Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự p...

Tài liệu Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi​

.DOC
226
29
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ ̣INH Nguyễn Thị Thu Thủy THỰC TRANG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ ̣ẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI LUẬN VĂN THAC SS KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí ̣inh – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ ̣INH Nguyễn Thị Thu Thủy THỰC TRANG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ ̣ẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục ̣ầm non) ̣ã số : 8140101 LUẬN VĂN THAC SS KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí ̣inh – 2020 LỜI CẠ ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” là sản phẩm quá trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là đúng sự thật và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào. LỜI CẠ̉ ƠN Trong khi thực hiện đề tài “Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi”, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể cùng với sự nổ lực của bản thân để hoàn thành luận văn này. Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng quý Thầy Cô giảng dạy tôi trong suốt 2 năm học. Những kiến thức và phương pháp Thầy Cô truyền đạt là nền tảng quan trọng để giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi xin cám ơn các Thầy Cô Phòng Sau đại học và Thư viện của trường đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô TS. Lê Xuân Hồng đã tận tình quan tâm, hướng dẫn nghiên cứu và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng chân thành cám ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên mầm non ở 4 trường mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh: mầm non Hoa Sen và mầm non Hoa Thiên Lý 1 (huyện Bình Chánh), mầm non Thiên Đức (huyện Hóc Môn), mầm non 19/5 Thành Phố (Quận 1) và một số giáo viên mầm non đang công tác tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, quan sát, phỏng vấn để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn học viên khóa 28 đã luôn ủng hộ, động viên và khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy ̣ỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ PHẦN ̣Ở ĐẦU.......................................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ ̣ẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................................8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài......................................................................8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam......................................................................11 1.2. Lý luận về sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh....................................................15 1.2.1. Giáo viên...................................................................................................................................15 1.2.2. Phụ huynh.................................................................................................................................17 1.2.3. Phối hợp....................................................................................................................................21 1.2.4. Mục đích của việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong giáo dục trẻ mầm non……………. 22 1.2.5. Nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong giáo dục trẻ mầm non23 1.2.6. Các nguyên tắc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non 26 1.2.7. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh...........................................27 1.2.8. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ mầm non 28 1.3. Lý luận về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.....................30 1.3.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng............................................................................................30 1.3.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ.....................................................................32 1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi..............35 1.3.4. Sự hình thành kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi........................36 1.3.5. Những điều kiện để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi……………….. .......................................................................... 37 1.3.6. Các nhóm phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi…… 38 1.3.7. Yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi……. 39 1.4. Lý luận về sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.............................................................................................................42 1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi....................................................................43 1.6. Tiêu chí đánh giá kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi..........................46 Tiểu kết chương 1...................................................................................................................................51 Chương 2. THỰC TRANG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ ̣ẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI 52 2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu điều tra thực trạng..................................................52 2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng..........................................................................................52 2.1.2. Nhiệm vụ khảo sát................................................................................................................52 2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát.............................................................................52 2.1.4. Vài nét về cơ sở khảo sát...................................................................................................54 2.1.5. Khách thể khảo sát...............................................................................................................54 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp giữa GVMN và PH trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non.......................................................................................................................................................60 2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVMN, CBQL, PH về giáo dục kỹ năng tự phục vụ và sự hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 60 2.2.2. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết và mục đích của việc phối hợp giữa GVMN và PH trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi 63 2.2.3. Thực trạng sử dụng những hình thức phối hợp giữa GVMN và PH trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 66 2.2.4. Thực trạng GVMN, CBQL, PH sử dụng những cách, những phương pháp để giáo dục kỹ năng tự phục vụ của trẻ tại trường và gia đình 72 2.2.5. Đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo.........77 3 – 4 tuổi của GVMN, CBQL và PH........................................................................................77 2.2.6. Những nguyên nhân trẻ thực hiện tốt và chưa tốt các kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 87 2.2.7. Thực trạng giao tiếp, trao đổi giữa GVMN và PH về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 91 2.2.8. Những khó khăn về phía GVMN và PH trong việc phối hợp để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 98 2.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao phối hợp giữa GV và PH trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi........................................102 2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp..................................................................................................102 2.3.2. Một số biện pháp nâng cao phối hợp giữa GV và PH trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 102 2.3.3 . Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của một số biện pháp đã đề xuất.........116 Tiểu kết chương 2.................................................................................................................................120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................122 TÀI LIỆU THẠ KHẢO.............................................................................................................127 PHỤ LỤC DANH ̣ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt của nội dung viết tắt BP : Nội dung viết tắt Biện pháp CBQL : Cán bộ quản lí ĐT : Điện thoại GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non KN : Kỹ năng MN : Mầm non MG : Mẫu giáo PH : Phụ huynh SH : Sinh hoạt SL : Số lượng TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TL : Tỉ lệ % TPV : Tự phục vụ TC : Tổng cộng & : Và XH : Xã hội DANH ̣ỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phương pháp và đối tượng khảo sát........................................................ 54 Bảng 2.2. Một số đặc điểm về phía giáo viên mầm non (N=124)...........................55 Bảng 2.3. Một số đặc điểm về phụ huynh của trẻ.................................................... 58 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN và PH về mục đích của việc phối hợp để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 65 Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng những hình thức phối hợp giữa GVMN và PH trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 66 Bảng 2.6. Thực trạng CBQL và GVMN sử dụng những cách giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại trường 72 Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi từ của GVMN, CBQL và PH 77 Bảng 2.8. Những nguyên nhân trẻ thực hiện chưa tốt các kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 88 Bảng 2.9. Những khó khăn của GVMN trong việc phối hợp với PH để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 98 Bảng 2.10. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất..............117 DANH ̣ỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non.................................... 55 Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lí............................................ 56 Biểu đồ 2.3. Thâm niên công tác quản lí của cán bộ quản lí...................................57 Biểu đồ 2.4. Trình độ học vấn của phụ huynh......................................................... 59 Biểu đồ 2.5. Thực trạng nhận thức của GVMN, CBQL, PH về giáo dục KN TPV 61 Biểu đồ 2.6. Thực trạng nhận thức của GVMN, CBQL, PH về sự hình thành và phát triển KN TPV cho trẻ 62 Biểu đồ 2.7. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc phối hợp giữa GVMN và PH trong việc giáo dục KN TPV cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 63 Biểu đồ 2.8. Thực trạng GVMN, CBQL và PH sử dụng những phương pháp để giáo dục KN TPV cho trẻ tại trường và gia đình 76 Biểu đồ 2.9. Kết quả quan sát các KN TPV của trẻ ở trường MN tại TP.HCM......79 Biểu đồ 2.10. Thực trạng đánh giá của PH về kỹ năng quan trọng và không quan trọng đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 85 Biểu đồ 2.11. Những nguyên nhân trẻ thực hiện tốt các KN TPV của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 87 Biểu đồ 2.12. Thực trạng PH trao đổi ý kiến với GVMN trong việc giáo dục KN TPV cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 91 Biểu đồ 2.13. Thực trạng những phương án xử lí tình huống của GVMN và CBQL khi PH than phiền về những khuyết điểm của con mình trong KN TPV 92 Biểu đồ 2.14. Phụ huynh làm gì khi GVMN trao đổi với PH về việc giáo dục KN TPV cho trẻ 93 Biểu đồ 2.15. Những nguyên nhân mà GVMN ngại trao đổi với PH, khi thấy trẻ chưa thực hiện được một số KN TPV 94 Biểu đồ 2.16. Những nguyên nhân mà PH ngại trao đổi với GVMN, khi thấy trẻ chưa thực hiện được một số KN TPV 96 Biểu đồ 2.17. Những khó khăn của PH trong việc phối hợp với GVMN để giáo dục KN TPV cho trẻ 99 Biểu đồ 2.18. So sánh tính khả thi của các biện pháp đề xuất...............................118 Biểu đồ 2.19. So sánh tính rất khả thi của các biện pháp đề xuất..........................119 1 PHẦN ̣Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ mầm non được xem là thế hệ tương lai của đất nước và giáo dục trẻ không chỉ chịu tác động trực tiếp từ nhà trường, giáo viên mà còn có giáo dục từ gia đình, phụ huynh. Vì gia đình, phụ huynh là nơi trẻ được sinh ra và được tiếp xúc đầu tiên, nơi trẻ được gần gũi và chứa đầy tình yêu thương, góp phần hình thành nhân cách. Cho nên môi trường và cách giáo dục từ gia đình, phụ huynh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, việc phụ huynh chăm sóc – giáo dục trẻ không chỉ là công việc riêng tư mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của người làm cha mẹ. Điều đó, có thể khẳng định: “Giáo dục gia đình là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục chung” (Nguyễn Thị Sinh Thảo, 2013). Luật Giáo dục (2005) đã nêu trách nhiệm của nhà trường là chủ động phối hợp với gia đình để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục, và trách nhiệm của gia đình là tạo điều kiện cho con em được học tập tốt, được tham gia các hoạt động và phối hợp cùng nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục. Ngoài ra, trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (2012) đã nêu nhà trường và các cở sở giáo dục phải có trách nhiệm thực hiện giáo dục trẻ đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục (Quốc hội, 2012). Chương trình GDMN (2017) đã đưa ra cần phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình và cộng đồng để chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Việc phối hợp giữa gia đình, phụ huynh và nhà trường, giáo viên là điều cần thiết và quan trọng giúp quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ được thống nhất về nội dung và phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trẻ mầm non được xem là thế hệ tương lai của đất nước, do vậy nhà trường và gia đình cần giáo dục tốt cho trẻ, không chỉ cũng cấp những kiến thức mà còn giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống cho bản thân, giúp trẻ độc lập trong mọi hoạt động. Giai đoạn trẻ bắt đầu tách mình ra khỏi người khác và có ý thức về khả năng của chính mình. Trẻ biết so sánh mình với người lớn và mong muốn được làm người lớn, những công việc của người lớn, tính tự lập bắt đầu xuất hiện, trẻ có nhu cầu thực hiện những hành động độc lập theo ý muốn của bản thân để khẳng định chính mình. Giai đoạn này rất thích hợp cho việc giáo dục 2 những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹ năng sống rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi trẻ và là nội dung không thể thiếu trong chương trình GDMN. Theo tác giả Vũ Hoàng Vân (2017) kỹ năng tự phục vụ là biểu hiện về khả năng trẻ có thể làm những việc đơn giản trong cuộc sống: Xúc ăn, mặc quần áo, chải tóc, đi giày dép… hoặc giúp đỡ người lớn một số công việc trong cuộc sống hàng ngày. Maria Montessori đã từng nói “Điều cốt yếu của sự tự lập là có thể tự làm việc gì đó cho mình. Những trải nghiệm ấy không chỉ là trò chơi. Đó là việc trẻ phải làm để trưởng thành” do đó người lớn cần nên để trẻ tự lập, làm những công việc để phục vụ cho chính mình, điều đó giúp trẻ trở nên độc lập, tự tin và trưởng thành hơn trong cuộc sống (Tim Seldin, 2015). Nhà tâm lí học nổi tiếng Maslow đã từng nói: “Thất bại, đối với trẻ con, chưa hẳn đã là chuyện xấu, điều cốt yếu là thái độ của chúng khi đối mặt với thất bại”. Trong cả đời người của con trẻ không thể nào tránh khỏi những việc khó khăn, thất bại vì thế bậc phụ huynh, cha mẹ cần tạo điều kiện và bồi dưỡng cho con những khả năng tự lập, để có thể đối mặt và giải quyết vấn đề, từ đó giúp trẻ bước ra khỏi vòng tay của cha mẹ (Trần Hân, 2013). Tuy nhiên, thực tế ngày nay còn nhiều trẻ thụ động, hay ỷ lại vào người lớn, chưa có thể làm những công việc nhỏ để phục vụ bản thân, đa phần do người lớn cưng chiều nghĩ trẻ còn nhỏ nên sẽ không làm được, không tin vào khả năng của trẻ, sợ trẻ làm sai hoặc do không đủ kiên nhẫn để chờ đợi trẻ làm, với mong muốn tiết kiệm thời gian nên người lớn thường làm hộ trẻ mọi việc. Nhưng đáng ra những công việc đó trẻ phải được làm để phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Từ đó, cho thấy việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là rất cần thiết, để chuẩn bị hành trang cho trẻ vào bậc học phổ thông, về phía nhà trường giáo viên đã giáo dục cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ ở các độ tuổi. Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chưa chú trọng nên chưa đồng bộ giữa giáo viên và phụ huynh, nên hiệu quả giáo dục chưa cao, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ ở trẻ, cũng như chưa nhận thức được những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của việc phối hợp với giáo viên, nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục và hiện nay còn ít đề tài nghiên cứu đến lĩnh vực này. 3 Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” làm đề tài nghiên cứu. 2. ̣ục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phối hợp có hiệu quả giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 4. Giả thuyết nghiên cứu Sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi chưa được chú trọng. Nếu nghiên cứu các cơ sở lý luận và khảo sát, phân tích đúng thực trạng thì người nghiên cứu sẽ có cơ sở đề xuất một số biện pháp phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Khảo sát và đánh giá thực trạng sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 20 trường mầm non công lập và tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó công lập gồm có 11 trường (MN Hoa Sen – MN Hoa Thiên Lý – MN Hoa Thiên Lý 1 – MN 30/4 – Hoa Phượng 1 ở huyện Bình Chánh, MN Hoàng Yến ở quận Thủ Đức, MN 14 – MN Bàu Cát ở quận Tân Bình, MN Hoa Lan – MN Hoa Hồng ở quận Tân Phú), MN 19/5 Thành Phố ở quận 1 và tại 9 trường tư thục (MN Mầm Xanh – MN Bình Minh ở huyện Bình Chánh, MN Nhật Mỹ – MN Thiên Đức – MN Khai Trí ở huyện Hóc Môn, MN Minh Quang – MN Hoa Mai 2 ở quận 12, MN Vinschool ở quận Bình Thạnh), MN Mai Khôi ở quận Gò Vấp. - 124 giáo viên mầm non đang công tác chăm sóc – giáo dục tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi. - 39 cán bộ quản lí đang quản lí tại các trường mầm non tư thục và công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. - 254 phụ huynh có con đang học tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non trên tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Quan sát tại 8 nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tại 4 trường mầm non tư thục và công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tham khảo các công trình nghiên cứu, báo, sách, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và gia đình, phụ huynh trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Mục đích: Để thu thập thêm thông tin và tìm hiểu thực trạng sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ và đánh giá các kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Nội dung quan sát: Sự chuẩn bị của giáo viên mầm non, các biện pháp giáo viên sử dụng trong việc phối hợp với phụ huynh, ghi nhận lại quá trình trao đổi, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong các giờ đón – trả trẻ. Quan sát các kỹ năng tự phục vụ của trẻ trong giờ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Mẫu quan sát: Quan sát giờ sinh hoạt trong ngày của trẻ ở 8 nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 2 lớp ở trường mầm non Hoa Sen, 2 lớp ở trường mầm non Hoa Thiên Lý 1, 2 lớp ở trường mầm non 19/5 Thành Phố và 2 lớp ở trường mầm non Thiên Đức. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Thu thập thông tin để chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Nội dung: Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến trẻ chưa thực hiện tốt những kỹ năng tự phục vụ. Giáo viên có sử dụng mạng xã hội để trao đổi với phụ huynh hay không và những mong muốn của phụ huynh khi cho trẻ học tại trường mầm non và những đánh giá của phụ huynh về các kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Cách thực hiện: Phương pháp đàm thoại được thực hiện lần lượt với từng cá nhân giáo viên mầm non và phụ huynh của trẻ. Đối tượng: Một số giáo viên mầm non đang công tác tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi và phụ huynh có con đang học tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại trường mầm non. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi và thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí, phụ huynh về giáo dục kỹ 6 năng tự phục vụ. Những khó khăn ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Nội dung điều tra thể hiện trong phiếu hỏi bao gồm:  Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí, phụ huynh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cũng như tính cần thiết và mục đích của việc phối hợp giữa giáo viên mầm non và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.  Thực trạng sử dụng những hình thức, phương pháp phối hợp trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ và những đánh giá của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí, phụ huynh về sự phối hợp cũng như mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.  Thực trạng giao tiếp, trao đổi giữa giáo viên mầm non và phụ huynh, cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.  Những khó khăn về phía giáo viên mầm non và phụ huynh trong việc phối hợp để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.  Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ của giáo viên mầm non và cán bộ quản lí.  Những đề xuất của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí, phụ huynh nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.  124 giáo viên mầm non đang chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.  254 phụ huynh có con đang học tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi.  39 cán bộ quản lí đang quản lí tại các trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.  Cách thực hiện: Phát bảng hỏi cho từng giáo viên mầm non đang công tác tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, cán bộ quản lí tại các trường mầm non, 7 phụ huynh có con đang học tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở các trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó thu hồi và tổng hợp đánh giá. 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ Mục đích: Nhằm tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi của giáo viên mầm non và những nhận xét đánh giá của giáo viên và phụ huynh về kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Nội dung: Nghiên cứu các kế hoạch năm/tháng/sổ bé ngoan của giáo viên mầm non tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các số liệu điều tra sau khi thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng. 8. Những đóng góp của luận văn Hệ thống các cơ sở lí luận về hoạt động phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Làm rõ thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số biện pháp phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Xây dựng một số tài liệu tuyên truyền và các bước giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo. 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ ̣ẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Năm 1979 nhà tâm lý học người Mỹ Urie Bronfenbrenner, đã xây dựng lý thuyết hệ sinh thái để giải thích những phẩm chất vốn có của một đứa trẻ và những ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển. Ông tin rằng sự phát triển của một cá nhân sẽ bị tác động bởi mọi thứ xảy ra xung quanh trong môi trường sống của nó và ông đã đưa ra những ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự phát triển của trẻ: Hệ vi mô (Microsystem) là lớp môi trường nhỏ nhất và gần với trẻ nhất từ gia đình, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo và bạn cùng trang lứa, trường học, khu vui chơi… Hệ tương tác (Mesosystem) là sự liên hệ, phối hợp giữa các nhân tố trong hệ vi mô, đặc biệt là mối liên hệ giữa các trải nghiệm trong gia đình và trường học. Hệ ngoại vi (Exosystem) là môi trường rộng hơn, liên quan tới cộng đồng lớn mà trẻ đang sinh sống. Hệ vĩ mô (Macrosystem) là lớp ngoài cùng bao gồm các nhân tố như: Các khuôn mẫu hành vi, niềm tin, các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc… Hệ thời gian (Chronosystem) là chu trình phát triển của cả cuộc đời cá nhân qua các sự kiện, các giai đoạn chuyển tiếp… đều có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ. Ông cho rằng quá trình phát triển của mỗi cá nhân điều có sự tương tác với các hệ thống ở trên. Qua đó cho thấy rằng môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là gia đình và người chăm sóc trẻ là nhân tố tác động và tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhiều nhất. Vì thế việc giáo dục trẻ không chỉ có ở nhà trường, GV mà còn phải có sự chung tay, hợp tác, phối hợp cùng với gia đình để giáo dục trẻ. Xu thế xã hội hóa GDMN ở nước Nga đã thể hiện rất rõ, giữa gia đình, nhà trường MN và các lực lượng xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác GDMN (Nguyễn Thị Hòa, 2011). 9 Tác giả Pirchio, Tritrini, Passiatore, Taeschner (2013) cho rằng: “Công tác phối hợp giữa giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ là một công tác quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ”. Santiago Nieto Martí (2017) cho rằng: “Mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường không được hiểu là những ảnh hưởng riêng biệt mà là những ảnh hưởng chồng chéo”. Điều này nhấn mạnh sự liên quan của sự phối hợp và làm việc tập thể của các ông bố, bà mẹ và GV. Nhà trường và gia đình khác nhau về các loại hình và hình thức tương tác, chiến lược dạy/học, mô hình giao tiếp và tổ chức quan hệ của họ… Và chúng ta phải hiểu chúng như là sự thay đổi nguồn kích thích khác nhau của sự phát triển. A.X. Ma-ca-ren-cô cho rằng: “Để giải quyết một cách có kết quả nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội phải phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ”. Việc thống nhất giữa gia đình, các bậc PH cũng như nhà trường và các đoàn thể xã hội, sẽ cung cấp những điều kiện thuận lợi để tiến hành giáo dục trẻ một cách có hiệu quả. Cho nên nghĩa vụ của các bậc PH, cha mẹ trẻ là phải tích cực chủ động giúp đỡ, chung tay cùng GV để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn (A.M. BAC-ĐI-AN, 1977). Bộ giáo dục Virginia ở Hoa Kỳ 2002 (Virginia Department of Education). Trong bối cảnh cải cách giáo dục, các gia đình có nhiều đóng góp cho giáo dục con cái của mình. Nhưng để tối ưu hóa những đóng góp của gia đình, trước tiên các nhà giáo dục phải phát triển mối quan hệ đối tác hiệu quả giữa gia đình và nhà trường. Trong quan hệ đối tác đó đầu vào của cả gia đình và trường học đều có giá trị và trọng tâm là những gì cả PH và nhà giáo dục có thể làm để thúc đẩy việc học tập của học sinh. Sự tham gia của gia đình vào giáo dục không phải là một khái niệm mới. Trong nhiều năm, các nhà giáo dục đã đặc biệt tin tưởng vào giá trị sự tham gia của PH, và các bậc PH đã tham gia với các trường học để giúp con cái của họ học hỏi tiềm năng. Trong chương trình HighScope (2019) của Mỹ trong mối quan hệ đối tác, thì người GV phối hợp với PH và các thành viên khác trong gia đình để thúc đẩy việc học của trẻ em. GV cung cấp thông tin về chương trình giảng dạy và học tập sớm, 10 mời các thành viên gia đình tham gia vào các hoạt động trong lớp và hội thảo PH, thảo luận về sự tiến bộ của trẻ em và chia sẻ ý tưởng để mở rộng việc học trên lớp và ở nhà. Do đó, các GV báo cáo rằng PH sẽ hiểu rõ hơn về cách con cái họ phát triển và học tập. Ngoài ra, trong chương trình HighScope trẻ được tham gia các hoạt động nhóm nhỏ và lớn, hỗ trợ dọn dẹp cùng nhau, phát triển những KN TPV, trẻ có thể tự lập tự chăm sóc bản thân mình. Trong báo cáo gửi UNESCO của Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI, đã đưa ra vấn đề gia đình và nhà trường phối hợp nâng cao thành tích học tập của học sinh ở Philippine. Một thí nghiệm đầu tiên về chương trình giáo dục mới này ở một tập thể ở tỉnh Leyte và một khu dân ở thành phố Quezon, Metro Manila. Chương trình có tính đổi mới công nhận cha mẹ là những người thầy giáo của con cái mình và cần tăng cường sự hợp tác của họ với những nhà giáo chuyên nghiệp. Chương trình này được nhóm cha mẹ và GV chỉ đạo ở tất cả các trường học. GV và hiệu trưởng được trang bị những KN quản lí như xây dựng cơ cấu hợp tác có hiệu quả, cách thức cùng người khác đưa ra quyết định cũng như KN trao đổi giữa GV và cha mẹ, và giữa GV với học sinh. Tại các cuộc thảo luận, các bậc cha mẹ được tư vấn về cách thức giáo dục con mình và có một cuộc hội thảo có sự tham gia của cha mẹ và con cái. Các bậc cha mẹ đã bị lôi cuốn vào các quá trình dạy học. GV hướng dẫn các bậc cha mẹ giúp con mình làm những bài tập về nhà/ở trường. Cha mẹ còn giúp GV điều khiển các lớp học, nhà trường yêu cầu cha mẹ quan sát hành vi của con mình trong lớp học cũng như các phương pháp dạy học. Những nhận xét và gợi ý của cha mẹ được đưa ra thảo luận tại các cuộc họp giữa GV và cha mẹ học sinh, qua đó những biện pháp cụ thể được mọi người thông qua. Và sau khi áp dụng chương trình này dựa vào thành tích học tập và việc giảm được một số lượng lớn học sinh bỏ học, chương trình sau đó được áp dụng ở tất cả mọi nơi khác trên đất nước Philippin và chúng đạt được những kết quả tốt (Jacques Delors, 2002). Nhìn chung các nghiên cứu ở nước ngoài đều cho thấy tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường, GV và gia đình, PH trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong đó, cho thấy GV đóng vai trò chủ động trong hoạt động phối hợp, PH sẽ là người tích cực tham gia, chung tay hỗ trợ cùng GV để đạt được mục đích giáo dục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan