Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh tại thành phố buôn ma thuột...

Tài liệu Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh tại thành phố buôn ma thuột (đăk lăk)

.PDF
24
510
113

Mô tả:

Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỨC TRÍ KHOA: CÔNG NGHỆ SH&MT LỚP: 08MT2 ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI HỢP VỆ SINH TẠI THÀNH PHỐ BUÔM MA THUỘT (Đăk Lăk) PHẦN I MỞ ĐẦU Hiện nay bên cạnh mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội thì phải gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường bởi môi trường rất quan trọng dối với chúng ta .Nó là cuộc sống là nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự tồn tại và phát triển của con người cũng như các loai sinh vật. Việt Nam là 1 nước đang trên đà phát triển đã gia nhập WTO tổ chức thương mại thế giới chính đó là cơ hội cho nước ta phát triển về mọi mặt .Tuy nhiên giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường bên cạnh mặt tương hỗ thì mặt trái của nó cũng được thể hiện rõ cụ thể đó là sự phát triển kinh tế đi đôi là sự tổn hại đến môi trường và mặt trái của sự phát triển là tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đang tồn đọng quá lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện nay vấn đề ô nhiễm đang là một thách thức lớn đối với toàn cầu. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh, nguy cơ ô nhiễm môi trường càng gây nhức nhối cho cộng đồng quốc tế. Vì vậy làm thế nào để vừa phát triển kinh tế-xã hội vừa bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề trên Thế Giới cũng như Việt Nam đang hết sức quan tâm. Xử lý chất thải rắn chủ yếu vẫn là hình thức chôn lấp tại các bãi hỡ hoặc kín nhưng không hợp vệ sinh, bên cạnh đó trong quá trình quản lý chất thải rắn việc phân công trách nhiệm giữa các ngành chưa rõ, cơ chế thực hiện vẫn mang nặng tính bao cấp, hình thức thu gom chủ yếu vẫn mang tính thủ công, thiếu đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, nhận thức cộng đồng đang ở trình độ thấp..Đặc biệt là ở các vùng nông thôn huyện thị miền núi thì vấn đề thu gom xử lý chất thải rắn chưa được quan tâm thực hiện. Cũng như hầu hết các tỉnh thành khác hiện nay, việc xử lý rác thải rắn trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, nhất là các khu, cụm công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trường, đang gây lo ngại cho người dân địa phương. Đăk Lăk có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, dân số gần 1,7 triệu người, với gần 44 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 29,5% dân số toàn tỉnh, được phân bố khắp 13 huyện, thành phố. Diện tích của thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 370 km², dân số 340.000 người. Trong đó diện tích nội thành khoảng 50 km². Thành phố này có 43.469 người dân tộc thiểu số, sinh sống tại 33 buôn, trong đó có 7 buôn nội thành, đông nhất là người Êđê. Dân số nội thành khoảng 230.000 người. (Số liệu thống kê năm 2006) BẢN ĐỒ THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT (Đăk Lăk|) Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 - trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động nhất Tây Nguyên, phấn đấu đến năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh và đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo định hướng của chính phủ. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam. • • Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 12%. Chuẩn đô thị loại 1 là 6,3%. Riêng năm 2007 là 18,21% Đầu tư: trong 10 năm xây dựng thành phố (1995-2005) đã đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hơn 300 tỷ đồng • Thu nhập bình quân đầu người: 773 USD/người/năm. Chuẩn đô thị loại 1 là 630 USD/người/năm. • Tỷ trọng các ngành: 36,72% công nghiệp-xây dựng, 48,84% thương mại-dịch vụ, 14,44% nông-lâm nghiệp. Năm 2007, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 14%, vượt chuẩn đô thị loại 1 là 15%. Phấn đấu đến 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chỉ còn khoảng 11%. • Giao thông: Có 140 km đường phố chính và đã được nhựa hóa trên 85%. Có 305 km đường nội bộ đã được cứng hóa trên 60%. • Văn hóa-giáo dục: đã có 16/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 2,5 người thì có 1 người đi học. • Y tế: 21/21 xã, phường đã có y, bác sĩ túc trực. Tuổi thọ bình quân: 70 tuổi. • Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3% Cũng như các thành phố công nghiệp khác ở miền trung thành phố Buôn Ma Thuột tốc độ phát triển kinh tế rất manh mẽ từ khi gia nhập WTO đặc biệt là các ngành công nghiệp đã tạo ra một khối lượng lớn chất thải rắn khổng lồ hiện trạng tại khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) nằm sát đường Lê Thị Hồng Gấm, thuộc Khối 1, phường Tân An phát sinh một bãi rác thải chất rắn rộng trên 2 ha. Bãi rác đã làm mất mỹ quan phố xá và gây ô nhiễm môi trường, dễ gây dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Mặc dù các cơ quan tổ chức công ty môi trường thành phố thu gom và xử lý lượng rác phát sinh nay nhưng chưa triệt để và còn nhiều tồn đọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường. Do đó việc lựa chọn công nghệ xử lý rác và qui hoạch bãi chôn lấp rác một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường. Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn và tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố nhóm chọn đề tài “ thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Buôn Ma Thuột” nhằm tìm hiểu rõ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn và đề xuất một phương pháp xử lý triệt để lượng rác thu gom một cách hợp vệ sinh và tác động môi trường một cách thấp nhất. PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về chất thải rắn Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…), Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. 1.2Tốc độ phát sinh chất thải rắn trên thế giới Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế-xã hội. Nói chung thì mức sống càng cào cao thì lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. Tại Châu Á Hiện nay, châu Á đã trở thành núi rác khổng lồ của thế giới phát triển. Ấn Độ và Bangladesh là hai quốc gia thầu gần như 90% các tàu cũ cần được dỡ bỏ. Những năm gần đây, muốn đưa tàu đi phá phải khử hết các chất độc hại có trên tàu. Nhưng chẳng mấy chủ tàu muốn làm điều đó. Tại Trung Quốc có tới 20 triệu chiếc ĐTDĐ trở thành rác thải mỗi năm Hiện nay, việc thu gom chất thải phân loại được thực hiện ở 52% khu dân cư ở Bắc Kinh, tuy nhiên tỷ lệ trên toàn quốc vẫn thấp hơn 10%. Theo thống kê, nếu chất thải tái chế được thu gom và tái sử dụng hợp lý thì mỗi năm có thể tiết kiệm được 25 tỷ nhân dân tệ. Các nhà máy xử lý chất thải cũng đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Mặc dù công suất của các nhà máy xử lý rác thải ở Trung Quốc mỗi năm tăng 46.800 tấn từ năm 2000 đến năm 2005, tuy nhiên tỷ lệ chất thải thực tế được xử lý giảm từ 61% xuống còn 54%. Tình trạng này phản ánh lượng lớn chất thải đang phát sinh do số người tiêu dùng ở Trung Quốc ngày càng tăng. Hội nghị về quản lý rác thải độc hại quốc tế do Liên Hợp quốc tổ chức tại Bali (Inđônêxia từ 23 đến 27-6-2008) đã kết thúc sau 5 ngày nhóm họp mà không phá vỡ được thế bế tắc về tình trạng buôn bán rác thải độc hại qua biên giới. Các đại biểu nhất trí không cấm xuất khẩu rác thải độc hại mà đề nghị chính phủ các nước tự hành động. Nhiều nước đang phát triển hiện vẫn tiếp tục chấp nhận rác thải độc hại có xuất xứ từ các nước phát triển, như máy vi tính cũ, tàu biển không sử dụng,... với quan điểm thiển cận là để thoát nghèo, cho dù chúng tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường, nhất là nguồn nước ngọt quý hiếm . Tại Châu Âu Kết quả kiểm tra tại 17 cảng của châu Âu gần đây cho thấy, trong số 258 kiện hàng bị kiểm tra, 140 kiện có chứa rác, trong đó 48% là rác thải vận chuyển bất hợp pháp. Tại Châu Phi Rác thải độc hại đã từng lật đổ một Chính phủ đang cầm quyền. Sự kiện chấn động này vừa xảy ra ở quốc gia Tây Phi (Bờ biển Ngà). Một Chính phủ quá độ đã được thành lập để thay thế Chính phủ vừa từ chức tập thể 10 ngày trước đó vì vụ rác thải độc hại gây ô nhiễm nghiêm trọng ở thủ đô Abidjan. Tại Châu Mĩ Hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng đáng kinh ngạc, các chất thải rắn bao gồm : - Lượng nhôm bỏ đi chỉ trong 3 tháng củng đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của nước Mỹ. - Lượng thủy tinh vứt bỏ chỉ trong hai tuần đủ để chất cao bằng trung tâm thương mại quốc tế cao 412 m. - Lượng lốp bỏ đi trong một năm đủ để quấn quanh hành tinh 3 lần. - Lượng cốc, đĩa bỏ đi dùng trong một năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho tất cả mọi người trên toàn cầu. - Một lượng vải bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại từ đầu nọ đến đầu kia đủ để nối liền với mặt trăng và trở về 7 lần. - Bỏ đi khoảng 2 tỉ lưỡi dao cạo râu; 1,6 tỉ bút chì, 500 triệu bật lữa trong một năm. - Khoảng 8 triệu ti vi mỗi năm. - Mỗi giờ khoảng 2,5 triệu chai chất dẻo không sử dụng lại được. - Khoảng 14 tỉ catalog, và 38 tỉ các mảnh vụn bưu phẩm mỗi năm.Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trung bình một người Mỹ thải ra 700kg rác/năm, so với chỉ 220kg rác của mỗi người dân sống tại Nairobi (Kênya) Bảng2.1 lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước. Tên nước GNP/người (1995 USD) Dân số đô thị hiện Lượng phát sinh chất thải nay (% tổng số) rẳn đô thị hiện nay (kg/người/ngày) Nước thu nhập thấp 490 27,8 0,64 Nepal 200 13,7 0,5 Bangladesh 240 18,3 0,49 Việt Nam 240 20,8 0,55 Ấn Độ 340 26,8 0,46 Trung Quốc 620 30,3 0,79 Nước thu nhập trung bình 1410 37,6 0,73 Indonesia 980 35,4 0,76 Philippines 1050 54,2 0,52 Thái Lan 2740 20 1,1 Malysia 3890 53,7 0,81 Nước có thu nhập cao 30990 79,5 1,64 Hàn Quốc 9700 81,3 1,59 Hồng Kông 22990 95 5,07 Singapose 26730 100 1,10 Nhật Bản 39640 77,6 1,47 Các bãi biển trên khắp thế giới đang kêu cứu bởi "đại dịch" rác thải, từ những thứ rác "vô hại" cho đến những loại rác có nguồn gốc từ hàng trăm nghìn con chim biển và động vật có vú ở biển bị chết do vướng phải lưới và cần câu vứt ngổn ngang ngoài bãi. Ngoài ra, những người hút thuốc lá cũng góp vào "bãi rác khổng lồ" này. Theo báo cáo của Ủy ban bảo vệ đại dương, gần 2,3 triệu mẩu thuốc lá, đầu lọc và đầu ngậm của điếu xì-gà được "tình cờ tìm thấy" dọc các bờ biển. Chưa kể gần 600 nghìn túi nhựa, hơn 1,7 triệu giấy bọc thức ăn, hộp đựng, cốc chén, đồ dùng nấu ăn, gần 1,2 triệu vỏ lon bia hoặc chai rượu, hộp sữa bị con người "bỏ quên" ngoài bãi biển. Các bãi biển trên khắp thế giới phải "đón nhận" khoảng... ba triệu kg rác mỗi ngày do con người trực tiếp hoặc gián tiếp thải ra 2.1Tổng quan về tình hình phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tăng thêm các cơ sở xản xuất với quy mô ngày càng lớn.các khu tập trung dân cư càng ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành xản suất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phất triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội: mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp chất thải y tế, chất thải xây dựng v v….Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn đàn môi trường việt nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn / năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm.Trong đó, chất thải y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm. Nguyên nhân là do các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Chất thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Kết quả điều tra ban đầu về chất thải rắn nguy hại (CTNH) cho thấy: Ở nước ta các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển rất đa dạng và phong phú về loại hình, ngành nghề như công nghiệp hóa chất, luyện kim, dệt nhuộm, giấy và bột giấy, nhựa, cao su, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm... Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn, tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó CTNH công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm. Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ miền Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng CTNH phát sinh của cả nước. Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc với lượng CTNH phát sinh chiếm 31%. Thêm vào đó, gần 1.500 làng miền Bắc với CTNH phát sinh chiếm 31%, mà chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất thải rắn sản xuất, bao gồm cả CTNH và không nguy hại. Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại Ước tính hiện nay, tổng lượng chất thải rắn tại việt nam vào khoảng 49,3 nghìn tấn /ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 54,8% (khoảng 24 nghìn tấn), chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 44.4% (khoảng 21,9 nghìn tấn )và chất thải bệnh viện chiếm khoảng 0.8% (0,4 nghìn tấn ).So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn của việt nam là không lớn, nhưng lượng chất chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện ở hầu hết các địa phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra môi trường. Các chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp hầu như không được phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại chất thải công nghiệp, sinh hoạt ý tế đều được chôn lấp lẫn lộn, ngoài ra tỉ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20-30%. Lượng chất thải không được thu gom và chôn lấp (70-80%) đã và đang gây nên những tác động xấu tới môi trường, tới đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế.Nguyên nhân là do việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp không hợp, lí nằm sen kẽ trong các khu dân cư càng làm tăng mức độ ô nhiễm.theo số liệu thống kê của bộ khoa học công nghệ và môi trường, 82% trong số số 3,311 cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng loại nằm giữa các khu dân cư. Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quan lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Hà Nội Trong khoảng 10 năm qua, khối lượng rác thải của Hà Nội đã tăng gấp đôi, từ 600 tấn/ngày đêm vào đầu những năm 90 lên đến 900 tấn/ngày đêm năm 1996 và hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn. Tình hình rác thải tại Hà Nội 1- CT Sinh hoạt 2- CT Công nghiệp 3- CT Xây dựng 4- CT Y tế nguy hại 5- Phân bùn bể phốt (Nguồn: URENCO Hà Nội) Bảng khối lượng rác thải Tình hình phát sinh chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, thành phố Đà Nắng là một trong những địa phương có quá trình ĐTH- CNH phát triển mạnh của việt nam. Bên cạnh những thành tựu phát triển về kinh tế- xã hội đã đạt được, trong những năm qua thành phố Đà Nắng đang phải đường đầu với những vấn đề bức xúc về sự suy giảm chất lượng môi trường sống. Theo số liệu điều tra của sở TN&MT Đà Nẵng, tổng lượng chất thải rắn của thành phố năm 2004 khoảng 217.000 tấn. Tỷ lệ phát sinh rác thải vào khoảng 0.76 kg/ người tương ứng với tỷ lệ phát sinh rác ở mức độ trung bình của đô thị trên thế giới. Tổng lượng rác thải được thu gom năm 2004 là 185.000 tấn chiếm 85.5%. trong đó, rác thải sinh hoạt chiếm 92.6%; rác công nghiệp 6.7%; rác y tế 0.67%. Việc thu gom và sử lý rác chưa đạt tiêu chuẩn qui định cụ thể như : rác sinh hoạt được thu gom chung với rác thải công nghiệp và rác thải y tế, Gây ra ô nhiễm môi trường Tình hình phát sinh chất thải rắn ở thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, mỗi ngay TPHCM thải ra khoảng 6.000- 6.500 tấn chất thải rắn đô thị.Phần lớn (75-80%) chất thải rắn đô thị (5.900-6.200 tấn/ ngày)đều được thu gom, vận chuyện và sử lý tại bãi chôn lấp Gò Cát – bình Chánh và bãi chôn lấp pướng hiệp (thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (880ha) Cù chi với công nghệ duy nhất là chôn lấp vệ sinh.Cả hai bãi chôn lấp này, mặc dù được đầu tư rất lớn với công nghệ khá hiện đại, nhưng vẫn gây ô nhiễm đến môi trường do nước rỉ rác và khí bãi rác chôn lấp (kể cả mùn). Đặc biệt công nghệ chôn lấp vệ sinh chiếm đất rất lớn, mỗi năm với khối lượng chất thải rắn đô thị khoảng 5.900-6.200 tấn/ ngày TPHCM cần 9-12ha đất để chôn lấp với diện tích này sẽ khó có thể sự dụng vào mục đích khác thời gian dài (20-50 năm) không những thế, chúng còn cần được bảo trì và giám sát với kinh phí hàng năm (20-25 năm sau khi đóng bãi) khá lớn. 2.2. Một số công nghệ xử lý rác đã áp dụng tại Việt Nam Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam từ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt. Ngoài công tác nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các công nghệ xử lý chất thải là một trong những hướng phát triển ưu tiên hàng đầu kết hợp với các công nghệ thân môi trường tạo đà cho phát triển bền vững. Dưới đây là một số công nghệ xử lý chất thải rắn được áp dụng ở Việt Nam: 2.2.1 Công nghệ Dano System Đây là công nghệ được đưa vào sử dụng tại Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh năm 1981 do chính phủ Vương Quốc Đan Mạch viện trợ. Công suất xử lý 240 tấn rác/ngày, sản xuất được 25 000 tấn phân hữu cơ/năm Ưu điểm của công nghệ này là quá trình lên men ủ phân rất đều, quá trình được đảo trộn liên tục trong ống sinh hoá, các vi sinh vật hiếu khí được cung cấp khí và độ ẩm nên phát triển rất nhanh. Nhược điểm của công nghệ này là: Thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn (670 kWh) làm cho giá thành sản phẩm cao. Chất lượng sản phẩm thô không phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam, mà chỉ phù hợp vớ nền nông nghiệp cơ giới hoá. 2.2.2 Xử lý CTR bằng phương pháp ép kiện: Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung vào nhà máy. Rác đươc phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nylon, giấy, thuỷ tinh, plastic được thu hồi và tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống nén, ép rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao. Các kiện rác đã nén ép này đã được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý. Kim loại Thuỷ tinh Rác thải Phễu nạp rác thải Băng tải rác Phân loại Giấy Nhựa Các khối kiện sau khi ép Băng tải thải vật liệu Máy ép rác Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ ép kiện. 2.2.3 Phương pháp xử lý CTR bằng công nghệ HYDROMEX: Đây là công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tai Hawai Hoa Kỳ ( 2/1996). Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị ( cả rác độc hại) thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sane phẩm nông nghiệp hữu ích. CTR chưa phân loại Kiểm tra bằng mắt Cắt, xé nghiền tơi nhỏ Chất thải lỏng hỗn hợp Thành phần polyme hóa Làm ẩm Trộn đều Ép hay đùn ra Sản phẩm mới Sơ đồ công nghệ Hydromex Mô tả công nghệ: Rác thải chưa phân loại ta qua sự quan sát, kiểm tra bằng mắt thường, sau khi kiểm tra xong ta đem vào máy cắt, xé nghiền cho kích thước nhỏ lại rồi đem làm ẩm trộn đều dưới sự tác động của polyme hóa và sử dụng áp lực để nén ép hay đùn ra để định hình các sản phẩm. Trong quá trình nén ép thì nó tạo ra một chất thải lỏng hỗn hợp và chất thải này nó sẽ tiếp tục làm ẩm và trộn đều có tác dụng polyme hóa và sử dụng áp lực để nén để định hình sản phẩm . Ưu điểm: Công nghệ Hydromex tương đối đơn giản, chi phí đầu tư thấp. Xử lý được cả chất thải rắn và lỏng. Trạm xử lý có thể di chuyển hoặc cố định. Rác sau khi xử lý bán sản phẩm hoặc sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế. Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm điện tích đất tại bãi chôn lấp Nhược điểm: Chưa được áp dụng rỗng rãi 2.2.4 Công nghệ ASC Công suất xử lý 80 - 150 tấn/ngày do Công ty cổ phần Kỹ nghệ Anh Sinh (ASC) thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành được lắp đặt tại Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương tại thành phố Huế năm 2004 trên cơ sở hoàn thiện công nghệ trước đó. Hiệu quả đạt được là 85 -90% rác thải được chế biến và tái chế; không phát sinh nước rỉ rác. Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, Công ty cổ phần kỹ thuật ASC vừa được đưa vào sử dụng trên diện tích khoảng 1,7 ha. Đặc biệt, Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương được lắp đặt những thiết bị sản xuất trong nước nên vốn đầu tư cho nhà máy giảm đáng kể, đồng thời các nguyên liệu có được sau phân loại và xử lý rác có thể sản xuất ra các sản phẩm ứng dụng rộng rãi, với giá rẻ, chất lượng tốt phục vụ thiết thực cho cộng đồng. Nhà máy xử lý rác thải Thuỷ Phương là nhà máy bước đầu hoàn thiện công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Việt Nam do trong nước tự thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề môi trường và tận dụng được rác thải để tạo ra những sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống. Hiệu quả của dây chuyền xử lý rác thải của nhà máy đạt hiệu quả cao, tỉ lệ rác thải cần phải chôn lấp thấp. Các sản phẩm được chế biến từ rác của Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương gồm: Phân hữu cơ vi sinh dạng bột, phân hữu cơ vi sinh dạng dẻo, phân hữu cơ vi sinh dạng lỏng, mùn hữu cơ vi sinh, ống cống dùng cho thoá nước, cọc An sinh dùng cho trụ cây tiêu và cây thanh long, thùng đựng rác, dải phân cách đường, ống bọc cáp điện... Công nghệ này đã tách được riêng 7 loại rác và từng loại đều được xử lý triệt để. Vì vậy, tỷ lệ chôn lấp thấp, chỉ còn khoảng 12-15%. Với những vùng mưa nhiều, ẩm ướt như Huế thì việc thu hồi nước rác cũng đã được tính đến. Rác được cho vào bể rửa, nước rửa này được thu hồi để phun lên hầm ủ. 2.3 Phương pháp xử lý chất thải rắn tại Việt Nam Xử lý chất thải, bao gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế, thu gom, xử lý tiêu huỷ là khâu rất quan trọng có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, để giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ con người. Mặc dù những năm gần đây, hoạt động của nhiều công ty môi trường đô thị tại các địa phương đã có những tiến bộ đáng kể, phương thức tiêu huỷ chất thải sinh hoạt đã được cải tiến, nhưng chất thải vẫn là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ và môi trường. Nguồn phát sinh chất thải rắn -Chất thải sinh hoạt của dân cư ,khách vãng lai,du lịch…thực phẩm dư thừa nilon giấy,carton,nhựa,vải,rác vườn,gỗ,thủy tinh,tro. -Chất thải rắn từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu văn hoá…. thực phẩm dư thừa nilon giấy,carton,nhựa,vải,thủy tinh,kim loại,các chất độc hại… -Chất thải rắn sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học -Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng,cải tạo và nâng cấp -Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp Ở nước ta, hiện nay đang sử dụng các công nghệ xử lý CTR sau: Chôn lấp, chế biến phân vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/tái sử dụng và xử lý chất thải bằng công nghệ ASC, Seraphin và công nghệ MBT - CD - 08. 2.3.1 Phương pháp chôn lấp Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột…. Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác. Phương pháp này có các ưu điểm và nhược điểm như công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy nổ. Mô hình chôn lấp: 2.3.2 Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học: 2.3.2.1. Khái niệm: Ủ sinh học ( compost) có thể được coi là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để tạo thành chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Qúa trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia và ở Việt Nam. Những đống lá hoặc những đống phân có thể để hàng năm và thành chất thải hữu cơ rồi thành phân ổn định, nhưng quá trình có thể tăng nhanh trong một tuần hoặc ít hơn. Qúa trình coi như một quá trình xử lý tốt hơn quá trình lên men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn. Qúa trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí. Trong suốt thời gian ủ. Qúa trình tự tạo nhiệt nhờ quá trình oxy hóa sinh hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững 2.3.2.2 Công nghệ sinh học ủ theo đống: Công nghệ ủ đống thực chất là một quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipit, và protein với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí và kị khí. Các điều kiện pH, độ ẩm, thoáng khí ( đối với vi khuẩn hiếu khí) càng tối ưu vi sinh càng hoạt động mạnh và quá trình ủ phân càng kết thúc nhanh. Tùy theo công nghệ mà vi khuẩn kị khí hoặc vi khuẩn hiếu khí sẽ chiếm ưu thế. Công nghệ ủ đống có thể là ủ tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống định kì hoặc thổi khí vừa đảo. 2.3.2.3Công nghệ ủ sinh học theo khối công nghiệp: ( lên men hiếu khí) Rác tươi được vận chuyển về nhà máy, sau đó được chuyển vào bộ phận nạp rác và được phân loại thành phần của rác trên hệ thống băng tải ( tách các chất hữu cơ cần phân hủy, chất vô cơ, chất tái sử dụng) phần còn lại là phần hữu cơ phân hủy được qua máy nghiền rác và được băng tải chuyển đến khu vực trộn phân bắc để giữ độ ẩm. Máy xúc đưa các vật liệu này vào ngăn ủ, quá trình lên men làm tăng nghiệt độ lên 65 – 70oC sẽ tiêu diệt các mầm bệnh và làm cho rác hoại mục. Qúa trình này được thúc đẩy nhờ quạt gió cưỡng bức. Thời gian ủ là 21 ngày, rác được đưa vào ủ chín 28 ngày. Sau đó sang để thu lấy phần lọt qua sang mà trong đó các chất trơ phải tách ra nhờ bộ phận tỷ trọng. Cuối cùng ta thu được phân hữu cơ tinh có thể bán ngay hoặc phối trộn thêm với các thành phần cần thiết (N, P, K và một số nguyên tố hóa học vi lượng hoặc một số phụ gia kích thích sinh trưởng) rồi đóng bao. Phân hầm cầu Rác tươi Cân điện tử Sàng tập kết Bể chứa Băng phân loại Nghiền Băng chuyền Băng chuyền Tái chế Trộn Máy xúc Lên men ủ (21 ngày) Kiểm soát nhiệt độ tự động Ủ chín( 28 ngày) Cung cấp độ ẩm Thổi khí cưỡng bức Sàng Vê viên Tinh chế Đóng bao Trộn phụ gia N, P,K Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp *Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ủ: -Ảnh hưởng tới độ ẩm. - Ảnh hưởng của nhiệt độ - Làm thoáng và kích thước hạt. - Tốc độ tiêu thụ oxi - Mức độ và tốc độ ủ. - Các chỉ tiêu đối với quá trình ủ tốc độ cao. - Hệ số nhiệt độ hô hấp hang ngày ( hiệu ứng hô hấp). - Ảnh hưởng của pH và tỉ lệ C/N - Nuôi cấy và xáo trộn. - Sự thay đổi axit hữu cơ trong quá trình phân giải. -Tổn thất Nitơ trong quá trình ủ. - Sự chuyển hóa photpho. * Ưu điểm: -Loại trừ 50% rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất nước, không khí. Sử dụng lại 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việt nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai. - Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Cải thiện điều kiện sống cộng đồng. - Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. - Gía thành tương đối thấp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng