Mô tả:
Có thể định nghĩa theo cách khác: “Công nghệ sinh thái là các thiết kế dùng cho xử lý chất thải, kiểm soát xói mòn, phục hồi sinh thái và nhiều ứng dụng khác nhằm hướng tới sự phát triển bền vững”. II.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công nghệ sinh thái bắt đầu từ những năm 1960, xuất phát từ việc nghiên cứu các quá trình làm sạch môi trường. Ứng dụng các sinh vật trong xử lý nước thải, chất thải và phục hồi các nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước. HT Odum là người đi đầu trong kỹ thuật sinh thái để ứng dụng cho các mục tiêu. Ông tiến hành các thí nghiệm thiết kế hệ sinh thái lớn tại Port Aranasa, Texa (HT Odum, 1963), thành phốMorehead, Bắc Carolina (HT Odum, 1985, 1989) và Gainesville, Florida (Ewel và HTOdum, 1984). Hiện nay người ta sử dụng các hệ sinh thái tự nhiên để tái tạo tài nguyên; sử dụng hệ sinh thái nhân tạo để xử lý nguồn nước, đất và không khí; phục hồi tài nguyên đất, tài nguyên thực vật cho vùng nông thôn; kiến tạo cảnh quan đô thị. Các hệ sinh thái được ứng dụng hiệu quả trong vệc đóng kín các chu trình sinh địa hóa. II.1.3. Các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ sinh thái hiện nay Tuy là lĩnh vực khá mới nhưng sự phát triển và ứng dụng của công nghệ sinh thái rất đáng kể, bao gồm nông nghiệp; công nghiệp; xử lý nước cấp, nước thải, chất thải, khí thải; xử lý kim loại nặng, chất hữu cơ; sử dụng năng lượng; phục hồi tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng… II.1.3.1. Công nghệ sinh thái trong nông nghiệp “Công nghệ sinh thái” là thiết kế lại hệ thống ruộng lúa sao cho đa dạng hóa về thực vật (Flora) và động vật (Fauna). Hay nói cách khác là làm cho các loài trong hệ sinh thái ruộng lúa được phong phú. Từ đó tạo được chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn trong sự biến động nhưng cân bằng còn được gọi là dịch vụ sinh thái (Ecological Services). Từ dịch vụ sinh thái này các thiên địch sẽ tấn công các loài sâu hại và giữ mật số của dịch hại ở mức thấp nhất không gây ra sự mất mát năng suất và chúng ta không cần phải xử lý thuốc trừ sâu. Trồng các loại hoa có phấn hoa và mật hoa trên các bờ ruộng thì các loài thiên địch ở giai đoạn trưởng thành cần ăn thêm mật và phấn hoa để bổ sung năng lượng cho sự sinh sản. Do đó, nếu trên bờ ruộng hay các cây trồng khác xung quanh có nhiều hoa với lượng mật và phấn hoa dồi dào sẽ thu hút chúng đến ăn và rồi cư ngụ ngay trong ruộng lúa để tấn công các loại sâu rầy. Công việc này được hiểu như kiến thiết lại đồng ruộng, đảm bảo được môi trường tự nhiên hay còn được gọi là “Công nghệ sinh thái”(Ecological Engineering).Có nhiều loài cây nhỏ có nhiều hoa và hoa phát triển quanh năm sẽ thu hút nhiều côn trùng có ích. Chúng có thể trồng dễ dàng trên bờ ruộng, ít phải chăm sóc. Những lợi ích mà công nghệ sinh thái mang lại: • Thu hút Ong mật và Ong ký sinh đến bảo vệ ruộng lúa • Giảm chi phí thuốc trừ sâu • Tăng lợi nhuận • Tạo nguồn nguyên, nhiên liệu sạch II.1.3.2. Công nghệ sinh thái bảo vệ môi trường Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, loài người phải bắt đầu tìm cách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bằng các biện pháp khác nhau. Trong đó, các biện pháp công nghệ thái học ngày càng tỏ ra ưu việt hơn so với các biện pháp khác. Nói chung, hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường được giải quyết theo ba hướng sau: • Phân hủy các độc chất vô cơ và hữu cơ; phục hồi các chu trình trao đổi chất của C, N, P và S trong tự nhiên; thu nhận các sản phẩm có giá trị ở dạng nhiên liệu hoặc các hợp chất hữu cơ. • Xử lý chất thải, như: xử lý sinh học hiếu khí, xử lý bằng lên men phân hủy yếm khí.