Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 6 tu...

Tài liệu Thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 6 tuổi

.DOC
182
6
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Thu Huyền THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI TỰ DO Ở LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Thu Huyền THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI TỰ DO Ở LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Chuyên ngành : Giáo dục mầm non Mã số :60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đặng Thị Thu Huyền LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Phòng đào tạo, Khoa Giáo dục mầm non, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Thanh Hà, người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên của 10 trường trường Mầm non trên địa bàn Quận 7 đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thử nghiệm tại trường. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Học viên Đặng Thị Thu Huyền MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI TỰ DO Ở LỚP MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON 9 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi..........................................................9 1.2. Một số vấn đề lí luận về tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi......................................................................................... 10 1.2.1. Trò chơi học tập........................................................................................ 10 1.2.2. Đặc điểm của trò chơi học tập dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi...............18 1.2.3. Tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 20 1.3. Tiêu chí đánh giá thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi................................................................................... 34 Tiểu kết Chương 1................................................................................................. 35 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI TỰ DO Ở LỚP MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH 36 2.1. Khái quát điều tra thực trạng............................................................................ 36 2.1.1. Mục đích khảo sát...................................................................................... 36 2.1.2. Nhiệm vụ khảo sát thực trạng.................................................................... 36 2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát........................................................... 36 2.1.4. Tiêu chí và thang đo đánh giá.................................................................... 39 2.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Quận 7, TP. Hồ Chí Minh...................................42 2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức TCHT trong GCTC ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Quận 7, TP. Hồ Chí Minh..................... 42 2.2.2. Thực trạng lựa chọn TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Quận 7, TP. Hồ Chí Minh 46 2.2.3. Thực trạng đồ chơi, nơi chơi TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.............................50 2.2.4. Cách thức tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Quận 7, TP. Hồ Chí Minh............................................. 54 2.2.5. Thực trạng chơi của trẻ với các TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Quận 7, TP. Hồ Chí Minh..................... 56 2.2.6. Kết quả khảo sát nhận thức của GVMN về TCHT và việc tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Quận 7, TP. Hồ Chí Minh........................................................................ 62 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 76 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI TỰ DO THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG......................................................................................... 78 3.1. Những định hướng xác lập giải pháp.................................................................... 78 3.1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................. 78 3.1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 78 3.1.3. Những nguyên tắc xác lập giải pháp.............................................................. 79 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCHT trong GCTD theo hướng khuyến khích trẻ 5- 6 tuổi tích cực hoạt động.............................................................. 79 3.2.1. Nội dung 1: “Xây dựng kế hoạch tổ chức TCHT trong GCTD cho trẻ 5 – 6 tuổi đầy đủ, rõ ràng, cụ thể”....................................................................... 79 3.2.2. Nội dung 2: “Tăng cường cho trẻ được chơi với các loại TCHT đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều hình thức chơi khác nhau”............................. 82 3.2.3. Nội dung 3: “Xây dựng môi trường chơi đa dạng mang tính phát triển, khích lệ trẻ MG 5 – 6 tuổi tích cực hoạt động”............................................. 84 3.2.4. Nội dung 4: “GV linh hoạt trong cách hướng dẫn các TCHT nhằm khuyến khích trẻ MG 5- 6 tuổi tích cực hoạt động”.................................................. 87 3.2.5. Nội dung 5: “Quan sát, đánh giá quá trình chơi của trẻ nhằm điều chỉnh cách hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5 – 6 tuổi”.............................................................................................................. 89 3.2.6. Nội dung 6: “Điều chỉnh, cải biên TCHT và tạo tình huống chơi duy trì tính tích cực hoạt động của trẻ MG 5 – 6 tuổi”............................................. 91 3.2.7. Mối liên hệ giữa các nội dung trong giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCHT trong GCTD theo hướng khuyến khích trẻ MG 5- 6 tuổi tích cực hoạt động 93 3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các nội dung trong giải pháp đề xuất.................................................................................................. 96 3.3.1. Kết quả điều tra lấy ý kiến của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về các nội dung trong giải pháp đề xuất............................................................ 96 3.3.2. Phân tích mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất...............................................................................................100 Tiểu kết chương 3....................................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM..............................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................106 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa TCHT Trò chơi học tập GCTD Giờ chơi tự do CBQL Cán bộ quản lý GVMN Giáo viên mầm non MN Mầm non MG Mẫu giáo DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phương pháp và đối tượng khảo sát.............................................. 38 Bảng 2.2. Thống kê kết quả giáo viên tham gia khảo sát........................................ 38 Bảng 2.3. Bảng tiêu chí đánh giá tổ chức các TCHT trong GCTD ở lớp 5-6 tuổi......................................................................................................... 39 Bảng 2.4. Thống kê kết quả phân tích kế hoạch tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp 5 – 6 tuổi.......................................................................................... 43 Bảng 2.5. Thống kê kết quả phân tích kế hoạch GCTD về cách thức trình bày TCHT cho trẻ 5 – 6 tuổi Bảng 2.6. 45 Thống kê kết quả lựa chọn TCHT được tổ chức trong GCTD ở lớp 5 – 6 tuổi................................................................................................ 47 Bảng 2.7. Thống kê kết quả thực trạng đồ chơi, nơi chơi các TCHT trong GCTD ở lớp 5 – 6 tuổi........................................................................... 51 Bảng 2.8. Thống kê kết quả cách thức tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Quận 7, TP. Hồ Chí Minh...........54 Bảng 2.9. Thống kê thực trạng chơi của trẻ với các TCHT trong GCTD ở lớp 5 – 6 tuổi................................................................................................ 57 Bảng 2.10. Nhận thức của giáo viên mầm non về trò chơi học tập........................... 63 Bảng 2.11. Nhận thức của GVMN về mục đích của TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi......................................................................................... 64 Bảng 2.12. Nhận thức của GVMN về ý nghĩa của TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi......................................................................................... 64 Bảng 2.13. Nhận thức của GVMN về mức độ cần thiết của việc tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi........................................................... 66 Bảng 2.14. Nhận thức của GVMN về những yêu cầu lựa chọn TCHT tổ chức trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi 67 Bảng 2.15. Nhận thức của GVMN về các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc tổ chức TCHT trong GCTD cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 69 Bảng 2.16. Những khó khăn của GVMN khi tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi Bảng 2.17. 71 Tổng hợp ý kiến của GVMN về cách thức làm mới TCHT trong GCTD khi trẻ đã nhàm chán.................................................................. 74 Bảng 3.1. Quy ước giá trị trung bình ( ) với thang đo các mức độ đánh giá.........96 Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL về tính cần thiết và khả thi của các nội dung trong giải pháp đề xuất........................................................................... 97 Bảng 3.3. Đánh giá của GVMN về tính cần thiết và khả thi của các nội dung trong giải pháp đề xuất........................................................................... 98 Bảng 3.4. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các nội dung trong giải pháp đề xuất.........................................................................100 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của GVMN tham gia khảo sát...........................39 Biểu đồ 2.2. Kết quả thống kê ý kiến của GVMN về việc trình bày cách tổ chức TCHT trong kế hoạch GCTD ở lớp 5 – 6 tuổi............................. 45 Biểu đồ 2.3. Thống kê TCHT thường được tổ chức trong GCTD............................50 Biểu đồ 2.4. Kết quả so sánh thực trạng chơi của trẻ trong giờ chơi đầu chủ đề và giờ chơi cuối chủ đề........................................................................ 62 Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả khảo sát giữa hai nhóm CBQL và GVMN về tính cần thiết của các nội dung trong giải pháp đề xuất............................... 99 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả khảo sát giữa hai nhóm CBQL và GVMN về tính cần thiết của các nội dung trong giải pháp đề xuất............................... 99 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bé chơi một mình trong góc chữ viết........................................................... 46 Hình 2.2. Trò chơi “Vẽ lại chữ giống nhau trong các từ” trong góc chữ viết nhìn rất đơn điệu và kém thu hút trẻ................................................................... 48 Hình 2.3. Các nội dung TCHT được thiết kế như dạng bài tập mở để xuyên suốt chủ đề, góc chơi hẹp cản trở việc chơi giao lưu cùng nhau giữa các trẻ.....49 Hình 2.4. Trò chơi “Tách số lượng 6” trong góc toán................................................. 52 Hình 2.5. Cách sắp xếp đồ chơi trong trong góc học tập ở trường mầm non...............53 Hình 2.6. Hình ảnh phục vụ các TCHT của trẻ tại lớp còn rất đơn giản......................53 Hình 2.7. Các dạng TCHT trong góc toán................................................................... 56 Hình 2.8. Trẻ được cô phân công chơi cùng nhau trò chơi học tập nhưng việc tập trung của trẻ thường lan sang các góc chơi khác náo nhiệt và hấp dẫn hơn............................................................................................................. 58 Hình 2.9. Trẻ thường xuyên chơi các dạng trò chơi sao chép, đồ chữ trong góc chơi TCHT................................................................................................. 61 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vui chơi được xem như là một nhu cầu cần phải có trong đời sống trẻ em, đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non. Trẻ say mê các trò chơi đa dạng và chơi một cách đầy hứng thú, nhiệt tình không biết mệt mỏi. Trẻ 5 – 6 tuổi đã biết sáng tạo ra các trò chơi mới cho mình từ nội dung chơi, cách chơi và luật chơi để chơi cùng nhau. Cùng với quá trình chơi thì hoạt động trí não của trẻ được tiếp diễn và các năng lực trí nhớ, tư duy, tưởng tượng cũng được phát huy. Vì thế trò chơi cho trẻ em được xem là phương tiện giáo dục hiệu quả. F. Freibel là người đầu tiên trên thế giới chủ trương đưa các trò chơi vào nhà trường. Ông đã từng khẳng định: “Nhiệm vụ giáo dục tiền học đường không phải là việc “dạy” với nghĩa thông thường của từ này mà ở việc tổ chức các trò chơi cho trẻ” [10, tr.74]. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường Mầm non (MN), có vai trò to lớn ấn định tính chất của quá trình giáo dục trẻ MN. Chương trình Giáo dục MN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 2009 đã nêu rõ: "Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” [2, tr.4]. Ở trường mầm non trẻ được học một cách tự nhiên qua việc tham gia vào các trò chơi trong sinh hoạt hằng ngày, trong các buổi tham quan dạo chơi, trên giờ học và đặc biệt là trong giờ chơi tự do (GCTD). Tổ chức tốt GCTD dành cho trẻ là một trong những yêu cầu quan trọng của việc thực hiện chế độ sinh hoạt ở trường mầm non, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ. Vai trò của GCTD trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non được khẳng định bởi bầu không khí khoáng đạt, tự do dành cho trẻ. Trong GCTD trẻ được chơi thỏa thích với các trò chơi đa dạng, phong phú. Trẻ được tự do trải nghiệm, tự lực trong khi chơi. Kharlamov đã viết: “Trong cuộc sống thực tế các cháu hoàn toàn là trẻ con, chúng chưa có tính tự lực nào cả, chúng bị lôi cuốn theo dòng chảy của cuộc sống một cách mù quáng và thờ ơ, nhưng trong trò chơi chúng là những con người trưởng thành, đang thử sức lực của mình và tự lực tổ chức sự sáng tạo của mình... Trò chơi là phương tiện để phát triển tính sáng tạo, hình thành cho trẻ những năng lực như: năng 2 lực cảm giác vận động, năng lực trí tuệ, ngôn ngữ” [25, tr.10]. Trong GCTD trẻ có cơ hội chơi những trò chơi mà trẻ yêu thích, lúc này “Vị thế chủ thể của trẻ được phát huy và khẳng định” [9, tr.136]. Chính vì được tự do thể hiện mình nên trẻ rất hào hứng, tích cực trong khi vui chơi, điều đó có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiện nay, ở hầu hết các lớp hoạt động của trẻ trong GCTD được tổ chức theo các nhóm hoặc cá nhân tạo thành các góc chơi đa dạng. Có thể phân các góc chơi của trẻ thành hai nhóm: Nhóm các góc chơi dành cho các trò chơi mà trẻ là chủ nhân sáng tạo ra nội dung chơi, cách thức chơi (góc chơi đóng vai, góc chơi lắp ráp - xây dựng, góc chơi ghép hình, góc sân khấu, âm nhạc, khám phá... ) và nhóm các góc chơi với nội dung hoạt động của trẻ trong chừng mực nhất định, đã được qui ước bởi các bài tập – trò chơi học tập (góc làm quen với biểu tượng ban đầu về toán, góc làm quen chữ viết, môi trường xung quanh...). Những góc chơi các bài tập – trò chơi học tập là các góc hoạt động với những bộ đồ chơi học tập đa dạng với mục đích ôn luyện củng cố kiến thức về toán, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen chữ viết. Những trò chơi này - được gọi chung là trò chơi học tập - có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ MN. Trò chơi học tập (TCHT) có vị trí quan trọng trong hệ thống các phương tiện giáo dục – dạy học cho trẻ MN. Với đặc thù vừa mang tính chơi vừa chứa đựng nhiệm vụ nhận thức, TCHT là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ MN. TCHT là trò chơi mà nhiệm vụ trí lực được thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ chơi vui vẻ, thoải mái. Ở đây nội dung học tập được ghép vào nội dung chơi, động cơ học tập hòa vào động cơ chơi. Việc thực hiện thao tác chơi, hành động chơi chính là thực hiện các nhiệm vụ trí lực. Với trẻ Mẫu giáo (MG) 5 - 6 tuổi việc tự lực giải quyết các nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong các TCHT có ý nghĩa quan trọng, vừa trực tiếp tham gia vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quá trình nhận thức đặc biệt là hứng thú nhận thức và khả năng tập trung chú ý. Tổ chức trò chơi học tập trong GCTD đòi hỏi giáo viên vừa làm tốt khâu chuẩn bị, vừa biết cách khơi gợi duy trì hứng thú ở trẻ, trợ giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận 3 thức có trong trò chơi cũng như giải quyết các tình huống nảy sinh khi chơi. Trong GCTD cho dù chơi ở bất cứ góc nào thì trẻ vẫn cần được tự do chơi, tự do hoạt động theo ý thích và khả năng của mình. Về hoạt động của trẻ tại các góc chơi trò chơi học tập trong trường MN hiện nay, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn có nhận xét: "Hoạt động rất khô khan, thiếu ý tưởng mới để thu hút đối tượng, các hoạt động rất rời rạc, có sự lặp đi lặp lại một cách liên tục..., có sự rập khuôn của các trò chơi; câu hỏi; thực nghiệm; thí nghiệm, ý tưởng quá “bao la”; “mông lung”, thiếu hẳn sự động viên hoặc tính thách thức trong ý tưởng” [32]; Và: “Thực trạng cho thấy giáo viên chỉ sử dụng trò chơi học tập trong “tiết học” là chủ yếu mà ở góc chơi thì trò chơi học tập không hề có cơ hội xuất hiện” [33, tr 13], trong khi TCHT là một phần không thể thiếu của GCTD cả trong lớp và ngoài trời. Trò chơi có luật trong đó có TCHT không chỉ là những trò giải trí lành mạnh đem đến cho người chơi tâm trạng lạc quan yêu đời, mỗi trò chơi có luật đều chứa những giá trị giáo dục nhất định và là phương tiện giúp trẻ trau dồi củng cố tri thức, rèn luyện các kỹ năng nhận thức (quan sát, tư duy, ghi nhớ...), kỹ năng vận động (chạy, ném, nhảy...) cùng với những phẩm chất trí tuệ, thể chất và những phẩm chất nhân cách khác [9, tr 72]. Thực tế hiện nay cho thấy, trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi các TCHT trong GCTD còn nhiều bất cập, trong đó nổi lên là việc trẻ không hứng thú, hoặc ít hoặc không thích tham gia vào trò chơi, nếu có chơi cũng chỉ trong thời gian rất ngắn vì trẻ cảm thấy chán. Nhiều giáo viên cho rằng vì trò chơi này quá khô khan, đòi hỏi trẻ ngồi yên để “làm bài tập”, trong khi trẻ thì rất hiếu động, thích các trò chơi xây dựng hay bán hàng, đóng vai. Có giáo viên cho rằng chỉ những trẻ nào giỏi và thông minh, tính trầm thì mới thích chơi những trò chơi này. Nhiều trẻ không có sự kiên nhẫn trong quá trình chơi và không muốn ngồi yên một chỗ để tư duy giải quyết bài toán của trò chơi. Xem xét các góc chơi học tập trong các lớp MG 5 - 6 tuổi vẫn còn tình trạng có khi trò chơi quá dễ, trẻ không phải suy nghĩ nên dễ gây nhàm chán, có khi trò chơi khó quá trẻ không tự mình giải quyết được nên lại bỏ đi. Môi trường chơi của trẻ cũng ít được chú trọng, không tạo tâm thế tích cực, hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào các TCHT. Khó khăn mà giáo viên đưa ra khi tổ chức các TCHT trong GCTD là việc đầu tư đồ chơi hay bài tập tốn nhiều thời gian, công sức: thiết kế bài tập, hướng dẫn luật 4 chơi vì trong các trò chơi này có những quy luật nhất định đòi hỏi trẻ phải tuân theo để đạt kết quả cuối cùng của trò chơi. Giáo viên cho rằng mình không có thời gian tìm nguồn thông tin, tài liệu tham khảo để thiết kế trò chơi cho trẻ hoạt động nên ít đầu tư cho những trò chơi này. Do vậy TCHT thường lặp đi lặp lại, ít có sự phát triển hay thay đổi dẫn đến việc trẻ chán không thích chơi. Việc tổ chức thực hiện chương trình theo chủ đề đôi khi cũng làm cho giáo viên bị áp lực phải thiết kế trò chơi theo chủ đề - đề tài, trong khi có nhiều trò chơi không thể lồng ghép vào nội dung chủ đề nhất định... Làm thế nào để tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do thực sự tích cực, hứng thú đem lại niềm vui nhận thức cho trẻ đồng thời góp phần giải quyết nội dung nhiệm vụ của chương trình giáo dục?. Đề tài "Thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi" được xây dựng nhằm xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết vấn đề nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và đưa ra đánh giá một cách khoa học về việc tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi trong các trường MN tại Quận 7, trên cơ sở đó có những đề xuất cụ thể về giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Phương pháp tổ chức GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi trong các trường MN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Việc tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi trong các trường MN Quận 7, TP. Hồ Chí Minh có những hạn chế nhất định về cách thức tổ chức của giáo viên, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ ít hứng thú, tích cực khi chơi; nội dung các trò chơi đơn điệu, nghèo nàn, thiếu hệ thống, lặp đi lặp lại. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa lý luận về tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do + Khái niệm về trò chơi học tập và giờ chơi tự do. + Ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do. + Những yêu cầu lựa chọn và hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi chơi trò chơi học tập trong giờ chơi tự do. + Xây dựng tiêu chí đánh giá đánh giá thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp 5 – 6 tuổi. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non tại Quận 7 + Tìm hiểu thực trạng về việc xây dựng môi trường, đồ dùng đồ chơi. + Lựa chọn các TCHT đưa vào GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi. + Các biện pháp giáo viên tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp 5 – 6 tuổi. + Những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức các TCHT trong GCTD cho trẻ MG MG 5 - 6 tuổi. + Mức độ hứng thú tích cực của trẻ MG 5 - 6 tuổi đối với những TCHT trong GCTD. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do theo hướng khuyến khích trẻ MG 5 – 6 tuổi tích cực hoạt động 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Việc khảo sát tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi được giới hạn trong phạm vi giờ chơi trong lớp và trong phạm vi 1 chủ đề tại các trường MN Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. 6.2. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng được triển khai tại 10 trường MN thuộc Quận 7, TP. Hồ Chí Minh gồm các trường: Tân Hưng, Tân Phong, Tân Mỹ, Tân Kiểng, Sơn Ca, Tân Thuận, Mầm non 19.5. Đây là những trường được lựa chọn mang tính đại diện có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt ở các phường trên địa bàn. 6 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, phân loại, hệ thống hóa các lý thuyết nói trên để xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu. - Xây dựng các khái niệm công cụ: TCHT, GCTD, tổ chức TCHT trong GCTD. - Xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá thực trạng tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu thực trạng tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau đây được áp dụng: 7.2.1. Phương pháp quan sát Đối tượng quan sát: hoạt động tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi. Nội dung quan sát: Quan sát hoạt động tổ chức TCHT cho trẻ MG 5 - 6 tuổi chơi tự do trong lớp về môi trường, đồ dùng đồ chơi; Cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chơi các TCHT trong GCTD đối chiếu với các tiêu chí đã xác định; Ảnh hưởng của cách thức giáo viên tổ chức TCHT trong GCTD lên việc triển khai hoạt động của trẻ; Hoạt động chơi các TCHT của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong giờ chơi tự do. 7.2.2. Phương pháp điều tra qua phiếu hỏi Thứ nhất: Việc điều tra bằng phiếu hỏi được tiến hành để tìm hiểu ý kiến giáo viên dạy lớp MG 5 - 6 tuổi ở các trường MN thuộc diện khảo sát về: Bản chất, ý nghĩa, vai trò cũng như cách thức tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi; Thực trạng giáo viên tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi; Những khó khăn và đề xuất của giáo viên đối với việc tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện với 40 GVMN ở các trường khảo sát. Thứ hai: Lấy ý kiến đánh giá từ các CBQL và GVMN tại các trường MN trên địa bàn Quận 7 về sáu giải pháp đề xuất để bước đầu nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi. 7 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Việc khảo sát hồ sơ (kế hoạch giáo dục) của GVMN dạy lớp MG 5 - 6 tuổi nhằm thu thập thông tin về việc tổ chức TCHT trong GCTD ở thời điểm quan sát mà giáo viên đã đề cập trong phiếu thăm dò ý kiến giúp việc đánh giá thực trạng được chính xác hơn. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn Bảy phỏng vấn gồm 5 câu hỏi được tiến hành với 10 CBQL và 20 GVMN để tìm hiểu sâu hơn cách thức tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi, làm rõ những vấn đề mà kết quả quan sát và điều tra qua phiếu hỏi chưa đáp ứng được. 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý thống kê kết quả khảo sát với hai thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình cho các nội dung trong phiếu khảo sát. 8. Đóng góp của đề tài Xác định và hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức TCHT trong GCTD. Đề tài chỉ ra thực trạng của việc tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 - 6 tuổi tại một số trường MN Quận 7, TP. Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức TCHT theo hướng khuyến khích trẻ MG 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động. Kết quả nghiên cứu lí luận về tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp MG 5 – 6 tuổi cùng với những tư liệu thực tế thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ dành cho GVMN. 9. Cấu trúc của đề tài Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi Chương 2: Thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong các trường Mầm non Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do theo hướng khuyến khích trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cực hoạt động 8 Phần kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan