: đổ bể, đổ bệnh, đổ bộ, đổ dồn, đổ đốn, đổ đồng, đổ nát, đổ nhào, đổ xô//cây đổ, đánh đổ, máu đổ, sụp đổ, trống đổ dồn... - GÃ: gã đàn ông, gã kia, gã lái buôn, gã thư sinh... - GẢ: gả bán, gả chồng, gả con, gả cưới... - GIÃI: giãi bày. - GIẢI: giải binh, giải buồn, giải cứu, giải khát, giải lao, giải nghệ, giải nghĩa, giải thích, giải thoát, giải tán, giải thể, giải trình//áp giải, chú giải, dẫn giải, kiến giải, nan giải, phân giải... - GIÃN: giãn nợ, giãn nở, giãn ra, giãn xương, co giãn... - GIẢN: giản dị, giản đơn, giản lược//đơn giản, tinh giản, tối giản... - HÃI: hãi hùng, hãi sợ//kinh hãi, khiếp hãi, sợ hãi... - HẢI: hải âu, hải cảng, hải dương, hải đảo, hải hà, hải lí, hải ngoại, hải phận, hải quan, hải quân//duyên hải, hớt hải, hàng hải... - HÃO: hão huyền//hứa hão, nói hão, sĩ diện hão... - HẢO: hảo hạng, hảo tâm, hảo ý//bất hảo, gian hảo, hữu hảo... - HỖ: hỗ trợ//tương hỗ - HỔ: hổ báo, hổ chúa, hổ mang, hổ lốn, hổ ngươi, hổ thẹn//hùng hổ, tủi hổ, xấu hổ... - HỖN: hỗn canh, hỗn cư, hỗn chiến, hỗn độn, hỗn hợp, hỗn xược, hỗn láo, hỗn loạn... - HỔN: hổn hển. - HŨ: hũ gạo, hũ mắm, hũ rượu, hũ nút... - HỦ: hủ bại, hủ lậu, hủ tục//bất hủ, cổ hủ... - KĨ: kĩ càng, kĩ lưỡng, kĩ năng, kĩ thuật, kĩ xảo, kĩ nghệ... - KỈ: kỉ cương, kỉ luật, kỉ nguyên, kỉ niệm, kỉ vật//tri kỉ, tự kỉ, thế kỉ... - LÃ: lã chã, nước lã. - LẢ: lả lơi, lả lướt, lả người, lả tả//bả lả, cò lả, đói lả, ẻo lả, mệt lả... - LÃI: lãi mẹ đẻ lãi con, lãi suất//lấy công làm lãi, lời lãi... - LẢI: lải nhải, lải rải. - LÃNG: lãng du, lãng đãng, lãng mạn, lãng phí, lãng quên//phiêu lãng, quên lãng, sao lãng... - LẢNG: lảng tránh, lảng vảng, lảng tai// bảng lảng, đánh trống lảng... - LẪN: lẫn lộn, lẫn cẫn//chen lẫn, để lẫn, nhầm lẫn, xen lẫn... - LẨN: lẩn lút, lẩn quẩn, lẩn thẩn, lẩn tránh, lẩn trốn... 17 Yêu cầu: Tìm những từ ngữ xưng hô địa phương có trong các câu ca dao trên và cho biết chúng tương đương với từ ngữ xưng hô toàn dân nào. c. Giới thiệu phương ngữ - Tài liệu sử dụng lại các bài tập từ SGK (có thay đổi một số chỗ cho phù hợp). - Tài liệu chuyển bài tập số 4 (trích đạo bài thơ Mẹ Suốt) sang bài Từ địa phương và từ toàn dân và thay bằng một bài tập mới sau đây: Chỉ ra những từ ngữ địa phương đã được dùng trong các câu ca dao sau và cho biết những từ ngữ đó tương đương với từ ngữ nào trong ngôn ngữ toàn dân? a. Nước cạn thì thiếp xuống hà mò cua bắt cá, Nước nậy thì thiếp lên núi hái rau má rau mưng. b. Một lần là tởn đến tra, Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân. c. Một chắc ta lại đến với mình, Có ai mô đó mà mình hổ ngai. d. Chèo đò bẻ báp bên sông, Báp chưa có trấy mang bông mà về. e. Răng chừ hết cát Truông Ngừ, Mòn đàng Đá Nhảy mới từ nghĩa nhau. - So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm như sau: Miền Nam có những phương ngữ mà người miền Bắc không hiểu hoặc hiểu nhầm. Ngược lại cũng vậy. Bài vè vui sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm chút ít về phương ngữ của hai miền (chú ý những từ in nghiêng để thấy sự khác nhau): Bắc bảo kỳ, Nam kêu cọ (kỳ cọ), Bắc gọi lọ, Nam kêu chai, Bắc mang thai, Nam có chửa, Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi, Bắc quở gầy, Nam than ốm. Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh, Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ, Nam mần sơ sơ, Bắc làm lấy lệ, Nam không nghe nói dai, Bắc chẳng mê lải nhải, Bắc vào ô tô, Nam vô xế hộp, 20 Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng. Khi nắng Nam mở dù, Bắc lại xoè ô. Điên rồ Nam đi trốn, nguy khốn Bắc lánh mặt. Chưa chắc Nam nhắc từ từ, Bắc khuyên gượm lại. Bắc là quá dại, Nam thì ngu ghê. Nam sợ ghê, Bắc hãi quá. Nam thưa Tía Má , Bắc gọi Thầy U, Nam nhủ ưng ghê, Bắc phê hài lòng, Nam chối lòng vòng. Bắc bảo dối quanh, Nhanh nhanh Nam bẻ bắp, hấp tấp Bắc vặt ngô, Bắc thích cứ vồ. Nam ưng là chụp, Nam rờ bông bụp, Bắc vuốt tường vi. Nam nói: Mày đi! Bắc hô: Cút xéo, Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói. Nam kêu: Muốn ói, Bắc bảo: Buồn nôn! Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác. Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke. Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú, Nam: Ăn đi chú. Bắc: Mời anh xơi! Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội, Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo; Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy, Bắc quậy sướng phê, Nam rên đã quá! Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu. Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo... (Theo Báo Nông nghiệp) d. Từ địa phương và từ toàn dân - Tài liệu sử dụng 3/5 bài tập ở SGK (một bài được chuyển từ tiết giới thiệu phương ngữ sang) - Ngoài ra Tài liệu đưa vào 02 bài tập mới. Cụ thể: * Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích sau đây và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng: Xoè bàn tay bấm đốt Tính đã bốn năm ròng Người ta bảo không trông 21 Anh cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ! Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được. (Trần Hữu Thung, Thăm lúa) * Đọc đoạn trích sau và cho biết tại sao ở câu thơ thứ 2 tác giả dùng "u" nhưng câu thơ cuối lại dùng "mẹ"? Tới đường làng gặp những người quen, Ai cũng khen u nết thảo hiền, Dẫu phải theo chồng thân phận gái Đường về quê mẹ vẫn không quên. (Đoàn Văn Cừ, Đường về quê mẹ) - So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm như sau: 1. VÀI NÉT VỀ LỜI ĂN TIẾNG NÓI QUẢNG BÌNH (...) Nhìn chung người Quảng Bình vẫn ăn nói như người Việt Nam trong cả nước, tuyệt đại bộ phận đều theo lời ăn tiếng nói phổ thông. Tuy nhiên, tiếng nói Quảng Bình được các nhà ngôn ngữ học xếp vào phương ngữ Bình Trị Thiên, nằm trong phương ngữ Bắc Trung Bộ. Quảng Bình thời xa xưa vốn có tiếng là đất rộng người thưa, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống của cư dân nông nghiệp rất tịnh, lời ăn tiếng nói do đó mà rất ít biến động, nhiều tiếng, nhiều lời rất cổ điển nay vẫn còn; việc ăn nói khác nhau không những về giọng, về dấu, mà có khi khác cả từ vựng. Có trường hợp tiếng Quảng Bình khác với tiếng phổ thông nhưng lại cùng một nghĩa, ví như: côi với trên, cươi với sân, em với tam,... đều là khác lời mà chung nghĩa. Cũng có trường hợp cùng lời với tiếng phổ thông, hoặc cùng lời ngay với tiếng Quảng Bình mà vẫn khác nghĩa. Ví dụ: bê thì tiếng Quảng Bình nghĩa là bê trễ hoặc bỏ bê, mà tiếng phổ thông bê có nghĩa là mang, xách từ nơi này sang nơi nọ, hoặc bê là con bò mới sinh, còn nhỏ; đồng thời, trong tiếng Quảng Bình bê còn có nghĩa là đập, nện trên bề mặt cho láng, cho bằng phẳng. Hoặc sự khác nhau giữa tiếng Quảng Bình và tiếng phổ thông do sự biến âm và khác dấu. Chẳng hạn, những phụ âm sau đây, do chệch giọng mà có: - Phụ âm đầu: 22 nh nói thành l (hoa nhài/hoa lài, nhạt nhẽo/lạt lẹo...); nh nói thành d/gi (nhan sắc/dan sắc, nhãn hiệu/dãn hiệu...); d/gi nói thành r (dự bị/rự bị, quả dừa/quả rừa,...); tr nói thành t (trăng sao/tăng sao, leo trèo/leo tèo,...); s nói thành th (khẩu súng/khẩu thúng, sung sướng/thung thướng,...); gi thành tr (con giun/con trùn, ông già, ông tra,...); - Phụ âm cuối: t nói thành c (cái bát/ cái bác, hết/hếc,...); n nói thành ng (bè bạn/bè bạng, hạn chế/hạng chế,...). Còn những trường hợp sau đây lại do nói chệch vần hoặc kéo dài nguyên âm mà có: - Ết thành êêc (mệt/mêệc,...); ô thành ôô (ông ngoại/ôông ngoại,...); o thành oo (con ong/con oong,...); - Anh thành eng (xanh mặt/xeng mặt, bánh chưng/béng chưng,...); - Ênh thành êng (bênh vực/bêng vực, lênh đênh/lêng đêng,...); - Ênh thành inh (bị bệnh/bị bịnh, mênh mông/minh mông,...); -Ưng, âng thành ơng/ơơng (mừng/mờơng, bưng bê/bơơng bê, bao đựng lúa/bao đợơng lúa, nâng niu/nơơng niu,...); - Ôn thành un (khôn ngoan/khun ngoan, hôn hít/hun hít,...); - Ân thành u (cậu dì/cụ dì, trái bầu/trái bù,...); - Ai thành ây (trái bí/trấy bí,...); - Ôi thành ui (của tôi/của tui,...); Ngoài ra, người Quảng Bình, đặc biệt là người hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới, cũng như người miền biển, đại đa số không phân biệt được dấu hỏi, dấu ngã và thường nói dấu ngã ra dấu nặng. Ví dụ: bã trầu/bạ trầu, gió bão/gió bạo, bữa trưa/bựa trưa,... Không những nói chệch ngã (~) ra nặng (.) mà cũng đôi khi nói dấu hỏi (?) ra dấu nặng (.). Ví dụ: cửa nhà/cựa nhà, trảng cát/trạng cát, bải hoải chân tay/bại hoại chân tay,... Một số trường hợp lại nhầm lẫn giữa dấu sắc - dấu nặng (sâu róm/sâu rọm, miếu thần hoàng/miệu thần hoàng,...) và dấu sắc - dấu hỏi (há miệng/hả miệng,...). Sự khác biệt giữa tiếng Quảng Bình với tiếng phổ thông, dĩ nhiên là gây khó hiểu với du khách ngoại tỉnh khi đến thăm hoặc đến làm việc với Quảng Bình. Thế nhưng, lời ăn tiếng nói Quảng Bình cũng có những nét đẹp, nét hay riêng của nó. Đó là một trong những phong cách ăn nói của người Quảng Bình. Trong cách ăn nói đó, nổi lên một nét đặc biệt mà ai ai cũng dễ cảm nhận, dù là 23 mới gặp lần đầu, đó là tính "hài", chất "vui", cách "trạng" trong lời ăn tiếng nói Quảng Bình (...). (Theo Nguyễn Tú) 2. NHỮNG NÉT ĐẸP TRONG LỜI ĂN TIẾNG NÓI QUẢNG BÌNH (...) Mặc dầu lời ăn tiếng nói Quảng Bình mang chất mộc mạc, nôm na mách qué, nhưng khi vào thơ ca nó góp phần phong phú thêm cho ngôn ngữ phổ thông. Ví dụ, trong bài thơ Mẹ Suốt, nhà thơ Tố Hữu đã dùng ngôn ngữ địa phương để tái hiện hình ảnh địa phương: Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai. Thật là "cơ duyên kì ngộ"! Nhà thơ đã ứng dụng ngôn ngữ địa phương một cách tài tình; chỉ trong một câu 6 chữ mà lời ăn tiếng nói Quảng Bình đã chiếm 3! Và tài nghệ ở chữ "mẹ nờ"! Có thể không có một từ ngữ nào hay hơn chữ "nờ" ở đây nữa. Giá như không muốn dùng tiếng địa phương mà muốn thay bằng tiếng phổ thông, thì chắc khó xuôi được, vì chẳng lẽ "gan chi gan rứa mẹ à" hay "gan chi gan rứa mẹ kìa" hoặc "gan chi gan rứa mẹ ơi". Rõ ràng, cái mạch nguồn hình ảnh địa phương Quảng Bình đã xuyên suốt cả toàn bài thơ, và khi đến câu "gan chi gan rứa" thì không còn từ nào "đắt" hơn "nờ" nữa! Vả lại trong tiếng Quảng Bình "nờ" vừa có ý hỏi, vừa mang ý hoan nghênh thán phục, cho nên câu thơ lục bát này vừa là một câu vấn đáp, vừa là một lời ngợi khen. Mặt khác "gan chi gan rứa mẹ nờ" đi liền với "mình chờ chi ai" thì thật đúng là một sự giải đáp vừa rất khiêm tốn, vừa rất tự hào, vừa tỏ rõ tinh thần yêu nước một cách tự giác đến kính yêu!...(...) (Theo Nguyễn Tú) II. VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN 1. Văn học dân gian địa phương a. Tìm hiểu thể loại truyện dân gian - Ngoài 02 bài tập sử dụng từ SGK, Tài liệu có thêm các bài tập mới như sau: Bài tập 1 24 Dưới đây là các đoạn văn nói về lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian ở một số địa phương tỉnh Quảng Bình. Em hãy đọc những đoạn văn và trả lời các câu hỏi: a. Đây là một hoạt động trong truyền thống văn hoá của cộng đồng dân cư vùng sông nước. Các làng xã thi nhau việc chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, người lái giỏi; tuyển chọn tay chầm, tiến hành bơi thử, tìm bạn “ thụa” (bơi thử) nhằm kiểm tra sức dẻo dai với tốc độ cao trên đường đua. Người trên bộ, dưới thuyền “ngựa xe như nước áo quần như nêm”. Cổ động viên reo hò đến khản tiếng, ngoắt tay sau mới biết rã rời, mũ rơi, nón gãy, quai đứt, xiêm áo quên cài... b. Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc của ngư dân vùng biển; có làng tổ chức lễ hội vào đầu xuân, có làng tổ chức vào đầu vụ mùa cá Nam (tháng 4 tháng 5 âm lịch ). Trong lễ hội, sau nghi lễ cúng thần linh, tế cúng thành hoàng... là các hoạt động vui chơi, thể thao, văn nghệ... Hầu hết các lễ hội này đều có đua ghe trên sông, trên phá hoặc trên biển. Một số lễ hội có hoạt động rất độc đáo, như trò múa bông, chèo cạn, buông phao (Bảo Ninh), hát chèo cạn - hò khoan - hò hụi (Cảnh Dương)... Lễ hội này vừa nhằm vào việc tưởng nhớ công đức của người xưa, vừa thể hiện lòng mong ước, sự cầu phúc cho một mùa làm ăn phát đạt của ngư dân vùng biển... c. Ở lễ hội này, thông thường phần lễ sẽ được Ban tổ chức thực hiện từ ngày 14 (âm lịch) tại thác Bụt (xã Yên Hoá), du khách và người dân Minh Hoá đổ về đây để thắp hương cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no... Sang ngày 15 (âm lịch), hầu như gia đình nào cũng có mâm cỗ dâng cúng tổ tiên, cũng là dịp để mọi người gặp gỡ kể chuyện gia đình và chúc nhau làm ăn ngày càng phát triển. Sau phần lễ là phần hội, tại trung tâm huyện lỵ Quy Đạt và ở các trung tâm cụm xã, đã diễn ra các hoạt động văn hoá- văn nghệ dân gian mang đậm bản sắc của người dân Minh Hoá như: hát sắc bùa, hát nhà trò, múa tiên, độc tấu nhạc cụ dân tộc, hò thuốc... d. Hình thức ca hát này thường được tổ chức trên sân đình, hoặc trên bãi cát rộng. Người diễn, người xem ngồi vây quanh sân diễn. Trên sân có mô hình con thuyền làm bằng tre nứa, đầu kết hình rồng, đuôi kết phượng. Lòng thuyền rỗng để người diễn có thể đứng vào được. 25 Người tham gia hát thường là nam giới, không phân biệt già hay trẻ. Diễn viên ngày xưa mặc áo mã tiên, đầu chít khăn màu, lưng thắt dải lụa xanh. Ngày nay họ ăn mặc giản dị hơn nhưng đầu vẫn chít khăn, lưng vẫn thắt vải. Vào cuộc hát các diễn viên bước vào thuyền vừa làm động tác chèo thuyền, vừa tuỳ từng điệu hò điệu hát mà xô theo câu hát của người cầm chịch (hò cái)... Câu hỏi: Hãy cho biết các đoạn văn trên nói về lễ hội (hoặc sinh hoạt văn hóa) dân gian gì? Chọn một lễ hội (hoặc sinh hoạt văn hóa) dân gian mà em am hiểu nhất để trình bày thêm những hiểu biết (thời gian, cách thức tổ chức, diễn biến...) của mình. Ngoài ra, quê hương em còn có các sinh hoạt dân gian (hội làng, hát sắc bùa; hát kiều, hát nhà trò; múa bông, hò đưa linh, hò khoan,...) nào độc đáo? Bài tập 2 Đọc văn bản Chuyện Hòn Hiền ở phần Đọc thêm và thực hiện yêu cầu sau: a. Tìm những yếu tố hoang đường có ở trong truyện. b. Em có nhận xét gì về số phận và tính cách của nhân vật cu Hiền? c. Truyện nhằm giải thích điều gì? Tại địa phương nơi em sinh sống có truyện dân gian nào tương tự như vậy không (nhằm để giải thích một điều gì đó)? Bài tập 3 Xem phần giới thiệu một số trò chơi dân gian ở phần Đọc thêm và cho biết ở quê em có các trò chơi đó không? Nếu có thì cách chơi có gì giống và khác? Ngoài ra, quê em còn các trò chơi dân gian gì nữa? Hãy giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích. - So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm giới thiệu 03 truyện dân gian (Chuyện Hòn Hiền, Chuyện Ông Quyền Trưởng đánh cọp và Cùm cổ nó lại) và 04 trò chơi dân gian (đánh bi, ù mọi, chơi thẻ, đánh khăng). b. Tìm hiểu ca dao, tục ngữ - So với SGK, Tài liệu có thêm các bài tập sau đây: * Đọc các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ riêng: - Ra về lại nhớ chợ Cuồi Nhớ làng Thanh Thủy nhớ người Lệ Sơn. 26 - Chiếu cói An Xá, nón lá Qui Hậu. - Thọ Đơn đan lát, hàng quạt Trung Thuần. - Trầm hương Qui Đạt, đậu lạc huyện Tuyên. - Sò nghêu Quán Hàu, rượu dâu Thuận Lý. - Cổ Hiền trên bến dưới sông Mẹ thương chàng rể một lòng thủy chung. - Ai lên Tuy Đợi thì lên Bún thịt chợ Tréo chớ quên đường về. - Ai lên Tuyên Hóa quê miềng Chè xeeng mật ngọt nặng nguyền nác non. - Cầu Ròon bảy nhịp còn ba Ai về Quảng Trạch nhớ ra cầu Ròon. - Nón Thuận Bài, khoai Hòa Lạc. - So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm như sau: SẮC THÁI VĂN HOÁ QUẢNG BÌNH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ Quảng Bình là một tỉnh có đặc điểm sinh thái đa dạng: biển, rừng, đồng bằng đã tạo cho vùng đất này có nhiều cảnh quan tươi đẹp: vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, nhiều sản vật độc đáo phong phú, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển cả ba đặc trưng văn hóa: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển. Trước hết điều kiện địa lý và môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng để hình thành nên phẩm chất con người Quảng Bình. Ở Quảng Bình khi nói tới việc cách trở, khó khăn về mặt không gian, nhân dân thường dùng hình ảnh “truông”. Truông là một đặc điểm địa chất của vùng đất này. Truông là một nơi khó qua lại: Eo truông cách trở khó qua, Tam Đa là một, Đại Hòa là hai. Về mặt lịch sử, xã hội, trong quá khứ, Quảng Bình là khu vực chiến tranh, nội chiến, bị phân ranh, chia cắt. Khi cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn nổ ra, sông Gianh trở thành giới tuyến phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đi qua nơi đây như thử thách lòng dũng cảm, trí thông minh của con người: Khôn ngoan qua cửa Thanh Hà, Đố ai có cánh bay qua Lũy Thầy. 27 Yêu cầu: Tìm những từ ngữ xưng hô địa phương có trong các câu ca dao trên và cho biết chúng tương đương với từ ngữ xưng hô toàn dân nào. c. Giới thiệu phương ngữ - Tài liệu sử dụng lại các bài tập từ SGK (có thay đổi một số chỗ cho phù hợp). - Tài liệu chuyển bài tập số 4 (trích đạo bài thơ Mẹ Suốt) sang bài Từ địa phương và từ toàn dân và thay bằng một bài tập mới sau đây: Chỉ ra những từ ngữ địa phương đã được dùng trong các câu ca dao sau và cho biết những từ ngữ đó tương đương với từ ngữ nào trong ngôn ngữ toàn dân? a. Nước cạn thì thiếp xuống hà mò cua bắt cá, Nước nậy thì thiếp lên núi hái rau má rau mưng. b. Một lần là tởn đến tra, Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân. c. Một chắc ta lại đến với mình, Có ai mô đó mà mình hổ ngai. d. Chèo đò bẻ báp bên sông, Báp chưa có trấy mang bông mà về. e. Răng chừ hết cát Truông Ngừ, Mòn đàng Đá Nhảy mới từ nghĩa nhau. - So với SGK, Tài liệu có phần đọc thêm như sau: Miền Nam có những phương ngữ mà người miền Bắc không hiểu hoặc hiểu nhầm. Ngược lại cũng vậy. Bài vè vui sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm chút ít về phương ngữ của hai miền (chú ý những từ in nghiêng để thấy sự khác nhau): Bắc bảo kỳ, Nam kêu cọ (kỳ cọ), Bắc gọi lọ, Nam kêu chai, Bắc mang thai, Nam có chửa, Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi, Bắc quở gầy, Nam than ốm. Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh, Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ, Nam mần sơ sơ, Bắc làm lấy lệ, Nam không nghe nói dai, Bắc chẳng mê lải nhải, Bắc vào ô tô, Nam vô xế hộp, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan