Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu cảng phước an, huyện nhơn trạch, tỉnh đồng n...

Tài liệu Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu cảng phước an, huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai. design a water supply network for phuoc an port, nhon trach district, dong nai province

.DOC
104
1
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO KHU CẢNG PHƯỚC AN, NHƠN TRẠCH, ĐỒNG NAI DESIGN A WATER SUPPLY NETWORK FOR PHUOC AN PORT, NHON TRACH DISTRICT, DONG NAI PROVINCE GVHD: TS. NGUYỄN NHƯ SANG Tp. Hồ Chí Minh tháng 06 năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHÚ Ý: Sinh viên phải dán tờ này vào bản thuyết minh HỌ VÀ TÊN: NGÀNH: Kỹ thuật môi trường .LỚP: MO14KMT 1. Tên Luận Văn: Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu cảng Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Design a water supply network for Phuoc An Port, Nhon Trach District, Dong Nai Province. 2. Nhiệm vụ:  Tìm hiểu, thu thập các tài liệu, số liệu, bản vẽ về khu cảng Phước An, trong đó tập trung về cấp nước khu vực.  Tính toán mạng lưới đường ống cung cấp nước cho khu cảng Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai sao cho kinh tế nhất, vận tốc trong ống luôn trong tiêu chuẩn cho phép, đồng thời áp lực mạng lưới luôn đủ để cung cấp nước đến người tiêu dùng trong điều kiện bất lợi nhất.  Vạch tuyến mạng lưới cấp nước và mô phỏng thuỷ lực bằng phần mềm EPANET.  Thực hiện các bản vẽ thiết kế. 3. Ngày giao luận văn: 15/01/2018 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 14/05/2018 5. Họ tên người hướng dẫn: TS. NGUYỄN NHƯ SANG Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua bộ môn CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TP.HCM, ngày………tháng……năm NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt:……………………………………………………………………………………………………… Ngày bảo vệ:................................................................................................................................ Điểm tổng kết:.............................................................................................................................. Nơi lưu trữ luận văn:.................................................................................................................... LỜI CẢM ƠN Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trước hết tôi xin gửi tới các thầy cô Trường Đại học Bách Khoa TPHCM lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc, đặc biệt là các thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay tôi đã có thể hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – TS. Nguyễn Như Sang đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua. Không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị phòng Kỹ thuật công ty cấp nước Gia Định đã chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! TPHCM, ngày … tháng … năm 2018 Sinh viên ii TÓM TẮT Khu cảng Phước An huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, tận dụng được hệ thống giao thông thuận tiện như đường bộ, đường sắt, đường hàng không và cả đường thuỷ. Khu cảng Phước An gồm 2 khu vực riêng biệt là khu dịch vụ hậu cần cảng với diện tích trên 550 ha và khu cảng với diện tích hơn 180 ha. Cả khu dịch vụ hậu cần và khu cảng đều được đánh giá trong tương lai tương ứng sẽ là trung tâm trung chuyển hàng hoá lớn nhất cả nước và là tuyến luồng tốt nhất hiện nay của Việt Nam. Vì vậy, thiết kế hệ thống cấp nước cho khu vực cảng này là việc làm vô cùng quan trọng. Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu cảng Phước An cần phải đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và cả cho những lúc nguy cấp như trong trường hợp có cháy ở các toà nhà của khu dịch vụ hậu cần hay ở các tàu thuyền trên bến cảng của khu vực cảng. Bên cạnh đó còn cần phải thiết kế đảm bảo cung cấp nước thường xuyên, liên tục, chắc chắn với chi phí xây dựng và quản lý mạng lưới là kinh tế nhất. Để đáp ứng được các yêu cầu trên cần phải thực hiện lần lượt các công việc như tính toán lượng nước cần thiết cho từng khu vực, vạch tuyến mạng lưới tuỳ theo nhu cầu dùng nước của mỗi khu, từ đó đưa ra các phương án thiết kế và chọn ra phương án hợp lý sau khi so sánh kết quả từ việc chạy phần mềm thuỷ lực EPANET. Sau khi tính toán thì sẽ tiến hành thực hiện bản vẽ thiết kế để thể hiện rõ mạng lưới được bố trí trên mặt bằng và các chi tiết vật tư với mặt cắt ngang, dọc. Từ đó sẽ tiến hành khái toán dự án dựa trên việc bóc tách khối lượng vật tư từ các bản vẽ chi tiết và công tác thi công lắp đặt đường ống. Vì vậy, thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu cảng sao cho đáp ứng được nhu cầu dùng nước là điều vô cùng quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai và cả vùng Kinh tế Động lực phía Nam. iii MỤC LỤC Đề mục Trang Nhiệm vụ luận văn …………………………………………………………..……………………. i Lời cảm ơn …………………………………………………….…………………………………… ii Tóm tắt …………………………..…………………………………………………………………. iii Mục lục ……………………………………………………….…………………………….……… iv Danh sách các bảng biểu ……………………………………………………………………….. vi Danh sách các biểu đồ, hình ảnh …………………………………………………………… viii Danh sách các từ viết tắt ……………………………………………………………………….. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................2 1.2. Mục đích luận văn..........................................................................................3 1.3. Nhiệm vụ luận văn..........................................................................................3 1.4. Phương pháp thực hiện..................................................................................3 1.5. Bố cục của luận văn tốt nghiệp......................................................................3 1.6. Các tiêu chuẩn vi phạm và thông số thiết kế................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.......................................................................................4 2.1. Giới thiệu về huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai...............................................5 2.2. Giới thiệu về cảng Phước An.........................................................................6 2.3. Hệ thống cấp nước........................................................................................11 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC........................................17 3.1. Thống kê số liệu ban đầu.............................................................................18 3.2. Tính toán lượng nước...................................................................................21 iv 3.2.1. Khu dịch vụ hậu cầần...........................................................................................21 3.2.2. Khu cảng..............................................................................................................24 3.3. Chế độ tiêu thụ nước....................................................................................26 3.3.1. Khu dịch vụ hậu cần............................................................................................26 3.3.2. Chế độ tiêu thụ nước khu cảng............................................................................29 3.4. Phân tích nhiệm vụ của mạng lưới..............................................................31 3.5. Sơ bộ về vạch tuyến cấp nước và nguyên tắc vạch tuyến cấp nước..........32 3.6. Tính toaùn maïng löôùi caáp nöôùc....................................................................34 3.7. Làm việc trên EPANET...............................................................................53 3.7.1. Khu dịch vụ hậu cần............................................................................................56 Phương án 1 …………………………………………………...………….………………… 56 Phương án 2 ………………….………………………...…………………...……………… 59 3.7.2. Khu cảng..............................................................................................................64 CHƯƠNG 4: THI CÔNG, CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI.....67 4.1. Thi công lắp đặt ống.....................................................................................68 4.2. Khái toán chi phí đầu tư..............................................................................77 4.3. Quản lý mạng lưới........................................................................................82 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................84 5.1. Kết luận.........................................................................................................85 5.2. Kiến nghị.......................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................87 PHỤ LỤC A...............................................................................................................88 PHỤ LỤC B................................................................................................................. 91 DANH MỤC CÁC BẢNG v STT TÊN BẢNG SỐ BẢNG 1 Các khu trong khu dịch vụ hậu cần 2.1 2 Phân khu loại đất khu dịch vụ hậu cần 3.1 3 Bảng thống kê nhu cầu dùng nước của khu dịch vụ hậu cần 3.2 4 Bảng thống kê nhu cầu dùng nước của khu cảng Phước An 3.3 5 Bảng thống kê chiều dài các tuyến ống dẫn nước của mạng lưới khu dịch vụ hậu cần (phương án 1) 3.4 6 Bảng thống kê lưu lượng dọc tuyến của ống khu dịch vụ hậu cần (phương án 1) 3.5 7 Bảng thống kê lưu lượng từng nút của khu dịch vụ hậu cần (phương án 1) 3.6 8 Bảng thống kê chiều dài các tuyến ống dẫn nước của mạng lưới khu dịch vụ hậu cần (phương án 2) 3.7 9 Bảng thống kê lưu lượng dọc tuyến của ống khu dịch vụ hậu cần (phương án 2) 3.8 10 Bảng thống kê lưu lượng từng nút của khu dịch vụ hậu cần (phương án 2) 3.9 11 Bảng thống kê chiều dài các tuyến ống dẫn nước của mạng lưới khu cảng 3.10 12 Bảng thống kê lưu lượng dọc tuyến của ống khu cảng 3.11 13 Bảng thống kê lưu lượng từng nút của khu cảng 3.12 14 Giá trị vận tốc kinh tế ứng với đường kính ống 3.13 15 Áp lực tự do các nút trong giờ dùng nước lớn nhất 17 – 18h của khu dịch vụ hậu cần (phương án 1) 3.14 16 Áp lực tự do tại nút bất lợi nhất (nút 27) của khu dịch vụ hậu cần (phương án 1) 3.15 17 Áp lực tự do các nút trong giờ dùng nước lớn nhất 17 – 18h của khu dịch vụ hậu cần (phương án 2) 3.16 18 Áp lực tự do tại nút bất lợi nhất (nút 17) của khu dịch vụ hậu cần (phương án 2) 3.17 19 So sánh phương án 1 và phương án 2 3.18 vi STT 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 TÊN BẢNG Áp lực tự do các nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy của khu dịch vụ hậu cần (17 – 18h) Áp lực tự do tại nút bất lợi nhất (nút 11) của khu dịch vụ hậu cần vào thời điểm có cháy. Áp lực tự do tại nút bất lợi nhất (nút 17) của khu dịch vụ hậu cần vào thời điểm có cháy Mạng lưới thể hiện áp lực tự do trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy (17 – 18h) Mạng lưới thể hiện vận tốc ống trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy (17 – 18h) Áp lực tự do các nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy của khu cảng (15 – 16h) Áp lực tự do tại nút bất lợi nhất (nút 24) của khu cảng vào thời điểm có cháy. Áp lực tự do tại nút bất lợi nhất (nút 37) của khu cảng vào thời điểm có cháy Bảng tra chiều sâu chôn ống Bảng thống kê chi phí giá thành đường ống Bảng thống kê khối lượng đào đắp đất Bảng thống kê chi phí giá vật tư Bảng thống kê chi phí giá thành đào đắp đất Bảng thống kê tổng chi phí xây dựng Định kì theo dõi chế độ làm việc và bảo quản mạng lưới Pattern cho khu dịch vụ hậu cần Thông số bơm Pump 1 Thông số bơm Pump 2.1 và 2.2 Thông số bơm Pump cháy 1 và 2 Pattern cho khu cảng Thông số bơm Pump 1 Thông số bơm Pump 2 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH vii SỐ BẢNG 3.19 3.20 3.21 3.22 3.23 3.24 3.25 3.26 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 A.1 A.2 A.3 A.4 B.1 B.2 B.3 STT TÊN BIỂU ĐỒ SỐ BIỂU ĐỒ 1 Nhu cầu dùng nước của khu dịch vụ hậu cần 3.1 2 Nhu cầu dùng nước của khu cảng Phước An 3.2 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 TÊN HÌNH Khu cảng Khu dịch vụ hậu cần Vạch tuyến mạng lưới khu dịch vụ hậu cần (phương án 1) Vạch tuyến mạng lưới khu dịch vụ hậu cần (phương án 2) Vạch tuyến mạng lưới khu cảng Mạng lưới thể hiện áp lực tự do trong giờ dùng nước lớn nhất (phương án 1) Mạng lưới thể hiện vận tốc ống trong giờ dùng nước lớn nhất (phương án 1) Mạng lưới thể hiện áp lực tự do trong giờ dùng nước lớn nhất (phương án 2) Mạng lưới thể hiện vận tốc ống trong giờ dùng nước lớn nhất (phương án 2) Mạng lưới của khu dịch vụ hậu cần thể hiện áp lực tự do trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy (17 – 18h) Mạng lưới của khu dịch vụ hậu cần thể hiện vận tốc ống trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy (17 – 18h) Mạng lưới của khu cảng thể hiện áp lực tự do trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy (15 – 16h) Mạng lưới của khu cảng thể hiện vận tốc ống trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy (15 – 16h) Nâng ống trước khi lắp đặt Đầu nối miệng bát Cách lắp gioăng cao su Công tác lắp ống Pattern cho khu dịch vụ hậu cần Pattern cho khu cảng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii SỐ HÌNH 2.1 2.2 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 4.1 4.2 4.3 4.4 A.1 B.1 STT CÁC TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh 2 BRVT : Bà Rịa Vũng Tàu 3 PAP : Phuoc An Port 4 UBND : Uỷ ban nhân dân 5 ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long 6 QL51 : Quốc lộ 51 7 T.cây : Tưới cây 8 R.đường : Rửa đường ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp nước đủ để cả về số lượng lẫn chất lượng, thiết kế một hệ thống mạng lưới cấp nước hoàn chỉnh còn phải đảm bảo số lượng ống phù hợp để đạt giá trị kinh tế nhất. Bên cạnh cung cấp nước cho khu dân cư đô thị, cung cấp nước cho khu công nghiệp cũng như khu cảng biển cũng vô cùng quan trọng, liên quan và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia. Khu cảng Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai có vị trí rất thuận lợi do nằm bên bờ sông Thị Vải có tuyến luồng được đánh giá là tốt nhất hiện nay của Việt Nam. Cảng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (có tầm ảnh hưởng lớn đến thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) – khu vực có lượng hàng container chiếm 70%, hàng tổng hợp chiếm 50% lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam. [1] Nước cấp cho khu cảng không chỉ để phục vụ công nhân làm việc và sinh hoạt mà quan trọng hơn hết là còn phòng và chữa cháy cho tàu thuyền. Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong các container, các kho hàng đa phần lại là những chất tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao như: linh kiện điện tử, xăng, dầu, quần áo, vải vóc, giày dép, ô tô, xe máy và đặc biệt là hoá chất. Ngoài biển gió lớn nên khi xảy ra cháy nổ khả năng lan ra những tàu lân cận rất lớn với tốc độ rất nhanh. Trên thực tế, theo báo VNEXPRESS đăng tin, đã xảy ra vụ cháy hóa chất rất lớn như ngày 27-11-2015, tàu Contship Ace quốc tịch Cộng hòa Cyprus trọng tải 7170 tấn hàng, có 20 container chứa 480 tấn phốt pho, đang bốc hàng tại cảng Nam Hải, Hải Phòng thì 1 container chứa phốt pho bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố phải rất vất vả để dập đám cháy, hơn 50 cán bộ cảnh sát trực tiếp chữa cháy bị nhiễm khói độc nhưng bảo vệ an toàn con tàu và số lượng hàng hóa trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Hiệu quả lớn nhất là ngăn chặn được vụ cháy nổ có thể gây nhiễm độc cho cả một vùng dân cư rộng lớn của thành phố. [2] 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Vì vậy, thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu cảng là điều cần thiết và thiết kế sao cho đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và cả những lúc nguy cấp là điều vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế quốc gia và hơn hết là sự an toàn của công nhân làm việc tại đây. 1.2. Mục đích luận văn Mô phỏng hệ thống đường ống và triển khai các bản vẽ nhằm thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu cảng và khu hậu cần thuộc cảng Phước An. 1.3. Nhiệm vụ luận văn  Tìm hiểu, thu thập các tài liệu, số liệu, bản vẽ về khu cảng Phước An, trong đó tập trung về cấp nước khu vực.  Tính toán mạng lưới đường ống cung cấp nước cho khu cảng Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai sao cho kinh tế nhất, vận tốc trong ống luôn trong tiêu chuẩn cho phép, đồng thời áp lực mạng lưới luôn đủ để cung cấp nước đến người tiêu dùng trong điều kiện bất lợi nhất.  Vạch tuyến mạng lưới cấp nước đảm bảo khả năng cấp nước liên tục, đầy đủ, đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy và mô phỏng thuỷ lực bằng phần mềm EPANET.  Thực hiện các bản vẽ thiết kế như mặt bằng, trắc dọc, chi tiết vật tư,… 1.4. Phương pháp thực hiện Sử dụng các kỹ năng tra cứu trên mạng để thu thập tài liệu cần thiết cho luận văn. Sử dụng các tính năng của phần mềm Microsoft Office để thuyết minh, tính toán đồng thời chạy thuỷ lực bằng chương trình EPANET và vận dụng các phần mềm chuyên ngành như AutoCAD để thể hiện bản vẽ. 1.5. Bố cục của luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp: Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước khu cảng Phước An, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai có tất cả 5 chương bao gồm: Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Tổng quan. Chương 3: Tính toán mạng lưới cấp nước. Chương 4: Thi công, chi phí đầu tư và quản lý mạng lưới. Chương 5: Kết luận và kiến nghị 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.6. Các tiêu chuẩn vi phạm và thông số thiết kế Các tiêu chuẩn vi phạm và thông số thiết kế sử dụng trong luận văn dựa trên cơ sở:  Sử dụng các vi phạm tiêu chuẩn và thông số thiết kế Việt Nam.  Tham khảo qui phạm, tiêu chuẩn và thông số thiết kế các nước và điều chỉnh các vi phạm này cho phù hợp dựa theo các quan điểm đã nêu trên. 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu về huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Nhơn Trạch – Tỉnh Đồng Nai là một huyện thuộc miền Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi không những về mặt khí hậu lẫn giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân đưa Nhơn Trạch trở thành một trong những huyện phát triển của miền Nam.  Phía Bắc: giáp huyện Long Thành, các quận 2 và quận 9 TPHCM.  Phía Nam: giáp huyện Nhà Bè.  Phía Tây: giáp huyện Nhà Bè.  Phía Đông: giáp huyện Long Thành và huyện Tân Thành – tỉnh BRVT. 2.1.2. Địa chất thủy văn công trình Tham khảo tài liệu địa chất một số công trình đã xây dựng xung quanh khu vực quy hoạch các khu nhà ta thấy điạ chất công trình ở đây tương đối đồng đều và ổn định. Ở độ sâu từ mặt đất thiên nhiên xuống khoảng 3 – 4 mét là lớp cát pha sét có khả năng chịu tải với Rđ > 1,5 kg/cm2, Mực nước ngầm ở độ sâu dưới 2 – 3 mét. Nhìn chung không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 2.1.3. Cảnh quan thiên nhiên Khu vực dự kiến xây dựng nhìn chung tương đối hoàn chỉnh về quy hoạch, cơ sở hạ tầng đầy đủ, giao thông và dân cư cũng như các công trình công cộng ổn định thuận lợi cho việc xây dựng công trình. 2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội  Về lao động nghề nghiệp: Nghề nghiệp của khu vực chủ yếu là: một bộ phận nhỏ làm vườn và nuôi cá bè. Bộ phận lớn làm trong nhà máy chế biến thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và công chức nhà nước, bộ phận nhỏ buôn bán tiểu thương.  Kinh tế - Xã hội: Trong những năm gần đây, nhịp độ phát triển của tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện cho huyện Nhơn Trạch phát triển một cách nhảy vọt. Cơ cấu kinh tế thay đổi công nghiệp phát triển kéo theo một số ngành về xã hội cũng phát triển theo, như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… Đời sống nhân dân được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1.5. Hiện trạng giao thông Hệ thống giao thông của huyện được quy hoạch khá hoàn chỉnh. Đường trục chính cảnh quan có dải phân cách ở giữa, lộ giới rộng 40 mét. Đường trục vành đai có giải phân cách ở giữa, lộ giới rộng 25 mét và 30 mét. Các con đường nội bộ hiện nay được nhân dân đóng góp xây dựng hầu hết là bê tông và nhựa hóa. Đối với bên ngoài, huyện có tuyến đường giáp giữa Đồng Nai với Vũng Tàu. Đây là tuyến đường có ý nghĩa kinh tế, an ninh quốc phòng không những của Vũng Tàu mà còn của tỉnh Đồng Nai. Hàng ngày trên tuyến đường này có môt lượng rất lớn các loại phương tiện vận tải lưu thông để vận chuyển hàng hóa và nhân dân trong và ngoài tỉnh. 2.2. Giới thiệu về cảng Phước An 2.2.1. Giới thiệu chung Công ty Cổ Phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (tiếng Anh: PetroVietnam Phuoc An Port Investment & Operation Joint Stock Company, gọi tắt là PAP) là đơn vị được thành lập vào ngày 29/4/2008 để thực hiện việc đầu tư và khai thác Cảng tổng hợp Phước An theo thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và tỉnh Đồng Nai. PAP được sáng lập với 2 Cổ đông chính đó là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và UBND tỉnh Đồng Nai, thành phần Cổ đông Công ty hiện tại như sau:  Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietNam): 79,54%  Về phía tỉnh Đồng Nai: Tổng Công ty Phát triển Khu Công nghiệp (SONADEZI): 17,05%  Các cổ đông cá nhân: 3,41% [1]. 2.2.2. Tổng quan dự án 2.2.2.1. Vị trí của cảng Phước An trong Vùng Kinh tế động lực Phía Nam Cảng Phước An nằm trong nhóm cảng biển số 5 - Hệ thống cảng biển khu vực Tp. Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 và phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cảng Phước An có vị trí rất thuận lợi do nằm bên bờ sông Thị Vải có tuyến luồng được đánh giá là tốt nhất hiện nay của Việt Nam. Cảng nằm trong vùng kinh tế động lực phía Nam (hạt nhân quan trọng là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) - Khu vực có lượng hàng Container chiếm 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 70%, hàng tổng hợp chiếm 50% lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam [1]. 2.2.2.2. Hệ thống giao thông Do vị trí cảng Phước An nằm ở trung tâm của vùng kinh tế động lực phía Nam Việt Nam nên tận dụng được hệ thống giao thông thuận tiện. Cảng có thể kết nối với các tuyến đường giao thông huyết mạch trong vùng như:  Đường bộ: quốc lộ 51, đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.  Đường hàng không: sân bay quốc tế Long Thành.  Đường sắt: tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu và tuyến đường sắt quốc gia.  Đường thủy: tuyến TP HCM – Vũng Tàu và tuyến TP HCM – ĐB SCL. 2.2.2.3. Điều kiện tự nhiên Về điều kiện tuyến luồng: nằm trên sông Thị Vải với chiều dài tuyến luồng vào cảng khoảng 40 km, độ sâu trung bình 15 m, có bề rộng trung bình khoảng 500 m, thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều, biên độ dao động mực nước không lớn, dòng chảy ổn định, lượng sa bồi không đáng kể, hình thái lòng sông gần như không thay đổi. Hiện nay, tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải có tổng chiều dài khoảng 49 km với 2 làn đi và về, có thể đảm bảo cho tàu trọng tải đến 80,000 tấn lưu thông an toàn. Bên cạnh đó ngày 07/08/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5934/VPCP-KTN về việc công bố cho phép tàu có tải trọng lớn ra vào các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải. Về điều kiện khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04. Đây là khu vực không bị ảnh hưởng nhiều bởi các hiện tượng thiên tai: bão, lũ lụt, động đất… [1]. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.2.2.4. Phân khu chức năng của dự án Khu cảng  Tổng diện tích: 183 ha  Tổng chiều dài bến: 3.050 m  Chiều sâu mực nước trung bình: -15 m  06 bến container (đáp ứng 60.000 DWT)  04 bến tổng hợp (đáp ứng 60.000 DWT)  Công suất: 2,5 triệu TEU/năm 6,5 triệu tấn/năm [1] Hình 2.1 Khu cảng [1] 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN Khu dịch vụ hậu cần Tổng diện tích: 555,24 ha, gồm các khu: Bảng 2.1 Các khu trong khu dịch vụ hậu cần [1] STT TÊN KHU 1 Khu lưu trú cho CBCNV, chuyên gia. 2 Khu công trình dịch vụ (văn phòng, y tế, trường học…). 3 Khu dịch vụ giao thông vận tải. 4 Khu hải quan và xuất nhập cảnh. 5 Khu kho ngoại quan. 6 Khu bãi container rỗng 7 Khu bến hàng lỏng. 8 Khu kho chứa hàng lỏng. 9 Khu bến sà lan cho hàng tổng hợp, container 10 Khu dịch vụ dầu khí. 11 Khu sơ chế nguyên liệu. 12 Khu kho bãi và các khu dịch vụ hỗ trợ 13 Khu nhà ga đường sắt. 14 Bãi xuất nhập container. 15 Bãi container lạnh. 16 Kho bãi trung tâm. 17 Kho lạnh 18 Bãi hàng đi, đến của nhà ga. 19 Khu bảo dưỡng, sửa chữa container. 20 Khảo sát phối hợp container 21 Xưởng sửa chữa. 22 Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật. 23 Khu đất cây xanh - mặt nước. 24 Giao thông đối nội và đối ngoại. 9 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN Hình 2.2 Khu dịch vụ hậu cần [1] 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng