Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã v...

Tài liệu Tìm hiểu về hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bắc ninh

.PDF
37
1
68

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH NGUYỄN XUÂN HOÀNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH Thái Nguyên, tháng 3/2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Hoàng Lớp : TCNH – TN18V Thái Nguyên, tháng 3/2021 i TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD Khoa Ngân hàng – Tài chính CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Lớp: Tên đề tài: TÌM HIỂU I. NỘI DUNG NHẬN XÉT: 1.1. Tiến trình thực hiện đề tài ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 1.2. Nội dung báo cáo - Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Các số liệu, tài liệu thực tế: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 1.3. Hình thức báo cáo: - Hình thức trình bày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Kết cấu báo cáo: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 1.4. Những nhận xét khác: ..................................................................................................................................... II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM 1. Điểm: ……………………………………………………………………………. 2. Câu hỏi của GVHD:…………………………………………………................... Thái nguyên, ngày………tháng…….năm 20 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD Khoa Ngân hàng – Tài chính CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên sinh viên: Lớp: Tên đề tài: TÌM HIỂU I. NỘI DUNG NHẬN XÉT: 1.1. Tiến trình thực hiện đề tài ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 1.2. Nội dung báo cáo - Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Các số liệu, tài liệu thực tế: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 1.3. Hình thức báo cáo: - Hình thức trình bày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Kết cấu báo cáo: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 1.4. Những nhận xét khác: ..................................................................................................................................... II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM 3. Điểm: ……………………………………………………………………………. 4. Câu hỏi của GVPB:…………………………………………………................... Thái nguyên, ngày………tháng…….năm 20 Giảng viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên có thể hệ thống hóa các kiến thức đã được dạy, có điều kiện để áp dụng những kiến thức đó vào thực tế, đồng thời học hỏi kỹ năng làm việc, làm nền tảng cho công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với những hoạt động có ý nghĩa đó, chương trình thực tập tốt nghiệp là rất cần thiết và bổ ích cho cá nhân tôi cũng như toàn thể các bạn sinh viên. Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại Khoa Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài “Tìm hiểu …..” Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.S, người đã tận tình giúp đỡ tôi và đưa ra những ý kiến chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập. Mặc dù có nhiều cố gắng học tập nghiên cứu trong suốt thời gian thực tập, song do thời gian có hạn, kiến thức thực tế chưa được sâu sắc nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các anh chị trong Chi nhánh và các bạn sinh viên để báo cáo được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên   i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 7 9 10 11 12 13 14 15 DẠNG VIẾT TẮT BĐS CBNV CVQHKHCNCN KHCN KHDN HĐV L/C NHNN NHTM PGD RRTD TCTC TCTD TMCP VHĐ DẠNG ĐẦY ĐỦ Bất động sản Cán bộ nhân viên Chuyên viên Quan hệ khách hàng cá nhân Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Huy động vốn Thư tín dụng – Letter of credit Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Phòng giao dịch Rủi ro tín dụng Tổ chức tài chính Tổ chức tín dụng Thương mại cổ phần Vốn huy động DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ iii LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là mạch máu của nền kinh tế và là đầu tàu trong hệ thống tài chính - tiền tệ của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. HĐV là việc khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế xã hội hay các TCTD trong và ngoài nước. Hiện nay tại Việt Nam, hoạt động HĐV tại ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như nguồn VHĐ trung và dài hạn cho đầu tư còn thiếu, chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn tới cơ cấu vốn bất hợp lý tiểm ẩn những rủi ro kì hạn; công tác HĐV chưa thực sự thu hút được khách hàng, quy mô không ổn định trong khi vốn cho vay bị sử dụng lãng phí. Mặc dù thiếu vốn để đầu tư cho nền kinh tế nhưng thực tế lượng vốn nhàn rỗi trong nước (đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư) và quốc tế là rất lớn mà các Ngân hàng vẫn chưa khai thác hiệu quả. Do đó, việc tăng cường HĐV với sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Nằm trong khối các ngân hàng, Ngân hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh là một trong nhóm các Ngân hàng. Tuy vậy, hiện nay trước bối cảnh thực hiện lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì quả thực hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và COOP BANK nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hết sức hạn chế. CO-OP BANK cũng đang trong quá trình tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để có thể phát triển hơn nữa thị trường tiềm năng này. Chính vì vậy, trong thị trường đang chịu sức ép cạnh tranh lớn hiện nay, việc tìm biện pháp và phương án để phát triển nhanh chóng, lớn mạnh đang là bài toán khó mà các Ngân Hàng ở Việt Nam nói chung và Co-op BANK nói riêng cần có lời giải. CO-OP BANK chi nhánh Bắc Ninh được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2002. Trải qua 19 năm hoạt động, chi nhánh đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, thị phần không ngừng được mở rộng, để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ngân hàng, đặc biệt là đối với nghiệp vụ HĐV, tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Hy vọng qua việc nghiên cứu có thể 1 đóng góp một phần nhỏ bé vào việc định hướng phát triển cho Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về hoạt động HĐV tại Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh 2.2. Mục tiêu cụ thể - Giới thiệu chung về Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh và khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Tìm hiểu về hiện trạng hoạt động HĐV khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu vào hiện trạng hoạt động HĐV của Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung về các vấn đề liên quan đến hoạt động huy động của Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh 4. Kết cấu của Báo cáo Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, báo cáo được trình bày theo 3 phần Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam và Chi Nhánh Ngân Hàng tại Bắc Ninh Phần 2: Tình hình hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh giai đoạn Phần 3: Kết luận và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh 2 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH 1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Hợp Tác Xã Tên giao dịch: Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh Viết tắt: CO-OP BANK Địa chỉ: số 353, đường Trần Hưng Đạo, Phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh Website: https://www.co-opbank.vn/ Số điện thoại: 02413810420 1.2. Quá trình phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Giai đoạn 1995 – 2000 Ngày 5/8/1995, ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình hành phát triển hệ thống Qũy tín dụng nhân dân bằng sự ra đời của Qũy tín dụng Trung ương, theo quyết định 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995. Qũy tín dụng Trung ương có nhiệm vụ điều hòa vốn trong toàn hệ thống QTDND dưới hình thức nhận tiền gửi và cho vay; bảo đảm khả năng chi trả và thanh toán cho toàn hệ thống; làm đầu mối cho hệ thống QTDND trong các quan hệ với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các Bộ, Ngành, các Tổ chức trong và ngoài nước. Những năm đầu đi vào hoạt động, Qũy tín dụng Trung ương gặp muôn vàn khó khăn và thách thức: Nguồn vốn ít ỏi, chỉ vỏn vẹn 20 người, cơ sở vật chất thiếu thốn, quy chế còn đang trong giai đoạn hình thành Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực của Ban lãnh đạo, toàn thể đội ngũ cán bộ và được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của NHNN Việt Nam, Qũy tín dụng Trung ương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hòa vốn cho hệ thống, ngày càng khẳng định vai trò hạt nhân, trung tâm, điều phối hoạt động của hệ thống QTDND. - Giai đoạn 2000 – 2013 Năm 2000, Bộ chính trị ban hành Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 về “Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Qũy tín dụng nhân dân. Chỉ thị nêu rõ “Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của các Qũy tín dụng nhân dân theo hướng chuyển dần từ mô hình bao gồm Qũy tín dụng nhân dân cơ sở, Qũy tín dụng Khu vực và Qũy tín dụng Trung ương sang mô hình chỉ còn Qũy tín dụng nhân dân cơ sở và Qũy tín 3 dụng Trung ương. Trên tinh thần đó, NHNN Việt Nam đã phê duyệt Đề án tổng thể mở rộng mạng lưới hoạt động của Qũy tín dụng Trung ương. Theo đó, các Qũy tín dụng khu vực được sát nhập vào Qũy tín dụng Trung ương và chuyển thành Chi nhánh của Qũy tín dụng Trung ương; Đồng thời đưa công tác điều hòa vốn cho hệ thống về một mối với việc các Chi nhánh Qũy tín dụng Trung ương tiếp nhận điều hòa vốn cho các Qũy tín dụng nhân dân cơ sở từ 32 Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi chưa có Qũy tín dụng khu vực. Thông qua đầu mối là Qũy tín dụng Trung ương, các Qũy tín dụng nhân dân đã từng bước cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tới các thành viên và người dân ở vùng nông thôn… Thực hiện Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, ngày 26/12/2012, NHNN ban hành Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy định về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với những quy định mới, tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với hệ thống Qũy tín dụng nhân dân. Ngày 17/12/2012, tại Hà Nội, Qũy tín dụng Trung ương đã tiến hành Đại hội chuyển đổi Qũy tín dụng Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. - Giai đoạn 2013 – Nay Ngày 22/3/2013, Đại hội đại biểu thành viên đầu tiên của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được tổ chức. Đại hội đã thông qua: Tên Ngân hàng bằng tiếng Việt là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Tên tiếng Anh là: Co-operative Bank of Vietnam, viết tắt là Co-opBank. Trụ sở đặt tại Tp. Hà Nội, thời hạn hoạt động 99 năm, vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Ngày 4/6/2013, Thống đốc NHNN ký Giấy phép số 166/GP-NHNN cho phép thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Ngày 9/7/2013, tại buổi lễ Tổng kết 12 năm thực hiện Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Qũy tín dụng nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Lễ Khai trương hoạt động. Ngày 23/1/2014, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2014/TTNHNN quy định về Qũy bảo đảm an toàn hệ thống Qũy tín dụng nhân dân. Ngày 31/03/2015, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 04/2015/TT-NHNN 4 quy định về Qũy tín dụng nhân dân. Ngày 17/6/2016, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 09/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 31/2012/TT-NHNN, ngày 26/11/2012 của Thống đốc NHNN quy định về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Cuối năm 2017 và đầu năm 2018, được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN cho phép thành lập 5 Chi nhánh gồm: Yên Bái, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Gia Lai và Tây Ninh, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Lễ khai trương hoạt động các Chi nhánh trên và nâng tổng số Chi nhánh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam lên thành 32 Chi nhánh. Ngày 2/10/2018 Thống đốc NHNN đã ban hành chỉ thị số 06/CT-NHNN về việc chấn chỉnh, tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống Qũy tín dụng nhân dân. 1.3. Các sản phẩm dịch vụ tại Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam 1.3.1. Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân Tiết kiệm cá nhân - Tiết kiệm không kỳ hạn - Tiết kiệm có kỳ hạn Cho vay cá nhân - Bảo lãnh ngân hàng - Chiết khấu giấy tờ có giá - Cá nhân (Có đảm bảo bằng tài sản) - Cá nhân (Không có đảm bảo) - Cho vay mua ô tô để kinh doanh - Cho vay sản xuất, kinh doanh - Cho vay đảm bảo (GTCG) - Mua xe trả góp Thẻ ghi nợ nội địa Dịch vụ tài khoản 1.3.2. Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp Bảo lãnh Loại hình bảo lãnh đa dạng, tùy theo nhu cầu của khách hàng,Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. 5 - Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh bảo hành - Bảo lãnh dự thầu - Số tiền & thời hạn bảo lãnh: theo đề nghị của khách hàng và yêu cầu của bên nhận bảo lãnh. - Hình thức phát hành bảo lãnh: Thư bảo lãnh.. Cho vay - Cho vay doanh nghiệp - Cho vay vốn lưu động - Chương trình tín dụng JBIC I,II: Chương trình tín dụng có nguồn vốn quốc tế với nhiều ưu đãi tài trợ cho các DNVN, thực hiện chiến lược phát triển Khách hàng DNVN và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Vốn tự có tham gia thấp hơn vay vốn thông thường. - Chương trình tín dụng JICA III: Là Chương trình tín dụng có nguồn vốn quốc tế với nhiều ưu đãi tài trợ cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện chiến lược phát triển Khách hàng DNVN và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Chuyển tiền Dịch vụ chuyển tiền trong nước Đáp ứng nhu cầu: Thực hiện chuyển tiền đi và đến bằng đồng Việt Nam cho khách hàng hưởng trong cùng hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc ngoài hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Tài khoản - Tài khoản tiền gửi thanh toán: Tài khoản tiền gửi của tổ chức, tài khoản tiền gửi của cá nhân, tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản. - Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. - Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… 6 - Tài khoản tiền gửi khác: Tài khoản séc bảo chi, tài khoản chuyển tiền, … Tiền gửi - Tiền gửi có kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ: là sản phẩm tiền gửi mà khách hàng gửi theo những kỳ hạn định trước, lãi được trả khi đáo hạn. - Tiền gửi có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ: là sản phẩm tiền gửi mà khách hàng gửi theo những kỳ hạn định trước, lãi được trả vào một ngày cố định (tháng/quý/năm…) trong suốt thời hạn gửi tiền. - Tiền gửi có kỳ hạn lĩnh lãi trước: là sản phẩm tiền gửi mà khách hàng gửi theo những kỳ hạn định trước, lãi được trả một lần ngay khi gửi tiền. Trả lương qua tài khoản thẻ Cho vay điều hòa vốn thành viên Gửi và vay vốn trong giữa QTDND với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Giúp các QTDND có thể bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh toán và sử dụng vốn một cách có hiệu qủa nhất Nhận tiền gửi điều hòa Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam, huy động của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân áp dụng đa dạng các hình thức trả lãi sau: Tiền gửi không kỳ hạn: lãi suât tối đa là 0,2%/năm. Tiền gửi có kỳ hạn: Chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ 1. Tư vấn, hỗ trợ hoạt đô ̣ng kinh doanh cho các QTDND Hỗ trợ các QTDND trong công tác huy động vốn thông qua việc tư vấn về phương thức và lãi suất huy động. Đối với những QTDND có khả năng huy động vốn và gửi về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được hưởng mức lãi suất hợp lý để đảm bảo tối thiểu bù đắp được chi phí huy động vốn. Hỗ trợ công tác thanh toán, chuyển tiền. QTDND được sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền. QTDND được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cấp hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán để hỗ trợ công tác thanh toán, chuyển tiền. QTDND luôn được vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với lãi suất thấp hơn 7 so với doanh nghiệp, cá nhân tại cùng thời điểm. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là đầu mối tìm kiếm và nhận các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế với lãi suất ưu đãi, thời hạn cho vay dài. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã và đang triển khai có hiệu quả nhiều dự án cho các QTDND như: ADB1457, ADB1802, ADB1781, ADB2513, ICO. 2. Tư vấn, hỗ trợ khác cho các QTDND với các nô ̣i dung: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đô ̣ nghiê ̣p vụ chuyên môn, pháp luâ ̣t cho các cán bô ̣ QTDND. Nâng cao năng lực quản trị điều hành. Quản lý, điều hành vốn kinh doanh. Hỗ trợ các QTDND về công nghệ Ngân hàng điện tử (CF – eBank) Dự án QTNND - Ngân hàng điện tử CF-eBank của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nhằm cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đến thành viên và người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Giúp hệ thống QTDND và thành viên được sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại ngay tại địa phương một cách an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại… CF-eBank cung cấp cho các QTDND và khách hàng thành viên gồm các dịch vụ: Thanh toán chuyển tiền trong nước Thanh toán chuyển khoản; Dịch vụ thu hộ/chi hộ; Truy vấn thông tin tài khoản; Sao kê tài khoản tự động; Báo nợ, báo có điện tử trực tuyến; Điều hòa vốn; Nộp, rút tiền, nhận trả lương qua tài khoản thẻ; Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và các giá trị gia tăng khác… 2. Giới thiệu Ngân hàng hợp tác – Chi nhánh Bắc Ninh 2.1. Quá trình phát triển Ngân hàng hợp tác - chi nhánh Bắc Ninh (NHHT – CNBN) là đơn vị là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương nay là Ngân Hàng Hợp Tác Trung Ương. Thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo luật Tổ chức tín dụng, Điều lệ là quy định của Ngân Hàng Hợp Tác Trung Ương theo các quy định của pháp luật. Ngân Hàng Hợp Tác – chi nhánh Bắc Ninh có địa chỉ tại 353 Trần Hưng Đạo, Phường Đại Phúc,Thành Phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngân Hàng Hợp Tác – chi nhánh Bắc Ninh là đại diện ủy quyền của Ngân Hàng Hợp Tác Trung Ương, có quyền tự chủ kinh doanh theo các chức năng, nhiệm 8 vụ được quy định, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân Hàng Nhà Nước và Tổ Chức Tín Dụng theo quy định. Cho đến nay NHHT – CNBN đã trải qua 16 năm phát triển. Trong suốt 16 năm đó, NHHT – CNBN luôn khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới. 2.2. Mô hình tổ chức. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản các phòng ban: Ban Giám đốc Phòng Tín Dụng DN & Khách Hàng Cá Nhân Phòng Kế Toán và Ngân Quỹ Phòng Hành Chính &Nhân Sự Phòng Kiểm Tra Nội Bộ Phòng Tín Dụng Thành Viên Các Phòng Giao Dịch Khác Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NHHT - CNBN (Nguồn Phòng Hành chính và Nhân sự NHHT - CNBN) NHHT – CNBN được điều hành bởi một Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, trong đó giám đốc là người chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của NHHT – CNBN, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc. Điều hành phòng nghiệp vụ là trưởng phòng, mỗi một trưởng phòng có một số phó phòng giúp việc. NHHT – CNBN có 88 các bộ nhân viên được làm trong 05 phòng nghiệp vụ và 03 phòng giao dịch trực thuộc sau: Phòng Tín dụng Doanh nghiệp và cá nhân. Phòng Tín dụng doanh nghiệp và cá nhân có vị trí quan trọng, có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo NHHT – CNBN về các hoạt động kinh doanh. Có thể nói phòng kinh doanh là đầu ra của NHHT – CNBN, các nghiệp vụ tín dụng của phòng kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận cho chi nhánh. Phòng Tín dụng doanh nghiệp cá nhân tiến hành các nghiệp vụ cho vay các tổ chức kinh tế,cá nhân, cho vay ngắn, trung và dại hạn,thực hiện cho vay ủy thác theo các hiệp định,chương trình tại trợ ,thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. 9 Phòng Kế toán ngân quỹ. Phòng kế toán có chức năng theo dõi, xử lý, hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác của NHHT – CNBN. Phòng kế toán có 5 tổ: - Tổ thanh toán viên: thực hiện việc tiếp nhận và xử lý tất cả các chứng từ mà ngân hàng nhận được từ khách hàng - Tổ tiết kiệm: đảm nhiệm khoảng 80% tiền gửi của khách hàng. Tổ có 2 nhóm: + Nhóm thu tiền gửi và trả lãi. + Nhóm kiểm tra tại quỹ. - Tổ thanh toán liên hàng: thực hiện việc thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống Ngân Hàng Hợp Tác Trung Ương. - Tổ kế toán nội bộ: có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ tài sản của đơn vị, việc chi trả lương cho nhân viên,hạch toán trích bảo hiểm xã hôi, lập cân đối sổ sách… Phòng Tín dụng thành viên. Phòng Tín dụng thành viên thực hiện chức năng: - Giám sát hoạt động của các Quỹ cơ sở trên địa bàn - Cho vay và huy động tiền gửi của các QTDND Phòng Kiểm tra nội bộ. Phòng kiểm soát thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiểm soát nội bộ. kiểm soát tất cả các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh và còn làm đầu mối tiếp các đoàn kiểm tra, thanh tra của Ngân Hàng Hợp Tác Trung Ương đến làm việc tại NHHT – CNBN. Phòng hành chính nhân sự Phòng hành chính có nhiệm vụ kết nối các phòng ban khác nhau, đảm bảo đầy đủ về điều kiện cơ sở vật chất cho toàn bộ hoạt động của NHHT – CNBN. Các Phòng giao dịch: thực hiện chức năng cho vay và huy động tiền gửi của cá nhân và các doanh nghiệp tại địa bàn. Chịu sự giám sát của chi nhánh. 10 3. Tình hình hoạt động huy động vốn Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh Giai Đoạn 2017-2019 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2017 – 2019 Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch 2018/2017 Chỉ tiêu 2017 Lợi Nhuận 2018 Chênh lệch 2019/2018 2019 Số tiền (%) Số tiền (%) 37.58 3.732 12% 3.641 11% 2 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh NHHT-CNBN năm 2017 - 30.209 33.941 2019) *nhận xét Qua bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng dần đều theo thời gian trong giai đoạn từ 2017 đến 2019. Kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 33.941 triệu đồng, tăng 3.732 triệu đồng tương ứng tăng 12% so với năm 2017. Đến năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 37.582 triệu đồng, tăng 3.641 triệu đồng tương ứng tăng 11% so với năm 2018. Mức chênh lệch tăng của năm 2019 có giảm nhẹ so với năm 2018 nhưng không đáng kể, khi sự khác biệt chỉ là 1%, từ mức tăng trưởng 12% về 11%. Nguyên nhân một phần do các hoạt động chi nhánh phát sinh tăng lên trong khi doanh thu giảm vì hoạt động cho vay của chi nhánh có sự sụt giảm nhẹ. Nhìn chung Ngân hàng Hợp Tác – Chi nhánh Bắc Ninh có kết quả hoạt động kinh doanh tốt với một sự phát triển ổn định. Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh cùng các phòng giao dịch đã có nhiều nỗ lực trong công việc, cùng với đó là việc đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới để thu hút và giữ chân khách hàng. Tình hình huy động vốn Các số liệu sau sẽ cho ta thấy được tình hình huy động vốn của NHHT - CNBN trong giai đoạn năm 2017 - 2019. 11 Bảng 2. cơ cấu vốn huy động Ngân hàng Hợp tác-Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019. Đơn vị: triệu đồng 200.189 Chênh lệch 2018/2017 Số tiền Tỷ lệ % 30.423 22.63 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ % 35.352 21.45 427.261 22.62 40.978 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tiền gửi QTDND Tiền gửi dân cư Tổng 134.414 164.837 363.663 386.283 6.22 10.61 498.077 551.12 627.45 53.043 10.65 76.33 13.85 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh NHHT - CNBN năm 2017 – 2019 Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn huy động trong giai đoạn 2017-2019 450 427.26 400 386.28 363.66 350 300 250 200.19 200 150 164.84 134.41 100 50 0 Năm 2017 Năm 2018 Tiền gửi QTDND Năm 2019 Tiền gửi dân cư *nhận xét Trong giai đoạn này, nguồn vốn của NHHT – CNBN đã có sự tăng trưởng và đi vào ổn định, hoạt động huy động vốn diễn ra tốt và đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các QTDND thành viên và khách hàng trên địa bàn. Trong tổng nguồn vốn của chi nhánh thì chủ yếu là nguồn tiền gửi từ dân cư và QTDND thành viên. Năm 2017, tiền gửi QTDND là 134.414 triệu đồng, đến hết năm 2018 thì đạt 164.837 triệu đồng, tăng 30.423 triệu đồng tương ứng tăng 22.63%. Năm 2019, tiền gửi QTDND tiếp tục tăng và đạt 200.189 triệu đồng, tăng 35.352 triệu đồng tương ứng tăng 21.45%. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất