Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về quy trình tín dụng và các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại n...

Tài liệu Tìm hiểu về quy trình tín dụng và các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiên phong

.PDF
48
1
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ---------***--------- TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG VÀ CÁC SẢN PHẨM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG NHÓM 10 Khóa: 55 Lớp: NHA401(1-1920).1_LT Giáo viên hướng dẫn: Ths. Mai Thị Hồng Hà Nội, tháng 10 năm 2019 MỤC LỤC DANH SÁCH THÀNH VIÊN ......................................................... 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................. 4 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................... 5 I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) ................................................. 6 1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Tiên Phong ..................................... 7 2. Vị thế của ngân hàng ............................................................................ 9 3. Thành tựu đạt được gần đây.............................................................. 10 II. QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN CỦA TPBANK ................................................. 13 1. Quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng .................. 13 2. Điều kiện cho vay ................................................................................ 27 3. Nhận xét chung .................................................................................... 28 III. CÁC SẢN PHẨM CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA TPBANK ............................................................................... 30 IV. HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK ................................................ 36 1. Tiềm năng của hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân ............................................................................................................. 36 2. Đôi nét về sản phẩm vay mua xe ô tô TPBank ................................. 37 3. So sánh sản phẩm cho vay ô tô với các ngân hàng khác ................. 40 4. Phương hướng cho sản phẩm cho vay mua ô tô tại TPBank ......... 46 KẾT LUẬN ..................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 48 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT Họ và tên Mã số sinh viên 1 Cao Việt Anh 1613320003 2 Bùi Ngọc Hoà 1613320029 3 Vương Thuỳ Ngân 1613320064 4 Trần Lâm Phương 1613320075 5 Mai Thị Ngọc Thắm 1613320081 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCP Công ty cổ phần GNN Giấy nhận nợ GTCG Giấy tờ có giá HĐCTD Hợp đồng cấp tín dụng HTTD Hỗ trợ tín dụng KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên PDTD Phê duyệt tín dụng QHKH Quan hệ khách hàng ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TCTD Tổ chức tín dụng TCTK Tổ chức kinh tế TMCP Thương mại cổ phần TSC Trụ sở chính TSĐB Tài sản đảm bảo 4 LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, Việt Nam đang bước giai đoạn quan trọng nhất của quá trình mở cửa hội nhập kinh tế và đã bước đầu thể hiện được vị thế và tiếng nói riêng của mình trong khu vực. Khởi nguồn từ việc gia nhập WTO, cho đến nay đất nước chúng ta đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Điển hình là sự kiện Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 6/2019 vừa rồi với số phiếu bầu cao kỷ lục. Hay mới đây, chúng ta đã hoàn thành ký kết Hiệp đinh Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Liên minh châu Âu (EU) sau nhiều năm đàm phán. Quá trình hội nhập nhanh, mạnh mang đến cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ngoài những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, người dân nay hướng tới những tiện nghi cao cấp hơn phục vụ cuộc sống như: căn hộ, xe hơi, du lịch, học tập tại nước ngoài,…Do đó, đôi khi người dân cho phép mình chi tiêu vượt quá mức thu nhập dẫn đến nhu cầu vay mượn để tiêu dùng tăng lên. Điều này đã tạo ra thị trường cho vay tiêu dùng trong khối các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước ngày càng có sự cạnh tranh mãnh liệt. Để hiểu rõ hơn về quá trình bắt đầu và hoàn thiện một khoản vay cũng như các sản phẩm cho vay phổ biến đang được áp dụng hiện nay, nhóm chúng em xin được chọn đề tài: “Tìm hiểu về quy trình tín dụng và các sản phẩm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm vấn đề nghiên cứu chính cho bài tiểu luận. 5 I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) Tên gọi Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Tiên Phong Tên tiếng Anh Tien Phong Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt TPBank hoặc TPB Trụ sở chính Tòa nhà TPBank – 57 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội Số điện thoại 024 3768 3683 Website https://tpb.vn/ Ngành nghề kinh doanh  Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn  Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn  Chiết khấu giấy tờ có giá  Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước  Các dịch vụ ngân hàng khác… Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:  Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI  Tập đoàn Công nghệ FPT  Công ty Tài chính quố c tế (IFC)  Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare)  Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.  Quỹ đầu tư PYN Elite Fund Hoạt động chính của ngân hàng là thực hiện các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các 6 giấy tờ có giá khác, kinh doanh vàng và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép. 1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Tiên Phong a. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Các hoạt động của TPBank tuân thủ Luật Doanh nghiệp, Luật các Tổ chức tín dụng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. TPBank hiện không có công ty con, công ty liên kết. Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TPBank b. Cơ cấu cổ đông của công ty Theo như số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2018, trong số hơn 600 cổ đông, 3 cổ đông lớn sở hữu nhiều trên 5% tổng số cổ phần của TPBank lần lượt là: CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji (6,64%), CTCP FPT (5,92%), Quỹ đầu tư PYN ELITE FUND (5,04%) c. Mạng lưới chi nhánh Tại ngày 31 tháng 12 năm 2018, ngân hàng có một (01) Hội sở chính, một (01) văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, ba mươi lăm (35) chi nhánh, bốn mươi (40) phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước, trong đó có bốn 7 (04) chi nhánh và năm (05) phòng giao dịch đã được NHNN cấp Giấy phép thành lập và đang chuẩn bị hoạt động. d. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của TPBank giai đoạn 2016 - 2018 Bảng: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của TPBank giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 1 2 Tổng tài sản Vốn điều lệ Tổng huy động, trong đó: Tiền gửi khách hàng Tiền gửi và vay của TCTD khác Vốn tài trợ ủy thác 3 3.1 3.2 3.3 4 4.1 4.2 5 6 7 8 136.179 8.566 124.119 105.782 5.842 5.842 Tăng trưởng 2018/2017 9,72% 46,63% 118.591 114.669 97.539 3,42% 17,56% 84.853 73.780 55.082 15% 33,95% 33.491 38.261 41.245 -12,4% -7,23% 247 2.628 1.212 90,6% 116,83% 71.296 58.523 18,28% 21,83% 64.007 47.326 22,58% 35,25% 7.289 11.197 -19,45% -34,90% 1,1% 1,08% 0,70% 0,02% 0,38% 2.258 1.206 707 87,23% 70,54% 10,24% 20,874% >9% 15,6% >9% 12.08% 33,81% 29% Năm 2018 Dư nợ cho vay và trái 84.329 phiếu TCKT Cho vay 78.458 khách hàng Đầu tư trái 5.871 phiếu TCKT Tỷ lệ nợ xấu Lợi nhuận trước thuế CAR ROE Năm 2017 Năm 2016 Tăng trưởng 2017/2016 17,33% 0,00% (Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank giai đoạn 2016-2018) 8 Từ bảng báo cáo trên có thể thấy hầu hết các chỉ số đều có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chấp thuận sửa đổi giá trị vốn điều lệ trong nội dung giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank (Mã TPB) lên hơn 8.566 tỷ đồng. So với trước đó, vốn điều lệ trong giấy phép hoạt động của TPBank chính thức tăng thêm 1.848 tỷ đồng, thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Đây là lần thứ 2 kể từ năm 2018, TPBank được NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ. Trước đó, vào tháng 8/2018, NHNN đã có quyết định chấp thuận tăng vốn điều lệ của nhà băng từ 5.842 tỷ đồng lên 6.718 tỷ đồng, tăng thêm 876 tỷ đồng thu được từ việc phát hành riêng lẻ 87,6 triệu cổ phiếu trong tháng 6. Kết thúc năm 2018, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 2.258 tỷ đồng, tăng trưởng tới 87,23% so với năm 2017. Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 136,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với đầu năm. Cho vay khách hàng ở mức gần 79 tỷ đồng trong khi tiền gửi khách hàng tăng lên mức hơn 84 nghìn tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng của ngân hàng ở mức khá cao, vượt 100%. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng, trong năm qua, TPBank đã phát hành thêm 5.234 tỷ đồng giấy tờ có giá, tương đương mức tăng 150% so với đầu năm. Về chất lượng tín dụng, tại ngày 31/12/2018, TPBank có 861 tỷ đồng nợ xấu, tăng 25% so với đầu năm. Dù vậy, nhờ đẩy mạnh cho vay nên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ nhích nhẹ lên 1,1%/tổng dư nợ, từ mức 1,08% hồi đầu năm. 2. Vị thế của ngân hàng TPBank nằm trong top các ngân hàng phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm gần đây so với toàn ngành và các doanh nghiệp cùng ngành. Được thể hiện trên các tiêu chí:  Tốc độ tăng trưởng Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, TPBank tạo ấn tượng với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng đầu hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, đạt trên 58% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 30/6/2019, TPBank có tổng tài sản 145.712 tỷ đồng. Quy mô này thuộc tầm trung trong hệ thống các NHTM Việt Nam nhưng diễn biến hoạt động tại TPBank đang cho thấy dáng dấp của vị thế không kém cạnh, nhìn ở kết quả nửa đầu năm nay. 9 Là một thành viên trẻ, nếu tính từ thời điểm tự tái cơ cấu xong để thực sự trở lại thị trường thì TPBank mới chỉ có hơn 3 năm tăng tốc. Nhưng, một trong những ấn tượng tại thành viên trẻ này là đã nhanh chóng xây dựng được nền tảng khách hàng lớn và giá trị. Điều này thể hiện ở tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đã đạt đến mức 30% trong cơ cấu vốn huy động. Tỷ trọng CASA cao một mặt phản ánh độ dày khách hàng và hiệu quả thu hút trong sản phẩm dịch vụ. Mặt khác, quan trọng hơn, nó giúp pha loãng chi phí huy động, tạo vị thế cạnh tranh trong cho vay hoặc chuyển tiếp giá trị vào lợi nhuận.  Chất lượng tài sản Việc quản trị rủi ro chặt chẽ và kiểm soát chính sách thu hồi nợ tốt, chất lượng tài sản của TPBank thuộc loại tốt so với ngành, với chỉ số nợ xấu NPL ở mức 1/3 so với trung bình ngành và có tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất so với các ngân hàng có quy mô tương đương.  Quy mô vốn Vốn điều lệ của TPBank ở mức trung bình so với các ngân hàng TMCP khác. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, TPBank luôn duy trì tỷ lệ CAR ở mức trên 9%. Với quy mô vốn hiện tại, TPBank có nhiều dư địa để tăng thêm vốn bằng việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.  Xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Theo đánh giá mới nhất từ Moody’s, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được nâng mức xếp hạng từ mức B2 (tích cực) lên mức B1 (ổn định), mức xếp hạng tốt nhất của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Thông tin này được hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s công bố trên website chính thức của hãng vào ngày 14/8/2018. Trước đó, Moody’s vừa mới nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ B1 lên Ba3, với triển vọng thay đổi từ tích cực sang ổn định. Cũng theo kết quả xếp hạng này, TPBank hiện đang có mức xếp hạng tín nhiệm ngay sau mức của Việt Nam (Ba3) và hiện đang có cùng xếp hạng với một vài ngân hàng TMCP lớn như: Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)… 3. Thành tựu đạt được gần đây  Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa được Tạp chí tài chính hàng đầu Châu Á The Asian Banker vinh danh trong Bảng xếp hạng Top 500 ngân hàng mạnh nhất Châu Á – Thái Bình Dương và Top 10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam năm 2019. 10  TPBank liên tục được các tổ chức quốc tế xếp hạng và đánh giá cao. Moody’s đã đưa ra công bố chính thức về việc nâng mức xếp hạng tín nhiệm cơ sở BCA của TPBank từ mức B2 lên mức B1, mức xếp hạng cao nhất đối với các ngân hàng Việt Nam. BCA là mức xếp hạng phản ánh sức mạnh nội tại của một tổ chức tài chính và được xem là chỉ số quan trọng nhất trong các chỉ tiêu xếp hạng của Moody’s.  TPBank được xếp vào Top 100 ngân hàng bán lẻ mạnh nhất châu Á Thái Bình Dương; TPBank nhận nhiều giải thưởng danh giá từ IFC và ADB trong lĩnh vực tài trợ thương mại;  Tháng 1/2018, nhận 3 giải thưởng quốc tế uy tín về mảng ngân hàng số: Best Internet Banking Initiative of the Year – Ngân hàng số sáng tạo nhất năm, Best CRM project in Vietnam – Hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng tốt nhất Việt Nam, Best ATM and Kiosk Project in Vietnam – Ngân hàng tự động tốt nhất Việt Nam  Tháng 12/2018, nhận giải thưởng ngân hàng SME phát triển nhanh nhất tại Việt Nam do Tạp chí Global Banking and Finance Review bình chọn.  Tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập, TPBank đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Nhà nước và Bằng khen của UBND TP Hà Nội vì những thành tựu vượt bậc và những đóng góp tích cực cho ngành, qua đó tiếp tục khẳng định mục tiêu trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.  Ngày 25/6/2019, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố danh sách Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019. Uy tín của các ngân hàng được đánh giá lượng hóa một cách khách quan và độc lập, căn cứ theo kết quả đánh giá tài chính ngân hàng; đánh giá uy tín trên truyền thông bằng phương pháp Media coding; và khảo sát khách hàng, các ngân hàng và chuyên gia ngành tài chính - ngân hàng được thực hiện trong tháng 5-6/2019, Theo đó, TPBank đứng thứ 4 trong top 10 ngân hàng TMCP tư nhân uy tín 11 12 II. QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN CỦA TPBANK 1. Quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng STT 1 Người thực hiện Nội dụng Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng Người thực hiện: - Tại chi nhánh: Cán bộ QHKH chi nhánh; Lãnh đạo phòng khách hàng chi nhánh - Tại TSC: Các bộ QHKH TSC; Lãnh đạo Phòng khách hàng TSC - Cán bộ QHKH chi nhánh a) Tìm kiếm tiếp cận khách hàng thông qua các các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng tìm kiếm khách hàng của khối bán lẻ và Ban giám đốc chi nhánh b) Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định của TPBank - Lãnh đạo Phòng khách hàng chi nhánh/ Phòng giao dịch a) Hướng dẫn, hỗ trợ các bộ QHKH chi nhánh thực hiện tiếp cận, tiếp thị khách hàng - Cán bộ QHKH TSC - Lãnh đạo phòng khách hàng TSC 2 a) Hướng dẫn, hỗ trợ hoặc phối hợp cùng chi nhánh thực hiện tiếp cận, tiếp thị khách hàng b) Hướng dẫn, hỗ trợ hoặc phối hợp cùng chi nhánh tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định của TPBank Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Người thực hiện: Tại chi nhánh: Cán bộ QHKH chi nhánh 13 STT Người thực hiện Nội dụng - - Cán bộ QHKH chi nhánh - Thu thập, tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ khách hàng cung cấp theo Phụ lục hướng dẫn danh mục hồ sơ cấp và quản lý tín dụng Rà soát hồ sơ khách hàng cung cấp Ghi nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ, hẹn thời gian phản hồi với khách hàng Trên cơ sở tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp, thông tin thu thập từ thực tế khách hàng, các nguồn thông tin khác (nếu có), lập Tờ trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt/quyết định/ đề xuất cấp tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung sau:  Đánh giá khách hàng  Đánh giá năng lực tài chính, khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ của khách hàng  Đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng - Cán bộ QHKH chi nhánh  Đánh giá phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng - - 3 Bước 3: Thẩm định Người thực hiện 14  Đánh giá tác động đến môi trường xã hội của phương án/dự án (nếu có) Xác định hạng khách hàng: thực hiện theo Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện hành; Ký tờ trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt/ quyết định/ đề xuất cấp tín dụng Trình người thẩm định tín dụng hồ sơ đề xuất cấp tín dụng STT Người thực hiện Nội dụng - Tại chi nhánh: Người thẩm định tín dụng - Tại TSC: Cán bộ QHKH TSC; Lãnh đạo phòng khách hàng TSC a) Rà soát hồ sơ đề xuất cấp tín dụng b) Thẩm định hồ sơ đề xuất cấp tín dụng c) Ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý cấp tín dụng và điều kiện kèm theo (nếu có), ký tắt từng trang và ký Tờ trình - Người thẩm định tín dụng d) Xác định Cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng thực hiện theo Quy trình thẩm quyền tín dụng hiện hành e) Trình hồ sơ - Trường hợp thuộc thẩm quyển chi nhánh: Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng tại chi nhánh theo nội dung Bước 5; mục này - Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhanh: Trình ban giám đốc chi nhánh a) Kiểm soát hồ sơ trình của phòng khách hàng/ phòng giao dịch chi nhánh - Ban giám đốc chi nhánh b) Ghi ý kiến đồng ý/ không đồng ý cấp tín (trường hợp vượt thẩm dụng và điều kiện kèm theo (nếu có ); ký tờ quyền chi nhánh) trình c) Trình TSC (thông qua phòng PDTD) - Cán bộ QHKH TSC/ Lãnh đạo phòng khách hàng TSC; Hỗ trợ, phối hợp hoặc trực tiếp cùng chi nhánh đàm phán các nội dung và điều kiện cấp tín dụng chính (nếu được yêu cầu hỗ trợ) - Cán bộ QHKH TSC Hướng dẫn, hỗ trợ chi nhánh lập Tờ trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt/quyết định/ đề xuất cấp tín dụng 15 Người thực hiện STT 4 Nội dụng Bước 4: Tái thẩm định Người thực hiện - Tái thẩm định tại TSC; Cán bộ PDTD; Người kiểm soát tái thẩm định tại TSC; cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng tại TSC - Đề xuất chủ trương cấp tín dụng: Cán bộ QHKH TSC a) Rà soát hồ sơ trình của chi nhánh - 4.1 Cán bộ PDTD b) Trường hợp cấp tín dụng thuộc phạm vi cần có ý kiển của Phòng khách hàng TSC, gửi thông báo cho phòng khách hàng TSC Tại phòng khách hàng TSC (trường hợp thuộc phạm vi cần có ý kiến của phòng khách hàng TSC) a) Tiếp nhận thông tin về hồ sơ trình của chi nhánh từ phòng PDTD - Cán bộ QHKH TSC b) Soạn thảo văn bản chủ trương, nêu rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý và có ý kiến bổ sung với đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh và điều kiện kèm theo c) Trường hợp không đồng ý với đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh, soạn thảo thông báo chủ trương từ chối đề xuất cấp tín dụng d) Trình lãnh đạo phòng a) Rà soát văn bản chủ trương do cán bộ QHKD TSC trình - Lãnh đạo phòng khách hàng TSC b) Ký tắt từng trang và ký văn bản chủ trương nêu rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý và có ý kiến bổ sung với đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh và điều kiện kèm theo nếu có c) Trường hợp không đồng ý với đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh, rà soát và ký tắt thông báo chủ trương từ chối đề xuất cấp 16 STT Người thực hiện Nội dụng tín dụng, chuyển lại cán bộ QHKH TSC để trình Giám đốc Khối KHDN/ Khối bán lẻ - Giám đốc khối KHDN/Khối bán lẻ (trường hợp phòng khách hàng TSC không đồng ý đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh) - Cán bộ QHKH TSC 4.2 Rà soát và ký Thông báo chủ trương từ chối đề xuất cấp tín dụng do Phòng khách hàng TSC a) Trường hợp đồng ý với đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh: Chuyển văn bản chủ trương đồng ý cho phòng PDTD thực hiện tái thẩm định theo bước 4.2 b) Trường hợp không đồng ý sẽ đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh: chuyển thông báo chủ trương từ chối đề xuất cấp tín dụng cho chi nhánh và Phòng PDTD Tại phòng PDTD a) Thực hiện tái thẩm định b) Đưa ra các ý kiến đề xuất cấp tín dụng - Cán bộ PDTD c) Xác định thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng đối với hồ sơ trình của chi nhánh d) Lập và ký tờ trình tái thẩm định và phê duyệt/ quyết định/ đề xuất cấp tín đụng e) Trình hồ sơ đề xuất cấp tín dụng lên Người kiểm soát tái thẩm định tại TSC - Người kiểm soát tái thẩm định tại TSC a) Kiểm soát tái thẩm định hồ sơ trình của cán bộ PDTD b) Ký tắt từng trang tờ trình tái thẩm định và quyết định/ đề xuất cấp tín dụng, ghi ý 17 STT Người thực hiện Nội dụng kiến đòng ý/ không đồng ý cấp tín dụng và điều kiện kèm theo nếu có c) Trình hồ sơ 4.3 Tại phòng khách hàng TSC (trường hợp phòng PDTD dự kiến từ chối phê duyệt/ quyết định cấp tín dụng và khách hàng không thuộc phạm vi cần có ý kiến của Phòng khách hàng TSC tại bước 4.1 mục này) - Cán bộ QHKH TSC a) Soạn thảo văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý với đề xuất từ chối cấp tín dụng của phòng PDTD và các điều kiện khác kèm theo nếu có; ký tắt từng trang và ký văn bản b) Tình lãnh đạo phòng - Lãnh đạo phòng khách hàng TSC a) Rà soát văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý với đề xuất từ chối cấp tín dụng của phòng PDTD và các điều kiện kèm theo nếu có: ký tắt từng trang và ký văn bản b) Chuyển lại cho Cán bộ 4.4 Hội đồng tín dụng TSC ( Trường hợp cấp tín dụng thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị a) Rà soát hồ sơ trình của phòng PDTD - Hội đồng tín dụng TSC 5 b) Xem xét đề xuất trình Hội đồng quản trị phê duyệt/ quyết định tín dụng Bước 5: Phê duyệt/ quyết định tín dụng Người thực hiện - Tại chi nhánh: Cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng tại chi nhánh - Tại TSC: Cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng tại TSC 18 STT Người thực hiện - Cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng tại chi nhánh/TSC Nội dụng a) Trường hợp cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của ngân hàng phê duyệt/ quyết định cấp tín dụng: ghi ý kiến đồng ý/ không đồng ý cấp tín dụng và điều kiện kèm theo nếu có, ký tờ trình đánh giá, thẩm định/ tờ trình tái thẩm định b) Trường hợp cấp tín dụng vượt thẩm quyền của ngân hàng Hội đồng quản trị phê duyệt/ quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ (Thông qua NHNN) theo quy định Luật các Tổ chức tín dụng 6 Bước 6: Thông báo phê duyệt/ quyết định tín dụng Người thực huện - Tại chi nhánh: Ban giám đốc chi nhánh; cán bộ QHKH chi nhánh; các cá nhân bộ phận có liên quan tại chi nhánh - Tại TSC: Cán bố PDTD; người kiểm soát tái thẩm định tại TSC; Cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng tại TSC a) Trường hợp cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của ngân hàng: - - Cán bộ PDTD - Cán bộ PDTD soạn văn bản thông báo cho chi nhánh về nội dung phê duyệt/ quyết định tín dụng của Cấp có thẩm quyền, trình Người kiểm soát tái thẩm định tại TSC kiểm soát và trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyếtđịnh cấp tín dụng tại TSC kỳ văn bản thông báo Cán bộ PDTD gửi chi nhánh văn bản thông báo về nội dung phê duyệt/ quyeetsd idnhj tín dụng của TSC b) Trường hợp cấp tín dụng vượt thẩm quyền của ngân hàng: Trên cơ sở văn bản 19 Người thực hiện STT Nội dụng thông báo của NHNN và nội dung phê duyệt/ quyết định tín dụng của Hội đồng quản trị, thực hienj các bước công việc tương tự bước a nêu trên c) Cán bộ PDTD cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan của các đối tượng Ban kiểm soát phải giám sát việc phê duyệt cấp tín dụng cho Ban kiểm soát (thông qua phòng Kiểm toán nội bộ) a) Tiếp nhận văn bản thông báo về nội dung phê duyệt/ quyết định tín dụng của TSC - Ban giám đốc chi nhánh (trường hợp vượt thẩm b) Triển khai thực hiện theo nội dung văn bản phê duyệt/ quyết định tín dụng của quyền chi nhánh) TSC hoặc thông báo cho Cán bộ QHKH chi nhánh để từ chối khách hàng - Cán bộ QHKH chi nhánh - Các cá nhân, bộ phận có liên quan tại chi nhsnh 7 Thông báo nội dung phê duyệt/ quyết định tín dụng cho khách hàng và các bộ phận liên quan tai jchi nhánh Bước 7: Soạn thảo, ký kết HĐCTD Người thực hiện: - 7.1 Tại chi nhánh: Cán bộ QHKH chi nhánh, lãnh đạo phòng khách hàng/ phòng giao dịch; hoặc cán bộ HTTD, Lãnh đạo phòng HTTD; người có thẩm quyền ký kết HĐCTD Soạn thảo HĐCTD - Cán bộ QHKH chi nhánh hoặc; - Cán bộ HTTD Soạn thảo HĐCTD 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất