Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng – giải pháp ô nhiễm môi trường...

Tài liệu Thực trạng – giải pháp ô nhiễm môi trường

.DOCX
27
1
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KINH TẾ ĐỀ TÀI: Thực trạng – giải pháp ô nhiễm môi trường Giảng viên: Mai Trung Kiên Lớp: K14DCKT02 MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí. Môi trường hình thành một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống của con người bởi vì đó là nơi chúng ta tìm thấy những điều thiết yếu của cuộc sống, ví dụ, không khí, nước và thực phẩm. Do công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu, đã có ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của động vật, thực vật và con người. Các tác động nguy hiểm bao gồm các bệnh đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại. Sự ô nhiễm dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng của các hoạt động tự nhiên như hoạt động núi lửa, động đất, lũ lụt, bão… Nội dung đã nêu ra ở trên, em chọn đề tài “Ô nhiễm môi trường” để thấy được những hậu quả của con người gây ra cho môi trường mà con người gánh phải do hậu quả chính mình gây ra là những trận bão lụt, động đất, núi lửa làm tổn thất vật chất và tinh thần mà con người gây nên những biến động trong xã hội. Con người và những sinh vật phải gánh chịu. 2. Mục đích nghiên cứu: Bài nghiên cứu sẽ làm rõ những thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay. 3. Nội dung nghiên cứu: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thực trạng diễn ra ngày càng cấp bách và nan giải, chính vì vậy chúng ta cần có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 2 1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường 1.2 Các dạng ô nhiễm môi trường 1.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường 1.4 Hậu quả ô nhiễm môi trường CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 2.1 Nguyên nhân do con người và tự nhiên 2.2 Nguyên nhân xã hội 2.2.1 Sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ 2.2.2 Nguyên nhân bùng nổ dân số 2.2.3 Nguyên nhân chiến tranh CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3.1 Các biện pháp cá nhân 3.2 Phân vùng bảo vệ môi trường 3.3 Các biện pháp chính phủ 4. Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng ta hiểu thêm về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Là nhũng chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải biết về thực trạng môi trường hiện nay để đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc do ô nhiễm môi trường gây ra. 5. Kết luận – Đề xuất: . Kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm do thải các chất độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do các tác nhân sinh học… Tóm lại, môi trường rất quan trọng với mọi sinh vật trên Trái Đất này. Môi trường bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến con người mà còn cả các loài động thực vật khác. Không bảo vệ môi trường, nguy cơ cuộc sống của chúng ta bị hủy hoại càng lớn. Trái Đất bị hủy diệt kéo theo sự sống cũng lụi tàn. Chính vì vậy, hãy tự vấn bản thân 3 mình để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ấy cho mọi người xung quanh. Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì chính cuộc sống của bạn và những người thân yêu. . Đề xuất: Một số biện pháp để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sau này: - Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. - Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật bảo vệ môi trường. - Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ. - Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy. - Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp. - Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên. - Bảo tồn đa dạng sinh học. - Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. - Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường ttong đó những chỉ số hoá học, lí học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lọi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lí: Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biển đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường chất gây ô nhiễm là các chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây: + Chất gây ô nhiễm tích luỹ (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích luỹ (tiếng ồn); + Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa axít) và ttên phạm vi toàn cầu (chất CFC); + Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sàn xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hoá chất dùng cho nông nghiệp); + Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (dầu tràn do sự cố ttàn dầu). 1.2 Các dạng ô nhiễm môi trường: _ Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của một hay một số chất lạ hay là sự biến đổi trong thành phần không khí là cho không khí không sạch, gây mùi khó chịu và giảm thị lực nhìn xa. Thực trạng: hiện nay, ô nhiễm không khí đang là vấn đề nóng của toàn thế giới chứ không phải của riêng một đất nước nào. Môi trường không khí đang có những chuyển biến xấu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. 5 Tại các đô thị, người dân phải hững chịu tình trạng ô nhiễm. Nồng độ các thông số bụi (bụi mịn và bụi lơ lửng tổng số) có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt tại các trục giao thông và tuyến đường chính ở các đô thị lớn. Các khu công trường xây dựng cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm bụi và phạm vi ô nhiễm chủ yếu là cục bộ. Kết quả mà công ty thông cống nghẹt Tiến Phát đo cho thấy, số ngày có giá trị bụi PM10, PM2,5 vượt QCVN chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt tại các trạm ven đường giao thông. Bên cạnh đó là vấn đề bụi mịn, yếu tố có tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe người dân. Tỷ lệ bụi mịn (PM2,5 và PM1) ở nước ta khá cao, đặc biệt ghi nhận vào những ngày nhiệt độ thấp hoặc không khí khô. Tại các khu vực công nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường còn đáng lo ngại hơn khi các cụm công nghiệp liên tục thải các chất độc hại ra môi trường không khí. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. 6 Hậu quả: ô nhiễm không khí để lại những hậu quả vô cùng lớn đối với đời sống của con người, tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Ô nhiễm không khí thường liên quan đến các bệnh : hen xuyễn, dị ứng, các bệnh liên quan đến đường hô hấp và là nguyên nhân gây ra những hiện tượng bất thường của tự nhiên như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. _ Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm đất là sự suy thoái cảu lớp đất bề mặt bởi việc sử dụng quá mức tài nguyên và sự thải rác không hợp lý. Các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái có trong đất làm môi trường đất bị ô nhiễm. Thực trạng: Đất nước ta có những dấu hiệu ô nhiễm trong những năm gần đây và tình trạng này ngày càng nghiêm trọng khi có nhiều vụ việc về ô nhiễm môi trường tại các khu vực khác nhau. Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường Đất: điều đáng buồn là các hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn đất ở nước ta. Rác thải từ các hoạt động hàng ngày không được thu gom, thải bỏ không hợp pháp các chất thải vào môi trường sống, tràn dầu trên mặt đất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật quá mức, sự phá rừng và khai thác khoáng sản không bền vững. 7 Tác hại: môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng khi bị ô nhiễm thì nó tác động tiêu cực đến mọi thứ trên bề mặt của nó. Gây ra những tổn hại đến môi trường sống của các loài, hủy hoại rừng, ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây những tác hại trầm trọng đến cuộc sống của con người. _ Ô nhiễm nguồn nước: Ô nhiễm nước là sự biến đổi tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Thực trạng: hiện nay môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Trên địa bàn cả nước có liên tiếp các vụ các chết trắng trên các con sông, đây là biểu hiện rõ ràng nhất của việc ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân: môi trường nước bị ô nhiễm do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. 8 Ngoài ra ô nhiễm nước còn do các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng. Tác hại ô nhiễm môi trường nước: Nước là thứ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người chúng ta, nếu nó bị ô nhiễm sức khỏe chúng ta bị ảnh hưởng là điều tất yếu. Nó còn là nguyên nhân làm suy kiệt nguồn tài nguyên nước ngọt, ảnh hưởng đến đời sống các loài thủy sinh và làm giảm sự đa dạng sinh học các loài kéo theo hệ lụy là giảm sút nền kinh tế của cả nước. _ Ô nhiễm tiếng ồn: Là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây ra sự khó chịu cho con người hay động vật. Thực trạng: ở nước ta vấn đề này vấn chưa phát tán rộng và có thể kiểm soát được, tuy nhiên nếu không có các biện pháp khắc phục thì tình trạng ô nhiễm này sẽ biến tướng theo chiều hướng không thể cứu vãn. Đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn tại các đô thị, do các phương tiện giao thông gây ra. Nguyên nhân: hầu hết ở các nước, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa, hoạt động khai thác khoáng sản. Tác hại: làm tăng mức độ stress của người dân, ảnh hưởng đến thai nhi, gây căng thẳng thần kinh làm giảm thính lực. Tiếng ồn làm xua đuổi các loài vật ra xa, làm giảm khả năng săn mồi của các loài. 9 _ Ô nhiễm ánh sáng: “Ô nhiễm ánh sáng” là cụm từ để chỉ một loại ô nhiễm có thật, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, sức khỏe người dân từ việc lạm dụng quá nhiều loại đèn điện thắp sáng tại các đô thị hiện nay. Là sự chiếu sáng của bầu trời đêm từ các ngôi sao và hành tinh khác bị hạn chế bởi việc sử dụng ánh sáng không hợp lý trong chiếu sáng. Thực trạng: hiện nay con người đã quen sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật. Việc này thể hiện rõ nhất ở các khu đô thị, các thành phố lớn trên cả nước. Tác hại: Ô nhiễm ánh sáng đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều năng lượng hơn (tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn), làm rối loạn giấc ngủ, làm giảm tính tò mò của trẻ con về hiện tượng thiên văn, cản trở quá trình phát triển của các loài thực vật. _ Ô nhiễm sóng: Ô nhiễm này do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. Làm cho con người bị ảnh hưởng nhiều đến não bộ hơn, khiến cơ thể con người chịu nhiều tác động khác do ảnh hưởng bởi các loại sóng này. Ngoài ra, những dạng ô nhiễm môi trường còn có thể chia thành các loại như ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tầm nhìn hay ô nhiễm nhiệt. Tùy vào từng loại ô nhiễm khác nhau mà có những tác động tiêu cực đến đời sống của chúng ta. Sự thật là chúng ta đã và đang tự hại chính bản thân mình khi nguyên nhân của các loại ô nhiễm lại là chính con người. 1.4 Thực trạng ô nhiễm môi trường: 10 Mặc dù là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng XHCN, tuy nhiên Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt. Với quy mô dân số gần 100 triệu dân, đặt ra những vấn đề gay gắt về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, nhất là mâu thuẫn giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nông chưa hoàn thiện. Có thể thấy một số biểu hiện cụ thể của vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau: - Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây, hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, hiện nay chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng trọt đang bị sói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mang giao thông , xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước. - Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân. Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải. - Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với các khu dân cư. - Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gien. Thực trạng môi trường này đi cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Việt nam trong thời gian tới (Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước chịu tác động mạnh nhất của vấn đề biến đổi khí hậu). 1.3 Hậu quả ô nhiễm môi trường: 11 Ô nhiễm môi trường không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào trên thế giới, nó là vấn đề của toàn cầu. Ngày nay, con người đang tàn phá tự nhiên một cách nghiêm trọng, làm thay đổi tính chất và gây ra suy giảm môi trường. Chính rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa hay rác thải công nghiệp…đã khiễn cho vấn đề bảo vệ môi trường trở nên vô cùng nan giải. Nhiều người thiếu hiểu biết và thiếu kiến thức về hậu quả của ô nhiễm môi trường, vẫn vô tư nghĩ rằng “chỉ làm ô nhiễm môi trường một chút thôi, không sao đâu”. Nhưng chính họ cũng không biết rằng, sự vô tư của họ đang hủy diệt hành tinh xanh của chúng ta mỗi ngày. Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm với hệ sinh thái, sức khỏe và đời sống kinh tế, xã hội của con người. a) Ô nhiễm môi trường gây tác động xấu đến con người: Một trong những hậu quả quan trọng nhất của ô nhiễm môi trường đó là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Việc không khí, môi trường đất hay môi trường nước bị ô nhiễm đã khiến tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư, vô sinh hay tim mạch tăng lên đáng kể. _ Tác động tiêu cực đến đường hô hấp: Công nghệ phát triển khiến nhu cầu sử dụng những phương tiện hay công cụ để tối giản hóa cuộc sống của con người tăng cao. Chính điều này đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ khói bụi trong không khí. Từ đây, mỗi ngày con người phải hít một lượng khói bụi ô nhiễm lớn ( đặc biệt là bụi mịn ), tạo nên gánh nặng cho phổi và đường hô hấp. Ô nhiễm môi trường khiến phổi dễ bị hư hỏng, làm trầm trọng các triệu chứng từ những người bị hen suyễn, suy hô hấp, viêm phế quản hay hô hấp khí phế thũng. Bằng chứng là trong những nghiên cứu của nhiều năm gần đây, trẻ em sống ở khu vực ô nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn nhiều hơn so với các khu vực khác. Người dân sống ở khu vực thành 12 phố đông dân, nhiều rác thải và khói bụi giao thông,… có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp nhiều hơn nông thôn nhiều lần. _Tăng nguy cơ ung thư: Không dừng lại ở những tác động xấu đến đường hô hấp, hậu quả của ô nhiễm môi trường cũng làm tăng nguy cơ ung thư cho con người. Thử tưởng tượng đến việc ngày nào bạn cũng phải “thưởng thức” những món ngon được chế biến từ rau củ nhiễm thuốc trừ sâu, động vật sống từ môi trường ô nhiễm, nước nhiễm chất độc hóa học? Chắc chắn sẽ không có một cơ thể nào có thể chịu đựng nổi. Theo nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về Ung thư (thuộc Tổ chức Y tế thế giới WHO) đã tìm thấy những tài liệu chứng minh rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư bàng quang. Theo kết quả nghiên cứu, có hơn 10.000 người ở Anh được chẩn đoán ung thư bàng quang mỗi năm, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm chất độc trong không khí bị ô nhiễm. Nick James – một giáo sư về ung thư học lâm sàng (thuộc trường Y Warwick) đã từng nêu lên quan điểm của mình: “Nước tiểu đậm đặc các độc tố, thận và hệ tiết niệu bị ảnh hưởng, trong đó có bàng quang, do khả năng tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm cao hơn các bộ phận khác của cơ thể”. Tại Việt Nam ta, hàng năm đa số các ca bệnh được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư gan,… đều có nguyên nhân từ việc ăn 13 uống các thực phẩm nhiễm bẩn từ môi trường. Tỷ lệ ung thư da nhiều vượt trội vì tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. _Tăng tỷ lệ vô sinh ở nam giới: Một nhóm nghiên cứu của Đại học Trung Quốc do Tiến sĩ Xiang Qian Lao đứng đầu đã khảo sát 6.500 người đàn ông sống ở Đài Loan. Kết quả cho thấy chất lượng tinh trùng của những người này yếu đi rất nhiều khi sống ở các vùng có môi trường ô nhiễm. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần tăng thêm 0.005 miligam “hạt siêu nhỏ” (đại diện cho ô nhiễm) trên 1m3 không khí, đàn ông tăng 26% nguy cơ lọt vào nhóm có nhiều tinh trùng không đạt kích thước hoặc dị dạng. 10% trong nhóm này thường bị hiếm muộn hoặc vô sinh. Trong một nghiên cứu khác tại Cộng hòa Séc, ADN trong tinh trùng nam giới trẻ tuổi bị loãng ra vào mùa đông – thời điểm không khí bị ô nhiễm cao do đốt than sưởi. Chính vì thế, nếu môi trường vẫn ô nhiễm mạnh trong nhiều năm tới, nó sẽ tác động vô cùng xấu đến tình trạng sức khỏe nói chung và tỷ lệ sinh sản của nam giới nói riêng. Tổ chức Y tế thế giới WHO coi ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến 2 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trên khắp thế giới. Ô nhiễm là thủ phạm hàng đầu gây nên bệnh đau tim, trong đó cocain là yếu tố đe dọa đến sức khỏe tiêu biểu. Theo báo cáo mà WHO công bố năm 2010, ô nhiễm môi trường bởi các chất độc hại gây nên 530.000 ca tử vong do đau tim. Ngoài đau tim, ô nhiễm không khí còn gây nên tình trạng tắc nghẽn phổi mãn tính, nhiễm trùng phổi và ung thư phổi. Một số thành phần như nitrogen dioxide, ozone, carbon monoxide, sulfur dioxide,...tồn tại trong không khí ô nhiễm là nguyên nhân phá hủy mạch máu trong cơ thể người. Bụi siêu mịn tồn tại trong khí thải diesel có kích thước bằng virus, chính vì thế rất dễ dàng đi qua phổi để xâm nhập vào máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm cục bộ trong mạch máu, gây ra xơ vữa động mạch, làm tắc mạch máu, đau tim, suy tim và loạn nhịp tim. b) Ô nhiễm môi trường gây tác động xấu tới hệ sinh thái: Môi trường ô nhiễm gây nên sự rối loạn trong điều tiết hệ sinh thái. Hệ sinh thái là khu vực là các quần thể sinh sống và tương tác với nhau. Tuy nhiên trong điều kiện ô nhiễm, sự tương tác này sẽ bị thay đổi, gây nên những tác động xấu đến hệ sinh thái. Mối đe dọa trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới mưa axit và huỷ diệt toàn bộ các khu rừng. Mặc dù không dẫn tới tuyệt chủng nhưng việc cây cối bị chết sẽ dẫn tới cấu trúc loài bị giảm, gây nên tuyệt chủng ở nhiều loài trên thế giới. c) Ô nhiễm môi trường gây tác động xấu đến kinh tế - xã hội: Ô nhiễm môi trường gây nên nhiều tác động xấu đến kinh tế và xã hội. Ô nhiễm gây thiệt hại về kinh tế do con người mắc nhiều bệnh tật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và thủy sản. Khi yếu tố vật lý, hóa học của môi trường bị thay đổi, kinh tế bị 14 thiệt hại khi phải cải thiện môi trường. Ngoài ra, môi trường bị nhiễm bẩn cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động du lịch – mua sắm của con người. CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 2.1 Nguyên nhân do con người và tự nhiên: a) Nguyên nhân ô nhiễm do con người:  Chất thải sinh hoạt của con người: rác, phân, nước thải  Nước thải từ nhà máy, nơi khai thác khoáng sản, khu chế xuất, mỏ dầu khí,…  Chất thải từ các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, chất thải khu chế biến thực phẩm, khu giết mổ, chất thải hóa chất còn dư thừa sau khi sử dụng.  Tình trạng khoan giếng ngầm sau khi không sử dụng không bịt kín lỗ khoan khiến cho nước bẩn theo đó chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.  Chất thải phóng xạ.  Dân số tăng nhanh kéo theo việc sử dụng nước sạch không hợp lý sẽ phá vỡ cấu trúc vốn có của tự nhiên. b) Nguyên nhân ô nhiễm do tự nhiên:  Do tác động của tự nhiên: sự bào mòn đất, sụt lở núi đồi, đất ven sông trôi theo dòng nước khiến nước bị nhiễm các chất cơ học như mùn, đất, bùn, cát.  Núi lửa phun trào khiến khỏi bụi bốc lên không khí rồi theo mưa ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm nước.  Triều cường dâng cao gây ô nhiễm cho các dòng sông  Sự hòa toàn của muối khoáng nồng độ cao, trong đó có chứa rất nhiều chất gây ung thư như Flour, Arsen, kim loại nặng,… 2.2 Nguyên nhân xã hội 2.2.1 Sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ: Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên và thúc đẩy ô nhiễm môi trường. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người, nền sản xuất xã 15 hội đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và ngày càng nhiều hơn. Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, xã hội buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, nghĩa là đối với một loại tài nguyên nào đó chỉ dung một vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm nhiên liệu. Chính vì điều đó mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác nhiều thì các chất thải bỏ độc hại ra môi trường ngày càng lớn. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn. 2.2.2 Bùng nổ dân số: Tác động đến môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát: I=C.P.E Trong đó: I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số. C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người. P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên mà con người khai thác. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới nói chung và sự bùng nổ dân số ở một số quốc gia và khu vực nói riêng biểu hiện ở các khía cạnh: Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trái Đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp... Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư, kéo theo ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. 2.2.3 Chiến tranh: 16 Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con người cũng như môi trường sống cho đến nay vẫn chưa tính toán được hết sự tàn phá khủng khiếp của nó. Ngay khi bị rải thuốc diệt cỏ lần thứ nhất, 30% cây rừng bị chết ngay sau đó. Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô nhiễm, động vật chết vì nhiễm độc, nhiều thảm rừng đến nay vẫn không có loại cây nào có thể mọc được... minh chứng tiêu biểu cho sức tàn phá của chiến tranh lên môi trường tự nhiên. Thế giới của chúng ta đã phải chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh có sức hủy diệt lớn, và từng ngày từng giờ vẫn xảy ra những cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc, tôn giáo... Bên cạnh những thiệt hại khủng khiếp về người và của thì hậu quả tác động đến ô nhiễm môi trường đang là một lời cảnh báo. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3.1 Các biện pháp cá nhân:  Biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường đầu tiên là ý thức của người dân. Nếu môi trường sẽ được giảm đáng kể. Ngoài ra, cần có các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ nhỏ.  Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước. Có thể thay chất tẩy rửa bằng chất vi sinh.  Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Có các chế tài mạnh mẽ để xử phạt.  Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.  Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường.  Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường  Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại  Trồng cây, gây rừng  Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học  Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời 3.2 Phân vùng bảo vệ môi trường: Căn cứ vào mức độ và phạm vi tác động môi trường, mục tiêu bảo vệ môi trường chính. Khu vực nghiên cứu quy hoạch được chia thành 7 phạm vi ưu tiên bảo vệ môi trường chính: 17 * Ưu tiên 1 - Khu vực phát triển đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ: Xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các trung tâm thương mai dịch vụ, khu sinh thái,… gắn với bảo vệ cảnh quan cây xanh, mặt nước, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn tập trung của mỗi khu chức năng. * Ưu tiên 2: Khu vực ở sinh thái: Hình thành các khu dân cư với mật độ xây dựng thấp, công viên sinh thái, phát triển hài hòa cảnh quan và môi trường. Có các giải pháp thu gom và xử lý nước thải hiệu quả, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh môi trường. * Ưu tiên 3: Khu công nghiệp, công nghệ cao, logistics: Định hướng phát triển công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường theo chương trình giám sát môi trường tổng thể và chi tiết. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. * Ưu tiên 4: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Định hướng phát triển ngành nông nghiệp sạch, chất lượng cao; Hạn chế và sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học,… * Ưu tiên 5: Khu dịch vụ du lịch: Xây dựng các công trình phù hợp, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phù hợp, hiệu quả, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật, mỹ quan và môi trường. * Ưu tiên 6: Khu vực đất cây xanh: Cần được duy trì, phát triển, đầu tư quy hoạch, thiết kế, tăng tính thẩm mỹ; trồng các loại cây phù hợp, ưu tiên sử dụng các chủng loại cây trồng đặc trưng của thành phố và từng khu vực cụ thể (theo khí hậu, thổ nhưỡng); có biện pháp chăm sóc hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất. * Ưu tiên 7: Khu vực nông nghiệp và dân cư nông thôn: Khuyến cáo người dân sử dụng hợp lý hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, từng bước tiến dần đến phát triển nông nghiệp sạch; Xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn theo tiêu chí phát triển nông thôn mới, có lối sống lành mạnh, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. 3.3 Các biện pháp chính phủ: Thời gian qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn, như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả; diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả. Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 18 1. Các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, nhiệm vụ về quản lý chất lượng không khí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Sau đây gọi tắt là Quyết định số 985a/QĐ-TTg). Đặc biệt, từ nay đến giữa năm 2021 cần thực hiện ngay việc rà soát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động giao thông, xây dựng thuộc phạm vi quản lý, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. 2. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường: a) Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-TTg, đề xuất kế hoạch quản lý chất lượng không khí trong giai đoạn 2021 - 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2021; b) Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí bảo đảm hiệu quả, thực hiện kiểm soát chặt chẽ về chất lượng trong quan trắc môi trường không khí, công bố kết quả quan trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí cho cộng đồng; c) Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện việc đầu tư, tăng cường năng lực quan trắc chất lượng môi trường không khí phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia, đảm bảo đến năm 2025 phải kiểm soát, cảnh báo, dự báo được diễn biến chất lượng không khí tại các đô thị, vùng miền trên phạm vi cả nước; d) Tập trung rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, chất lượng không khí xung quanh tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, hoàn thành trong quý IV năm 2021; đ) Chủ trì xây dựng, ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn sinh thái đối với các sản phẩm, phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện môi trường; e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, hoàn thiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. 3. Bộ Giao thông vận tải: a) Khẩn trương xây dựng chương trình, đề án quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường trong đó có phương tiện giao thông điện trình Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường; 19 b) Tổ chức triển khai thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện giao thông vận tải; c) Kịp thời hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, nhất là các giải pháp hiệu quả đảm bảo ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng công trình giao thông. 4. Bộ Công Thương: a) Tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: nhiệt điện than, dầu khí, thép, hóa chất và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khoáng sản v.v...; b) Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch và công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên trong hoạt động sản xuất; c) Rà soát, đánh giá năng lực sản xuất, nhập khẩu, cung ứng nhiên liệu sử dụng cho xe cơ giới theo đúng quy chuẩn kỹ thuật và lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước tháng 6 năm 2021; d) Chỉ đạo thực hiện bổ sung quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh/thành phố, đáp ứng nhu cầu khi phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện; đ) Nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chuẩn đối với than nhập khẩu (hàm lượng tro, hàm lượng lưu huỳnh tối đa cho phép) bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường; đề xuất chính sách khai thác, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu (lithium, coban v.v...) phục vụ cho sản xuất pin của các phương tiện giao thông điện. 5. Bộ Xây dựng: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đô thị bảo đảm tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong đô thị đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích; tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân không đốt phụ phẩm nông nghiệp và xử lý đúng quy định bảo vệ môi trường. 7. Bộ Khoa học và Công nghệ: a) Xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhiên liệu theo hướng giảm phát thải các chất gây ô nhiễm không khí phù hợp với lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện giao thông vận tải; b) Hỗ trợ, đầu tư nghiên cứu khoa học cho các hoạt động về quản lý và kiểm soát chất lượng không khí. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng