Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về cơ cấu thu nhập của một nhtm cụ thể, và lựa chọn một dòng sản phẩm, ...

Tài liệu Tìm hiểu về cơ cấu thu nhập của một nhtm cụ thể, và lựa chọn một dòng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó để phân tích

.PDF
51
1
95

Mô tả:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Đề tài: Tìm hiểu về cơ cấu thu nhập của một NHTM cụ thể, và lựa chọn một dòng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó để phân tích. Giảng viên hướng dẫn: Tạ Thị Thanh Huyền Nhóm lớp: 17 Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2019 1 DANH SÁCH NHÓM 17: STT Họ và tên Mã SV 1 Trương Thị Hồng Nhung 20A4020616 2 Triệu Thanh Hiếu 20A4020292 3 Nguyễn Thị Thùy Dương 20A4020148 4 Lê Thị Hà 20A4060067 5 Trương Thị Mỹ Anh 20A4060019 6 Vũ Thế Tài 20A4060219 0 Ghi chú Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................3 I. Giới thiệu chung về BIDV..........................................................................................................4 1. Quá trình phát triển. .................................................................................................................4 2. Các thành tựu đạt được gần đây................................................................................................5 Dấu ấn tiêu biểu của BIDV năm 2017: .............................................................................................5 Trong năm 2018: .......................................................................................................................... 10 Trong năm 2019: .......................................................................................................................... 11 3. Các lĩnh vực kinh doanh. ......................................................................................................... 11 4. Cơ cấu của BIDV hiện nay ...................................................................................................... 12 II. Cơ cấu thu nhập của BIDV. ................................................................................................. 12 1. Cơ cấu thu nhập của BIDV...................................................................................................... 12 2. Phân tích hoạt động hiệu quả từ cơ cấu thu nhập. ................................................................... 14 2.1. Nhận xét sự thay đổi thu nhập giữa năm 2018 so với năm 2017: ........................................ 14 2.2. Nhận xét sự thay đổi chi phí giữa năm 2018 với năm 2017: ................................................ 16 2.3. Nhận xét sự thay đổi thu nhập từ năm 2017 so với năm 2016: ........................................... 17 2.4. Nhận xét sự thay đổi chi phí từ năm 2017 so với năm 2016: ............................................... 19 Dòng sản phẩm vay. ............................................................................................................. 21 III. 1. Các sản phẩm, dịch vụ trong dòng sản phẩm vay. ................................................................... 21 2. Đặc điểm của các sản phẩm vay............................................................................................... 21 3. 2.1. Vay nhu cầu nhà ở: .......................................................................................................... 21 2.2. Vay mua ô tô: ................................................................................................................... 24 2.3. Vay du học: ...................................................................................................................... 26 2.4. Vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo: ............................................................................. 27 2.5. Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo:.................................................................................... 29 2.6. Vay sản xuất kinh doanh: ................................................................................................ 29 2.7. Vay cầm cố: ..................................................................................................................... 30 So sánh các nhóm sản phẩm cho vay của BIDV với VietinBank và VietcomBank. .................. 31 3.1. Vay mua nhà ở: ................................................................................................................. 31 1 3.2. Vay mua ô tô:.................................................................................................................... 32 3.3. Vay du học: ....................................................................................................................... 34 Xu hướng phát triển của dòng sản phẩm vay cá nhân. ............................................................ 35 4. 4.1. Vay nhu cầu nhà ở:............................................................................................................ 35 4.2. Vay mua ô tô: .................................................................................................................... 36 4.3. Vay du học: ....................................................................................................................... 37 4.4. Vay sản xuất kinh doanh:................................................................................................... 38 4.5. Vay cầm cố:....................................................................................................................... 38 4.6. Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: ..................................................................................... 39 4.7. Vay tiêu dùng không tài sản đảm báo: ............................................................................... 39 Đóng góp vào thu nhập. ........................................................................................................... 40 5. IV. 1. 2. Một số giải pháp nâng cao thu nhập của BIDV........................................................................ 41 Từ hoạt động tín dụng. ............................................................................................................. 41 1.1. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng: .......................................................................... 41 1.2. Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng. ................................................................ 44 Từ hoạt động thanh toán. ......................................................................................................... 46 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 48 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực Ngân hàng, hoạt động cho vay là dạng hoạt động vô cùng quan trọng mang lại lợi nhuận trực tiếp đối với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động cho vay cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại luôn chú trọng đến phát triển hoạt động cho vay với mục đích ổn định và phát triển ngân hàng, ngoài ra còn đảm bảo việc cung ứng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền Kinh tế Quốc dân. Trước đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống chỉ tập trung cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt làm cho mức sinh lợi bị giảm đi đáng kể, trái lại hoạt động cho vay cá nhân lại có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và ngày càng đem lại hiệu quả cao cho các ngân hàng. Trong xu thế hội nhập quốc tế, hệ thống các ngân hàng đang cạnh tranh và hướng tới việc đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân. Việc phục vụ khách hàng cá nhân sẽ đảm bảo cho ngân hàng có được một thị trường khai thác rộng lớn, giảm áp lực cạnh tranh và giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh cao. Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã có định hướng rõ ràng trong lộ trình phát triển đến năm 2020 là lựa chọn dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân là chiến lược kinh doanh lâu dài. Nắm bắt được nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân, BIDV đang tập trung tìm mọi giải pháp để mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm chiếm lĩnh thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh. BIDV xác định hoạt động ngân hàng bán lẻ là cơ sở để tạo lập một nền tảng khách hàng vững chắc và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, BIDV đã bắt đầu hình thành một tổ chức ngân hàng bán lẻ độc lập và chuyên nghiệp, đồng thời đưa ra mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân một cách đồng bộ, đa dạng với chất lượng tốt nhất, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản phẩm tín dụng. 3 I. Giới thiệu chung về BIDV. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) là ngân hàng thương mại, cổ phần lớn của Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh đa dạng bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm.  Thông tin chung: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): 1. Loại hình: doanh nghiệp nhà nước đặc biệt. Ngành nghề: tài chính, ngân hàng Thể loại: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính. Trụ sở chính: tháp BIDV, 35 hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Sản phẩm: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính. Tổng tài sản: 560.340 tỉ đồng. Số nhân viên: 259.985 người Công ty mẹ: Bộ Tài chính. Chi nhánh: 191 Website: http://www.bidv.com.vn Quá trình phát triển. 1.1. 1957-1981. BIDV được thành lập vào ngày 26/4/1957, ban đầu BIDV có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, và trực thuộc Bộ Tài chính. Giai đoạn này, BIDV với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 1.2. 1981 – 1990. Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990). Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường. 1.3. 1990 – 2012. Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng thương mại “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế. BIDV đã vươn lên thành một ngân hàng đẳng cấp trong nước và quốc tế, có đủ năng lực cạnh tranh để tham gia vào sân chơi toàn cầu. 4 1.4. 2012 đến nay. Giai đoạn “Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ. Sứ mệnh của BIDV: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng. 2. Các thành tựu đạt được gần đây. Dấu ấn tiêu biểu của BIDV năm 2017: Đến 31/12/2017, với sự nỗ lực của hơn 2,4 vạn cán bộ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, BIDV đã về đích thành công. Trong kết quả chung đó, nổi lên 10 dấu ấn tiêu biểu như sau: 2.1. Hoàn thành thắng lợi vượt trội nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch: Tổng tài sản đạt 1.176.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7% so với 2016; tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.106.517 tỷ đồng, tăng trưởng 17,9% so với 2016; trong đó tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư đạt 934.111 tỷ đồng, tăng trưởng 17,4%, chiế m 12,5% huy động vốn toàn ngành ngân hàng. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1.136.778 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với 2016; trong đó cho vay nền kinh tế đạt 862.604 tỷ đồng, tăng trưởng 17%, chiếm 13,12% quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng. Hiệu quả hoạt động ngày càng bền vững; chênh lệch thu chi đạt kết quả tốt nhất từ trước đến nay là 24.032 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với 2016; lợi nhuận trước 5 thuế hợp nhất toàn hệ thống đạt 8.800 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu của Đại hội đồng cổ đông đề ra... Nộp Ngân sách Nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng, đứng trong top đầu các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước. 2.2. Thực thi có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phát triển của các địa phương. Chủ động, tích cực triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết 35, Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, ngay từ đầu năm, BIDV đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường, cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. BIDV tích cực kết nối, phát triển khách hàng. Nghiên cứu cải cách thủ tục cấp tín dụng hướng tới xây dựng quy trình gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cùng các chương trình tín dụng linh hoạt về lãi suất, điều kiện tài sản bảo đảm. BIDV cũng tích cực tham gia tài trợ, phối hợp tổ chức nhiều chương trình lớn của quốc gia; tham gia các Diễn đàn xúc tiến đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương; tài trợ vốn cho các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia... 2.3. Cơ cấu lại toàn diện, mạnh mẽ hoạt động gắn với xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng phục vụ khách hàng. BIDV đã xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại giai đoạn 2 (2016-2020) theo Đề án 1058 của Chính phủ, gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14, Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 06/CTNHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nền khách hàng SME tăng trưởng 14%, đạt khoảng 236.000 khách hàng, chiếm 98% tổng số khách hàng doanh nghiệp BIDV, là đơn vị dẫn đầu hệ thống các Ngân hàng thương mại về quy mô hoạt động phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. 6 Đối với phân khúc khách hàng FDI, năm 2017, BIDV đã ký kết hợp tác phát triển với với các tổ chức, ngân hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… nâng tổng số lượng khách hàng FDI đạt gần 3.000 khách hàng, gia tăng 20% so với năm 2016... Sắp xếp, củng cố và phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm gia tăng khả năng phục vụ khách hàng. Thành lập 39 Phòng giao dịch, nâng tổng số thành 191 chi nhánh và 854 Phòng giao dịch. Phát triển mạnh kênh phân phối hiện đại với 1.825 ATM và khoảng 56.000 POS; chính thức triển khai hệ thống Contact Center với chức năng tiên tiến, hiện đại; triển khai thành công Chi nhánh trực tuyến trên Facebook, đa dạng cách thức tiếp cận của khách hàng với ngân. 2.4. Hoạt động bán lẻ phát triển toàn diện, vượt bậc cả về quy mô, hiệu quả, chất lượng. Hoạt động bán lẻ của BIDV không ngừng được củng cố và vững chắc. Thu nhập ròng bán lẻ tăng trưởng 35% so với năm 2016. Dịch vụ Ngân hàng điện tử có sự đột phá về số lượng giao dịch, đạt 41 triệu giao dịch, gấp đôi số lượng giao dịch năm 2016. Tổng cộng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2017 đạt trên 2,1 triệu lượt, tăng 37% so với năm 2016, trong đó tăng trưởng dịch vụ BSMS đạt cao nhất từ trước đến nay (khoảng 1 triệu khách hàng tăng mới). Số lượng giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua kênh NHĐT chiếm 45% tổng giao dịch chuyển tiền đi toàn hệ thống BIDV (trong đó số lượng giao dịch chuyển tiền đi của BIDV qua Napas đạt 3,3 triệu, tăng 3,5 lần so với năm 2016); BIDV xếp thứ 1 về số lượng và giá trị giao dịch, chiếm 22,25% tổng số lượng giao dịch toàn thị trường qua kênh Napas. Hoạt động kinh doanh thẻ có sự tăng trưởng tốt: thu nhập thuần hoạt động thẻ tăng trưởng 37% so với 2016; doanh số thanh toán thẻ tín dụng tăng trưởng trên 7 47%; tổng doanh số sử dụng thẻ tăng trưởng khoảng 25%; mức tăng ròng thẻ nợ nội địa cao gấp 1,37 lần so với 2016. Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu nhất" và "Ngân hàng có Sản phẩm dịch vụ Sáng tạo độc đáo năm 2017 với sản phẩm BIDV SmartBanking" (VNBA & IDG); "Ngân hàng có doanh số thẻ tín dụng phân khúc khách hàng phổ thông lớn nhất" và "Ngân hàng vận hành thẻ tín dụng hiệu quả nhất" (VISA); "Ngân hàng có doanh số giao dịch thương mại điện tử cao nhất" (Mastercard). 2.5. Thu nhập ròng hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ đạt kết quả ấn tượng, đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập của BIDV. Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ năm 2017 tạo được bước phát triển đột phá với kết quả kinh doanh xuất sắc: tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ lần đầu tiên đạt mốc 2.000 tỷ đồng, cao nhất trong 10 năm qua, tăng trưởng 36,7% so với 2016. 2.6. Hoạt động của khối công ty, liên doanh ổn định, tích cực với điểm nhấn kết quả kinh doanh tốt của BSC, BIC và sự ra đời của liên doanh BSL. Với sự phát triển khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2017, hoạt động của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đã đạt được những kết quả ấn tượng. Lợi nhuận trước thuế của BSC đạt 190 tỷ đồng, hoàn thành hơn 220% kế hoạch năm. Tổng công ty Bảo hiểm BIC đạt lợi nhuận trước thuế 186 tỷ đồng; đứng thứ 5 trong top 10 công ty bảo hiểm uy tín nhất Việt Nam. 2.7. Tiếp tục đổi mới mô thức quản trị, điều hành hệ thống; phân định thẩm quyền trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban điều hành; hoàn thiện các chính sách quản lý, cơ chế phân cấp ủy quyền; tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ, kiểm soát rủi ro an toàn hệ thống. Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 và kiện toàn nhân sự Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 – 2022. 8 Tiếp tục đổi mới công tác quản trị điều hành tiến dần theo thông lệ quốc tế với việc tổ chức các phiên họp định kỳ của Ban lãnh đạo. Công tác quản trị điều hành tập trung vào việc chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng. Năm 2017, BIDV được các tổ chức định hạng toàn cầu như Moody’s, Standard & Poor’s đánh giá "tích cực", "triển vọng"... 2.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Ngân hàng; vận hành an toàn, triển khai các dự án công nghệ hỗ trợ thông suốt mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng của BIDV. Tập trung triển khai các dự án CNTT có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành của BIDV, như: Tiếp tục phát huy vị thế là Ngân hàng giữ vững vị trí số 01 trong suốt 10 năm liên tiếp (từ 2007 đến nay. Năm 2017, BIDV đã cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như: BUNO – chuyển tiền không cần nhớ số tài khoản, Thanh toán qua Samsung Pay, Chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 trên các kênh internet, di động và ATM, Dịch vụ nộp thuế Hải qua điện tử 24/7, Sản phẩm BIDV SmartBanking; Thanh toán sử dụng QR code; Thẻ dành cho giới trẻ Young+... Đến nay, tỷ lệ sử dụng dịch vụ là 3,52 sản phẩm/1 khách hàng (tăng 6% so với năm 2016). Các hoạt động hỗ trợ kinh doanh phục vụ thanh toán trong nước, quốc tế, hạch toán kế toán,...an toàn, liên tục và thông suốt trong môi trường an ninh mạng ngày càng diễn biến phức tạp; vận hành đạt hiệu suất gần 100% và không phát sinh sự cố làm gián đoạn hoạt động trên toàn BIDV. Hệ thống Ngân hàng cốt lõi SIBS quản lý đạt trên10 triệu khách hàng; số lượng giao dịch trong năm 2017 đạt gần 2,5 tỷ giao dịch (tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2016), bình quân đạt khoảng 7,2 triệu giao dịch/ngày, trong đó xác lập kỷ lục với 16 triệu giao dịch trong ngày 29/12/2017. 9 2.9. Hoạt động đối ngoại tạo lập những điểm nhấn tiêu biểu. Hoạt động của BIDV được ghi nhận tại Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Myanmar trong các chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại 2 quốc gia - là sự khẳng định vai trò, nỗ lực và những đóng góp của BIDV sau nhiều năm hợp tác, hiện diện tại các thị trường này. 2.10. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục đảm bảo việc làm, đời sống cho người lao động; bồi đắp giá trị văn hóa doanh nghiệp và thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng. Trong năm 2018: Giữ vững vị thế là ngân hàng ứng dụng Công nghệ thông tin hàng đầu trong hệ thống, năm 2018 là năm BIDV đẩy mạnh triển khai dự án ngân hàng số, được tổ chức định hạng tín nhiệm S&P đánh giá là một trong những ngân hàng tích cực hợp tác với các FinTech để thúc đẩy ứng dụng ngân hàng số đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Ngày 28/11/2018 tại Tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã nhận giải thưởng “Ngân hàng Bán lẻ Tiêu biểu” lần thứ ba liên tiếp (năm 2016, 2017 và 2018). Cũng tại Diễn đàn này, Ban Tổ chức đã trao giải “Ngân hàng có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu năm 2018” với “Dịch vụ BIDV Pay+”. Tính đến 30/09/2018, BIDV tiếp tục là Ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng; Nhân lực đạt trên 25 nghìn người; Mạng lưới rộng khắp với hơn 1.000 chi nhánh, Phòng Giao dịch trên 63 tỉnh, thành cả nước với nhiều điểm giao dịch bán lẻ theo chuẩn quốc tế cùng các khu trải nghiệm dịch vụ tài chính hiện đại; Hơn 56.000 điểm kết nối ATM/POS… và nền tảng hơn 11 triệu khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Trong 5 năm trở lại đây, BIDV luôn giữ vị trí số 1 trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam về quy mô huy động vốn dân cư, quy mô tín dụng bán lẻ với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này tương ứng là 30%/năm và 50%/năm. 10 Để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, BIDV đã chú trọng đẩy mạnh các kênh phân phối hiện đại theo hướng an toàn, hiệu quả, đồng thời gia tăng tương tác với khách hàng thông qua Internet Banking, Mobile Banking, Trung tâm Chăm sóc Khách hàng 24/7 và Trung tâm Mạng xã hội. BIDV hiện đang trở thành ngân hàng tiên phong trên thị trường ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 BIDV luôn xác định mục tiêu giữ vững vị thế Ngân hàng bán lẻ tốt nhất và có thương hiệu bán lẻ số 1 Việt Nam. Theo đó, BIDV tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, chuyển dịch kênh phân phối hiện đại, phát triển nguồn nhân lực bán lẻ chuyên nghiệp, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng CNTT và hợp tác với các công ty Fintech… và củng cố giá trị cốt lõi “Khách hàng là trọng tâm cho mọi hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV”. Trong năm 2019: Với những điểm sáng của nền kinh tế trong 11 tháng năm 2019 như ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục tăng trưởng; kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tăng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng trưởng cao, thị trường sôi động và phát triển ổn định; khách quốc tế đến Việt Nam tăng kỷ lục…, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhận định, khả năng GDP cả năm 2019 sẽ đạt cao hơn mục tiêu 6,8% Quốc hội đặt ra. 3. Các lĩnh vực kinh doanh. Ngân hàng: là ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng và tiện ích. Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phí nhân thọ được thiết kế phù hợp với khách hàng. Chứng khoán: cung cấp đa dạng dịch vụ môi giới, đầu tư, tư vấn đầu tư và phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lí. 11 Đầu tư tài chính: góp vốn đầu tư các dự án, nổi bật là vai trò chủ trì điểu phối dự án trọng điểm của đất nước. Mạng lưới BIDV. 4. Cơ cấu của BIDV hiện nay - 25 000 cán bộ nhân viên. - 190 chi nhánh. - 855 điểm mạng lưới. - 57 828 ATM và POS. - Mạng lưới trên 63 tỉnh, thành phố. - Có mạng lưới trên 6 quốc gia. II. Cơ cấu thu nhập của BIDV. 1. Cơ cấu thu nhập của BIDV. Bảng cơ cấu thu nhập của BIDV trong 3 năm 2016-2018 (triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Thay đổi tuyệt đối (triệu đồng) Thay đổi tương đối (%) Tỷ trọng trong tổng thu nhập (%) Thay đổi tỷ trọng (%) 2017 so với 2016 2018 so với 2017 2017 so với 2016 2018 so với 2017 2016 2017 2018 2017 so với 2016 2018 so với 2017 1 Tổng thu nhập 73.26 6.033 92.01 0.069 106.5 48.49 9 18.74 4.036 14.538. 380 25.58 15.80 2 Thu nhập từ lãi 62.55 9.236 78.62 8.515 90.07 4.018 16.06 9.279 11.445. 503 25.69 14.56 85.39 85.46 84.54 0.07 -0.92 3 Thu nhập 4.493 5.611 6.801 1.117. 1.190.2 24.88 21.21 6.13 6.10 6.38 -0.03 0.28 từ hoạt động dịch vụ .784 .617 .845 833 28 12 4 Thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại hối 1.193 .026 2.135 .133 3.006 .737 942.1 07 871.60 4 78.97 40.82 1.63 2.32 2.82 0.69 0.50 5 Thu nhập 728.2 696.7 1.003 - 336.88 -4.32 48.35 0.99 0.76 0.97 -0.24 0.21 từ mua bán CKKD 04 24 .608 31.48 0 4 343.8 26 294.9 32 162.6 99 -48.894 -32.12 -14.22 0.69 0.37 0.28 -0.32 -0.10 4.594 .254 5.337 .309 808.9 96 743.05 5 21.37 16.17 5.17 4.99 5.01 -0.17 0.02 6 Thu nhập từ mua bán CKĐT 7 Thu từ hoạt động khác 506.5 25 3.785 .258 Bảng cơ cấu chi phí của BIDV trong 3 năm 2016-2018 (triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Thay đổi tuyệt đối (triệu đồng) Thay đổi tương đối (%) Tỷ trọng trong tổng chi phí (%) Thay đổi tỷ trọng (%) 2017 so với 2016 2018 so với 2017 2017 so với 2016 2018 so với 2017 2016 2017 2018 2017 so với 2016 2018 so với 2017 1 Tổng chi phí 44.20 5.631 53.2 92.2 80 62.2 63.7 78 9.086. 649 8.971.4 98 20.56 16.83 2 Chi phí từ lãi 39.16 5.623 47.6 73.1 84 55.1 18.1 54 8.507. 561 7.444.9 70 21.72 15.62 88.60 89.46 88.52 0.86 -0.93 3 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 1.981. 187 2.64 5.84 7 3.25 1.04 6 664.6 60 605.19 9 33.55 22.87 4.48 4.96 5.22 0.48 0.26 4 Chi phí từ kinh doanh vàng và ngoại hối 658.5 58 1.46 7.00 5 1.96 7.05 2 808.4 47 500.04 7 122.7 -25.42 1.49 3.69 2.36 2.20 -1.33 13 5 Chi phí từ mua bán chứng khoán kinh doanh 493.4 84 190. 538 366. 063 302.9 46 175.52 5 -25.82 -47.95 1.12 0.69 0.31 -0.43 -0.38 6 Chi phí từ mua bán chứng khoán đầu tư 4.297 450 39.3 29 35.03 2 -38.879 -89.5 -98.86 0.01 0.07 0.00 0.06 -0.07 7 Chi phí từ hoạt động khác 1.902. 482 1.31 5.25 6 1.52 2.13 4 320.3 48 206.87 8 -19.99 -13.59 2.11 2.86 2.11 -1.45 -0.74 2. Phân tích hoạt động hiệu quả từ cơ cấu thu nhập. 2.1. Nhận xét sự thay đổi thu nhập giữa năm 2018 so với năm 2017: - Tổng thu năm 2018 so với năm 2017 tăng 14,538,380 triệu đồng do chủ yếu nguồn thu từ lãi, chiếm phần lớn đều xấp xỉ 85%, mặc dù tỷ trọng trong tổng thu có giảm đi nhưng rất bé không đáng kể, theo sau thu nhập từ lãi là thu nhập từ hoạt động dịch chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng thu nhập., sau đó còn thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại hối, thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư. - Thu từ lãi năm 2018 so với năm 2017 tăng 11,445,503 triệu đồng tương ứng với 14.56%. Tỷ trọng về thu nhập lãi so với tổng thu giảm 0.92%. Thu nhập từ lãi gồm thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập lãi cho vay khách hàng, thu từ chứng khoán nợ, nghiệp vụ bảo lãnh, cho thuê tài chính và hoạt động tín dụng. Thu nhập lãi tiền gửi tăng mạnh, thu nhập cho vay khách hàng chiếm đã số trong tổng thu lãi cho thấy BIDV đang hoạt động có hiệu quả, chắc chắn và an toàn. Hoạt động thu hồi nợ diễn ra tốt cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả của bộ phận tín dụng. Doanh nghiệp đã hạn chế được rủi ro, thu hồi ổn định. Các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng mang lại luồng thu nhập khá ổn định. 14 - Thu từ hoạt động dịch vụ tăng 1,190,228 tương ứng với 21.21%, tỷ trọng trong khoảng 6-7%, tỷ trọng năm 2018 tăng so với năm 2017 là 0.28% do các dịch vụ khác là chủ yếu, hoạt động thanh toán mang lại thu nhập đứng thứ 2 tuy nhiên thu nhập của hoạt động thanh toán năm 2018 so với năm 2017 không chênh lệch quá nhiều. Các hoạt động ngân quỹ và dịch vụ đại lý cũng cũng mang lại thu nhập nhưng chỉ chiếm phần tram nhỏ trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Thu dịch vụ ròng (bao gồm thu phí từ hoạt động bảo lãnh) đạt 5.284 tỷ, tăng trưởng 19% so với năm 2017, tiế p tục duy trì là Ngân hàng có mức thu dịch vụ ròng cao nhất hệ thống. Cơ cấu thu dịch vụ tiế p tục cải thiện khi thu dịch vụ ròng không gồm thu 4 phí bảo lãnh đạt 3.551 tỷ, tăng trưởng 20%, thu dịch vụ bán lẻ duy trì mức tăng tốt trên 25%, chiế m tỷ trọng 29% tổng thu dịch vụ ròng (cải thiện 2% so với năm 2017). Với thông điệp “Thay đổi để tiế p tục dẫn đầu”, BIDV đã chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm mở rộng và đa dạng hóa nguồn thu theo yêu cầu của Đề án cơ cấu lại các TCTD tại Quyế t định số 1058/QĐ-TTg, điểm nhấn trong năm 2018 đã tổ chức thành công Hội thi dịch vụ với quy mô toàn quốc, có sức lan tỏa lớn trong ngành ngân hàng. Một số dòng dịch vụ đạt kế t quả nổi bật như sau: (i) Dịch vụ thanh toán phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong việc cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng, là nền tảng trong chiế n lược kinh doanh với tổng thu ròng dịch vụ thanh toán tăng trưởng 23,4% so với năm trước, doanh số thanh toán đạt 18,8 triệu tỷ, số lượng giao dịch tăng trưởng 28% so với năm 2017. (ii) Thu phí dịch vụ tài trợ thương mại tăng trưởng 27% so với 2017, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng trưởng 12,5%, duy trì thị phần 6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. (iii) Thu dịch vụ ngân hàng điện tử đạt mức tăng ấn tượng 50%; số lượng giao dịch tăng trưởng 87% so với năm trước. Tổng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ Ngân hàng điện tử trong năm 2018 đạt 1,92 triệu lượt. (iv) Tổng quy mô thẻ đang lưu hành đạt hơn 7 triệu thẻ, tăng trưởng 21%; doanh số sử dụng thẻ quốc tế tăng trưởng 62%, doanh số chấp nhận thanh toán thẻ tăng trưởng 43% so với năm 2017. - Thu nhập từ vàng và giao dịch ngoạt hối tăng chủ yếu do kinh doanh ngoại tệ giao ngay, sang năm 2018 BIDV không còn kinh doanh vàng nữa có thể vì giá vàng đang tăng quá cao, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ mang lại thu nhập kém hơn năm 2017. Trong khi đó chi phí từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại 15 hối cũng chiến đến hơn 50% thu nhập. Chi phí về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ cao hơn cả thu nhập đến từ việc đấy chứng tỏ việc kinh doanh chưa hiệu quả. - Thu từ mua bán chứng khoán chứng khoán kinh doanh tăng mạnh, tăng 336,884 triệu đồng tương ứng 48.35%, làm tăng tỷ trọng từ 0.76% lên 0.97% có thể do khả năng nắm bắt cơ hội về các mã chứng khoán có tiềm năng. Tiềm lực tài chính của BIDV đã tăng lên, khả năng kinh doanh tốt hơn. - Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 48.894 triệu đồng tương ứng giảm 14.22% làm giảm tỷ trọng từ 0.37% xuống 0.28%. Qua năm 2017 thu nhập từ việc đầu tư này giảm xuống nhưng chi phí tăng lên rất mạnh, hơn nữa việc trích lập dự phòng rủi ro từ việc này cũng lớn chứng tỏ rủi ro từ kênh này mang lại cho BIDV lớn, kênh đầu tư chưa hiệu quả. - Thu từ hoạt động khác tăng 743,055 triệu đồng tương ứng tăng 16.17% làm tăng tỷ trọng 4.99% lên 5.01% do nợ xấu đã được xử lý, đây là tin tốt đối với BIDV thể hiển BIDV đã quản lý tốt trong khâu thanh toán không để vốn bị ứ đọng và không để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. Các công cụ tài chính phái sinh khác cũng mang nguồn thu nhập nhưng đã giảm so với 2017 điều này có thể do tác động của thị trường cũng có thể do khả năng kinh doanh của bộ phận đầu tư của BIDV, năm 2018 BIDV đã không còn thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ làm giảm một khoản thu nhập so với năm 2017, các thu khác cũng giảm. Chi phí cho hoạt động khác lại tăng do chi phí cho công cụ tài chính phái sinh, chi phí tang nhưng thu nhập giảm chứng tỏ hoạt động đầu tư chưa hiệu quả. 2.2. Nhận xét sự thay đổi chi phí giữa năm 2018 với năm 2017: - Tổng chi phí năm 2018 so với năm 2017 tăng 8,971,498 triệu đồng tương ứng với 16.83 % tăng ít hơn so với giai đoạn 2016-2017. - Tương ứng với tổng thu từ lãi tổng chi phí từ lãi cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí đều xấp xỉ 89-90%. Chi phí từ lãi tăng 7,444,970 tương ứng 15.62%. Tổng chi phí từ lãi bao gồm chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, lãi phát hành giấy tờ có giá. Do lượng vốn huy động lớn nên chi trả lãi tiền gửi cũng rất lớn chiếm đến gần 90% tổng chi phí từ lãi. Chi phí từ lãi tăng 15.62% trong khi đó thu nhập từ lãi tăng 14.56%, vẫn chưa đủ bù đắp hết chi phí. 16 - Chi phí từ hoạt động dịch vụ tăng 615,199 triệu đồng tương ứng 22.87%. Chi từ hoạt động dịch vụ bao gồm hoạt động thanh toán, ngân quỹ, dịch vụ đại lý và hoạt động bảo hiểm, dịch vụ khác Trong đó chi phí từ hoạt động khác là lớn nhất chiếm đến hơn 50% chi phí. Chi phí từ dịch vụ tăng 22.87% thì thu nhập từ dịch vụ tăng 21.21%, tỷ lê tăng của chi phí vẫn cao hơn tỷ lệ tăng của thu nhâp. - Chi phí từ kinh doanh vàng và ngoại hối giảm 500,047 triệu đồng tương ứng giảm 25.42%. Do sang năm 2018 BIDV không còn kinh doanh vàng nữa, tuy nhiên chi phí về ngoại tệ giao ngay lại tăng lên rất mạnh. Chi phí giảm 25.42% nhưng thu từ kinh doanh vàng và ngoại tệ tăng 40.82% chứng tỏ lĩnh vực này hoạt động hiệu quả. - Chi phí từ chứng khoán kinh doanh giảm 175,525 triêu đồng tương ứng giảm 47.95% nhưng thu nhâp từ chứng khoán kinh doanh lại tăng 48.35%, lượng tăng rất lớn thể hiện việc hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực này - Chi phí từ kinh doanh chứng khoán đầu tư giảm 38,879 triệu đồng tương ứng giảm 98.86% trong khi đó thu nhập từ mảng này giảm 14.22% cho thấy BIDV vẫn đủ bù đắp chi phí. - Chi phí từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi phí, tuy nhiên cũng trong khoảng 4-5%. Chi phí từ hoạt động khác năm 2018 so với năm 2017 giảm 206,878 triệu đồng tương ứng giảm 13.59%. Thu nhập từ hoạt động khác tăng 16.17%, đây là một dấu hiệu tốt trong viêc thực hiện các hoạt động khác của BIDV. 2.3. Nhận xét sự thay đổi thu nhập từ năm 2017 so với năm 2016: - Tổng thu nhập năm 2017 tăng 18.744.036 triệu đồng so với năm 2016 chủ yếu vẫn đến từ nguồn thu từ lãi khi mà nguồn thu này đều chiếm hơn 85% tổng thu nhập trong 2 năm, đứng thứ hai là thu nhập từ hoạt động dịch vụ, sau đó lần lượt là khoản thu từ các hoạt động khác, thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại hối, thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư, cụ thể: + Thu từ lãi tăng 16.069.279 triệu đồng tương ứng với 25,69%. Tỷ trọng về thu nhập lãi so với tổng thu tăng 0.07%. Các khoản thu nhập từ lãi bao gồm: thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập lãi cho vay khách hàng, thu từ chứng khoán nợ, nghiệp 17 vụ bảo lãnh, cho thuê tài chính và hoạt động tín dụng. Trong đó, thu nhập lãi cho vay khách hàng là khoản lãi chính của ngân hàng trong khoảng thời gian này. Điều đó chứng tỏ BIDV đang làm rất tốt và rất có hiệu quả về nghiệp vụ cho khách hàng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn đến với ngân hàng của mình tạo nên nguồn thu nhập khá ổn định và an toàn. Ngoài ra các nghiệp vụ bảo lãnh hay cho thuê tài chính cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng trong thời gian này. + Thu từ hoạt động dịch vụ tăng 1.117.833 triệu đồng tương ứng với 24.88%, chiếm tỷ trọng hơn 6% trong tổng thu, là nguồn thu nhập xếp thứ hai chỉ sau thu từ lãi. Đặc biệt, phải kể đến đó là trong giai đoạn 2016-2017, thu từ dịch vụ của BIDV đã có thời điểm đứng đầu trong hệ thống ngân hàng. Điều này xuất phát từ hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2017 có đột phá về số lượng giao dịch đạt 41 triệu giao dịch, gấp đôi so với năm 2016. Và hơn thế, trong thời gian này thì BIDV cũng đã đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng, ngoài việc nâng cấp, giữ nhịp tăng trưởng của các sản phẩm dịch vụ truyền thống, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại (BIDV Smart, Banking, BUNO, BIDV online) đang trên đà phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, BIDV cũng đã tích cực mở rộng hợp tác với các công ty bảo hiểm, hoạt động này cũng mang lại nguồn thu tương đối cho ngân hàng. + Thu nhập từ vàng, kinh doanh ngoại hối tăng 942.107 triệu đồng từ năm 2016-2017. Được biết, trước đó mảng dịch vụ này chủ yếu “rơi vào tay" các ngân hàng ngoại và đây cũng là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả nhất cho các nhà băng này khi chiếm tơi 50% lợi nhuận như ngân hàng: HSBC, Shinhan VietNam. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cuẩ ngân hàng trong thời gian này đến từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giao ngay, thu từ kinh doaanh vàng, thu từ các hoạt động tài chính phái sinh sau khi trừ đi chi phí, dịch vụ môi giới mua bán ngoại tệ ( mua khách hàng có nhu cầu bán và bán ngay cho người mua để hưởng chênh lệch và giữ nguyên trạng thái ngoại tệ, có thể lấy từ nguồn vốn sử dụng huy động từ khách hàng rồi lại bán cho người mua, giao dịch ngoại tệ phái sinh,... + Thu từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 31.480 triệu đồng tương ứng -4.32%, làm giảm tỷ trọng trong tổng thu từ 0.99% xuống còn 0.76%. Điều 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất