Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng hoạt động xét nghiệm và sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xé...

Tài liệu Thực trạng hoạt động xét nghiệm và sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm tại bệnh viện 198 bộ công an năm 2014

.PDF
105
1703
103

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN VĂN NAM THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÉT NGHIỆM VÀ SỰ HÀI LÕNG CỦA BÁC SỸ LÂM SÀNG VỀ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN 198 BỘ CÔNG AN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01 HÀ NỘI, 2014 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN VĂN NAM THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÉT NGHIỆM VÀ SỰ HÀI LÕNG CỦA BÁC SỸ LÂM SÀNG VỀ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN 198 BỘ CÔNG AN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01 Hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Trí Dũng HÀ NỘI, 2014 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn cũng nhƣ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh/chị học viên lớp QLBV5, các đồng nghiệp tại Bệnh viện 198 Bộ Công an và gia đình, bạn bè. Đến nay luận văn đã hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: PGS.TS Phạm Trí Dũng – Trƣờng Đại học Y tế Công cộng thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Các thầy, cô giáo trƣờng Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chƣơng trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Ban giám đốc, Phòng Chính trị, nhân viên các khoa xét nghiệm và các Bác sỹ lâm sàng Bệnh viện 198 Bộ Công an đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi thực hiện, triển khai nghiên cứu này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, bạn bè những ngƣời đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập. Hà Nội, tháng 9 năm 2014 Học viên Nguyễn Văn Nam ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................i MỤC LỤC ........................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ..................................................................................... vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4 1.1. Một số khái niệm về chuyên ngành xét nghiệm........................................................ 4 1.2. Quy trình xét nghiệm ................................................................................................ 6 1.2.1. Nhân lực xét nghiệm............................................................................................... 8 1.2.2. Mối quan hệ giữa phòng xét nghiệm với các khoa lâm sàng. ................................ 8 1.3. Năng lực .................................................................................................................... 9 1.3.1. Khái niệm năng lực ............................................................................................... 9 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực. ................................................................... 10 1.3.3. Sự cần thiết của việc đánh giá năng lực nhân viên xét nghiệm. .......................... 10 1.3.4. Các phương pháp đánh giá năng lực nhân viên xét nghiệm................................ 11 1.4. Sự hài lòng .............................................................................................................. 11 1.4.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ. ............................................................................. 11 1.4.2. Sự hài lòng của khách hàng ................................................................................. 11 1.4.3. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng....................... 15 1.4.4. Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ. .......................................................... 16 1.4.5 Đánh giá sự hài lòng về kết quả xét nghiệm. ........................................................ 20 1.5. Vài nét về tình hình hệ thống các phòng xét nghiệm y học trên thế giới. .............. 20 1.6. Tình hình tổ chức, quản lý và hoạt động PXN y học của Việt Nam. ..................... 24 1.7. Giới thiệu về Bệnh viện và khối xét nghiệm Bệnh viện 198. ................................. 27 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 30 iii 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................. 30 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 30 2.2.1. Thời gian: ............................................................................................................. 30 2.2.2. Địa điểm: .............................................................................................................. 30 2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 30 2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu......................................................................... 31 2.4.1. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 31 2.4.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 31 2.5. Xác định chỉ số, biến số nghiên cứu ....................................................................... 31 2.5.1. Phương pháp xác định các biến số nghiên cứu: .................................................. 31 2.5.2. Biến số nghiên cứu ............................................................................................... 32 2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu ........................................................ 32 2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 32 2.6.2. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 33 2.7. Thang đo đánh giá ................................................................................................... 33 2.8. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................................ 33 2.9. Hạn chế nghiên cứu, sai số, biện pháp khắc phục................................................... 34 2.9.1. Hạn chế nghiên cứu. ............................................................................................ 34 2.9.2. Sai số và biện pháp khắc phục. ............................................................................ 34 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 36 3.1. Thông tin chung về Bệnh viện 198 và các khoa xét nghiệm. ................................. 36 3.2. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................. 37 3.2.1. Thực trạng nhân lực các khoa xét nghiệm. .......................................................... 37 3.2.2. Thông tin chung về nhóm đối tượng bác sỹ lâm sàng. ......................................... 38 3.3. Kết quả thực trạng việc lấy mẫu và nhận mẫu. ....................................................... 39 3.3.1. Kết quả thực trạng quy trình lấy mẫu và nhận mẫu qua phát vấn nhân viên. ..... 39 3.3.2. Kết quả xử lý tình huống khi gặp sự cố của nhân viên xét nghiệm. ..................... 40 3.3.3. Kết quả thực trạng việc lấy mẫu và nhận mẫu qua bảng kiểm quan sát ............. 41 3.4. Kết quả thực trạng theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên. ................................. 43 3.5. Kết quả đánh giá sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm ............. 44 3.5.1. Thực trạng các yếu tố đánh giá sự hài lòng. ....................................................... 44 iv 3.5.2. Tìm mối liên quan sự hài lòng chung với các yếu tố nhân khẩu học. .................. 49 3.5.2.1. Mối liên quan hài lòng chung theo giới. ........................................................... 49 3.5.2.2. Mối liên quan sự hài lòng chung theo tuổi. ..................................................... 50 3.5.2.3. Mối liên quan hài lòng chung theo trình độ chuyên môn. ................................ 50 3.5.2.4. Mối liên quan hài lòng chung theo số năm công tác. ....................................... 51 Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................................. 52 4.1. Thông tin chung về các khoa xét nghiệm. .............................................................. 52 4.2. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................. 53 4.3. Thực trạng quy trình lấy mẫu và nhận mẫu tại các khoa xét nghiệm .................... 54 4.3.1. Thực trạng việc lấy mẫu và bảo quản mẫu. ......................................................... 54 4.3.2. Thực trạng việc vận chuyển mẫu. ........................................................................ 55 4.3.3 Thực trạng việc nhận mẫu..................................................................................... 56 4.4. Thực trạng quy trình theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên ............................. 57 4.4.1. Thực trạng xây dựng tài liệu mô tả công việc của các đối tượng nhân viên. ...... 57 4.4.2. Thực trạng quản lý lý lịch đào tạo liên tục của nhân viên................................... 58 4.4.3. Thực trạng về đào tạo tại chỗ cho các đối tượng nhân viên mới. ....................... 58 4.4.4. Thực trạng đánh giá tay nghề nhân viên. ............................................................ 58 4.4.5. Thực trạng quản lý hồ sơ tại khoa (bản sao). ...................................................... 59 4.5. Sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm ......................................... 60 4.5.1. Thực trạng sự hài lòng các khoa xét nghiệm. ...................................................... 60 4.5.2. Mức độ hài lòng của bác sỹ lâm sàng về các khoa xét nghiệm. .......................... 61 4.5.3. Mức độ hài lòng của bác sỹ lâm sàng về các biến số. ......................................... 61 4.5.4. Mối liên quan giữa sự hài lòng chung với các yếu tố nhân khẩu học. ................ 62 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 64 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 67 PHỤ LỤC 1: Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................... 70 PHỤ LỤC 2: Biến số nghiên cứu ................................................................................... 71 PHỤ LỤC 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn trƣởng khoa xét nghiệm ....................................... 75 PHỤ LỤC 4: Bộ câu hỏi phỏng vấn bác sỹ lâm sàng .................................................... 77 PHỤ LỤC 5: Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên khối xét nghiệm ................................... 79 v PHỤ LỤC 6: Bảng kiểm quan sát quy trình lấy mẫu và nhận mẫu ....................................... 82 PHỤ LỤC 7: Phiếu đánh giá sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng ...................................... 84 PHỤ LỤC 8: Kế hoạch nghiên cứu .................................................................................... 87 PHỤ LỤC 9: Bảng kế hoạch hoạt động theo thời gian ........................................................ 89 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BYT : Bộ Y tế CAND : Công an nhân dân CLXN : Chất lƣợng xét nghiệm KQXN : Kết quả xét nghiệm PXN : Phòng xét nghiệm TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam ThS/CK1 : Thạc sỹ/chuyên khoa 1 TS/CK2 : Tiến sỹ/chuyên khoa 2 XN : Xét nghiệm WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thông tin chung về Bệnh viện 198 và các khoa xét nghiệm………...36 Bảng 3.2: Thực trạng nguồn nhân lực các khoa xét nghiệm (n =59) ...............37 Bảng 3.3: Thực trạng nguồn nhân lực bác sỹ các khoa lâm sàng (n=169). ......38 Bảng 3.4: Thực trạng quy trình lấy mẫu và nhận mẫu (n = 59) .........................40 Bảng 3.5: Thực trạng theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên (n = 59 ngƣời) 43 Bảng 3.6: Trung bình sự hài lòng các khoa xét nghiệm (n = 169). .....................45 Bảng 3.8: Mối liên quan sự hài lòng chung theo giới. ..........................................49 Bảng 3.9: Mối liên quan sự hài lòng chung theo tuổi. ..........................................50 Bảng 3.10: Mối liên quan sự hài lòng chung theo trình độ chuyên môn. ..........50 Bảng 3.11: Mối liên quan sự hài lòng chung theo số năm công tác. ...................51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 1: Kết quả xử lý gặp sự cố của nhân viên xét nghiệm (100 %). ............41 Biểu đồ 2: Kết quả quan sát quy trình lấy mẫu và nhận mẫu (100 %) .............42 Biểu đồ 3: Kết quả tỷ lệ hài lòng của các khoa xét nghiệm .................................46 Biểu đồ 4: Mức độ hài lòng của bác sỹ lâm sàng (100 %). ..................................47 Hình 1: Sơ đồ ba giai đoạn của quá trình xét nghiệm......................................... 7 Hình 2: Mô hình chất lƣợng dịch vụ Parasuraman et al (1985) .........................13 Hình 3: Mô hình chất lƣợng dịch vụ của Gronroos. ............................................16 Hình 4: Mô hình chất lƣợng dịch vụ SERVPERF. ..............................................19 Hình 5: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện 198 Bộ Công an. ..............................................28 viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong công tác khám chữa bệnh, xét nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là căn cứ đầu tiên để đƣa ra những chẩn đoán ban đầu về bệnh tật. Nếu kết hợp với các triệu chứng lâm sàng sẽ giúp thầy thuốc nâng cao hiệu quả chẩn đoán để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Đánh giá hoạt động quản lý phòng xét nghiệm và chất lƣợng xét nghiệm theo mô hình của Tổ chức Y tế thế giới không chỉ mang tính cấp thiết, thực tiễn và khoa học đối với Bệnh viện mà còn là chủ trƣơng chung của quốc gia về nâng cao năng lực quản lý phòng xét nghiệm y học đến năm 2020. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng hoạt động xét nghiệm và sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện 198 Bộ Công an năm 2014. Qua đó đề xuất giải pháp để nâng cao chất lƣợng xét nghiệm và cải tiến cung cách phục vụ để mức hài lòng về kết quả xét nghiệm đƣợc nâng cao. Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích, công cụ thu thập dữ liệu là bộ câu hỏi và bảng kiểm đƣợc thiết kế sẵn bảo đảm tính giá trị và độ tin cậy cao. Cỡ mẫu gồm 59 nhân viên đang công tác tại các khoa xét nghiệm và 169 bác sỹ đang làm việc tại các khoa lâm sàng. Nhập dữ liệu bằng Epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ gặp xự cố trong việc lấy mẫu và nhận mẫu tƣơng đối cao dao động từ 72,9 % đến 100 % số nhân viên đƣợc hỏi. Việc lƣu giữ; quản lý hồ sơ theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên các khoa làm chƣa đúng quy định thông tƣ 01/2013/TT-BYT. Mức độ hài lòng của các khoa xét nghiệm có giá trị trung bình chƣa cao dao động trong khoảng 3.27 – 3.77. Tỷ lệ bác sỹ lâm sàng hài lòng với kết quả xét nghiệm của các khoa chƣa cao dao động trong khoảng 55.03 % - 75.74 %. Tỷ lệ bác sỹ hài lòng chung cả bốn khoa xét nghiệm còn tƣơng đối thấp đạt 36.69 % trong khi đó số lƣợng không hài lòng với kết quả xét nghiệm của cả bốn khoa còn khá cao chiếm 13.61 %. Có mối liên quan giữa sự hài lòng chung theo giới có ý nghĩa thống kê (p < 0.05), không đủ bằng chứng kết luận có mối liên quan giữa sự hài lòng chung theo tuổi, số năm công tác và trình độ chuyên môn. ix Kết quả nghiên cứu là cơ sở để bệnh viện có thể tự đánh giá và chuẩn bị cho lộ trình tham gia đăng ký chuẩn hóa phòng xét nghiệm theo bộ tiêu chuẩn ISO 15189. Lãnh đạo các khoa xét nghiệm cần có các giải pháp xây dựng quy trình chuẩn trong việc lấy mẫu và nhận mẫu; quản lý hồ sơ theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên; cải tiến cung cách phục vụ để mức độ hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm ngày càng đƣợc nâng cao. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhân bản, lạm dụng, thiếu tin tƣởng vào kết quả xét nghiệm của bệnh nhân và bác sỹ, không công nhận kết quả nơi khác…là những vấn đề còn tồn tại ở các cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tƣ nhân, là vấn đề thời sự trong dƣ luận xã hội. Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của các sự việc trên một phần là do y đức nhƣng quan trọng hơn là do chất lƣợng xét nghiệm hiện chƣa đƣợc chuẩn hóa. Kết quả xét nghiệm là sản phẩm cuối cùng của quá trình xét nghiệm, kết quả xét nghiệm có chất lƣợng tốt phải đảm bảo sự chính xác, tin cậy và kịp thời. Quy trình xét nghiệm chia làm 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn trƣớc xét nghiệm, (2) Giai đoạn xét nghiệm, (3) Giai đoạn sau xét nghiệm. Mọi sự tác động bên ngoài đến một trong ba giai đoạn trên đều ảnh hƣởng đến kết quả xét nghiệm cuối cùng, tức là chất lƣợng của xét nghiệm [15]. Trên thế giới vấn đề kiểm tra chất lƣợng xét nghiệm đƣợc quan tâm hàng đầu và có hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng về phòng xét nghiệm, chất lƣợng xét nghiệm và kỹ thuật thực hiện xét nghiệm. Việc kiểm soát và quản lý chất lƣợng phòng xét nghiệm y học là một hệ thống giám sát, phân tích, kiểm tra và tái kiểm tra về quy trình kỹ thuật định kỳ liên tục. Năm 1918, Hoa Kỳ lần đầu tiên thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận cho các kỹ thuật viên làm việc trong các phòng xét nghiệm y học, sau đó đƣa ra những quy định về chất lƣợng và các vấn đề liên quan đến chất lƣợng xét nghiệm bao gồm cả các yếu tố về nhân sự. Ở Châu Á, năm 1999 mạng lƣới về tiêu chuẩn hóa và phối hợp các xét nghiêm lâm sàng đƣợc thành lập với chức năng giám sát hệ thống các phòng xét nghiệm huyết học và hóa sinh ở các nƣớc Châu Á. Chuẩn hóa việc kiểm tra, đảm bảo chất lƣợng, phát triển hệ thống hƣớng dẫn nâng cao chất lƣợng xét nghiệm, thiết lập hệ thống số liệu tham chiếu về chất lƣợng xét nghiệm giữa các nƣớc thuộc Châu Á [1]. Tại Việt Nam, các đơn vị thuộc Bộ Y tế tham gia quản lý phòng xét nghiệm y học hiện nay gồm Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trƣờng y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phòng chống HIV/AIDS. Các Cục quản lý phòng xét nghiệm theo chuyên ngành dọc tuy nhiên cho đến nay chƣa có đơn vị thống nhất tại Bộ Y tế về quản lý phòng xét nghiệm y học. Mục tiêu của 2 hệ thống phòng xét nghiệm y học của Việt Nam là đạt đƣợc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân với quy chuẩn, tiêu chuẩn tốt theo chuẩn quốc gia, tiến đến chuẩn khu vực và quốc tế [1]. Tại Bệnh viện 198, đơn vị thực hiện chức năng xét nghiệm chính là các khoa xét nghiệm (Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Khoa Hóa sinh, Khoa Giải phẫu bệnh, Khoa Vi sinh). Hiện nay, mặc dù số lƣợng thực hiện các xét nghiệm ngày một tăng nhƣng loại hình xét nghiệm ra sao và so sánh nhu cầu thực tế từ ngƣời cung cấp dịch vụ cũng nhƣ ngƣời sử dụng dịch vụ nhƣ thế nào thì còn chƣa rõ ràng. Việc phát triển các xét nghiệm kỹ thuật cao xứng tầm với bệnh viện đầu ngành của Bộ Công An là câu hỏi lớn cho lãnh đạo Bệnh viện 198. Đánh giá hoạt động quản lý phòng xét nghiệm và chất lƣợng xét nghiệm theo mô hình của Tổ chức Y tế thế giới không chỉ mang tính cấp thiết, thực tiễn và khoa học đối với Bệnh viện mà còn là chủ trƣơng chung của quốc gia về nâng cao năng lực quản lý phòng xét nghiệm y học đến năm 2020. Giám đốc bệnh viện đặt ra vấn đề nghiên cứu đánh giá chất lƣợng xét nghiệm bao gồm các vấn đề lấy mẫu và nhận mẫu; theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên tại khối xét nghiệm và sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm nhằm nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Hiện nay các khoa và bệnh viện chƣa có nghiên cứu nào đáp ứng mục tiêu này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng hoạt động xét nghiệm và sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện 198 Bộ Công an năm 2014”. Hy vọng kết quả nghiên cứu là cơ sở để bệnh viện có thể tự đánh giá và chuẩn bị cho lộ trình tham gia đăng ký chuẩn hóa phòng xét nghiệm theo bộ tiêu chuẩn ISO 15189. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng quy trình lấy mẫu và nhận mẫu tại các khoa xét nghiệm Bệnh viện 198 Bộ Công an năm 2014. 2. Mô tả thực trạng quy trình theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên tại các khoa xét nghiệm Bệnh viện 198 Bộ Công an năm 2014. 3. Đánh giá sự hài lòng và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện 198 Bộ Công an năm 2014. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm về chuyên ngành xét nghiệm Xét nghiệm là một loạt các hoạt động có mục tiêu xác định giá trị hoặc tính chất của một vật thể. Xét nghiệm chẩn đoán là một xét nghiệm để xác định một bệnh hoặc một triệu chứng của bệnh [3]. Xét nghiệm định tính là một xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện hoặc không của một chất, một phức hợp đặc biệt, hoặc điều kiện cho sự tồn tại hay mất đi của chúng. Xét nghiệm định lƣợng là một xét nghiệm để xác định nồng độ hoặc số lƣợng của một chất phân tích trong một mẫu bệnh phẩm, kết quả đƣợc biểu hiện dƣới dạng số lƣợng [3]. Phòng xét nghiệm là các khoa, phòng hoặc đơn vị xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận mẫu xét nghiệm lấy từ ngƣời và các nguồn liên quan khác để thực hiện xét nghiệm, cung cấp thông tin trực tiếp phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Quản lý chất lƣợng xét nghiệm là các hoạt động phối hợp để định hƣớng và kiểm soát của phòng xét nghiệm về chất lƣợng xét nghiệm, bao gồm lập kế hoạch, kiểm soát, bảo đảm và cải tiến chất lƣợng xét nghiệm [7]. Bảo đảm chất lƣợng (Quality Assurance-QA) bao hàm toàn bộ các chính sách, pháp qui, kế hoạch về đào tạo con ngƣời, trang bị máy móc, lựa chọn phƣơng pháp kỹ thuật và thuốc thử để làm cho xét nghiệm đạt đƣợc độ tin cậy mà thầy thuốc lâm sàng có thể dựa vào nó trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Hay nói một cách khác, đảm bảo chất lƣợng là một quy trình tổng thể đảm bảo kết quả của phòng thí nghiệm đƣa ra là chính xác nhất [2], [3]. Kiểm tra chất lƣợng (Quality Control-QC) là một khâu của đảm bảo chất lƣợng nhằm phát hiện sai số, tìm nguyên nhân gây sai số và từ đó đề ra các biện pháp chế ngự hay khắc phục, tức là tiếp tục cải thiện điều kiện xét nghiệm, tăng cƣờng công tác đảm bảo chất lƣợng. Kiểm tra chất lƣợng cũng đƣợc hiểu nhƣ là những quy trình đƣợc sử dụng để phát hiện hoặc hiệu chỉnh sai sót có thể xảy ra vì 5 xét nghiệm sai, điều kiện môi trƣờng bất lợi và sự khác nhau do ngƣời thực hiện cũng nhƣ kiểm soát độ chính xác và tính chắc chắn đúng của xét nghiệm [2], [3]. Đánh giá chất lƣợng xét nghiệm nội bộ là hoạt động tự kiểm tra và đánh giá chất lƣợng xét nghiệm có tổ chức, kế hoạch trong phòng xét nghiệm với mục đích xem xét của lãnh đạo nhằm đánh giá chất lƣợng thực hiện các xét nghiệm, tìm ra các vấn đề không phù hợp để đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và cải tiến [7]. Quy trình thực hành chuẩn (SOP) xét nghiệm là tập hợp các hƣớng dẫn chi tiết có tính bắt buộc để thực hiện các bƣớc của một quy trình [7]. Chƣơng trình nội kiểm là hệ thống kiểm tra chất lƣợng trong nội bộ một phòng xét nghiệm nhằm theo dõi và giám sát mọi khía cạnh của quá trình thực hiện xét nghiệm tại phòng xét nghiệm, bảo đảm các kết quả xét nghiệm có đủ độ tin cậy trƣớc khi trả cho khách hàng và đƣa ra biện pháp khắc phục kịp thời nếu có sai sót; nhằm mục đích đánh giá hệ thống phòng xét nghiệm (phƣơng pháp đo lƣờng, thuốc thử và hóa chất, trang thiết bị, trình độ tay nghề của kỹ thuật viên) [7]. Chƣơng trình ngoại kiểm là kiểm soát chất lƣợng, đối chiếu và so sánh kết quả xét nghiệm của một phòng xét nghiệm với kết quả xét nghiệm của nhiều phòng xét nghiệm khác trên cùng một mẫu, so sánh với kết quả của các phòng xét nghiệm tham chiếu trong nƣớc hoặc quốc tế nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng xét nghiệm và góp phần cung cấp bằng chứng công nhận phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế [7]. Quy trình trƣớc xét nghiệm là các bƣớc từ khi nhận đƣợc yêu cầu xét nghiệm và kết thúc khi bắt đầu thực hiện quy trình xét nghiệm, bao gồm bƣớc chuẩn bị ngƣời bệnh, chỉ định xét nghiệm, thu thập mẫu hoặc lấy mẫu xét nghiệm ban đầu, lƣu trữ bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm [7]. Quy trình xét nghiệm là các bƣớc phân tích mẫu xét nghiệm. Quy trình sau xét nghiệm là các bƣớc bắt đầu từ khi quy trình xét nghiệm kết thúc, bao gồm kiểm tra hệ thống, ghi nhận hoặc giải thích kết quả xét nghiệm, quyết định công bố kết quả xét nghiệm, lƣu trữ kết quả và mẫu đã đƣợc phân tích [7]. Khách hàng là tổ chức hay cá nhân nhận kết quả xét nghiệm hay dịch vụ của phòng xét nghiệm, có thể là khách hàng trong hoặc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [7]. 6 1.2. Quy trình xét nghiệm Tầm quan trọng của chất lƣợng trong hoạt động của các phòng thí nghiệm y tế đã đƣợc thế giới công nhận. Đối với các nƣớc đang phát triển, điều này càng quan trọng hơn. Khi một phòng thí nghiệm y tế thực hiện đƣợc các nguyên tắc đảm bảo chất lƣợng, thì các kết quả của phòng thí nghiệm đó sẽ đáng tin cậy, ổn định và có giá thành hợp lý hơn [3]. Đảm bảo chất lƣợng nhằm tạo mọi điều kiện tối ƣu, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong 3 giai đoạn của quá trình xét nghiệm: trƣớc, trong và sau xét nghiệm. Quá trình xét nghiệm hóa sinh máu, huyết học tế bào, nƣớc tiểu tổng phân tích đều bao gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn trƣớc xét nghiệm: hoạt động xét nghiệm là nhiệm vụ chính của phòng thí nghiệm, do vậy giai đoạn chuẩn bị trƣớc khi thực hiện xét nghiệm có ảnh hƣởng lớn đến kết quả và chất lƣợng kết quả xét nghiệm. Giai đoạn này gồm nhiều bƣớc: chuẩn bị bệnh nhân, lấy bệnh phẩm, định danh mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm, kiểm tra chất lƣợng máy, hóa chất, thuốc thử…Giai đoạn này cần kiểm tra phiếu yêu cầu xét nghiệm, đảm bảo đầy đủ các thông tin về bệnh nhân và ngƣời yêu cầu xét nghiệm. Phòng thí nghiệm cần có bản hƣớng dẫn quy định các quy trình thực hiện các nhiệm vụ này và có nhân viên phụ trách từng khâu công việc liên quan. - Giai đoạn xét nghiệm: phòng thí nghiệm cần đảm bảo thực hiện xét nghiệm theo quy trình chuẩn thức phù hợp, nhằm đạt đƣợc kết quả với độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân, khách hàng. Quy trình xét nghiệm phải có tính chuẩn thức, đƣợc công nhận và đƣợc cập nhật, đƣợc viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu đối với nhân viên. Phòng thí nghiệm cần có danh sách các quy trình đang sử dụng nhƣ yêu cầu mẫu bệnh phẩm ban đầu, các yêu cầu khác đối với ngƣời sử dụng dịch vụ xét nghiệm, các thông tin cần thiết để ngƣời sử dụng tham khảo. 7 Vấn đề lâm sàng Yêu cầu XN Thu thập mẫu Giai đoạn Trƣớc XN Định danh mẫu Chuyển mẫu tới phòng xét nghiệm Chuẩn bị làm XN Trong XN Làm XN Kiểm tra, xác nhận KQXN Sau XN Biện luận KQXN Báo cáo kết quả XN Lƣu trữ Hình 1: Sơ đồ ba giai đoạn của quá trình xét nghiệm. - Giai đoạn sau xét nghiệm: sau khi đã hoàn thành xét nghiệm, việc ghi nhận kết quả và đánh giá, gửi trả kết quả đến nơi yêu cầu xét nghiệm là những quá trình đòi hỏi chất lƣợng hoạt động cao, tránh sai sót và chậm trễ, gây tổn hại đến chất lƣợng chăm sóc bệnh nhân, khách hàng của phòng thí nghiệm. Theo tiêu chuẩn ISO 15189 đối với giai đoạn này thì phòng thí nghiệm cần có nhân viên có thẩm quyền xem xét một cách hệ thống quá trình và kết quả xét nghiệm, đánh giá kết quả sau khi đã tham khảo thông tin lâm sàng và cho phép trả kết quả. Việc lƣu giữ và thải bỏ mẫu bệnh phẩm cũng cần đƣợc quy định rõ ràng. Kết quả xét nghiệm cần đƣợc lƣu giữ tại phòng xét nghiệm để tiện tham khảo khi cần thiết, theo đúng quy định của cơ sở, hoặc của khu vực hay quốc gia [3], [2]. 8 Bên cạnh các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động xét nghiệm nhƣ: cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ năng tay nghề kỹ thuật viên… còn có các yếu tố gián tiếp tác động: 1.2.1. Nhân lực xét nghiệm. Vấn đề nhân lực hiện đang là vấn đề cần quan tâm do thiếu về số lƣợng và chất lƣợng, là tình trạng chung của toàn ngành Y tế nƣớc ta. Theo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ (2009) của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ƣơng, thu thập số liệu cán bộ công tác trong lĩnh vực xét nghiệm của 61/64 Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố nƣớc ta, chỉ có khoảng 63,9% số trung tâm đạt chỉ tiêu về số lƣợng cán bộ làm công tác xét nghiệm. Số cán bộ đại học và sau đại học tăng lên, số cán bộ trình độ trung cấp, cao đẳng giảm; tuy nhiên số có trình độ sơ cấp và y tá lại có xu hƣớng gia tăng. Điều này cho thấy các trung tâm cần có các hoạt động đào tạo mới, đào tạo nâng cao và đào tạo cập nhật về chuyên môn thƣờng xuyên cho cán bộ chuyên ngành khác làm việc tại cơ sở xét nghiệm [3]. 1.2.2. Mối quan hệ giữa phòng xét nghiệm với các khoa lâm sàng. Đã từ lâu, các xét nghiệm có một vai trò quan trọng trong nền y học. Càng ngày ngƣời ta lại càng thấy rõ vị trí cần thiết của xét nghiệm: thiếu xét nghiệm, chẩn đoán trở thành mò mẫm, thiếu một chỗ dựa chính xác, chắc chắn, các công trình nghiên cứu thiếu một cơ sở khoa học có giá trị, thiếu những yếu tố để chứng minh cụ thể hoặc bị hạn chế không thể phát triển đƣợc, chất lƣợng chẩn đoán và điều trị bị giảm. Kết quả xét nghiệm phản ánh các hiện tƣợng phức tạp diễn biến trong cơ thể trong các trƣờng hợp sinh lý và bệnh lý về nhiều mặt: y vật lý, y sinh hóa, tế bào học, vi sinh vật học, miễn dịch học, chúng dựa trên rất nhiều yếu tố khoa học thuộc các lĩnh vực trên và chủ yếu là bệnh lý học, vì thế cho nên muốn hiểu đƣợc và vận dụng đƣợc xét nghiệm một cách chắc chắn và linh hoạt phải nắm vững đƣợc những kiến thức đó. Xét nghiệm có giá trị quyết định chẩn đoán trong một số trƣờng hợp (xét nghiệm ký sinh trùng amib histolytica trong bệnh lỵ amib, phân lập virus cúm…), cung cấp thông tin để góp vào chẩn đoán nhiều trƣờng hợp (đếm bạch cầu trong bệnh viêm ruột thừa cấp tính, đo tốc độ lắng hồng cầu trong lao tiến triển, định lƣợng HbA1c trong bệnh tiểu đƣờng typ 2…), theo dõi tiến triển của bệnh, tiên 9 lƣợng bệnh (định lƣợng ure và creatinin máu trong bệnh viêm thận mạn tính). Các xét nghiệm còn chứng minh đƣợc kết quả của công tác điều trị tốt hay xấu và còn dùng khi giải phẫu thi thể. Ngƣời thầy thuốc khi sử dụng xét nghiệm phải có óc tổng hợp và phân tích, suy luận trên cơ sở sinh học. Luôn phải đối chiếu những nhận xét trên lâm sàng với kết quả kiểm tra bằng những phƣơng tiện khác (xét nghiệm máu, thăm dò chức năng…) và nhận thức đầy đủ cơ thể là một khối thống nhất, hoàn chỉnh, để phân tích kết quả một cách khoa học và biện chứng [15]. Bác sỹ lâm sàng giỏi sẽ biết đƣợc cần phải làm xét nghiệm nào là cần thiết cho bệnh nhân, tránh khuynh hƣớng thử quá nhiều xét nghiệm rồi mới dựa vào kết quả xét nghiệm để chẩn đoán. Kết quả xét nghiệm đƣợc lâm sàng chú trọng, sử dụng đúng mục đích sẽ khuyến khích phòng xét nghiệm phát huy năng lực và tác dụng của mình. Quan hệ giữa phòng xét nghiệm với các khoa lâm sàng tốt sẽ đem lại sự phối hợp nhịp nhàng giữa lâm sàng và cận lâm sàng giúp công tác chẩn đoán, điều trị, theo dõi tiên lƣợng bệnh trên bệnh nhân kịp thời, đúng lúc. Kết quả giám sát tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng 70% các xét nghiệm có ảnh hƣởng đến các quyết định về điều trị cho bệnh nhân [3]. Báo cáo của Tony Badrick chỉ ra trên 60% kết quả chẩn đoán dựa vào kết quả xét nghiệm, kết quả xét nghiệm đặc biệt quan trọng trong theo dõi các bệnh rối loạn lipid, thiếu máu, đái tháo đƣờng, ung thƣ...Kết quả xét nghiệm giúp rút ngắn thời gian nằm viện, dùng đúng thuốc [15]. Để có đƣợc mối quan hệ lâm sàng và cận lâm sàng tốt cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo, các quy định rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng của từng khoa phòng. Bên cạnh đó, quan hệ giữa các nhân viên khoa xét nghiệm với các khoa lâm sàng đƣợc duy trì tốt cũng góp phần không nhỏ cho thành công của hệ thống này. 1.3. Năng lực 1.3.1. Khái niệm năng lực Năng lực: bao gồm kiến thức, kỹ năng, hành vi và động cơ tác động đến khả năng thực hiện thành công công việc của từng cá nhân. Năng lực cũng là đặc tính cơ bản của con ngƣời giúp ngƣời này có thể thực hiện tốt công việc, vai trò hay tình huống [13].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất