Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Bảo hiểm Tiểu luận về chế độ hưu trí...

Tài liệu Tiểu luận về chế độ hưu trí

.DOCX
24
4650
90

Mô tả:

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội CNVC Công nhân viên chức DNLD Doanh nghiệp liên doanh DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HTTT Hưu trí tử tuất LĐ – TBXH Lao động – Thương binh xã hội NLĐ Người lao động NCL Ngoài công lập SDLĐ Sử dụng lao động QĐ Quân đội MỤC LỤC Lời mở đầu.........................................................................................................1 Phần 1: Lý luận chung chế độ hưu trí:............................................................2 1.1: Khái niệm , vai trò, nguyên tắc của chế độ hưu trí:................................2 1.1.1: Khái niệm..................................................................................................2 1.1.1.1: Khái niệm BHXH...................................................................................2 1.1.1.2: Khái niệm Chế độ hưu trí.......................................................................3 1.1.2: Vai trò........................................................................................................3 1.1.2.1: Vai trò của BHXH..................................................................................3 1.1.2.2: Vai trò của Chế độ hưu trí......................................................................3 1.1.3: Các nguyên tắc của chế độ hưu trí............................................................4 1.1.3.1: Nguyên tắc chung của BHXH................................................................4 1.1.3.2: Nguyên tắc của chế độ hưu trí................................................................4 1.2: Nội dung cơ bản của chế độ hưu trí..........................................................5 1.2.1: Đối tượng tham gia và mức đóng của chế độ hưu trí................................5 1.2.2: Điều kiện hưởng và mức hưởng chế độ hưu trí.........................................7 Phần 2: Thực trạng áp dụng chế độ hưu trí ở Việt Nam...............................9 1.1: Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí.......................................9 1.1.1: Mức thu.....................................................................................................9 1.1.2: Số đối tượng tham gia đóng BHXH..........................................................10 1.2: Tình hình chi trả cho chế độ hưu trí........................................................13 1.2.1: Số người hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam..............................................13 1.2.2: Tổng chi cho chế độ hưu trí.......................................................................16 1.3: Đề xuất kiến nghị hoàn thiện chế độ hưu trí ở Việt Nam.......................18 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng số liệu: Bảng Bảng 1 Bảng 2 Bảng 3 Bảng 4 Bảng 5 Bảng 6 Bảng 7 Bảng 8 Tên bảng Tỉ lệ % cấp bù từ NSNN cho các chế độ BHXH. Thu BHXH. Tham gia BHXH của lao động ngoài quốc doanh. Số người hưởng chế độ hưu trí. Tình hình duyệt mới số đối tượng được hưởng chế độ hưu trí hàng năm. Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Tình hình chi trả cho các đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng và trợ cấp một lần từ quỹ BHXH. Tình hình chi trả trợ cấp cho những người có trên 30 năm công tác. Trang 9 11 12 13 14 15 17 17 Danh mục các biểu đồ Biểu đổ Biều đồ 1 Biểu đồ 2 Biểu đồ 3 Tên biểu đồ Tổng thu BHXH và chế độ dài hạn Số hưu CNVC hưởng chế độ Số hưu QĐ hưởng chế độ Trang 11 15 16 LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của mỗi quốc gia. Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia. Việc tổ chức và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong hệ thống BHXH chế độ hưu trí đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là chế độ bảo hiểm dài hạn, bảo hiểm tuổi già cho người tham gia. Nó chiếm phần quan trọng nhất cả về quy mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu cầu tham gia của người lao động trong xã hội. Ở Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng chế độ này và coi đó là một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế nó luôn được quan tâm để làm sao cho việc tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệu quả nhất. Do đó đặt ra yêu cầu là thực hiện BHXH đối với người về hưu như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong thời kỳ đổi mới. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc xây dựng và hoàn thiện chế độ hưu trí cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, được sự định hướng và hướng dẫn nhiệt tình của cô Hà Thị Nhung – Giảng viên khoa Bảo hiểm Trường Đại học Lao động Xã hội, em chọn đề tài: “ Chế độ hưu trí trong hệ thống bảo hiểm xã hội và thực trạng áp dụng ở Việt Nam” Dù em đã cố gắng rất nhiều, song do thời gian và kiến thức có hạn nên bài tiểu luận của em có lẽ sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của cô, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Trần Thị Thu Hiền 1 PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1.1: Khái niệm , vai trò, nguyên tắc của chế độ hưu trí: 1.1.1: Khái niệm: 1.1.1.1: Khái niệm BHXH: Khái niệm chung của ILO về ASXH ( trong công ước 102,1952) cũng được sử dụng trong lĩnh vực BHXH. Theo đó, BHXH có thể được hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp cộng đồng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,thương tật, tuổi già và chết, đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Tuy nhiên, ở Việt Nam thuật ngữ BHXH thường được sử dụng với nội hàm hẹp hơn, chỉ bao gồm những trường hợp bảo hiểm thu nhập cho NLĐ. Theo luật BHXH số 71/2006/QHH ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì : “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết… trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung , nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.” Như vậy,phát sinh từ nhu cầu của NLĐ, BHXH đã trở thành chính sách xã hội quan trọng của nước ta và hầu hết các nước trên thế giới. BHXH trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của cá rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế. 1.1.1.2: Khái niệm chế độ hưu trí: Theo nghĩa chung nhất: “ Chế độ hưu trí là chế độ BHXH bảo đảm thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa”. ( Giáo trình BHXH, NXB Lao động - Xã hội). Dưới góc độ pháp luật: “ Chế độ hưu trí là tổng hợp các quy định pháp luật về điều kiện và mức hưởng lương hưu cho những người tham gia bảo hiểm xã hội khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động”. ( Giáo trình BHXH, NXB Lao động – Xã hội). 2 1.1.2: Vai trò 1.1.2.1: Vai trò của BHXH: Đối với người lao động: BHXH là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn,… đồng thời cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Từ đó, các rủi ro đươc khống chế, khắc phục hậu quả ở mức cần thiết. Tham gia BHXH còn giúp người lao động nâng cao hiệu quả tiêu dùng cá nhân góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình, làm cho họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già … Đối với các tổ chức có sử dụng lao động: BHXH giúp các tổ chức sử dụng lao động ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ 1 cách hợp lý. BHXH tạo điều kiện để người SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ không chỉ khi trực tiếp SDLĐ mà trong suốt cuộc đời NLĐ. BHXH còn giúp đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chi ngay cả khi rủi ro lớn xảy ra. Đối với xã hội: Qua hoạt động BHXH, những rủi ro trong đời sống của NLĐ được dàn trải theo nhiều chiều, tạo khả năng giải quyết an toàn nhất, với chi phí thấp nhất. BHXH là căn cứ đánh giá trình độ quản lý rủi ro và mức độ ASXH đạt được trong mỗi nước. BHXH còn là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Hoạt động BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế, xã hội phát triển. 1.1.2.2: Vai trò của chế độ hưu trí: Đối với NLĐ: Chế độ hưu trí đã đảm bảo được việc thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động với xã hội. Tiền lương mà họ nhận được là kết quả tích lũy trong suốt quá trình làm việc đóng góp vào quỹ BHXH. Đây là khoản thu nhập chính đáng, là chỗ dựa chủ yếu nhằm đảm bảo cuộc sống về cả vật chất lẫn tinh thần cho NLĐ trong quãng đời còn lại sau quá trình lao động. Có thể khi về già, nhiều NLĐ cũng có những khoản tích lũy, có 3 chỗ dựa là con cháu song phần lớn là họ trông cậy vào khoản trợ cấp hưu trí. Hơn nữa, khoản trợ cấp này còn là chỗ dựa tinh thần cho người hết tuổi lao động. Người về hưu sẽ cảm thất tự tin, yên tâm trong cuộc sống khi họ được hưởng lương hưu, không bị mặc cảm là gánh nặng của gia đình và xã hội. Đối với xã hội: Chế độ hưu trí thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người SDLĐ đối với những người đã có quá trình lao động đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, nay hết tuổi lao động. Chế độ này phản ánh rõ nét các giá trị xã hội, tính nhân văn, nhân đạo của dân tộc, là một trong những nội dung nòng cốt của chính sách đảm bảo xã hội quốc gia. 1.1.3: Các nguyên tắc của chế độ hưu trí: 1.1.3.1: Nguyên tắc chung của BHXH: Chế độ hưu trí là một trong các chế độ của BHXH nên phải tuân thủ các nguyên tắc chung của BHXH. Nguyên tắc mọi người đều có quyền tham gia và hưởng BHXH. Nguyên tắc mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và chia sẻ cộng đồng. Nguyên tắc BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý BHXH. Nguyên tắc BHXH phải kết hợp hài hòa các lợi ích, mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. 1.1.3.2: Nguyên tắc của chế độ hưu trí: Nguyên tắc phân biệt hợp lý độ tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và nữ: Do điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ khác nhau, lao động nữ thường được nghỉ hưu sớm hơn nam giới. Hơn nữa, quan điểm ưu đãi phụ nữ còn là truyền thống tồn tại lâu đời trong cộng đồng và được Nhà nước thừa nhận. Vì vậy, Luật BHXH nước ta quy định lao động nữ được nghỉ hưu sớm hơn lao động nam 5 tuổi nên cách tính lương hưu cũng phải quy định khác nhau để đảm bảo sự công bằng về quyền hưởng chế độ hưu trí giữa lao động nam và lao động nữ. 4 Nguyên tắc giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định: Xuất phát từ lý do điều kiện làm việc của NLĐ trong một số ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, ở những nơi xa xôi hẻo lánh hay trong những lĩnh vực quan trọng như an ninh, quốc phòng… có sự khác nhau. Những NLĐ phải làm việc trong điều kiện lao động không thuận lợi hoặc làm những công việc mà tính quan trọng đối với an ninh đất nước có thể ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt. Trong chế độ hưu trí, sự giảm độ tuổi này thể hiện ở việc luật pháp cho phép họ được nghỉ hưu ở tuổi sớm hơn só với quy định chung nhưng không phải trừ đi tỷ lệ lương hưu do thời gian nghỉ sớm đó. 1.2: Nội dung cơ bản của chế độ hưu trí: 1.2.1: Đối tượng tham gia và mức đóng của chế độ hưu trí: 1.2.1.1: Đối với chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc: Đối với người lao động Hầu hết mọi NLĐ tham gia BHXH đều là đối tượng của chế độ hưu trí nên theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH thì NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: “ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Sĩ quan; hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc”. 5 Mức đóng của NLĐ quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật này là “ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% đến khi đạt mức đóng là 8%”. Đối với người sử dụng lao động Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc cũng chính là tham gia vào chế độ hưu trí cho NLĐ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật BHXH thì: “ Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ”. Mức đóng của người SDLĐ được tính trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của NLĐ và được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 92 Luật này là đóng “ 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.” Như vậy, cả NLĐ và người SDLĐ sẽ đóng góp 16% tổng quỹ lương vào quỹ hưu trí, tử tuất, từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần quỹ này sẽ tăng thêm 2% cho đến khi đạt 22%. Quỹ HTTT dùng để chi trả chi các chế độ hưu trí và tử tất trong đó chủ yếu dành cho chế độ hưu trí. 1.2.1.2: Đối với chế độ hưu trí trong BHXH tự nguyện: Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và mức đóng BHXH tự nguyện cũng chính là đối tượng tham gia chế độ hưu trí và mức đóng dùng chi trả cho chế độ hưu trí. Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật BHXH thì “ Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc.” 6 Mức đóng của NLĐ được quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật này như sau: “Mức đóng hàng tháng bằng 16% mức thu nhập NLĐ lựa chọn đóng BHXH, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.” Khoản này cũng quy định: “ Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng BHXH được thay đổi tùy theo khả năng của NLĐ ở từng thời kỳ nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.” 1.2.2: Điều kiện hưởng và mức hưởng chế độ hưu trí: 1.2.2.1: Chế độ hưu trí hàng tháng: a, Điều kiện hưởng: Đối với chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. Tuổi nghỉ hưu này được giảm xuống 5 tuổi, cụ thể là 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ trong các trường hợp NLĐ đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. Riêng đối với NLĐ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì tuổi nghỉ hưu của NLĐ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi. Đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, thì việc nghỉ hưu không phụ thuộc vào tuổi đời. Đối với chế độ hưu trí mức thấp hơn: Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. NLĐ đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại thuộc danh mục do Bộ LĐTB – XH và Bộ Y tế ban hành, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. b, Mức hưởng: Mức hưởng chế độ hưu trí hàng tháng: Mức lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH 7 tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Công thức: Tính lương hưu hàng tháng: LHHT = Tỷ lệ lương hưu x Mbqtl ( Trong đó: LHHT: Lương hưu hàng tháng Mbqtl: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH) Tính tỷ lệ lương hưu: Đối với nam: %LH = 45% + (T - 15) x 2% Đối với nữ: %LH = 45% + (T - 15) x 3% ( Trong đó: %LH: tỷ lệ lương hưu, T: thời gian đóng BHXH) Chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia chế độ hưu trí, đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, pháp luật quy định về chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như sau: Điều kiện hưởng: NLĐ đã đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức hưởng: Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được quy định tại khoản 2 Điều 54. Theo đó, mức trợ cấp này được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. 1.2.2.2: Chế độ BHXH một lần: Điều kiện hưởng: NLĐ đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH, suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, Ra nước ngoài để định cư. Mức hưởng: Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Công thức: Trợ cấp BHXH một lần = T x 1,5 x Mbqtl 8 ( Trong đó: T: thời gian đóng BHXH Mbqtl: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH) PHẦN 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM 1.1: Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí: 1.1.1: Mức thu: Nhìn lại mức thu trong khoảng thời gian trước khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế và đến khi thành lập cơ quan BHXH cùng các văn bản mới ra đời thì mức thu phí nói chung là rất thấp. Theo quy định tại NĐ 218/CP trong tổng mức đóng góp của các cơ quan xí nghiệp vào quỹ BHXH là 4,7% so với quỹ lương thì chỉ có 1% do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý để chi trả cho 3 chế độ: hưu trí, MSLĐ và tử tuất. Tiếp theo đó NĐ 236/HĐBT nâng tỉ lệ đóng BHXH lên 13% của tổng quỹ tiền lương của các cơ quan xí nghiệp và tỷ lệ được trích vào quỹ dùng để chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn, trong đó có chế độ hưu trí là rất thiếu. Chúng ta không tách riêng từng chế độ để tính nhưng việc hàng năm nhà nước phải trích từ ngân sách một số tiền rất lớn để chi trả với tỉ lệ cấp bù hầu hết đều trên 78% , năm 1987 lê tới 97,67% là tình trạng chung cho mọi chế độ và nó còn nghiêm trọng hơn nữa nếu ta tính riêng cho chế độ hưu trí. Vì trong các chế độ thì chế độ hưu trí có số lượng người hưởng đông nhất với tổng số tiền chi trả là lớn nhất. Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ được vấn đề này, hàng năm NSNN phải bỏ ra một khoản không nhỏ để bù cho BHXH chi trả các chế độ và đây thực sự là một gánh nặng của NSNN. Bảng số 1: Tỉ lệ % cấp bù từ NSNN cho các chế độ BHXH Năm 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 % thu BHXH so với chi 3.00 3.30 2.33 29.05 32.59 26.18 15.07 21.90 20.70 18.80 % cấp bù từ NSNN 97.00 96.70 97.67 70.95 67.41 73.82 84.93 78.30 79.30 81.20 ( Nguồn: BHXH Việt Nam) 9 Từ năm 1995 chúng ta chuyển sang phương thức thu BHXH trực tiếp để hình thành quỹ BHXH độc lập cho sự phát triển của sự nghiệp BHXH, thi hành luật Lao động về BHXH và NĐ 12/CP, chúng ta đã xây dựng một cơ chế hình thành quỹ BHXH, về việc quản lý thu chi BHXH và chế độ hưu trí có sự thay đổi căn bản so với trước đây. Trong việc đóng BHXH, mức đóng góp hàng tháng được quy định bắt buộc là 20%. Trong đó người sử dụng lao động bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị ( 10% để chi các chế độ hưu trí và tử tuất còn 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp), về người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất. Ngoài ra, với các Nghị định mới có sự thay đổi về việc tăng lương được thực hiện vào đầu năm 2003 ta thấy mức đóng so với trước đây vào BHXH để hưởng hưu trí tăng lên nhiều lần. 1.1.2: Số đối tượng tham gia đóng BHXH: Nguồn thu chủ yếu của BHXH bao gồm cả 2 đối tượng chính là người SDLĐ hay đó là các cơ quan doanh nghiệp và tổ chức có SDLĐ thuộc diện phải đóng BHXH và bản thân NLĐ. Trước khi có chính sách đổi mới về BHXH, đối tượng đóng BHXH cho chế độ hưu trí chỉ giới hạn trong phạm vi lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và chỉ có người SDLĐ đóng còn NLĐ thì không. Trong thời kì đó, Nhà nước mà đại diện của mình các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng đóng chủ yếu. Trong thời kì đó, Nhà nước mà đại diện của mình là các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng đóng chủ yếu. Từ sau năm 1995, BHXH đổi mới đã mở rộng đối tượng tham gia vào BHXH, chủ yếu là chế độ hưu trí. Vì thế, số thu BHXH tăng lên rất nhiều. Bảng số liệu sau cho ta thấy rõ điều này. 10 Bảng số 2: Thu BHXH ( Tính đến 31/12 hàng năm) Chỉ tiêu Năm Số người đóng BHXH Số người 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 3231444 3572352 3765389 3860000 4127680 4422500 4731721 Số tăng tuyệt đối 340908 193037 94611 267680 294820 309221 Số tiền đóng BHXH ( tỷ VNĐ) Tổng số Chế độ Tốc độ dài hạn phát triển liên hoàn % 2569.73 1927.28 3683.86 2762.87 143.3 3992.61 2994.46 108.3 4326.7 3245.03 108.4 5564.08 4173.06 128.6 6827.01 5120.26 122.7 7193.7 6270.42 122.4 ( Nguồn: BHXH Việt Nam) Biểu đồ 1: Tổng thu BHXH và chế độ dài hạn ( tỷ VNĐ) 8000 7000 Sốố tềề n 6000 5000 Tổng sốố Chếố độ dài hạn 4000 3000 2000 1000 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Năm Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động dẫn tới sự chuyển dịch về lao động và quan hệ lao động. Kể từ năm 1993, thực hiện NĐ43/CP (22/6/1993) của Chính Phủ quy định tạm thời về chế độ BHXH theo hướng tập trung thống nhất về nhiệm vụ và quyền lợi của mọi thành phần kinh tế , một số địa phương được giao thí điểm thực hiện BHXH đối với người lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Nhất 11 là khi có hướng dẫn thu ngoài quốc doanh 729/BHXH của BHXH Việt Nam, thì hoạt động thu chi của các doanh nghiệp này ngày càng hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng số 3: Tham gia BHXH của lao động ngoài quốc doanh Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số đơn vị tham gia 30789 34185 49628 59464 61404 64302 BHXH Trong đó: Số đơn vị 2100 2300 3128 3626 4012 4901 NQD tham gia BHXH Trong đó: Số lao động 16763 19703 120528 127491 194000 231594 NQD tham gia Số tiền thu NQD ( tỷ) 34 70 92 127 181 242 Thu cho hưu từ NQD 262 54284 76281 101600 144149 195513 ( triệu) Như vậy cùng với sự chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia cho nên đã có sự chuyển dịch về lao động. Đặc biệt là mở rộng đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, góp phần vào tăng trưởng quỹ. Nhìn chung, BHXH Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Kết quả này bắt nguồn từ việc thực hiện nghiêm chỉnh đúng luật về BHXH, công tác quản lý và đôn đốc tốt hơn. Mặc dù vậy, BHXH vẫn chưa đạt được những mục tiêu đề ra, số lao động ngoài quốc doanh nhất là lao động trong doanh nghiệp tư nhân tham gia BHXH rất ít. Đó là do các nguyên nhân sau: - Lao động trong khu vực này đại đa số thu nhập và tiền lương thấp nên nhu cầu BHXH với họ chưa phải là nhu cầu cấp bách. Mặt khác, nhận thức của họ về BHXH còn chưa cao, quy trình tham gia và hưởng BHXH lại phức tạp, mức lương thấp… nên chế độ hưu trí theo hệ thống BHXH chưa thực sự hấp dẫn họ. - Chủ sử dụng lao động trong các DNNQD 1 phần vì mục tiêu lợi nhuận, phần chưa hiểu biết rõ về nghĩa vụ và lợi ích của việc tham gia BHXH đối với doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh hay trì hoãn tham gia BHXH. - Ngành BHXH chưa có các biện pháp tích cực trong quản lý và đôn đốc nguồn thu. Ngành BHXH chưa có thẩm quyền pháp lý đủ mạnh trong xử lý các trường hợp vi phạm qui định về BHXH nhất là đối với các doanh nghiệp và chủ SDLĐ. 12 Hơn nữa, nước ta gần 80% dân số sinh sống ở nông thôn nên đối tượng tham gia tiềm năng ở đây là rất lớn. Do đó, cần có chế độ hưu trí tự nguyện cho người già ở nông thôn, nhằm đảm bảo quyền lợi chung cho toàn xã hội. 1.2: Tình hình chi trả cho chế độ hưu trí: 1.2.1: Số người hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam: Qua 40 năm thực hiện chế độ chính sách BHXH và chế độ hưu trí, đến nay nước ta có khoảng 1,3 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí và khoảng 0,37 triệu người hưởng các chế độ mất sức, chế độ có bản chất tương tự như nghỉ hưu. Đây là con số không nhỏ nếu ta so với tổng số người đang đóng BHXH hiện nay, điều này phải tính toán đến sự cân bằng thu chi BHXH, nhất là chế độ hưu trí. Qua thực tế thực hiện chế độ hưu trí giai đoạn 1985- 1994 bộc lộ nhiều bất hợp lý. Nghị định 218/CP và NĐ 236/HĐBT được thực thi trong một thời gian dài với nhiều hình thức quy đổi số năm công tác dẫn tới hàng năm NSNN phải chi trả cho số thời gian không thực của người về hưu là rất lớn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, nền kinh tế có sự chuyển dịch căn bản, với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp tự đi vào hạch toán độc lập lấy thu bù chi. Cùng với đó là Quyết định 176/HĐBT (9/1/1989) và Quyết định 111/HĐBT ( 12/4/1991) ra đời về việc tinh giảm biên chế và sắp xếp lại lao động đối với CNVC Nhà nước làm cho số lượng hưu tăng nhanh. Qua bảng số liệu sau ta thấy được điều này. Bảng số 4: Số người hưởng chế độ hưu trí ( tính đến 31/12 hàng năm) Năm Số người 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 399318 425766 471001 549055 632130 760729 926040 1026000 1062000 1175000 Tăng so với năm trước ( người) % Tăng 26448 106.62 45235 110.62 78054 116.57 83075 115.13 128589 120.34 165511 121.76 99760 110.77 36000 103.50 113000 110.64 ( Nguồn: BHXH Việt Nam) 13 Các năm trên có số người nghỉ hưu nhiều nhất là năm 1991 tăng cao nhất (121,76%) đây là do ảnh hưởng của việc nghỉ hưu “non” nhiều. Bên cạnh đó, sự quản lý không chặt chẽ, chưa thống nhất, đan xen lẫn lộn giữa các chính sách BHXH với đãi ngộ người có công với cách mạng của hệ thống BHXH dẫn đến số lượng về hưu lớn và tăng nhanh. Từ năm 1995, sau khi chính thức thành lập BHXH Việt Nam theo NĐ 19/CP và hình thành quỹ BHXH độc lập tập trung thì số người được hưởng chế độ hưu trí được bàn giao cho BHXH Việt Nam là 1.185.936 người, trong đó hưu CNVC là 1.024.967 người và hưu quân đội là 166.76 người. Kể từ đó đến nay, hàng năm số tăng qua các năm là không nhiều bởi theo thời gian thì đối tượng được hưởng cũng bị giảm do số người về hưu mất đi theo quy luật tự nhiên, chế độ thời kỳ này cũng được thực hiện tốt hơn. Có thể thấy được tình hình duyệt mới số đối tượng được hưởng hưu trí qua các năm như sau: Bảng số 5: Tình hình duyệt mới số đối tượng được hưởng chế độ hưu trí hàng năm ( ĐVT: người. Tính đến 31/12) Tiêu thức 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hưu CNVC 12010 13727 16058 24058 29455 33213 Hưu QĐ 2547 3603 3850 5131 4537 4607 Qua bảng số liệu có thể thấy tốc độ gia tăng số đối tượng được hưởng chế độ hưu trí là nhanh kể từ ngày quỹ BHXH được thành lập. Cũng từ năm 1995 do có sự tách riêng về đối tượng được hưởng chế độ hưu trí nên đối tượng này được chia làm 2 loại. Loại thứ nhất, đó là những người nghỉ hưu trước 1/10/1995 số này sẽ do NSNN chi trả hàng năm. Còn những người có đóng phí BHXH vào quỹ BHXH từ ngày 1/10/1995 sẽ do quỹ BHXH chi trả. Sở dĩ phải tách biệt 2 loại đối tượng này là bởi vì như vậy mới bảo đảm được cơ chế mới trong BHXH là có đóng mới được hưởng chế độ từ quỹ BHXH. Có thể thấy tình hình thực hiện cụ thể qua các năm như sau: 14 Bảng số 6: Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ hưu trí ( Tính đến 31/12 hàng năm) Năm Hưu CNVC NSNN Quỹ BHXH 1006340 10789 996235 24212 979867 40258 966291 64070 951904 93270 936679 116850 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hưu QĐ NSNN Quỹ BHXH 164489 2492 162572 5817 160465 9205 158231 13943 15594 19194 153375 22752 ( Nguồn: BHXH Việt Nam) Biểu đồ 2: Số hưu CNVC hưởng chế độ 1200000 1000000 Số người 800000 NSNN Quỹỹ BHXH 600000 400000 200000 0 1996 1997 1998 1999 Năm 15 2000 2001 Biểu đồ 3: Số hưu QĐ hưởng chế độ 180000 160000 140000 Số người 120000 100000 NSNN Quỹỹ BHXH 80000 60000 40000 20000 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Năm Từ bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng các đối tượng về hưu được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH là rất nhanh, khoảng trên 40%/năm. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng số đối tượng được hưởng lương hưu từ quỹ BHXH là rất nhanh cả về số tương đối và về số tuyệt đối. Với tốc độ tăng như vậy theo một số chuyên gia dự báo cũng như phân tích của ILO thì trong vài thập niên nữa số đối tượng được hưởng lương hưu từ quỹ BHXH sẽ cân bằng với số tham gia đóng góp vào quỹ BHXH. Như vậy tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi và sẽ dẫn tới quỹ BHXH bị thâm hụt. 1.2.2: Tổng chi cho chế độ hưu trí: Chi trả lương hưu từ quỹ BHXH được chia cho hai đối tượng khác nhau: một loại cho các đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng và một loại chi cho các đối tượng được hưởng trợ cấp một lần. Đối với các trường hợp về hưu mà không đủ các điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần từ quỹ BHXH. Theo đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Ta có bảng về tình hình chi trả cho 2 nhóm đối tượng này. 16 Bảng số 7: Tình hình chi trả cho các đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng và trợ cấp một lần từ quỹ BHXH ( ĐVT: Triệu đồng) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng chi cho chế độ hưu trí 197718 346208 448861 631598 910543 1334334 Chi trả hàng tháng Trợ cấp 1 lần Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % 75762 38.32 121956 61.68 175815 50.78 170393 49.22 238303 53.09 210558 46.91 392028 52.09 239570 47.91 601409 66.05 309134 33.95 943435 70.70 390899 29.30 ( Nguồn: BHXH Việt Nam) Từ bảng số liệu trên ta thấy phần chi trả cho các đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần chiếm tới 61.68% so với tổng chi cho chế độ hưu năm 1996. Các năm tiếp theo tỉ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức cao và đến năm 2001 đã giảm xuống hơn một nửa so với năm 1996 chiếm 29.3% với số tiền chi trả là 390.899 triệu đồng. Trong năm 1996 và 1997 tỉ lệ này chiếm tỉ lệ cao vì trong các năm này thực hiện chủ trương của chính phủ là tinh giảm biên chế vì thế mà số đối tượng về hưu “ non” tăng lên rất nhanh. Nhưng vì họ chưa đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hàng tháng vì thế mà họ tạm thời được nhận trợ cấp 1 lần chờ đến khi nào đủ tuổi thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng. Hoặc đối với những trường hợp không có đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng thì họ sẽ nhận được 1 khoản tiền tương ứng với thời gian mà họ có đóng góp cho quỹ BHXH. Các đối tượng này về sau quỹ sẽ không còn phải chịu trách nhiệm nữa. Đối với những người có trên 30 năm công tác có đóng góp cho BHXH khi nghỉ hưu cũng được trợ cấp 1 lần với cách tính: Từ năm thứ 31 trờ đi mỗi năm đóng BHXH được nhận thêm ½ tháng lương của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nhưng tối đa không quá 5 tháng. Ta có bảng sau: Bảng số 8: Tình hình chi trả trợ cấp cho những người có trên 30 năm công tác Tiêu thức Số người Số tiền (1000đ) 1996 6358 991168 5 1997 7049 1376536 7 1998 8456 1668827 6 17 1999 2000 2001 12882 15333 18515 2082246 3652203 3897853 1 5 7 ( Nguồn: BHXH Việt Nam)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan